Nội dung chính
- 1 Xem Ngành quản lý xây dựng lương bao nhiêu 2024
- 1.1 ► Ngành Quản lý xây dựng là gì?
- 1.2 ► Quản lý xây dựng học những môn gì?
- 1.3 ► Quản lý xây dựng thi khối nào?
- 1.4 ► Những tố chất phù hợp với ngành Quản lý xây dựng
- 1.5 ► Các trường đào tạo và mức điểm chuẩn ngành Quản lý xây dựng
- 1.6 ► Học Quản lý xây dựng ra trường làm gì?
- 1.7 ► Ngành Quản lý xây dựng lương bao nhiêu?
- 1.8 HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Xem Ngành quản lý xây dựng lương bao nhiêu 2024
► Ngành Quản lý xây dựng là gì?
Quản lý xây dựng (Construction Management) là ngành học đào tạo chuyên sâu về quản lý dự án xây dựng, từ khâu lập kế hoạch – thiết kế – triển khai xây dựng cho đến khâu nghiệm thu – thanh quyết toán công trình nhằm kiểm soát thời gian, chi phí và chất lượng dự án.
► Quản lý xây dựng học những môn gì?
Về cơ bản, sinh viên theo học ngành Quản lý xây dựng sẽ được trang bị hệ thống kiến thức chuyên ngành về quản lý dự án, bao gồm:
– Quản lý tài chính, quản lý nguồn lực, quản lý chi phí, quản lý tiến độ và chất lượng công trình
– Quản lý công tác thi công trên công trường
– Giao khoán sản xuất, tổ chức lao động, nghiệm thu công trình
– Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng…
Cụ thể, theo chương trình đào tạo ngành Quản lý xây dựng của trường Đại học Thủy lợi có các môn sau đây:
Môn giáo dục đại cương
• Pháp luật đại cương
• Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin
• Tư tưởng Hồ Chí Minh
• Đường lối cách mạng của ĐCSVN
• Tin học đại cương – Tin học văn phòng
• Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình
• Toán giải tích – đại số tuyến tính
• Toán phương trình vi phân – Xác suất thống kê
• Hóa đại cương
• Vật lý
• Tiếng Anh
Môn cơ sở khối ngành
• Cơ học cơ sở – cơ học kết cấu
• Đồ họa kỹ thuật
• Sức bền vật liệu
• Cơ học chất lỏng
• Trắc địa
• Pháp luật kinh tế
Môn kiến thức cơ sở ngành
• Nguyên lý kế toán
• Kinh tế vi mô
• Kinh tế xây dựng 1
• Tin học ứng trong trong quản lý xây dựng
• Cơ học đất
• Địa chất công trình
• Kiến trúc công trình
• Kết cấu công trình
• Vật liệu xây dựng
• Quy hoạch đô thị
• Nền móng – Đồ án nền móng
• Cấp thoát nước
• Cơ sở thiết kế công trình thủy
• Quản trị doanh nghiệp
Môn kiến thức ngành
• Marketing xây dựng
• Kinh tế xây dựng 2 – Đồ án kinh tế xây dựng
• Pháp luật trong xây dựng
• Kỹ thuật điện
• Máy xây dựng
• Thi công
• Định mức – Đơn giá – Dự toán (Có đồ án)
• Hợp đồng và đấu thầu xây dựng
• Quản lý dự án
Môn tự chọn
• Kinh tế đầu tư xây dựng
• Quản lý tài chính trong xây dựng
• Quản lý dự án xây dựng
• Thống kê trong doanh nghiệp xây dựng
• Kinh tế quản lý khai thác công trình thủy
• Kinh tế sử dụng tổng hợp tài nguyên nước
• Kế toán xây dựng
Sinh viên ngành Quản lý xây dựng sẽ làm đồ án cho các môn học quan trọng
► Quản lý xây dựng thi khối nào?
Với khối ngành xây dựng, chủ yếu các trường sẽ xét tuyển theo các tổ hợp môn sau đây:
+ A00 – Toán, Lý, Hóa
+ A01 – Toán, Lý, Anh
+ A02 – Toán, Lý, Sinh
+ D01 – Toán, Văn, Anh
+ D07 – Toán, Hóa, Anh
► Những tố chất phù hợp với ngành Quản lý xây dựng
Xây dựng là một lĩnh vực khá đặc thù, cho nên người chọn theo học khối ngành này cần có những tố chất phù hợp:
– Có sức khỏe tốt, thích làm việc trong ngành xây dựng
– Yêu thích các môn học tự nhiên, giỏi tính toán
– Có tư duy chi tiết và sắp xếp mọi thứ một cách có hệ thống
– Có khả năng tổ chức, quản lý thời gian
– Có khả năng làm việc theo nhóm và độc lập hiệu quả
– Quyết đoán, trung thực, có tinh thần trách nhiệm cao
► Các trường đào tạo và mức điểm chuẩn ngành Quản lý xây dựng
Trường
Điểm chuẩn 2020
Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội
→ 17.2 (Môn Toán >= 6.2)
Đại học Kiến trúc Hà Nội
→ 17.5
Đại học Thủy lợi
→ 16.05 (Môn Toán >= 5.2)
Đại học Kinh Bắc
→ 15
Đại học Hàng Hải Việt Nam
→ 14
Đại học xây dựng miền Trung
→ 15
Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
→ 14.55
Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
→ 18
Đại học Kiến trúc Tp.HCM
→ 21.7
Đại học Mở Tp. HCM
→ 16
Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp. HCM
→ 23.5
Phân hiệu ĐH Giao thông vận tải tại Tp.HCM
→ 19.25
Đại học Văn Lang
→ 16
Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ
→ 18
Cao đẳng Xây dựng công trình đô thị
→ Xét tốt nghiệp THPT
Cao đẳng Xây dựng số 1
Cao đẳng công nghệ và thương mại Hà Nội
Cao đẳng công nghiệp và xây dựng
Cao đẳng xây dựng Nam Định
Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương IV
Cao đẳng Xây dựng Tp. HCM
Cao đẳng Kinh tế công nghệ Tp. HCM
► Học Quản lý xây dựng ra trường làm gì?
Với ngành Quản lý xây dựng, sinh viên sẽ được trang bị hệ thống kiến thức để sau khi ra trường có thể đảm đương các vị trí công việc sau đây:
– Làm Kỹ sư lập – thẩm định dự án đầu tư, quản lý các dự án (Giám sát – nghiệm thu tài chính công trình, định mức – tổ chức lao động)
– Làm chuyên viên quản lý dự án, quản lý kỹ thuật – chất lượng công trình… trong các cơ quan nhà nước (Về Xây dựng, Kế hoạch đầu tư), công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng
– Làm tư vấn lập – phân tích dự án đầu tư, lập – thẩm tra dự toán trong các doanh nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng
– Tham gia giảng dạy tại các trường Đại học – Cao đẳng có chuyên ngành liên quan
Sinh viên ngành Quản lý xây dựng ra trường có rất nhiều cơ hội việc làm
► Ngành Quản lý xây dựng lương bao nhiêu?
Về mức lương ngành Quản lý xây dựng hiện nay, sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: vị trí công việc, năng lực chuyên môn và địa điểm làm việc… Theo ghi nhận của Tuyencongnhan.vn, mức thu nhập trung bình với nhân sự làm việc trong ngành này sẽ dao động trong khoảng 10 – 15 triệu đồng/ tháng. Nếu tham gia quản lý các dự án – trực tiếp làm việc ngoài công trường thì nhân sự ngành sẽ nhận được mức lương cao hơn so với công việc mang tính chất văn phòng.
Nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển đất nước khiến sinh viên theo học nhóm ngành xây dựng luôn có rất nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin tổng quan hữu ích giúp các bạn hiểu hơn về ngành học Quản lý xây dựng.
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Ngành quản lý xây dựng lương bao nhiêu 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.