Nếu nhà tuyển dụng nói rằng họ đang cần nhắc giữa bạn và bạn a hay thuyết phục họ chọn bạn 2024

Xem Nếu nhà tuyển dụng nói rằng họ đang cần nhắc giữa bạn và bạn a hay thuyết phục họ chọn bạn 2024

Khi phỏng vấn tìm việc, nếu muốn chuyển từ một ứng viên tiềm năng trở thành lựa chọn hàng đầu của nhà tuyển dụng, bạn sẽ cần phải vượt xa những điều cơ bản, như một cái bắt tay vững chắc, giao tiếp bằng mắt, trả lời từng câu hỏi ngắn gọn hoặc đưa ra câu hỏi vào cuối buổi gặp gỡ.

Mặc dù cách bạn ăn mặc và thể hiện bản thân rất quan trọng nhưng chứng tỏ bạn phù hợp với vị trí sẽ khiến người phỏng vấn hình dung được bạn trong công việc và quan trọng hơn là không thể tưởng tượng rằng ai khác có thể xứng đáng hơn.

Truyền tải 4 thông điệp sau đây trong cuộc phỏng vấn tiếp theo và chắc rằng bạn sẽ có nhiều khả năng đạt được thành công.

Bạn là người không thể thiếu trong công việc trước đây

Nhà tuyển dụng luôn có ấn tượng tốt với những ứng viên hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Logic là nếu bạn thành công trong các công việc khác thì bạn có thể sẽ thành công trong công việc ứng tuyển. Quả thực, không có gì nói lên được ý “Hãy chọn tôi!” tốt hơn là cho thấy thành tựu tuyệt vời trong các công việc trước đây.

Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên trong buổi phỏng vấn là mô tả về mức độ không thể thiếu của bạn ở vị trí trước đây. Tất nhiên, bạn không thể nói “Tôi là nhân viên phân tích tốt nhất mà công ty cũ từng có và chắc chắn đội nhóm đó sẽ không đạt được hiệu quả tốt khi tôi rời đi”. Việc bạn cần làm là cung cấp cho nhà tuyển dụng các bằng chứng cụ thể về hành động bạn đã thực hiện và kết quả đạt được từ chúng. Chẳng hạn, “Trong 1 tháng, tôi đã hợp lý hóa quy trình, giúp tiết kiệm 10 giờ làm việc trong mỗi tháng và giảm thiểu 5% lỗi trên các hóa đơn”.

Bạn có kỹ năng cho công việc mới

Để thuyết phục người phỏng vấn rằng bạn sẽ có thể bắt nhịp nhanh chóng và thành công trong công việc mới, bạn cần giải thích cách bạn áp dụng các kỹ năng của mình. Cụ thể, nên làm nổi bật những kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề mà nhà tuyển dụng đang phải đối mặt.

Để hiểu những vấn đề đó, hãy nghiên cứu về ngành nghề trước khi phỏng vấn, tập trung vào các yếu tố được lặp đi lặp lại trong mô tả công việc như chú ý đến chi tiết, giao tiếp lưu loát… Ngoài ra, hãy lắng nghe những gì người phỏng vấn đang hỏi, thường là các câu hỏi dẫn dắt và chia sẻ về các thách thức mà người tiền nhiệm gặp phải. Ví dụ, “Chúng tôi có các thời hạn khá chặt chẽ và liên tục có nhiều dự án để thực hiện. Bạn có thể làm việc dưới áp lực thời gian không?”. Đừng chỉ biết nói “Có”. Hãy đưa ra câu trả lời thể hiện tiềm năng của bạn như “Trong công việc gần đây, tôi cũng phải thực hiện công việc với thời hạn rất sát sao. Tôi khá thành thạo trong việc kiểm soát các tình huống này vì tôi tập trung vào giao tiếp nhất quán với nhóm và sử dụng các kỹ năng tổ chức của mình để hoàn thành đúng thời hạn”. Sau đó, đưa ra một ví dụ cụ thể.

Bạn là người dễ tiếp cận và có thể có mối quan hệ tốt với mọi người

Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ không chọn những ứng viên không kết nối hoặc không tạo sự ảnh hưởng tích cực đến họ. Tất nhiên, họ sẽ khéo léo che giấu điều đó trong các câu như “Bạn rất thông minh nhưng tôi không nghĩ rằng bạn phù hợp với vai trò đó”. Nhưng sự thật là, bạn sẽ không được tuyển nếu bạn không được yêu mến.

Vì vậy, để có được công việc, bạn phải tạo mối quan hệ tốt với người phỏng vấn. Điều đó không có nghĩa là trở thành bạn bè của nhau nhưng bạn nên tự tin và tương tác như thể bạn đã làm việc cùng nhau thông qua giao tiếp bằng mắt, lắng nghe tích cực và tránh nụ cười gượng gạo. Nói cách khác, bạn cần thoải mái. Tuy nhiên, đây là cuộc phỏng vấn, vì vậy đừng nên thoải mái quá mức và hãy cố gắng là chính mình để có một cuộc trò chuyện tự nhiên.

Bạn thực sự muốn công việc này

Mặc dù đã đáp ứng được 3 điều trên nhưng vẫn chưa đủ để bạn thuyết phục nhà tuyển dụng, điều bạn cần làm tiếp theo là thể hiện rằng bạn thực sự muốn làm công việc đó. Rốt cuộc, nhà tuyển dụng cần có những nhân viên thực sự muốn làm việc và sẽ gắn bó với công ty trong thời gian dài. Thế nên, bạn cần thể hiện sự nhiệt tình cho vị trí thông qua việc hiểu về vai trò, làm thế nào bạn có thể đóng góp thêm nhiều giá trị ở vị trí đó dựa trên kinh nghiệm trước đây và những cơ hội giúp ích cho sự phát triển trong sự nghiệp. Chẳng hạn, “Một trong những lí do khiến tôi rất hào hứng với vai trò này là vì nó cho phép tôi tận dụng các kỹ năng quản lý khách hàng với số lượng khách hàng lớn hơn trong các giao dịch phức tạp hơn”.

Huỳnh Trâm

Biết cách trả lời phỏng vấn hay cho những câu hỏi khó như “Bạn không thích điều gì nhất ở công việc gần đây?” sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt đẹp với nhà tuyển dụng.

Vì sao nhà tuyển dụng lại hỏi điều này?

Mọi câu hỏi trong buổi phỏng vấn đều có mục đích ngoài nghĩa đen của nó. Các nhà tuyển dụng biết rằng bất kỳ công việc nào cũng có điểm hạn chế và họ không muốn nghe bạn phàn nàn về điều đó.

Những gì họ đang cố gắng đánh giá là khả năng của bạn trong việc ứng phó với các tình huống khó khăn trong khi vẫn duy trì một thái độ tích cực. Họ muốn biết liệu bạn có thể biến điều gì đó tiêu cực thành cơ hội tích cực hay không, và hơn thế nữa, họ muốn biết liệu có bất kỳ điểm nào không tương thích giữa bạn và văn hóa công ty hay không.

Chẳng hạn, “Tôi không thích việc thiếu các chương trình đào tạo…” là cách trả lời phỏng vấn hay trong hầu hết các tình huống. Nhưng nếu bạn đang ứng tuyển vào một công ty nhỏ không thể cung cấp bất kỳ khóa học nào, thì đây là một sự không tương thích rất lớn và cuộc phỏng vấn của bạn sẽ nhanh chóng kết thúc.

Cuối cùng, họ muốn đánh giá xem những lời tốt đẹp bạn viết trên CV có đúng với thực tế hay không. Nếu bạn viết rằng mình có tinh thần đồng đội nhưng lại nói điều gì đó không tốt về đồng nghiệp, thì ngay lập tức nhà tuyển dụng sẽ nghi ngờ về sự trung thực của bạn.

Các lỗi thường gặp khi trả lời câu hỏi về điều không thích

Nói rằng không có gì mà bạn không thích

Đây là lỗi phổ biến nhất mà nhiều ứng viên hay mắc phải. Trước hết, câu trả lời này không đáng tin và nếu nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn đang nói dối thì mọi điều khác bạn nói đều sẽ rất đáng nghi.

Thứ hai, trong trường hợp đó là sự thật thì tại sao bạn lại rời bỏ một công việc hoàn hảo như vậy? Bạn cần chuẩn bị lời giải thích thuyết phục nếu quyết định trả lời theo cách này.  

Phàn nàn về quản lý và đồng nghiệp

Bạn nghỉ việc vì không thể chịu đựng được người đồng nghiệp khó chịu ngồi cạnh? Hoặc có thể bạn nghĩ rằng người quản lý thiên vị hoặc không nhìn thấy sự chăm chỉ của bạn ngay cả khi bạn giỏi hơn bất kỳ ai khác? Trong cả hai trường hợp, lời khuyên là hãy giữ điều đó cho riêng mình bởi không nhà tuyển dụng nào có thiện cảm với ứng viên thích nói xấu người khác.

Than vãn về điều gì đó là cần thiết trong công việc

Hãy hình dung bạn là một nhân viên kinh doanh và đang phỏng vấn cho vị trí mới. Nếu bạn nói căng thẳng là điều bạn không thích nhất trong công việc thì về cơ bản bạn đang nói với nhà tuyển dụng rằng bạn không phù hợp với vai trò đó.

Nhân viên kinh doanh lúc nào cũng phải làm việc dưới áp lực và khả năng xử lý áp lực là yêu cầu cơ bản đối với nghề này. Mặc dù bạn không thích nhưng nó là một phần tất yếu trong công việc hàng ngày mà bạn không thể tránh khỏi.

Đưa ra một danh sách dài những điều bạn không thích

Nhà tuyển dụng hỏi bạn không thích điều gì nhất ở công việc chứ không phải mọi thứ bạn không thích. Vì vậy, cách trả lời phỏng vấn hay là chỉ cần tập trung vào một hoặc hai khía cạnh và cần giải thích rõ ràng.

Quên rằng bạn đang phỏng vấn

Có một số người thích than vãn về mọi thứ ngay cả khi không có gì để phàn nàn. Và khi nhà tuyển dụng hỏi câu hỏi này, họ coi đó như là cơ hội để trút bầu tâm sự cũng như hoàn toàn quên rằng họ không đang trò chuyện với người bạn thân nhất. Đừng mắc phải sai lầm như họ nhé!

Bạn thấy đấy, nhà tuyển dụng không muốn nghe bạn nói xấu hoặc phàn nàn về công việc hoặc một ai đó, ngay cả khi câu hỏi của họ có vẻ như khơi gợi điều này. Vậy bạn nên trả lời ra sao? Dưới đây là gợi ý về cách trả lời chính xác mà không nói bất cứ điều gì khiến nhà tuyển dụng lo lắng.

Cách trả lời phỏng vấn hay về điều bạn không thích trong công việc

Chọn điều không thích nhưng bạn có thể thay đổi

Khả năng thích ứng với tình huống khó khăn và biến nó trở nên tích cực là một trong những kỹ năng mềm mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng yêu thích, bất kể công việc bạn đang ứng tuyển là gì.

Hãy quay lại ví dụ trước về việc thiếu các chương trình đào tạo. Sau khi đề cập đến vấn đề đó, bạn có thể giải thích rằng bạn đã chia sẻ với cấp trên và cố gắng chứng minh các khóa đào tạo cụ thể giúp cải thiện hiệu suất ra sao. Kết quả là sếp đã đồng ý tài trợ một khóa học trực tuyến hóa ra có lợi cho cả bạn, đồng nghiệp và cả công ty.

“Cách trả lời phỏng vấn hay về điều bạn không thích nhất ở công việc là tiếp cận câu hỏi với một giọng điệu tích cực và nêu ra một điều mà bạn có thể cải thiện tốt hơn.”

Thể hiện thái độ tích cực

Nếu bạn nói về điều gì đó bạn không thích nhưng không thể thay đổi, hãy đảm bảo thể hiện thái độ tích cực và nói rõ rằng bạn biết khía cạnh đó quan trọng như thế nào đối với công việc.

Không ai thích công việc giấy tờ và trừ khi nó là điều cần thiết trong công việc của bạn thì đây luôn là một câu trả lời an toàn và có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, hãy nói với nhà tuyển dụng rằng bạn hiểu thủ tục giấy tờ cần thiết như thế nào với công việc và sau một thời gian thì bạn đã thấy nó không còn làm phiền bạn nữa.

Thể hiện sự phù hợp với công việc mới

Nếu bạn đang làm việc cho một công ty nhỏ không thể mang lại cho bạn bất kỳ khả năng phát triển nào trong khi bạn rất khao khát, thì đây có thể là câu trả lời hoàn hảo về điều gì bạn không thích nhất. Ngoài ra, bạn có thể nói thêm rằng đây là lý do chính khiến bạn nộp đơn vào công ty đang phỏng vấn – nơi được biết đến là luôn tạo cơ hội phát triển cho bất kỳ ai xứng đáng.

Với cách trả lời phỏng vấn hay này, chỉ với một vài từ bạn đã cho nhà tuyển dụng thấy được hoài bão của bạn, rằng bạn đã nghiên cứu về công ty và bạn có động lực to lớn để thay đổi công việc.

Huỳnh Trâm

Bạn đang tìm hiểu bài viết Nếu nhà tuyển dụng nói rằng họ đang cần nhắc giữa bạn và bạn a hay thuyết phục họ chọn bạn 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)