Nội dung chính
Xem Ngày hạ chí có nên cắt tóc không 2024
Bên cạnh Xuân phân, Thu phân và Đông chí, Hạ chí là mốc thời gian quan trọng trong năm, đánh dấu sự khởi đầu chính thức của mùa hè. Vào ngày này, Trái đất sẽ nhận được lượng lớn ánh sáng từ Mặt trời và đây cũng là thời điểm bắt đầu mùa lễ hội truyền thống tại một số quốc gia.
1. Hạ chí là ngày gì?
Hạ chí là ngày nằm trong Tiết Hạ chí, thường rơi vào giữa mùa hè và cũng là thời điểm giữa năm. Theo Thiên văn học phương Tây, ngày này đánh dấu sự bắt đầu mùa hè ở bán cầu Bắc và mùa đông ở bán cầu Nam. Mỗi năm, hạ chí sẽ diễn ra 2 lần vào tháng 6 và tháng 12 tương ứng với 2 bán cầu Bắc và Nam.
Theo quan điểm của phương Đông, ngày Hạ chí là ngày giữa mùa hè, chữ “chí” trong Hạ chí mang nghĩa đạt đến điểm cùng cực. Khi ấy, Mặt trời sẽ nằm ở điểm cao nhất về hướng bắc trên bầu trời vào giữa trưa, rồi từ từ quay trở lại phía nam.
Vào ngày Hạ chí, Bắc bán cầu sẽ nghiêng khoảng 23.44 độ về phía Mặt trời so với Nam bán cầu. Lúc này, Bắc bán cầu sẽ nhận được lượng bức xạ lớn, khí hậu oi bức, khó chịu, thời gian ngày dài hơn đêm, trong khi Nam bán cầu, thời gian ban ngày là ngắn nhất.
Do đó, ông bà đã đúc kết nên câu tục ngữ: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối” là vì vậy. Thậm chí, ở một số thành phố thuộc Bắc Âu còn xảy ra hiện tượng “đêm trắng”, tức là hoàn toàn không có ban đêm.
2. Ngày Hạ chí 2022 là ngày nào?
Ngày Hạ chí không cố định mà phụ thuộc vào năm, múi giờ và được tính theo lịch dương. Thông thường, Hạ chí sẽ bắt đầu từ ngày 21 hoặc 22/6 (khi kết thúc tiết Mang chủng) và kéo dài đến khoảng từ ngày 6 đến ngày 8/7 (khi bắt đầu tiết Tiểu thử).
Năm 2022, ngày Hạ chí sẽ rơi vào thứ Ba, ngày 21/6, tức ngày 23/5/2022 âm lịch.
Xem thêm: Những vần thơ về gió lãng mạn, đong đầy cảm xúc
3. Đặc điểm ngày Hạ chí
3.1 Thời tiết oi bức
Vào ngày Hạ chí, vì bán cầu Bắc nghiêng về phía Mặt trời nên nhận được lượng ánh sáng và lượng bức xạ lớn nhất trong năm. Do đó, khí hậu vào khoảng thời gian này sẽ trở nên oi bức, khô nóng. Ngoài ra, sự hoạt động mạnh mẽ của gió Tín phong và gió Mậu dịch trên biển thường dẫn đến sự ngưng tụ của hơi nước, gây mưa kéo dài, thậm chí có thể xuất hiện bão lũ, thiên tai.
3.2 Ngày dài nhất trong năm
Về mặt lý thuyết, tất cả các ngày trong năm đều có 24 tiếng. Nhưng Hạ chí được xem là ngày dài nhất năm, vì đây là ngày có thời gian sáng dài nhất nên bạn sẽ có cảm giác ngày dài hơn đêm, trời lâu tối và nhanh sáng.
3.3 Vạn vật sinh trưởng
Thời tiết Hạ chí nóng ẩm, mưa nhiều, tạo điều kiện cho vạn vật sinh sôi, phát triển. Trong khi thực vật tích cực quang hợp, bổ sung chất dinh dưỡng cho mùa khô sắp tới thì các loài động vật cũng tăng cường tìm kiếm, dự trữ thức ăn cho mùa đông.
3.4 Con người dễ mắc bệnh
Mặc dù, Hạ chí là thời điểm cây trồng phát triển, thu hoạch mùa màng. Tuy nhiên, đây cũng là khoảng thời gian vi sinh vật, vi khuẩn gây hại sinh sôi mạnh, đe dọa sức khỏe con người. Việc thay đổi thời tiết thất thường sẽ khiến chúng ta dễ bị nhiễm bệnh như bệnh cúm, cảm, sốt xuất huyết, sốt rét,…
Thời tiết vào ngày Hạ chí thường nóng và oi bức
Theo quan điểm dân gian, Hạ chí là tiết khí có âm khí thủy sinh, dương khí suy yếu, âm dương biến hóa. Do đó, để cầu bình an, đón cát, tránh hung, bạn cần tránh làm những điều sau.
4.1 Không tế thần tế trời
Từ xa xưa, Hạ chí là thời điểm được chọn để tổ chức các buổi lễ tế thần, tế trời để câu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, quốc thái dân an. Nếu không tổ chức lễ tế sẽ bị thần linh quở trách, thời tiết thất thường, thiên tai, lũ lụt triền miên.
4.2 Cắt tóc
Cắt tóc là điều đại kỵ trong Tiết Hạ chí. Theo người xưa, thời điểm này là lúc âm thịnh dương suy, trời đất chuyển giao, bất kỳ sự thay đổi nào của con người cũng có thể biến thành điềm gở. Trong đó, việc cắt tóc sẽ vô tình phá vận cho âm dương thay đổi, con người vì thế mà thay đổi vận khí theo.
4.3 Không ăn mì làm từ lúa mạch
Tập tục này bắt nguồn từ Trung Quốc và tồn tại đến ngày nay. Theo đó, trong ngày Hạ chí, phải ít nhất một lần ăn mì làm từ lúa mạch. Điều này tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành. Đồng thời giúp cơ thể lợi niệu thanh nhiệt, cải thiện sức khỏe.
Ngoài ra, một số nơi khác sẽ có tập tục ăn cháo làm từ lúa mạch trong ngày này với ý nghĩa cầu sức khỏe, bình an. Người xưa cho rằng, nếu không thực hiện, nửa năm sau sẽ gặp toàn chuyện xui xẻo.
Bức ảnh NASA chụp Trái đất trong ngày Hạ chí vào tháng 6
5. Những sự thật thú vị về Hạ chí có thể bạn chưa biết
Mặc dù Hạ chí là ngày dài nhất năm và có khí hậu nắng nóng, khó chịu. Thế nhưng, đây chưa phải là tất cả về ngày này. Hãy cùng chúng tôi khám phá top 5 những sự thật thú vị về ngày Hạ chí ngay sau đây.
5.1 Mặt trời dường như đứng yên
Ngày Hạ chí tiếng Anh là summer solstice hoặc estival solstice. Trong đó, từ “chí” (solstice) có nguồn gốc từ tiếng Latinh “sol”, nghĩa là Sun (Mặt trời) và sistere (dừng lại hoặc đứng yên).
Vào ngày Hạ chí, khi đã nằm ở điểm cao nhất về hướng bắc trên bầu trời, Mặt trời sẽ ngừng dịch chuyển về phía Bắc hoặc phía Nam mà giữ nguyên vị trí chiếu sáng vuông góc với chí tuyến Bắc. Sau đó nó sẽ đảo hướng và bắt đầu tiếp tục di chuyển về phía Nam.
5.2 Trái đất xa Mặt trời nhất
Nhiều người lầm tưởng rằng, Tiết Hạ chí là khoảng thời gian Trái đất gần Mặt trời nhất do nhận được nhiều bức xạ và lượng ánh sáng. Nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại. Vào ngày này, khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời là xa nhất trong năm. Nguyên nhân là do, Trái đất sẽ di chuyển đến điểm viễn nhật (Aphelion) – điểm trên quỹ đạo mà Trái đất xa ra Mặt trời nhất. Trái đất sẽ di chuyển đến vị trí này vài tuần sau ngày Hạ chí.
Vào Hạ chí, khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời là xa nhất trong năm
5.3 Hạ chí không dành riêng cho Trái đất
Không chỉ riêng Trái đất mà tất cả các hành tinh trong hệ mặt trời chúng ta đều có ngày Hạ chí. Theo đó, Hạ chí của sao Hỏa xảy ra sau Trái đất vài ngày. Với sao Thiên Vương, Hạ chí diễn ra 84 năm/lần.
5.4 Hạ chí không phải là ngày nóng nhất năm
Mặc dù, Hạ chí là ngày bán cầu Bắc nhận được nhiều bức xạ và ánh sáng mặt trời nhưng điều này không có nghĩa đây là ngày nóng nhất trong năm. Trên thực tế, ngày nóng nhất trong năm ở bán cầu Bắc sẽ rơi vào tháng 7 hoặc tháng 8 khi các đại dương và lục địa nóng lên, cho phép nhiệt độ tăng cao hơn. Hiện tượng này được gọi là sự trễ mùa.
5.5 Đón chào mùa lễ hội
Với một số quốc gia ở phương Tây, Hạ chí là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội đặc sắc. Điền hình như lễ hội vòng tròn đá Stonehenge ở Anh; lễ hội Sankt Hans Aften của Đan Mạch; lễ hội Litha của đạo Wicca,…
Đối với Việt Nam, Hạ chí là khoảng thời gian diễn ra các lễ hội ăn mừng sự may mắn và mùa màng bội thu.
Người dân ăn mừng ngày Hạ chí tại Stonehenge
Hạ chí là thời điểm bắt đầu mùa hạ trong năm, đồng thời diễn ra sự biến đổi của khí hậu và thay đổi của phong thủy. Do thời điểm này, dịch bệnh dễ dàng phát triển nên bạn cần chủ động phòng tránh để bảo đảm sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Nguồn ảnh: Internet
Ngày Hạ Chí 2022 là ngày nào?
Hạ Chí là tiết thứ 10 trong 24 tiết khí của năm, đánh dấu thời điểm giữa mùa hè. Lúc này, mặt trời nằm ở kinh độ 90, thẳng với chí tuyến Bắc. Vào thời điểm này, thời tiết sẽ trở nên nắng nóng cao độ, nóng bức và dễ gây ra một số bệnh như say nắng, cảm.
Theo lịch vạn niên, Hạ Chí thường bắt dầu từ ngày 21-22/6 dương lịch và kết thúc vào trong ngày 6-7/7 dương lịch hàng năm.
Ngày Hạ Chí là ngày đầu tiên của tiết Hạ Chí.
Tiết Hạ Chí 2022 bắt đầu từ từ thứ Ba, ngày 21/6/2022 (ngày 23/5 âm lịch) và kết thúc vào thứ Tư, ngày 6/7/2022 (8/6 âm lịch).
Một số việc người xưa thường làm trong tiết Hạ Chí:
Cúng thần linh, trời đất
Thời xưa, vào ngày Hạ Chí, người dân sẽ tổ chức lễ long trọng không kém gì Tết Đoan Ngọ để tế thần linh và trời đất. Những nơi khô hạn thì cầu mưa, nơi mưa nhiều thì cầu không bị ngập úng.
Trong ngày này, chủ yếu quan trọng việc tế thần, tế trời cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình êm ấm.
Người xưa tin rằng không cúng Hạ chí thì có thể bị chư thần trách phạt và gặp nhiều thiên tai.
Khi cúng, người dân sẽ hướng về phương Bắc để cầu mưa. Nếu muốn cầu nắng chan hòa, không ngập úng thì cúng về hương Nam.
Đề phòng giông tố
Theo quan niệm dân gian, tiết Hạ Chí thường xuất hiện giông tố. Đây là điều đáng sợ nhất vì nó có thể làm mất mùa, thất thu.
Kiêng khởi công xây dựng
Ai đang có kế hoạch xây dựng thì nên tránh tiết Hạ Chí vì đây là thời điểm nắng nóng và có mưa dông bất thường.
Cả nắng to và mưa lớn đều có thể ảnh hưởng đến công việc và khó đảm bảo an toàn khi thi công. Vì vậy, người ta tránh khởi công vào tiết Hạ Chí.
Kiêng cắt tóc
Người xưa thường kiêng cắt tóc vào những ngày đặc biệt, trong đó có cả tiết Hạ chí.
Dân gian cho rằng, nếu cắt tóc vào thời điểm này thì vận âm dương sẽ bị phá vỡ khiến vận khí của con người bị thay đổi.
Đây là lúc âm thịnh dương suy khiến trời đất chuyển giao nên bất cứ thay đổi nào cũng có thể là điềm gở với con người. Vì vậy, cần tránh cắt tóc trong tiết khí này để không rước xui xẻo vào người.
Kiêng tắm quá khuya
Không nên tắm quá khuya vào tiết Hạ Chí nói riêng và cả những ngày khác trong năm vì việc này có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Cơ thể đang nóng tắm nước lạnh rất dễ bị sốc nhiệt.
Kiêng “chuyện vợ chồng”
Dân gian cho rằng nam nữ nên kiêng “chuyện vợ chồng” vào các ngày Tứ Lập (Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu, Lập Đông), Tứ Ly (Đông Chí, Hạ Chí, Xuân Phân, Thu Phân) và Tứ Tuyệt (ngày trước những ngày thuộc Tứ Lập).
Vào những ngày này, âm dương tranh chấp nhau, là thời điểm sinh tử tách rời. Nếu làm “chuyện vợ chồng” thì sức khỏe giảm sút, tuổi thọ cũng bị ảnh hưởng.
Bói
Người sinh tháng Bồ Tát phù hộ trọn đời, làm gì cũng may mắn
Theo Sài Gòn Thể Thao
Xem link gốc Ẩn link gốc https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/ngay-ha-chi-2022-dang-den-rat-gan-nho-lam-6-viec-nay-de-tang-may-giam-xui.html
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Ngày hạ chí có nên cắt tóc không 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.