Nội dung chính
Xem Ngừng uống thuốc tránh thai khẩn cấp bao lâu thì có thai 2024
Thuốc tránh thai hàng ngày, thuốc tránh thai khẩn cấp là biện pháp tránh thai có sự can thiệp vào nội tiết tố nhằm cản trở việc rụng trứng dẫn đến mang thai ở phụ nữ.
Trong quá trình sử dụng thuốc tránh thai chắc chắn sẽ có một số tác dụng phụ không mong muốn hoặc những trường hợp tương đối oái oăm khiến chị em lo lắng, băn khoăn.
Dưới đây, chúng tôi tổng hợp lại một số trường hợp đặc biệt thông qua các câu hỏi mà chị em gửi về đã có sự tư vấn của bác sĩ sản khoa. Bên cạnh đó là những lưu ý dành cho người đang uống thuốc tránh thai cần nhớ.
Sử dụng thuốc tránh thai cần lưu ý
Bị rong kinh khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp
Hỏi:
Em dùng thuốc tránh thai cấp tốc 24h nhưng mỗi lần dùng thuốc thì khoảng 1 tuần sau em có hiện tượng ra kinh nguyệt mặc dù vừa mới hết được 1 tuần. Liệu như thế có hại gì cho sức khỏe không?
Em rất mong được sự tư vấn của bác sĩ.
(X.T Hoàn Kiếm, Hà Nội)
Trả lời:
Kinh nguyệt xuất hiện là do vào cuối chu kỳ, lượng hormone oestrogen do buồng trứng tiết ra giảm mạnh khiến nội mạc tử cung bong ra gây chảy máu.
Nếu lượng oestrogen vẫn cao vào những ngày cuối chu kỳ, hiện tượng hành kinh sẽ không xảy ra. Do đó, việc dùng thuốc tránh thai chứa hormone giúp đẩy lùi ngày hành kinh.
Tuy nhiên, việc dùng thuốc tránh thai hay bất cứ dược phẩm chứa hormone nào để thay đổi quy luật tự nhiên đều phải rất thận trọng. Vì vậy, trong trường hợp rất cần thiết hoặc uống theo đơn của bác sĩ mới nên sử dụng nhất là đối với những cô gái chưa lập gia đình, người chưa sinh con.
Tương tự như vậy, dùng thuốc để điều kinh nguyệt cũng là chống lại tình trạng sinh lý tự nhiên của cơ thể nên nó luôn có hại.
Phụ nữ có sức khỏe hoàn toàn bình thường thì cơ thể sản sinh ra chất bôi trơn hợp lý để nuôi dưỡng buồng trứng. Nếu cơ thể thường xuyên tiếp nhận lượng hormone quá lớn từ bên ngoài vào do lạm dụng thuốc điều kinh hay tránh thai lâu ngày sẽ tạo ra nhiều bệnh lý như rối loạn nội tiết, u tuyến vú, buồng trứng bị teo dễ dẫn đến vô sinh.
Mặt khác khi dừng thuốc, bạn sẽ dễ bị hành kinh kéo dài (rong kinh) và ra rất nhiều máu. Hơn nữa, liệu pháp này còn gây các tác dụng phụ như chán ăn, buồn nôn, đau ngực, da nổi mụn, dễ viêm nhiễm đường âm đạo và tiết niệu
Theo TS. Nguyễn Viết Tiến, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương: thuốc điều kinh chỉ nên sử dụng trong những trường hợp bất khả kháng. Nếu lạm dụng nó để điều kinh trong thời gian dài và thường xuyên thì chuyện vô sinh trong tương lai sẽ xảy ra. Nguy hiểm nhất là đối với những phụ nữ chưa sinh con. Tuy nhiên, ngay cả với những phụ nữ đã sinh con nếu buồng trứng bị ức chế lâu ngày thì chuyện vô sinh thứ phát cũng sẽ phải tính đến. Để an toàn, một năm chỉ nên sử dụng biện pháp này từ 2-3 lần và khoảng cách giữa các lần này phải xa nhau.
Những thay đổi về kinh nguyệt có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm về một vấn đề khác của sức khỏe. Do đó, nếu tình trạng của bạn nặng hơn hay kết hợp với các biểu hiện sau, bạn cần đến các cơ sở uy tín về sản khoa để được thăm khám và can thiệp y tế kịp thời tránh các biến chứng khó lường:
- Mất kinh nguyệt từ 3 6 tháng hay lâu hơn;
- Xuất hiện triệu chứng nhức đầu dài ngày dẫn đến rụng tóc hay thay đổi về thị lực;
- Tuyến vú thường xuyên tiết ra sữa hay dịch;
Rong kinh là hiện tượng thường thấy khi uống thuốc tránh thai
Bao lâu có con sau khi ngừng uống thuốc tránh thai?
Hỏi:
Xin chào bác sĩ!
Để ngừa thai em đã chọn phương pháp sử dụng thuốc. Nay vì muốn có con, em đã bỏ thuốc ngừa được nửa tháng nhưng vẫn lo lắng không biết ngưng thuốc ngừa thai rồi có thể có con liền có được không?
Hiện nay, nếu em đi chích vắc-xin ngừa sởi, cúm, rubella thì có sao không? Em nghe nói phải chích ngừa trước 3 tháng khi mang thai. Lỡ em đã có thai mà chích ngừa thì có ảnh hưởng tới em bé không?
Mong bác sĩ cho em lời khuyên, xin cám ơn.
(B.N.H Nghệ An)
Trả lời:
Chào bạn, về câu hỏi của bạn có hai vấn đề:
- Bao lâu thì có con sau khi ngừng uống thuốc tránh thai hàng ngày?
- Vấn đề tiêm vắc-xin trước khi mang thai: nên tiêm trước bao lâu, đang có thai mà lỡ tiêm vắc-xin thì có ảnh hưởng đến em bé hay không?
Thứ nhất, về việc uống thuốc tránh thai, lẽ ra bạn phải dùng hết vỉ thuốc ngừa thai rồi ngưng và chờ có kinh lại, sau đó mới thả để có thai. Bạn không nên uống thuốc nửa chừng rồi ngưng. Vì sau khi ngưng thuốc đột ngột như thế, bạn có thể rụng trứng và có thai bất cứ lúc nào. Lúc này, nồng độ nội tiết của thuốc ngừa thai còn trong cơ thể mẹ và có thể ảnh hưởng phần nào đến thai kỳ (mặc dù rất nhỏ nhưng không loại trừ).
Thứ hai, việc tiêm ngừa các bệnh như sởi, cúm, quai bị, rubella, thủy đậu trước khi mang thai thực sự cần thiết để tránh nhiễm bệnh trong thai kỳ có thể gây ra những biến chứng, dị tật cho em bé.
Theo khuyến cáo, nên tiêm các mũi vắc-xin trước khi mang thai như sau:
- Tiêm ngừa vắc-xin thủy đậu trước khi mang thai ít nhất 1 tháng;
- Tiêm ngừa vắc-xin sởi quai bị rubella trước khi mang thai ít nhất 3 tháng;
- Tiêm ngừa vắc-xin cúm trước khi mang thai ít nhất 1 tháng;
Lý do là các loại vắc-xin được sản xuất từ vi-rút giảm độc lực nên có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi nếu mẹ mang thai trước và trong thời gian khuyến cáo. Tuy nhiên, tỷ lệ nguy cơ cũng chưa có nghiên cứu đầy đủ. Vì vậy, nếu bà mẹ đang mang thai lỡ tiêm ngừa rubella vẫn có thể tiếp tục thai kỳ, khám thai định kỳ, kiểm tra sức khỏe thai nhi và bé sau sinh.
Hiện nay, bạn nên xử lý như sau:
Bạn đã ngưng uống thuốc tránh thai vì vậy, bạn có thể đã hoặc sẽ có thai bất cứ lúc nào. Vì vậy, bạn nên sử dụng biện pháp ngừa thai là bao cao su trong những lần phát sinh quan hệ sắp tới cho đến khi bạn xác minh được mình đã mang thai hay chưa.
Trường hợp thứ nhất: Bạn đã có thai với các biểu hiện sau:
- Bị chậm kinh nguyệt từ hơn 1 tuần trở lên (theo dõi kết hợp bởi vì trong trường hợp uống thuốc tránh thai thì việc theo dõi kinh nguyệt không thực sự đáng tin cậy);
- Có dấu hiệu ốm nghén: mệt mỏi, buồn nôn; nghén mùi, vị (theo dõi kết hợp);
- Thử que thử thai hoặc xét nghiệm beta, siêu âm cho biết bạn đã có thai.
Nếu bạn đã có thai, bạn không tiêm các loại vắc-xin trên nữa mà cần:
- Chú ý giữ gìn sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng cân bằng, vitamin đầy đủ để có một thai kỳ khỏe mạnh, giúp em bé phát triển tốt;
- Khám thai định kỳ, sàng lọc thai nhi đầy đủ để theo dõi sự phát triển bình thường của em bé;
Trường hợp thứ hai: bạn hoàn toàn không có biểu hiện có thai (không có triệu chứng ốm nghén, thử que không có thai) thì bạn nên đợi cho đến khi chu kỳ kinh nguyệt của bạn quay trở lại bình thường.
Sau đó, bạn có thể tiêm các loại vắc-xin trước khi mang thai, đợi đủ tháng giãn cách theo khuyến cáo đồng thời chuẩn bị tốt về tâm lý, sức khỏe (ăn uống, nghỉ ngơi, uống vitamin với axit folic và sắt) để sẵn sàng mang thai khi có thể.
Dinh dưỡng cho bà bầu trong thai kỳ
Những trường hợp phụ nữ không nên uống thuốc tránh thai
Phụ nữ đang cho con bú
Thuốc tránh thai có thể làm giảm bài tiết sữa và làm giảm chất lượng sữa.
Bên cạnh đó, mặc dù có một tỷ lệ nhỏ thành phần của thuốc tránh thai truyền qua sữa vào em bé và chưa có nghiên cứu chứng minh chúng ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của em bé nhưng không loại trừ khả năng đó. Vì vậy, phụ nữ đang cho con bú không nên uống thuốc tránh thai.
Người có kinh nguyệt ít
Những người có triệu chứng này tốt nhất không dùng thuốc tránh thai bởi vì uống thuốc tránh thai trong thời gian dài có thể làm cho nội mạc tử cung ở trong trạng thái co lại khiến lượng kinh nguyệt càng giảm.
Đau đầu mãn tính
Đau đầu mãn tính hay đau nửa đầu, đau đầu do bệnh tim mạch thì càng không thích hợp để dùng thuốc tránh thai. Nếu sử dụng có thể sẽ làm cho bệnh tình càng thêm nặng.
Người có tiền sử mắc hoặc mắc bệnh tắc mạch máu, bệnh tim
Những phụ nữ mắc bệnh tắc nghẽn cơ tim, viêm tắc mạch máu, bệnh tim hay chức năng tim không tốt đều không thể sử dụng thuốc tránh thai.
Estrogen trong thuốc tránh thai có thể làm tăng mức độ ngưng tụ của máu, làm bệnh tim mạch thêm trầm trọng.
Thuốc tránh thai làm tình trạng bệnh tim mạch trầm trọng hơn
Người có chức năng tuyến giáp trạng không tốt
Phụ nữ có chức năng tuyến giáp trạng không tốt, nếu chưa chữa trị khỏi bệnh này thì tốt nhất không nên uống thuốc tránh thai.
Phụ nữ có các loại u lành và u ác
Phụ nữ có khối u lành tính ở ngực, u xơ tử cung hay các loại khối u ác tính khác đều không thích hợp uống thuốc tránh thai vì có thể làm cho khối u phát triển nhanh hơn.
Bị bệnh tiểu đường và cao huyết áp
Người bị bệnh tiểu đường sau khi uống thuốc tránh thai có thể sẽ làm cho đường máu tăng nhẹ, làm bộc phát bệnh tiểu đường cấp tính, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, một số người bị cao huyết áp sau khi uống thuốc tránh thai sẽ làm cho huyết áp tăng cao.
Người bị viêm gan và viêm thận
Phụ nữ bị viêm gan và viêm thận sau khi uống thuốc tránh thai vào trong cơ thể, thuốc tránh thai sẽ được tiến hành trao đổi và lọc ở trong gan, sau đó đi qua thận để bài tiết ra ngoài.
Phụ nữ mắc bệnh viêm gan viêm thận cấp mãn tính khi sử dụng sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho gan thận, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe./.
Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Ngừng uống thuốc tránh thai khẩn cấp bao lâu thì có thai 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.