Nên hút sữa trong bao lâu 2024

Xem Nên hút sữa trong bao lâu 2024

Thực tế, lượng sữa trong cơ thể mỗi người sản sinh theo nhu cầu bú của bé. Nếu thường xuyên cho bé bú mẹ, sữa sẽ về nhiều dần và đáp ứng đủ. Thường trẻ đủ lớn bú mẹ sẽ hiệu quả hơn và cần 5-10 phút cho mỗi bầu vú, trong khi bé sơ sinh thường cần tới 20 phút cho mỗi bên nếu bé ngậm bắt vú đúng cách.

1. Bao lâu sữa về 1 lần?

Ngay cả trước khi mẹ sinh con, sữa của mẹ đã sẵn sàng”. Sữa non là sữa mẹ đã được tạo ra trong ngực mẹ từ ba tháng cuối thai kỳ. Có nghĩa là sữa mẹ đã về đủ cho con bú ngay những ngày sau sinh từ khi mẹ mang thai. Tuy nhiên, khi chúng ta nói bao lâu sữa về 1 lần thì lại thường đề cập đến sự tăng lượng sữa và sự thay đổi trong thành phần của sữa. Có nghĩa là chúng ta hay nói về sữa chuyển tiếp.

Bình thường, sau sinh sữa mẹ sẽ thay đổi và tăng về lượng. Do đó ngay sau khi sinh, sớm nhất có thể, mẹ hãy cho bé được da tiếp da. Và sau đó cho con bú mẹ trực tiếp. Thời điểm ngay sau sinh, bao giờ cũng ưu tiên số 1 là bé bú mẹ trực tiếp giúp cho việc kích thích tiết sữa của mẹ diễn ra nhanh hơn.

Ngày thứ 2 đến 5 sau sinh, sữa sẽ về nhiều hơn, ngực mẹ căng tức khó chịu. Quá trình xuống sữa kéo dài 1-2 ngày. Lúc này phải đảm bảo cho bé bú hoặc vắt sữa 8-12 lần/ngày kể cả ban đêm, tức là trung bình 3h/lần hoặc nhiều hơn nếu bé có nhu cầu hay sữa về ít.

Để duy trì nguồn sữa, tiếp tục vắt/cho bú ít nhất 8 lần/ngày. Khoảng cách giữa các lần không được quá 6 tiếng. Làm như vậy liên tục trong ít nhất 6 tuần đầu tiên.

Để duy trì nguồn sữa mẹ cần vắt hoặc cho bú ít nhất 8 lần/ngày

Sữa mẹ có sẵn trong các nang, sẽ về khi bé bú. Đồng thời sữa cũng được sản xuất tiếp khi có tín hiệu bé bú. Để kích thích sữa mạnh hơn nữa, sau khi bé bú xong, mẹ tiếp tục vắt sữa để cơ thể tưởng em bé cần bú nữa nên sẽ tự động sản xuất thêm. Sữa mẹ sẽ ngày càng dồi dào hơn.

2. Khoảng cách giữa các cữ bú thế nào là hợp lý?

Trong tháng đầu tiên, bé cần được bú sữa mẹ từ 8 – 12 lần mỗi ngày. Khi sữa chưa về đầy đủ, mẹ cần cho bé bú theo nhu cầu (khi bé đói), thường là 1 giờ rưỡi tới 3 giờ. Khi lớn hơn, bé sơ sinh có thể hình thành lịch bú ổn định, tuy nhiên cũng không nên để bé nhịn lâu hơn 4 giờ, kể cả ban đêm.

Khi được 1 – 2 tháng, trẻ thường bú từ 7 – 9 lần. Việc cho bé bú thường xuyên cũng giúp kích thích sản xuất sữa trong những tuần đầu.

Khoảng cách giữa các cữ bú được tính bằng thời gian từ khi bắt đầu cữ bú trước tới khi bắt đầu cữ bú sau. Nếu các cữ bú của bé thường bắt đầu vào 6h, 8h, 10h… người mẹ có thể cho bé bú 2 giờ một lần, hay nói cách khác là khoảng cách giữa các cữ bú cách nhau 2 giờ.

Về thời gian bú, bình thường với trẻ đủ lớn thường bú mẹ hiệu quả hơn và cần 5-10 phút cho mỗi bầu vú, trong khi bé sơ sinh thường cần tới 20 phút cho mỗi bên.

Tuy nhiên, có một số yếu tố khiến thời gian bú mẹ của trẻ kéo dài hơn cần thiết như:

  • Bé ngậm bắt vú không đúng cách
  • Bé ngủ thiếp đi khi đang bú mẹ, trường hợp đã thực sự no nê, bé có thể ngủ luôn một mạch.
  • Bé bú chơi, nếu động tác này của con làm đau núm vú, mẹ có thể chọn cách ngừng cữ bú.

Tuy nhiên, nếu bé ngậm bắt vú đúng cách thì việc cữ bú kéo dài bao lâu hay khoảng cách giữa các cữ bú không hề quan trọng. Yếu tố duy nhất có thể gây tổn thương núm vú là ngậm bắt vú không đúng cách, không phải bú lâu hay nhanh.

Trong trường hợp bé ngậm bắt vú không đúng cách, bé sẽ không thể bú mẹ hiệu quả, thời gian cữ bú sẽ kéo dài và bé có thể đòi bú thường xuyên hơn. Ngậm bắt vú sai còn có thể gây tổn thương hoặc gây đau ở núm vú. Khi bé bú, bạn không nhất thiết phải luôn cho bé bú cả hai bầu sữa trong cùng một cữ bú. Nếu bé cảm thấy mãn nguyện sau khi bú một bên thì trong lần tiếp theo hãy cho bé bú bên còn lại, để đảm bảo cả hai bầu vú đều được kích thích và được bú cạn thường xuyên.

3. Cách vệ sinh bầu vú cho mẹ

Khi chăm sóc bầu vú, bà mẹ chỉ nên vệ sinh bầu vú bằng nước sạch. Tránh bôi trực tiếp xà phòng lên núm vú, các hóa chất này có thể làm mất các chất nhầy tự nhiên của da, khiến núm vú trở nên khô và nứt nẻ.

Khi chăm sóc bầu vú, bà mẹ chỉ nên vệ sinh bầu vú bằng nước sạch

Không nên chà xát mạnh vùng núm vú khi tắm rửa. Luôn rửa sạch tay trước khi chạm vào bầu vú.

Để bớt đau nhức và tránh nhiễm trùng khi sữa về, ngoài việc cho bé bú và vắt sữa thường xuyên, mẹ có thể tắm nước ấm, sữa từ 2 bầu ngực sẽ tự động chảy bớt.

Tuyệt đối không chườm nóng ngực, thay vào đó dùng một số khăn mặt thấm nước xâm xấp rồi cho vào ngăn đá để đông lạnh. Lúc đau, mẹ hãy lấy khăn ra đắp quanh ngực thì sẽ thấy đỡ đau hơn.

Trong trường hợp sữa của mẹ ra nhiều và phải dùng tấm lót sữa thì các mẹ nhất định phải thay tấm lót sữa thường xuyên để núm vú được khô ráo. Vì nếu núm vú ẩm ướt thì sẽ tạo môi trường tốt để vi khuẩn phát triển và khiến da bị phân hủy.

Lưu ý: Không nên dùng các tấm lót sữa có lớp lót nilon vì dễ gây ẩm ướt.

Sau mỗi cữ bú, mẹ có thể vắt một chút sữa lên núm vú và quầng sẫm xung quanh núm để bảo vệ da. Sữa có tác dụng làm ẩm da và tạo rào cản chống nhiễm trùng. Đợi núm vú khô rồi mới mặc áo ngực.

Ngoài ra, có rất nhiều bà mẹ trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ gặp tình trạng tắc tia sữa. Khi bị tắc tia sữa, mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn, tích cực hút sữa để làm thông sữa ra bên ngoài. Nếu tình trạng không được cải thiện thì nên nhờ sự trợ giúp của các đơn vị thông tắc tia sữa chuyên nghiệp hoặc đến bệnh viện để nhờ bác sĩ tư vấn.

Hiện nay, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec áp dụng phương pháp tác động cột sống để điều trị tắc tia sữa sau sinh mà không cần dùng đến thuốc. Với phương pháp tác động cột sống, kỹ thuật viên điều trị chủ yếu sử dụng phần mềm đầu ngón tay tác dụng vào cột sống phía lưng của bệnh nhân để điều chỉnh, khai thông tuyến sữa, giúp thông tia, làm mềm bầu vú.

Ngoài điều trị tắc tia sữa, phương pháp tác động cột sống còn chữa trị cho các bệnh lý:

  • Đau đầu, đau nửa đầu
  • Hội chứng tiền đình
  • Thiểu năng tuần hoàn não
  • Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên
  • Liệt nửa người do tai biến mạch máu não
  • Đau cổ vai gáy
  • Viêm quanh khớp vai
  • Hội chứng đau lưng, đau thắt lưng hông, đau dây thần kinh tọa
  • Đau khớp gối
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Tê bì chân, tay
  • Hội chứng dạ dày – trào ngược
  • Hen phế quản
  • Ra mồ hôi chân, tay
  • Phục hồi nguồn sữa mẹ, tắc tia sữa, thiếu sữa, mất sữa.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động. Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,… Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bạn đang tìm hiểu bài viết Nên hút sữa trong bao lâu 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)