Ngân hàng thanh toán là gì 2024

Xem Ngân hàng thanh toán là gì 2024

Bởi admin – Đăng ngày: 16/06/2021 – Cập Nhật: 22/06/2022

Bao thanh toán là một trong những nghiệp vụ tài chính, theo đó các doanh nghiệp tiến hành bán các khoản phải thu cho một bên thứ ba (được gọi là bên bao thanh toán) với chiết khấu cụ thể được quy định trong hợp đồng. Và để biết rõ hơn bao thanh toán là gì, các loại hình bao thanh toán; lợi ích và những quy định về nghiệp vụ tài chính này. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Bao thanh toán là gì?

Bao thanh toán là một trong những hình thức cấp tín dụng do các ngân hàng, tổ chức tín dụng cấp cho doanh nghiệp thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ hoạt động mua, bán hàng hóa. Tất cả các quyền và nghĩa vụ của bên mua và bên bán được thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng. Lúc này, các tổ chức tín dụng sẽ đóng vai trò là bên bao thanh toán, cung cấp nguồn vốn cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và thương mại.

Ví dụ: Công ty A ký một hợp đồng bao thanh toán với Ngân hàng Vietcombank tức là công ty A đã bán các khoản nợ bán hàng của mình cho Ngân hàng. 

Như vậy, Ngân hàng Vietcombank đã mua lại khoản nợ của Công ty A với mức giá thấp hơn giá trị thực tế của khoản nợ đó hoặc với mức lãi suất và chi phí nhất định đã được thỏa thuận. Ngược lại, công A cũng có quyền ứng trước của đơn vị bao thanh toán một khoản tiền mặc dù bên mua chưa thanh toán để sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

>> Xem thêm: Cổ phiếu penny là gì?

Các loại hình bao thanh toán

Theo quy định tại thông tư số 02/2017/TT-NHNN, bao thanh toán có các loại hình sau:

  • Bao thanh toán bên bán hàng

Bao thanh toán bên bán hàng là việc bên bao thanh toán (ở đây là các tổ chức tín dụng) có quyền truy đòi các khoản phải thu của bên bán hàng thông qua việc cho bên bán hàng ứng trước một khoản tiền đã được thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng.

  • Bao thanh toán bên mua hàng

Bao thanh toán bên mua hàng là hình thức mà bên bao thanh toán mua hàng có quyền bảo lưu các khoản phải trả của bên mua hàng thông qua việc ứng trước tiền thanh toán trả cho bên bán hàng đồng thời thu lại tiền phí và lãi theo thỏa thuận trong hợp đồng.

  • Bao thanh toán trong nước

Bao thanh toán trong nước là hình thức bao thanh toán thông qua hợp đồng mua, bán hàng hóa trong đó cả bên mua hàng và bên bán hàng đều là người cư trú trong nước.

Tương tự như bao thanh toán trong nước thì bao thanh toán quốc tế cũng là hình thức bao thanh toán thông qua hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây là 2 chủ thể trong hợp đồng một bên là người cư trú, một bên là người nước ngoài.

Các hình thức bao thanh toán

Hiện nay, bao thanh toán đang có 3 hình thức chính đó là: bao thanh toán theo món, bao thanh toán hạn mức và đồng bao thanh toán. Mỗi hình thức này sẽ được định nghĩa cụ thể như sau:

Bao thanh toán theo món là việc các tổ chức tín dụng chia khoản phải thu thành từng danh mục cụ thể. Với từng khoản đó sẽ cần một hợp đồng tín dụng riêng.

Bao thanh toán hạn mức là việc các tổ chức tín dụng cung cấp cho bên bán hàng một số dư bao thanh toán nhất định trong khoản thời gian cụ thể. Theo đó, tổng số dư bao thanh toán với bên bán hàng sẽ không được vượt quá hạn mức quy định này. 

Lúc này, sau mỗi lần ứng trước, đơn vị bán hàng sẽ phải ký một giấy nhận nợ với tổ chức tín dụng.

Đồng bao thanh toán là hình thức các tổ chức tín dụng cùng đứng ra bao thanh toán cho một hợp đồng cụ thể. Trong đó một tổ chức tín dụng sẽ là trung gian thực hiện việc tổ chức bao thanh toán. 

Lợi ích của bao thanh toán

Sử dụng bao thanh toán có thể mang đến cho cả người mua và người bán những lợi ích. Đó là những lợi ích gì thì chúng tôi sẽ giúp bạn chỉ ra ngay sau đây:

Đối với bên bán:

  • Thanh toán linh hoạt nên có thể tăng khả năng cạnh tranh.
  • Bao thanh toán hạn chế được các rủi ro tín dụng
  • Thông qua bao thanh toán, doanh nghiệp có thể biết được một cách chính xác về khả năng tín dụng và tài chính thực tế của từng khách hàng
  • Nhờ có bao thanh toán và các doanh nghiệp có thể tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí quản lý, thu hồi nợ.

Đối với người mua:

  • Không mất bất kỳ một chi phí nào về bao thanh toán
  • Người mua có thể không cần phải trả tiền hàng hóa ngay mà vẫn được mua hàng và sử dụng trước. Người mua chỉ phải trả tiền khi mà hàng hóa đáp ứng đủ những yêu cầu đã đặt ra trong hợp đồng.
  • Thanh toán linh hoạt bằng nội, ngoại tệ

Quy định về bao thanh toán

Quy định về bao thanh toán nên rõ ở Thông tư 02/2017/TT-NHNN. Trong đó nêu rõ điều kiện bao thanh toán và những trường hợp không được bao thanh toán. 

Điều kiện bao thanh toán

Thông tư nêu rõ, khách hàng cần phải đáp ứng được các điều kiện cụ thể thì mới có thể được xem xét, quyết định bao thanh toán. Các điều kiện đó bao gồm:

– Đối với khách hàng là người cư trú:

  • Khánh hàng phải là pháp nhân, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo đúng quy định của pháp luật
  • Khách hàng là cá nhân đã đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp, khách hàng từ đủ 15 đến 18 tuổi thì phải không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định. 
  • Khách hàng sử dụng bao thanh toán để ứng tiền phải nhằm mục đích hợp pháp đồng thời phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính đáng.
  • Khách hàng phải chứng minh được khả năng tài chính để trả nợ.
  • Khách hàng cần đưa ra được phương án sử dụng nguồn vốn khả thi.

– Đối với khách hàng là người nước ngoài:

  • Khách hàng phải là tổ chức, công ty.
  • Khách hàng sử dụng bao thanh toán để ứng tiền phải nhằm mục đích hợp pháp đồng thời phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính đáng của công ty.
  • Tổ chức sử dụng bao tài chính phải chứng minh được khả năng tài chính đủ để trả nợ.
  • Đồng thời cần đưa ra được phương án sử dụng vốn hợp lý.
  • Trong trường hợp khách hàng là bên nhập khẩu thì cần phải đáp ứng được một trong những điều kiện sau:
  • Khách hàng phải là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại nước ngoài nhưng có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới dạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
  • 100% giá trị của khoản phải trả đều được bảo lãnh thanh toán, bảo hiểm bởi một bên thứ ba, đã được khách hàng ký quỹ và được bảo đảm bằng tiền gửi của khách hàng tại đơn vị bao thanh toán.

– Những trường hợp không được bao thanh toán

Trong một số trường hợp, các đơn vị bao thanh toán sẽ không được bao thanh toán đối với những khoản phải trả, khoản phải thu thuộc danh mục sau đây:

  • Các sản phẩm, dịch vụ bị pháp luật cấm
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa có thời hạn thanh toán còn lại dài hơn 180 ngày kể từ ngày được đề nghị bao thanh toán.
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa không được chuyển giao quyền và nghĩa vụ.
  • Hợp đồng cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
  • Các khoản phải thu, phải trả đã được bao thanh toán hoặc sử dụng cho các nghĩa vụ nợ khác.
  • Các khoản phải thu, phải trả đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua bán hàng hóa.
  • Các khoản thanh toán đang xảy ra tranh chấp.

Thời hạn bao thanh toán

Thời hạn bao thanh toán được quy định tại Khoản 14 Điều 3 TT 02/2017/TT-NHNN. Theo đó, thời hạn bao thanh toán chính là khoảng thời gian được tính từ ngày tiếp theo của ngày đơn vị bao thanh toán tiến hành ứng trước số tiền đầu tiên cho đến khi nợ và lãi bao thanh toán được trả hết theo quy định trong hợp đồng. 

Trong trường hợp, ngày cuối cùng trong thời hạn bao thanh toán trùng với ngày nghỉ cuối tuần hoặc lễ, tết thì sẽ được chuyển sang ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ. Đặc biệt, nếu trường hợp bao thanh toán không đủ 1 ngày thì sẽ được xác định theo quy định của Luật dân sự về thời điểm bắt đầu thời hạn.

Chi phí bao thanh toán

Chi phí bao thanh toán là khoản tiền mà đơn vị bao thanh toán nhận được thông qua việc đảm nhận bao thanh toán và được quy định cụ thể tại Điều 9 TT 02/2017/tt-NHNN. Theo đó, lãi suất và chi phí bao thanh toán do đơn vị bao thanh toán và khách hàng tuân theo thỏa thuận trước tại hợp đồng, phù hợp với quy định của pháp luật. 

Trong trường hợp đã đến thời hạn trả nợ, lãi bao thanh toán mà đơn vị bao thanh toán vẫn không được thanh toán đầy đủ thì phía khách hàng phải trả lãi như sau:

  • Lãi trên khoản nợ bao thanh toán phải theo lãi suất bao thanh toán đã được thỏa thuận trước đó tương ứng với thời hạn bao thanh toán đến hạn chưa trả.
  • Trong trường hợp khách hàng vẫn không thanh toán đúng hạn như quy định trên thì phía khách hàng phải trả lãi chậm theo mức lãi suất đã được thỏa thuận trước đó nhưng không được vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. 
  • Trường hợp nợ bao thanh toán bị chuyển nợ quá hạn, khách hàng phải tiến hành trả lãi dựa trên khoản  nợ bao thanh toán quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả với mức lãi suất không được vượt quá 150% lãi suất bao thanh toán trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

Bên cạnh đó, nếu như trong trường hợp áp dụng mức  lãi suất bao thanh toán điều chỉnh thì đơn vị bao thanh toán và khách hàng phải có  thỏa thuận cụ thể với nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất bao thanh toán. Trường hợp bao thanh toán căn cứ vào các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất khác nhau, thì đơn vị bao thanh toán sẽ sử dụng mức lãi suất bao thanh toán thấp nhất.

Quy trình bao thanh toán

Để việc thực hiện bao thanh toán nhanh chóng thì mọi người có thể thực hiện theo 3 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Thẩm định hồ sơ, ký hợp đồng bao thanh toán

Bước đầu tiên cũng là tiền đề cho quá trình bao thanh toán sau này đó chính là thẩm định hồ sơ và ký hợp đồng bao thanh toán. 

  • Ở bước này, đầu tiên người bán cần phải chuẩn bị và ký được hợp đồng thương mại với người mua đồng thời tiến hành làm các thủ tục để có thể xin tài trợ bao thanh toán. 
  • Đơn tài trợ bao thanh toán, người bán có thể làm theo mẫu và gửi cho ngân hàng hoặc tổ chức tài chính mà mình mong muốn. 
  • Kèm theo đơn tài trợ tài chính là các tài liệu liên quan như: hợp đồng thương mại, tên, địa chỉ của các bên liên quan trong hợp đồng….
  • Sau khi nhận được hồ sơ xin bao thanh toán từ phía khách hàng, ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính sẽ tiến hành thẩm định các nội dung sau: báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính, điểm tín dụng của người mua; đồng thời thẩm định tình hình của người bán thông qua đánh giá tính khả thi, tính ổn định…
  • Khi mà tất cả các yếu tố liên quan đến bao thanh toán đã được đảm bảo thì hợp đồng bao thanh toán sẽ được ký kết. 

Bước 2: Người bán thực hiện hợp đồng thương mại

Sau khi hợp đồng bao thanh toán đã được ký kết, người bán tiến hành gửi hàng cho người mua theo đúng yêu cầu đã được thỏa thuận trước đó.

Bước 3: Người bán nộp chứng từ xin tài trợ bao thanh toán

Cuối cùng, người bán tiến hành gửi các chứng từ, hóa đơn bán hàng cùng với văn bản chuyển nhượng nợ cho bên bao thanh toán. 

Bước 4: Đơn vị bao thanh toán thẩm định và thực hiện tài trợ

Sau khi nhận được các chứng từ của người bán bên bao thanh toán sẽ thẩm định lại các giấy tờ. Sau khi đã xác minh tính hợp pháp, thì đơn vị sẽ thanh toán ngay cho người bán và gửi toàn bộ chứng từ cho bên mua.

Bước 5: Hoàn tất quy trình bao thanh toán

Đến kỳ thanh toán thì bên bao thanh toán sẽ gửi yêu cầu cho bên mua. Khi này bên mua sẽ có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ số tiền trong chứng từ cho bên bao thanh toán. Sau cùng đơn vị bao thanh toán sẽ xác nhận số tiền và hoàn tất các thủ tục.

Kết luận

Như vậy là trên đây, soriaforcongress.com đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bao thanh toán là gì, các hình thức bao thanh toán, lợi ích cũng như quy trình và các quy định trong bao thanh toán rồi. Hiểu rõ được những kiến thức về nghiệp vụ tài chính này sẽ là nền tảng giúp bạn vận hành cũng như quản lý công việc kinh doanh của mình được tốt hơn. Chúc bạn thành công. 

Bạn đang tìm hiểu bài viết Ngân hàng thanh toán là gì 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)