Một trong những nội dung xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân an ninh nhân dân là 2024

Xem Một trong những nội dung xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân an ninh nhân dân là 2024

Tây Nguyên là địa bàn chiến lược, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, Tây Nguyên luôn là vùng tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch. Sau ngày đất nước thống nhất, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng nước ta bằng chiến lược “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ”, trong đó Tây Nguyên luôn được chúng coi là một địa bàn trọng điểm. Các thế lực thù địch bên ngoài đã cấu kết với bọn phản động trong nước tổ chức nhiều hoạt động chống phá như: gây bạo loạn chính trị; kích động, mua chuộc, lôi kéo một số đồng bào dân tộc thiểu số vượt biên; truyền đạo trái phép…, hòng gây mất ổn định chính trị, xã hội. Thâm hiểm hơn, chúng còn âm mưu thành lập cái gọi là “Nhà nước Đề ga”, làm tiền đề để tách Tây Nguyên ra khỏi đại gia đình các dân tộc và chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Tình hình trên đã gây nên sự bất ổn về chính trị, xã hội trên địa bàn, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm xói mòn niềm tin của đồng bào các dân tộc thiểu số đối với Đảng, Nhà nước, chế độ và quân đội ta. Bởi vậy, đấu tranh làm thất bại mưu đồ đen tối và thủ đoạn thâm độc nói trên của các thế lực thù địch, đồng thời tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần phát triển nhanh và bền vững ở Tây Nguyên là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên và lâu dài trong sự nghiệp quốc phòng – an ninh của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân cả nước nói chung và ở khu vực Tây Nguyên nói riêng.

Trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu quan trọng đã đạt được thì công tác xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ở khu vực Tây Nguyên còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế như: thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, nhất là thế trận lòng dân chưa thực sự vững chắc; đội ngũ cán bộ ở cơ sở vừa thiếu, vừa yếu, trình độ năng lực còn hạn chế; nòng cốt trong dân nắm dân không chắc, còn tình trạng bị động đối phó với âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch…

Xuất phát từ thực tiễn đó, đồng thời cung cấp thêm cho bạn đọc một tài liệu nghiên cứu về vấn đề xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ở Tây Nguyên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật xuất bản cuốn sách: Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ở địa bàn các tỉnh Tây Nguyên hiện nay do PGS.TS. Lê Văn Đính và TS. Vũ Anh Tuấn đồng chủ biên cùng tập thể tác giả Học viện Chính trị khu vực 3 biên soạn. Cuốn sách tập trung làm rõ đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng; phân tích thực trạng công tác xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân ở Tây Nguyên, từ đó đưa ra những dự báo và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ở Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay.

Cuốn sách là tài liệu tham khảo có giá trị đối với các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách, đặc biệt là chính sách an ninh – quốc phòng khu vực Tây Nguyên và những ai quan tâm tới vấn đề này.

    Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2019), 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2019), Đại tướng, GS.TS Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an đã có bài viết quan trọng: “Xây dựng thế trận an ninh nhân dân kết hợp chặt chẽ với thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc”. Trang Thông tin điện tử tổng hợp, Ban Nội chính Trung ương xin trân trọng giới thiệu bài viết.

    1. Kết hợp các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, “thế trận lòng dân” vững chắc luôn được coi là nền tảng “gốc rễ”, nghệ thuật đặc sắc, yếu tố quyết định tạo nên thế trận liên hoàn, toàn diện, rộng khắp, tổng hợp sức mạnh của dân tộc ta để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

    Qua từng giai đoạn cách mạng, tư duy lý luận của Ðảng về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc đã được bổ sung, phát triển, không ngừng hoàn thiện, hướng tới mục tiêu cao nhất là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ Ðảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ xa, từ sớm, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

    Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Công an và Quân đội là hai cánh tay của nhân dân, của Ðảng, của Chính phủ, của chuyên chính vô sản”(1), Quân đội nhân dân (QÐND) và Công an nhân dân (CAND) luôn chung sức, đồng lòng, đoàn kết, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc phòng, an ninh mà Ðảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó. Luôn chủ động nắm chắc tình hình, phối hợp tham mưu với Ðảng, Nhà nước không ngừng hoàn thiện các quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc(2).

    Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đã phối hợp tham mưu ban hành, hoặc ban hành theo thẩm quyền nhiều văn bản cụ thể hóa, nâng cao trách nhiệm, tăng cường đoàn kết và hiệp đồng chặt chẽ giữa QÐND và CAND; tạo cơ sở quan trọng để hai lực lượng tổ chức có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của từng lực lượng, đồng thời tham mưu với cấp ủy, chính quyền chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tạo sự thống nhất cao trong Ðảng, sự đồng thuận, ủng hộ của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân.

    Hai lực lượng đã luôn chủ động phối hợp thực hiện hiệu quả chủ trương của Ðảng, Nhà nước về xây dựng khu vực phòng thủ, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, củng cố tiềm lực, lực lượng, thế trận, chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân. Phối hợp làm tốt công tác tham mưu, rà soát, xây dựng, bổ sung các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh phù hợp với thực tiễn từng vùng, từng địa bàn và lĩnh vực; bảo đảm an ninh kinh tế trong xây dựng cộng đồng ASEAN, đàm phán gia nhập các tổ chức, diễn đàn khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương; quyết liệt triển khai các phương án, kế hoạch bảo đảm an ninh, trật tự tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, góp phần tạo môi trường xã hội, môi trường đầu tư an toàn, thuận lợi phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

    Thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp tham mưu, xây dựng, hoàn thiện và triển khai hiệu quả các phương án, kế hoạch đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm, sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội, đối ngoại quan trọng của đất nước. Phối hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả giữa hai lực lượng trong thực hiện chức năng tham mưu, giải quyết những vấn đề nổi lên như: Tình hình phức tạp liên quan đến Biển Ðông, bảo đảm an ninh trật tự khu vực biên giới, biển đảo, trong nội địa, tại các địa bàn chiến lược Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ… qua đó đã góp phần tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, xã hội của đất nước.

    Chú trọng phối hợp tham mưu, triển khai các mặt công tác dân vận, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, nhất là ở các địa bàn chiến lược, tuyến biên giới, biển, đảo, vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo, các khu đô thị, khu công nghiệp lớn. Xây dựng, nhân rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh biên giới quốc gia; với hàng trăm mô hình, điển hình tiên tiến từ cấp tỉnh đến cơ sở, nhiều mô hình đã được nhân rộng, triển khai thực hiện ở hầu hết các địa phương, như: “Liên kết xây dựng vùng giáp ranh an toàn về an ninh, trật tự”, “Dòng họ, tộc họ tự quản về an ninh, trật tự”, “Tiếng kẻng vùng biên”, “Xóm chài bình yên”, “Cụm tàu thuyền an toàn”…

    QÐND và CAND luôn xứng đáng là chỗ dựa đặc biệt tin cậy của Ðảng, phối hợp làm tốt công tác bảo vệ Ðảng, trọng tâm là bảo vệ, giữ vững nền tảng tư tưởng, bảo vệ đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách của Ðảng, những vấn đề có tính nguyên tắc trong công tác tổ chức xây dựng Ðảng, sự đoàn kết thống nhất trong Ðảng, không để kẻ địch, phần tử xấu thâm nhập, chống phá Ðảng. Chủ động phát hiện, xử lý hoặc đề xuất xử lý nghiêm minh những cán bộ sai phạm theo quy định của Ðảng và pháp luật của Nhà nước; phối hợp điều tra, truy tố, phục vụ đưa ra xét xử nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được dư luận xã hội và nhân dân quan tâm, góp phần làm trong sạch nội bộ, củng cố uy tín của Ðảng, Nhà nước.

    Tăng cường phối hợp, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại; đổi mới, điều chỉnh tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đấu tranh, phòng, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, nâng cao chất lượng chính trị, giữ vững ổn định trong nội bộ. Phối hợp tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục quốc phòng, an ninh ở các cấp, các ngành và toàn dân ngày càng nền nếp, toàn diện đi vào chiều sâu, hiệu quả thiết thực. Sự đoàn kết, gắn bó, phối hợp, hiệp đồng chiến đấu giữa QÐND, CAND và các ngành, địa phương ngày càng chặt chẽ, đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn và được sự đồng tình, ủng hộ cao của các tầng lớp nhân dân.

    2. Tình hình thế giới, khu vực đang tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa dân tộc cực đoan có xu hướng gia tăng. Cùng với an ninh truyền thống, các mối đe dọa an ninh phi truyền thống đang gia tăng, tiếp tục là những thách thức lớn đối với an ninh của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ có xu hướng gia tăng, cùng với những yếu tố tiềm ẩn gây mất ổn định về an ninh, trật tự trên một số địa bàn, lĩnh vực. Do đó, cần tiếp tục quán triệt và thống nhất nhận thức bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Ðảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và toàn dân. Tình hình, nhiệm vụ đòi hỏi CAND và QÐND phải tiếp tục chung sức, đồng lòng, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ, phát huy tốt hơn nữa vai trò tham mưu, nòng cốt và triển khai thực hiện các giải pháp thiết thực, hiệu quả để xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân vững chắc.

    Thứ nhất, tập trung quán triệt sâu sắc, thực hiện đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25-10-2013 của Ban Chấp hành T.Ư (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, cũng như các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp chiến lược của Ðảng, Nhà nước về: Quốc phòng, quân sự, an ninh quốc gia, bảo vệ biên giới quốc gia, bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, an ninh mạng quốc gia, Luật Quốc phòng, Luật Công an nhân dân… Trong đó, việc cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nội dung, biện pháp để xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng.

    Thứ hai, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Ðảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, trong vận động quần chúng, xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân. Hai lực lượng cần tăng cường phối hợp tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, của các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

    Thứ ba, cần đặc biệt chú trọng phối hợp trong tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhân dân và các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao tinh thần cảnh giác của nhân dân trước âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động; tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ an ninh biên giới quốc gia, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh, trật tự. Tăng cường phối hợp trong công tác dân vận, duy trì và nâng cao hiệu quả các phong trào cách mạng của quần chúng, coi đó là những hình thức, biện pháp quan trọng phát huy sức mạnh của toàn dân, sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, tăng cường khối đoàn kết dân tộc, là nền tảng cơ bản xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

    Thứ tư, tiếp tục tăng cường hơn nữa, làm cho quan hệ phối hợp giữa QÐND và CAND đi vào chiều sâu, ngày càng hiệu quả, thiết thực. Tập trung triển khai, thực hiện hiệu quả, thường xuyên sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong thực hiện Nghị định số 03/2019/NÐ-CP ngày 5-9-2019 của Chính phủ về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng. Chú trọng nâng cao hiệu quả trong trao đổi thông tin, tình hình, nâng cao khả năng dự báo và tham mưu chiến lược. Chủ động phối hợp đấu tranh ngăn chặn âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, triệt tiêu các yếu tố bất lợi; đồng thời tăng cường phối hợp trong diễn tập phòng thủ, xử lý các tình huống phức tạp về quốc phòng, an ninh, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

    Thứ năm, tiếp tục phối hợp xây dựng QÐND, CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, vững mạnh toàn diện về chính trị, tư tưởng và tổ chức, là lực lượng vũ trang trọng yếu, đặc biệt tin cậy, tuyệt đối trung thành của Ðảng, Nhà nước và nhân dân, gắn bó máu thịt với nhân dân, phát huy vai trò nòng cốt, xung kích trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

    (1) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr. 103.

    (2) Văn kiện Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ VII, lần thứ XI, lần thứ XII, Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2013 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; các Nghị quyết của Bộ Chính trị về Chiến lược quốc phòng Việt Nam, Chiến lược An ninh mạng quốc gia, Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia; Luật An ninh quốc gia, Luật Biên giới quốc gia, Luật Dân quân tự vệ, Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, Luật Quốc phòng, Luật Công an nhân dân, Luật An ninh mạng; Nghị định số 03/2019/NÐ-CP ngày 05/9/2019 về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng…

Bạn đang tìm hiểu bài viết Một trong những nội dung xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân an ninh nhân dân là 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)