Nội dung chính
Xem Mỗi ngày ăn một quả táo có tốt không 2024
Có thể nhiều người biết tới câu nói này: Ăn một quả táo mỗi ngày, không phải đến gặp bác sĩ. Câu nói này xuất hiện từ năm 1913 dựa trên một câu tục ngữ của vùng Pembrokeshire, Anh. Mặc dù các nghiên cứu thực tế cho thấy, việc ăn táo mỗi ngày không giúp giảm số lần bạn đi khám bác sĩ, nhưng nhiều bằng chứng đưa ra cho thấy, bổ sung táo thường xuyên vào chế độ ăn giúp bạn cải thiện sức khỏe đáng kể ở nhiều khía cạnh.
Táo là loại quả chứa nhiều dinh dưỡng quan trọng như chất xơ, các loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Thường xuyên ăn táo đem lại những lợi ích sức khỏe lâu dài. Lượng chất dinh dưỡng cụ thể trong một quả táo trung bình như sau:
Lượng calo: 95
Carbon: 25 gram
Chất xơ: 4,5 gam
Vitamin C: 9% giá trị hàng ngày
Đồng: 5% giá trị hàng ngày
Kali: 4% giá trị hàng ngày
Vitamin K: 3% giá trị hàng ngày
Đặc biệt, táo rất giàu vitamin C – một chất chống oxy hóa có tác dụng trung hòa các hợp chất có hại, gọi là các gốc tự do, bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Ngoài ra, táo cũng là nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa tuyệt vời khác như quercetin, axit caffeic và epicatechin.
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn nhiều táo có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính, trong đó có bệnh tim. Một nghiên cứu với 20.000 người trưởng thành đã phát hiện ra rằng, tiêu thụ nhiều trái cây, trong đó có táo, giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Nguyên nhân được xác định là do trong táo chứa nhiều chất flavonoid – hợp chất có tác dụng giảm viêm, bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Giàu các hợp chất chống lại ung thư
Táo chứa một số hợp chất ngăn ngừa sự hình thành ung thư, trong đó có các chất chống oxy hóa và flavonoid. Theo đánh giá tổng hợp của 41 nghiên cứu, người ăn nhiều táo và rau củ có liên quan đến việc giảm nguy cơ phát triển ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa như đại tràng, dạ dày, thực quản, khoang miệng…
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, vẫn cần nghiên cứu thêm để đánh giá tác dụng chống ung thư tiềm ẩn của táo, các định cụ thể các yếu tố liên quan khác (nếu có).
Những lợi ích khác của quả táo:
– Hỗ trợ giảm cân: Quả táo rất giàu chất xơ, được chứng minh là thúc đẩy cảm giác no lâu, giảm lượng calo nạp vào cơ thể, hỗ trợ quá trình giảm cân tốt.
– Cải thiện sức khỏe xương khớp: Các nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều táo có thể giúp tăng cường mật độ khoáng của xương, giảm nguy cơ loãng xương.
– Cải thiện chức năng não: Nghiên cứu trên động vật cho thấy, ăn táo có thể giúp giảm căng thẳng, oxy hóa, ngăn ngừa tình trạng kiệt sức, giúp làm chậm quá trình lão hóa hiệu quả.
– Giảm nguy cơ tiểu đường: Một nghiên cứu lớn đánh giá rằng, những người ăn một quả táo mỗi ngày có thể giảm 28% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 so với những người không ăn táo.
Tác dụng phụ khi ăn quá nhiều táo
Táo rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có thể gây ra những tác dụng phụ nếu bạn ăn quá nhiều. Việc thường xuyên ăn táo với số lượng nhiều có thể gây ra những triệu chứng như đau bụng, trượng bụng, đầy hơi, đau dạ dày…
Theo Healthline
Mùa nào thức ấy: Không có thời điểm nào tốt hơn mùa thu để bổ sung 10 loại rau quả giàu chất dinh dưỡng, củng cố sức khỏe tim mạch hiệu quả này
Câu nói nổi tiếng “Ăn một quả táo mỗi ngày giúp bạn tránh xa bác sĩ” hóa ra lại là sự thật. Nghiên cứu phát hiện một hợp chất trong táo giúp nâng cao sức khỏe tim mạch. Ảnh: Healthline.
Từ xưa, người Pembrokeshire có câu tục ngữ: “An apple a day keeps the doctor away”, hiểu nôm na là ăn một quả táo mỗi ngày giúp chúng ta khỏe mạnh hơn và không cần đi khám bác sĩ.
Thực chất, câu nói này không hề vô căn cứ. Các nhà nghiên cứu nói ăn táo, nho, các loại quả mọng và trà mỗi ngày giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.
Hợp chất tốt cho sức khỏe tim mạch
The New York Post, dựa vào nguồn tài trợ từ Học viện Dinh dưỡng và Nghiên cứu chế độ ăn uống Mỹ, các chuyên gia điều tra dữ liệu từ 157 mẫu thử ngẫu nhiên có đối chứng và 15 nghiên cứu thuần tập về lợi ích sức khỏe của flavan-3-ols. Đây là hợp chất hoạt tính sinh học tốt cho tim.
Nhiều nghiên cứu trước đó chứng minh hợp chất này giúp duy trì sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật. Vì vậy, các chuyên gia nhận thấy flavan-3-ols là “ứng cử viên sáng giá nhất” cho nghiên cứu.
Dữ liệu cho thấy flavan-3-ols có thể cải thiện huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu. Hợp chất giúp giảm lượng đường huyết và đường huyết thấp đồng nghĩa với nguy cơ bị tổn thương thần kinh và mắt cũng sẽ thấp hơn.
Cách để bổ sung flavan-3-ols
Các nhà khoa học khuyên mọi người nên ăn một quả táo, một vài quả mọng và uống 2 tách trà mỗi ngày để cung cấp khoảng 500 miligram flavan-3-ols cho cơ thể.
Giáo sư Gunter Kuhnle, chuyên gia dinh dưỡng ở Đại học Reading, chia sẻ: “Chúng tôi khuyên bạn nên tiêu thụ 400-600 miligram flavan-3-ols mỗi ngày để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch”.
Trà xanh là thực phẩm chứa lượng flavan-3-ols cao nhất, khoảng 320 miligram mỗi cốc. Tiếp theo là trà đen (280 miligram flavan-3-ols/cốc), quả mâm xôi đen (65 miligram flavan-3-ols/60 gram) và nam việt quất khô (35 miligram flavan-3-ols/80 gram).
Chuyên gia khuyên mọi người nên ăn táo, các loại quả mọng như mâm xôi, việt quất và uống trà để cung cấp đủ lượng flavan-3-ols cần thiết cho cơ thể. Ảnh: Flipthelife.
Rượu và chocolate đen cũng chứa hàm lượng hợp chất “hoạt tính sinh học” cao. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý lợi ích của flavan-3-ols là không đáng kể khi so sánh với những tác hại do hàm lượng chất béo và đường cao gây nên.
Ngoài ra, mọi người cũng có thể lựa chọn các thực phẩm khác để bổ sung flavan-3-ols như táo (15 miligram flavan-3-ols/một quả táo nhỏ) và quả việt quất (10 miligram flavan-3-ols/150 gram).
Cảnh báo của chuyên gia
Các bác sĩ cảnh báo bạn không nên dùng thực phẩm chức năng để bổ sung flavan-3-ols. Tiến sĩ Kuhnle nhấn mạnh: “Thức ăn và đồ uống lành mạnh sẽ cung cấp flavan-3-ols hiệu quả hơn nhiều so với thực phẩm chức năng”.
Dùng thực phẩm chức năng chứa flavan-3-ols liều lượng cao thậm chí có thể dẫn đến các vấn đề về dạ dày và tổn thương gan.
Mọi người không nên sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung flavan-3-ols mà nên ăn uống lành mạnh. Ảnh: dalepinnock.
Gần đây, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị chế độ ăn uống nên bao gồm các hợp chất tốt cho sức khỏe, thay vì chỉ tập trung vào việc cải thiện sự thiếu hụt của các chất thiết yếu như vitamin, khoáng chất, protein, chất béo và đường.
Cho đến nay, chất xơ là chất dinh dưỡng không bắt buộc duy nhất được khuyến khích với mục đích cải thiện sức khỏe chứ không phải để bổ sung sự thiếu chất. Nguyên nhân là chất xơ liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường loại 2.
Ông Kuhnle nói: “Thật tuyệt vời nếu việc phát triển các khuyến nghị về chế độ ăn uống và các hợp chất hoạt tính sinh học như flavanols có những bước tiến triển. Nhưng quá trình này đòi hỏi nhiều thời gian”.
Ông cho biết việc tiêu thụ lượng flavanols như trên có tác động tương đương với việc ăn theo chế độ ăn Địa Trung Hải hoặc giảm đáng kể lượng muối tiêu thụ hàng ngày. Những điều này đều dựa trên các khuyến nghị chính thức.
Muốn ăn uống lành mạnh nhưng hay stress công việc? Muốn tập thể dục đều đặn nhưng hay làm việc trễ? Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu một số sách để đồng hành cùng bạn từ phòng gym đến đường chạy, từ văn phòng đến bếp ăn. Tuyển tập này sẽ cung cấp thêm nhiều lựa chọn, và bớt đi một số nỗi lo trên hành trình cân bằng cuộc sống hiện đại.
> Xem thêm: Sách cho cuộc sống vui khỏe
Thực phẩm giúp người gặp vấn đề về tim mạch sống lâu hơn
Bổ sung axit béo omega-3 có nguồn gốc thực vật vào chế độ ăn uống giúp giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm, cải thiện đáng kể vấn đề tim mạch.
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Mỗi ngày ăn một quả táo có tốt không 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.