Nội dung chính
- 1 Xem Nghiến răng khi ngủ và cách điều trị 2024
- 2 NGUYÊN NHÂN GÂY RA CHỨNG NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ
- 3 DẤU HIỆU CỦA TÌNH TRẠNG NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ
- 4 NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA TẬT NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ
- 5 CÁCH ĐIỀU TRỊ TẬT NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ
- 6 BÉ BỊ NGHIẾN RĂNG KHẮC PHỤC BẰNG CÁCH NÀO?
- 7 CÁCH PHÒNG NGỪA CHỨNG NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ HIỆU QUẢ
- 8 LỜI KẾT
Xem Nghiến răng khi ngủ và cách điều trị 2024
Chứng nghiến răng khi ngủ được biết đến như một chứng rối loạn vận động liên quan đến giấc ngủ. Nghiên cứu cho thấy, đây chính là nguyên nhân hàng đầu làm tăng khả năng mắc các chứng rối loạn giấc ngủ khác, chẳng hạn như ngáy và tạm dừng thở (ngưng thở khi ngủ)…
Chứng nghiến răng khi ngủ nhẹ có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, ở một số người, bệnh lý này có thể xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng đến mức dẫn đến rối loạn hàm, đau đầu, răng bị hư hại và các vấn đề khác… Những trường hợp này cần phải nhanh chóng thăm khám và tìm hướng điều trị phù hợp.
Rất nhiều trường hợp bị chứng nghiến răng khi ngủ nhưng lại không biết đến sự tồn tại của nó. Chỉ đến khi các biến chứng phát triển mọi người mới phát hiện ra và tìm cách điều trị. Chính vì thế, điều quan trọng là phải nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của chứng nghiến răng khi ngủ, từ đó tìm cách chăm sóc răng miệng kịp thời và thường xuyên.
Tình trạng nghiến răng khi ngủ là gì?
NGUYÊN NHÂN GÂY RA CHỨNG NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ
Thực tế cho đến thời điểm hiện tại, các bác sĩ có thể vẫn chưa hoàn toàn nắm rõ những gì gây ra bệnh nghiến răng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, tình trạng này có thể bắt nguồn từ sự kết hợp của nhiều yếu tố như: thể chất, tâm lý và di truyền…
Tuổi tác
Tình trạng nghiến răng khi ngủ xảy ra rất phổ biến ở các bé từ 3 – 5 tuổi. Tuy nhiên, không thiếu những người trưởng thành cũng gặp phải tình trạng tương tự. Vì thế, mọi người đều cần phải quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe bản thân, cần phát hiện chứng nghiến răng ban đêm kịp thời để ngăn chặn những biến chứng xấu phát sinh.
Tuổi tác
Tình trạng nghiến răng khi ngủ do stress
Sự lo lắng hoặc căng thẳng gia tăng có thể dẫn đến tình trạng nghiến răng. Đặc biệt, việc thường xuyên tức giận và thất vọng vào ban ngày có thể hình thành tật nghiến răng khi ngủ ở người lớn. Vì thế, giữ cho tâm trạng luôn thoải mái luôn là một trong những cách giúp bạn ngăn chặn hiệu quả bệnh lý này.
Tính cách
Những người có kiểu tính cách hiếu chiến, thích cạnh tranh hoặc hiếu động có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nghiến răng khi ngủ. Vì thế, có thể bạn không ngờ đến nhưng tính cách cũng có thể quyết định đến một số thói quen xấu.
Thuốc
Nghiến răng có thể bắt nguồn từ tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị tâm thần, chẳng hạn như một số loại thuốc chống trầm cảm. Không những vậy, việc thường xuyên hút thuốc lá, uống đồ uống có chứa caffein hoặc rượu, cũng như việc sử dụng các chất kích thích,… cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh nghiến răng khi ngủ.
Tác dụng phụ của thuốc
Di truyền
Di truyền cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tật nghiến răng khi ngủ. Nếu các thành viên khác trong gia đình bạn có người mắc tình trạng này, bạn cũng có thể mắc triệu chứng tương tự.
Các hội chứng rối loạn khác
Nghiến răng còn liên quan đến một số rối loạn sức khỏe tâm thần và y tế, bao gồm:
- Bệnh Parkinson
- Sa sút trí tuệ
- Rối loạn trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
- Động kinh, chứng kinh hoàng về đêm
- Các rối loạn liên quan đến giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) .
Các hội chứng rối loạn khác
DẤU HIỆU CỦA TÌNH TRẠNG NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ
Có rất nhiều dấu hiệu để bạn có thể phát hiện được bản thân mình có đang mắc phải tật nghiến răng khi ngủ hay không. Hãy dựa vào những triệu chứng được chúng tôi chia sẻ bên dưới đây để nhanh chóng nhận ra vấn đề và tìm cách khắc phục hiệu quả là như thế nào:
- Nghiến răng phát ra âm thanh đủ lớn để đánh thức người bạn cùng giường với bạn;
- Tình trạng nghiến răng khi ngủ nghiêm trọng đến mức khiến răng bị bong, gãy, sứt mẻ hoặc lung lay;
- Nghiến răng khi ngủ ở người lớn thường xuyên dẫn đến mòn men răng, làm lộ ra các lớp sâu hơn của răng;
- Tật nghiến răng khi ngủ gây đau hoặc ê buốt răng;
- Mỗi sáng thức dậy cảm thấy cơ hàm mệt mỏi hoặc căng cứng, hàm bị khóa không thể mở hoặc đóng hoàn toàn;
- Bệnh nghiến răng khi ngủ gây đau hoặc nhức xương hàm, cổ hoặc mặt;
- Nghiến răng khi ngủ có thể gây cảm giác đau giống như đau tai, mặc dù nó thực sự không phải là vấn đề với tai của bạn;
- Đau đầu âm ỉ bắt đầu từ thái dương sau khi thức dậy;
- Tật nghiến răng khi ngủ kéo dài còn có thể gây đau nhức khi ăn nhai;
- Gián đoạn hay rối loại giấc ngủ cũng là những tình trạng do nghiến răng gây ra;
- …
Hãy đến gặp nha sĩ hoặc bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào được liệt kê ở trên. Hay thậm chí ngay cả khi có những lo lắng khác về sức khỏe răng miệng, bạn cũng nên đặt cho mình hoặc người thân một lịch hẹ thăm khám với các chuyên gia.
Các dấu hiệu của tình trạng nghiến răng
NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA TẬT NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ
Xét theo thực tế, trong hầu hết các trường hợp, tật nghiến răng khi ngủ không gây ra biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng nếu tình trạng này cứ liên tục kéo dài, chúng có thể kéo theo hàng loạt các biến chứng xấu, chẳng hạn như:
- Tật nghiến răng khi ngủ ở người lớn không được điều trị có thể gây ra nhiều thiệt hại cho răng gốc cũng như các loại răng giả phục hình;
- Thường xuyên đau đầu kiểu căng thẳng;
- Đau dữ dội ở mặt hoặc hàm;
- Tình trạng rối loạn giấc ngủ, yếu tố tâm lý căng thẳng kéo dài;
- Các rối loạn xảy ra ở khớp thái dương hàm (TMJs), nằm ngay trước tai của bạn, có thể nghe như tiếng lách cách khi bạn mở và đóng miệng;
Tật nghiến răng gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu
CÁCH ĐIỀU TRỊ TẬT NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ
Hầu hết những ai bị nghiến răng khi ngủ đều cảm thấy rất bất tiện. Không chỉ riêng người mắc cảm thấy khó chịu, thực tế tình trạng này còn ảnh hưởng đến cả những người xung quanh. Chính vì vậy, tiến hành điều trị tật nghiến răng thật sự rất cần thiết.
Đi khám bác sĩ chuyên khoa
Nếu phát hiện bất kỳ các dấu hiệu nào kể trên, bạn nên nhanh chóng đặt lịch hẹn tại nha khoa thay vì bệnh viện đa khoa. Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa với kinh nghiệm dồi dào sẽ nhanh chóng chỉ ra vấn đề và lên kế hoạch điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Việc điều trị sớm sẽ ngăn chặn những ảnh hưởng xấu mà tình trạng nghiến răng có thể gây ra.
Đến nha khoa thăm khám cụ thể tình trạng răng miệng
Thực hiện can thiệp nha khoa
Tùy vào nguyên nhân gây nghiến răng các bác sĩ có thể thực hiện một số biện phát can thiệp nha khoa. Bệnh nhân có thể được điều chỉnh khớp cắn để tránh ảnh hưởng đến hoạt động ăn nhai thường ngày. Ngoài ra, các bác sĩ còn có thể giúp bạn khắc phục các vấn đề tình trạng nghiến răng khi ngủ có thể gây ra bằng cách cho bạn sử dụng các loại hàm bảo vệ.
Áp dụng các liệu pháp tâm lý
Nếu như nghiến răng khi ngủ có nguyên nhân từ cuộc sống, công việc ban ngày. Thì thay đổi lối sống và chế độ sinh hoạt hàng ngày là một cách hữu hiệu. Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi để tránh bị stress. Bạn cũng có thể xoa bóp cơ thể, hít thở sâu thư giãn trước khi ngủ.
Điều trị bằng thuốc
Hầu hết, khi thăm khám tại bệnh viện đa khoa hay các nha khoa uy tín, trong một vài trường hợp nhất định bác sĩ sẽ kê thuốc phù hợp cho từng bệnh nhân. Để khắc phục hiệu quả tình trạng răng miệng này, bạn chỉ cần tuân thủ theo đúng liều lượng bác sĩ đưa ra.
Đeo hàm bảo vệ khi ngủ
BÉ BỊ NGHIẾN RĂNG KHẮC PHỤC BẰNG CÁCH NÀO?
Đừng quá lo lắng khi bé nhà bạn bị nghiến răng khi ngủ. Tình trạng này hoàn toàn có thể bắt nguồn tự sự căng thẳng, các loại thuốc bé dùng hoặc rất nhiều các yếu tố khác,… Thông thường, tật nghiến răng sẽ chấm dứt khi bé lớn lên. Tuy nhiên, nếu vẫn không thể yên tâm, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây.
Dùng hạt đỗ đen nấu với muối hạt
Có thể bạn không ngờ đến nhưng cả hạt đỗ đen và muối hạt đều có thể làm giảm bớt tình trạng nghiến răng ở trẻ. Nhìn chung, những nguyên liệu tự nhiên này rất dễ tìm, giá rẻ và rất lành tính, vì thế bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm áp dụng chăm sóc răng miệng cho trẻ.
Cách thực hiện:
- Đầu tiên, hãy chuẩn bị một lượng đỗ đen vừa đủ và rửa sạch;
- Tiến hành ngâm với nước khoảng 15 – 30 phút;
- Sau khi canh đủ thời gian, hãy vớt đậu đậu đen và cho vào nồi, tiến hành đun cho đến khi đậu mềm nhũn;
- Kế đến, dùng một lượng muối vừa đủ cho vào nồi đỗ và khuấy đều.
- Nhắc bếp khi đỗ đã chín, để nguội và cho bé ăn.
Lưu ý:
- Để có thể làm giảm các triệu chứng do nghiến răng gây ra, ba mẹ nên cho con thực hiện từ 2 – 3 lần/tuần.
- Cần phải đặc biệt quan tâm đến liều lượng sử dụng, các nghiên cứu cho thấy không cho trẻ ăn một lần quá nhiều đỗ đen và muối, thay vào đó, hãy chia nhỏ ra trong mỗi lần sử dụng, tránh việc có thể dẫn tới những tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Dùng hạt đỗ đen nấu với muối hạt
Mẹo chữa nghiến răng khi ngủ ở trẻ em bằng pín lợn
Một trong những mẹo dân gian thường được mọi người truyền tai nhau chính là ăn pín lợi để giảm căng thẳng, hạn chế tình trạng nghiến răng. Theo những người đã từng thực hiện, cách này đem lại hiệu quả nhanh chóng và đảm bảo yếu tố an toàn cho trẻ.
Cách thực hiện:
- Tìm mua pín lợn và bắt đầu chế biến, trong quá trình rửa nên sử dụng muối ăn để vệ sinh pín lợn và loại bỏ hết mùi hôi.
- Tiếp đến, cắt pín lợn ra từng lát nhỏ vừa ăn.
- Trực tiếp nêm nếm gia vị vừa phải và tiến hành hấp cách thủy hoặc nướng lên thật chín.
- Có thể cho bé ăn pín lợn đã chế biến cùng cơm như một món ăn thường ngày.
Lưu ý:
- Pín lợn là một món ăn rất giàu dinh dưỡng, chính vì vậy bố mẹ không nên cho bé sử dụng quá nhiều, tránh tạo nên gánh nặng cho hệ tiêu hóa;
- Mỗi lần ăn như nên sử dụng với liều lượng vừa phải, ăn cách ngày.
Sử dụng pín lợn
Mẹo chữa nghiến răng khi ngủ ở trẻ em bằng gối tàm sa
Ngoài 2 cách đơn giản bên cạnh, một gợi ý khác để trị chứng nghiến răng khi ngủ là cho bé sử dụng gối tàm sa. Trong dân gian, loại gối này còn được biết đến với cái tên khác là tám mễ hay phân con tằm.
Cách thực hiện:
- Đầu tiên, ba mẹ hãy chuẩn bị cho con một chiếc gối tàm sa với kích thước vừa vặn;
- Cho con gối đầu ngủ mỗi đêm, sau một thời gian sử dụng sẽ cải thiện tật nghiến răng rõ rệt.
Lưu ý:
- Nên thay ruột gối thường xuyên.
- Nếu có bất kỳ dị ứng nào đó hãy lập tức ngưng cho bé sử dụng.
Sử dụng gối tàm sa
CÁCH PHÒNG NGỪA CHỨNG NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ HIỆU QUẢ
Để phòng ngừa chứng nghiến răng khi ngủ hiệu quả, giúp cơ hàm thoải mái mỗi khi thức dậy và hoạt động ăn nhai diễn ra bình thường, bạn cần lưu ý:
- Thư giãn toàn thân
- Tránh dùng các chất kích thích
- Kiểm tra chứng nghiến răng khi ngủ
- Khám răng định kỳ
- Hạn chế sử dụng thuốc chống trầm cảm
Cần phải khám răng định kỳ
LỜI KẾT
Hy vọng với những chia sẻ bên trên có thể giúp bạn biết được đâu là những nguyên nhân có thể dẫn tới tật nghiến răng khi ngủ. Nhanh chóng liên hệ đến nha khoa nếu cảm thấy khớp cắn và cơ hàm đang gặp những vấn đề nhất định nhé.
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Nghiến răng khi ngủ và cách điều trị 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.