Nội dung chính
Xem Mẹo dân gian chữa sốt phát ban 2024
Sốt phát ban là bệnh thường gặp ở trẻ em do nguyên nhân chính là nhiễm virus đường hô hấp như virus gây bệnh rubella, virus sởi Ngoài việc sử dụng thuốc hạ sốt, người bệnh có có thể sử dụng các thảo dược thiên nhiên dùng ngoài da để cải thiện các triệu chứng bệnh. Vậy sốt phát ban tắm lá gì, đâu là các loại lá có thể sử dụng, cách dùng như thế nào?
Bị sốt phát ban tắm lá gì là thắc mắc của nhiều người
6 Loại lá tắm cho người bị sốt phát ban
Sốt phát ban là tình trạng trẻ lên cơn sốt bất thình lình kèm theo triệu chứng đau nhẹ cổ họng, hắt hơi sổ mũi. Sau sốt 1 2 ngày, cơ thể trẻ bắt đầu xuất hiện các ban đỏ hoặc các mảng màu hồng, có thể phẳng hoặc hơi cộm. Một trong những phương pháp dân gian thường sử dụng trong trường hợp này chính là tắm nước lá. Thế nhưng trẻ sốt phát ban tắm lá gì tốt thì không phải ai cũng biết.
Sau đây là 6 loại lá tắm thường được dùng cho trẻ bị sốt phát ban:
1/ Lá kinh giới
Lá kinh giới thường được dùng để tắm cho người bị sốt phát ban
Theo y học cổ truyền, lá kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng trừ phong thấp tốt. Không chỉ vậy, các thành phần của lá còn có khả năng giảm các triệu sốt phát ban, mẩn ngứa, nổi mề đay.
Cách thực hiện:
VTV2 đưa tin về công tác khám chữa bệnh mề đay, mẩn ngứa, dị ứng bằng Đông y tại Thuốc dân tộc Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay] thuocdantoc.org Mở
- Lấy 200g lá kinh giới rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt.
- Trộn phần nước cốt thu được với 2 lít nước, đun sôi trong 15 phút.
- Dùng nước này tắm hàng ngày cho đến khi lành bệnh.
- Không nên áp dụng cho trẻ sơ sinh vì dễ gây kích ứng da cho bé.
2/ Lá khế
Theo các thầy thuốc Ả Rập, lá khế có thể chữa bệnh ngứa nếu đắp khi còn nóng. Bên cạnh đó, y học cổ truyền Việt Nam cũng chỉ ra rằng, lá khế vị chát, tính lạnh có tác dụng lợi tiểu tiện, tán nhiệt độc. Có tác dụng hỗ trợ điều trị các chứng lở ngứa, ban đỏ, ung nhọt do huyết nhiệt tốt.
Cách thực hiện:
- Lấy 200g lá khế tươi vò nát, nấu cùng 2 lít nước.
- Để nguội thấy độ ấm vừa đủ để sử dụng thấy lấy tắm cho trẻ hoặc người bị sốt phát ban.
3/ Lá ngải cứu
Lá ngải cứu là vị thuốc đông y đa dụng
Lá ngải cứu không chỉ có tác dụng tốt trong việc điều trị các chứng ngứa do phát ban, mề đay, mẩn ngứa, hăm mà còn làm dịu vết thương và giảm viêm hiệu quả. Sử dụng lá ngải cứu để tắm có thể giúp cơ thể ấm áp hơn và phòng tránh được các bệnh cảm cúm trong mùa lạnh.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 nắm ngải cứu rửa sạch, đun sôi cùng 2 lít nước.
- Đun với lửa nhỏ từ 15 20 phút, thấy sôi thì chắt nước lá ra ngoài, pha cùng ít nước lạnh để tắm.
- Kiên trì áp dụng 1 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả.
4/ Lá trà xanh
Trà xanh hay chè, có tên khoa học là Camellia sinensis, có tác dụng giảm đau nhức và cải thiện tình trạng sốt phát ban. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, trà xanh có chứa các chất chống oxy hóa gọi là catechin, có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Không chỉ vậy, nó còn chứa chất chống oxy hóa và các vitamin B giúp vết thương nhanh lành, làm mềm da và loại bỏ các độc tố bám trên da.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 nắm lá trà xanh tươi, rửa sạch bằng muối hoặc dung dịch rửa rau rồi vò nát, hãm với nước sôi như pha trà để uống.
- Dùng nước này pha loãng với nước, thì nhiệt độ thích hợp thì lấy tắm.
- Sử dụng 3 lần/tuần sẽ thấy các mẩn ngứa đỏ dần biết mất.
- Không dùng chè khô thay thế cho lá chè tươi. Lá chè có tính sát khuẩn cao trong khi đó da trẻ lại rất mẫn cảm, vì vậy nên pha loãng có thể thêm ít muối theo tỷ lệ 10:1 để tăng hiệu quả.
5/ Lá trầu không
Lá trầu không có tính sát khuẩn, kháng khuẩn cao
Theo Đông y, lá trầu không vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm hắc. Có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, điều trị các bệnh ngoài da hiệu quả. Các nhà khoa học cũng xác định, trong tinh dầu của lá trầu không có chứa nhiều polyphenol có khả năng ức chế vi khuẩn, giảm ngứa, giảm viêm, loại bỏ tế bào gây bệnh.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 nắm khoảng 10 lá trầu không tươi rửa sạch, đun sôi với nước trong 10 phút.
- Dùng nước này tắm cho trẻ mỗi ngày đến khi các ban đỏ có dấu hiệu lặn đi. Với người lớn có thể dùng bã lá chà nhẹ nhàng lên vùng da bị ban để tăng hiệu quả diệt khuẩn.
6/ Lá khổ qua rừng
Khổ qua rừng là loại cây mọc dại ở nhiều nơi, các bộ phận của loại cây này đều có vị đắng gấp nhiều lần so với khổ qua thông thường. Trong thành phần của lá khổ qua rừng có chứa các hợp chất như momordicin, cucurbitacin có tác dụng hỗ trợ điều trị các ban đỏ nổi lên ở da bé sau sốt.
Cách thực hiện:
- Lấy cả lá lẫn thân khổ qua rừng rửa sạch, đun sôi với nước trong 10 phút thì tắt bếp.
- Pha thêm một ít nước lạnh, thấy nhiệt độ vừa đủ thì dùng nước này tắm.
- Kiên trì thực hiện nhiều lần sẽ giúp cải thiện triệu chứng của bệnh sốt phát ban đáng kể.
Cách tắm lá cho trẻ bị sốt phát ban
Trước khi tắm phải tiến hành kẹp nách đo nhiệt độ cho trẻ
Khi trẻ bị sốt phát ban, nhiều cha mẹ thường kiêng gió kiêng nước vì sợ bé sẽ sốt nặng hơn. Tuy nhiên, ngay sau khi trẻ hạ sốt cha mẹ có thể dùng nước ấm tắm cho trẻ. Và khi sử dụng các loại lá tắm, cần thực hiện như sau:
- Kiểm tra thân nhiệt để chắc chắn bé không còn sốt trước khi sử dụng lá tắm cho bé.
- Thời điểm tắm thích hợp nhất: Nếu mùa đông thì nên tắm vào 9 11 giờ sáng hoặc 15 17h chiều. Nếu mùa hè thì tắm sớm hơn khoảng 1 tiếng đồng hồ.
- Nhiệt độ nước tắm phải thấp hơn 2 độ C so với nhiệt độ của cơ thể bé, không tắm khi nhiệt độ này xuống thấp.
- Da trẻ rất mẫn cảm, do đó không nên dùng nước lạnh sẽ khiến lỗ chân lông bị se lại, nếu dùng nước quá nóng sẽ khiến các vị trí nốt ban bị kích thích.
- Không dùng phấn rôm, phấn thơm cho trẻ bị mề đay, mẩn ngứa, sốt phát ban.
- Nên tránh gió cho trẻ, chuẩn bị quần áo, khăn tắm sẵn sàng và nhanh chóng lau khô người cho trẻ sau khi tắm để tránh bị lạnh.
Những lưu ý khi sử dụng lá tắm cho trẻ
Để hạn chế các vấn đề xảy ra, sau khi nắm được sốt phát ban nên tắm lá gì, mẹ cũng cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Không nên áp dụng phương pháp này cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Trường hợp mẹ muốn sử dụng, sau khi thăm khám bác sĩ nên trao đổi trực tiếp để được bác sĩ tư vấn.
- Đây chỉ là một biện pháp hỗ trợ, chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng để chữa bệnh.
- Loại lá sử dụng phải sạch, rõ ràng về nguồn gốc tránh nhiễm khuẩn hoặc thuốc bảo vệ thực vật.
- Mỗi ngày chỉ tắm cho bé 1 lần, mỗi lần không quá 5 phút, không nên chà xát quá mạnh.
Trên đây là một số thông tin giúp mẹ biết được trẻ bị sốt phát ban tắm là gì. Các loại lá này cũng có thể áp dụng với trường hợp người lớn bị sốt phát ban, mề đay, mẩn ngứa, viêm da cơ địa. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ, không có tác dụng điều trị và không thể thay thế thuốc.
Có thể bạn quan tâm
- Sốt phát ban ở trẻ em Nguyên nhân và cách điều trị
- Bị sốt phát ban có nguy hiểm không, có lây không?
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Mẹo dân gian chữa sốt phát ban 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.