Nội dung chính
Xem Mẫu căn cước công dân gắn chip 2024
Sau hai tháng lấy ý kiến đóng góp về mẫu thẻ căn cước gắn chip điện tử, ngày 23/1, Bộ Công an đã ban hành thông tư 06/2021 quy định mẫu thẻ mới.
Theo đó, kích thước thẻ tương đương với thẻ căn cước mã vạch hiện nay (dài 85,6 mm, rộng 53,98 mm và dày 0,76 mm), tuy nhiên màu sắc nội dung có thay đổi. Mặt trước thẻ có nền màu xanh đậm thay vì màu xanh nhạt như thẻ cũ.
Mặt trước của thẻ căn cước công dân gắn chip. Ảnh: Bộ Công an
Quảng cáo
Các nội dung thông tin tên, ngày tháng năm sinh ở mặt trước có thêm chữ Tiếng Anh ở dưới. Hình quốc huy được thiết kế ở góc trái trên cùng đường kính 12 mm thay vì 14 mm như thẻ cũ. Ảnh chân dung của công dân được giữ nguyên kích thước 20 x 30 mm và in thẳng lên thẻ.
Một điểm mới đáng chú ý ở mặt trước của thẻ là các thông tin được in trên nền bản đồ Việt Nam ở trung tâm các hoạ tiết trống đồng, thay vì nền xanh nhạt không hoạ tiết như thẻ đang lưu hành.
Mặt sau thẻ có thay đổi lớn bởi được thiết kế con chip hình vuông ở cạnh chữ ký của lãnh đạo Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Ngoài thông tin này, mặt sau cũng in đặc điểm nhân dạng; hai ô vân tay ngón trỏ cái, ngón trỏ phải. Các thông tin mặt sau được in trên nền màu xanh chuyển vàng xanh có hình hoa sen.
Quảng cáo
Thời hạn thẻ căn cước giữ nguyên theo quy định hiện hành là 10 năm. Với những công dân mới được cấp thẻ mã vạch được sử dụng đến khi hết thời hạn trên thẻ. Công an địa phương cũng dừng tiếp nhận cấp thẻ gắn mã vạch và chứng minh thư 9 số từ ngày 23/1.
Con chip được gắn mặt sau của thẻ. Ảnh: Bộ Công an
Liên quan đến thẻ căn cước mới có bổ sung thêm ngôn ngữ khác là Tiếng Anh, lãnh đạo Bộ Công an cho rằng, “việc này tạo điều kiện để công dân Việt Nam sử dụng thẻ thay cho việc sử dụng hộ chiếu, khi Việt Nam ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân được sử dụng thẻ căn cước thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau”.
Mẫu thẻ căn cước mới có hiệu lực từ ngày 23/1. Theo lãnh đạo Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, xã hội, đơn vị sẽ phối hợp với công an các địa phương sớm sản xuất và trả thẻ cho công dân đã hoàn thiện thủ tục cấp đổi trong cuối tháng 1.
Thẻ căn cước mới gắn chip cùng với dữ liệu do ngành công an quản lý gồm 20 trường thông tin (họ và tên, năm sinh, quê quán…), các dữ liệu của ngành thuế, hải quan, bảo hiểm, bằng lái… có thể được bổ sung, tích hợp vào chíp. Qua đó, mẫu thẻ mới đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính, phát triển Chính phủ điện tử, giúp người dân trong tương lai đi làm thủ tục bớt phải mang cùng lúc nhiều giấy tờ.
Từ ngày 1/1 Công an trên toàn quốc bắt đầu thu nhận thông tin của công dân để cấp thẻ căn cước mẫu mới gắn chip. Dự kiến đến 7/2021 cả nước sẽ cấp được 50 triệu thẻ căn cước công dân.
Từ tháng 01/2021, Bộ Công an đã triển khai cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip. Khi có nhu cầu cấp mới, cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thì người dân dùng mẫu tờ khai Căn cước công dân (mẫu CC01) sau:
- Lưu ý: Hiện nay làm Căn cước công dân không cần điền Tờ khai
- Tờ khai Căn cước công dân dùng để làm gì?
- Tờ khai Căn cước công dân lấy ở đâu?
- Mẫu Tờ khai Căn cước công dân – Mẫu CC01
- Cấp CCCD khi đã có thông tin trên Cơ sở dữ liệu về dân cư thế nào?
Câu hỏi: Cho em hỏi Tờ khai Căn cước công dân em lấy ở đâu được và hướng dẫn giúp em cách điền được không ạ – Phan Thế Huy (Kiên Giang)
Trả lời:
Lưu ý: Hiện nay làm Căn cước công dân không cần điền Tờ khai
Theo hướng dẫn thủ tục làm Căn cước công dân tại Thông tư 60/2021/TT-BCA, khi có nhu cầu làm thẻ Căn cước, công dân có thể đến địa điểm làm thủ tục cấp Căn cước công dân hoặc thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an để đăng ký thời gian, địa điểm làm thủ tục đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Nếu xác định công dân đủ điều kiện cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thì cán bộ thực hiện tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân và tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Như vậy, trong quy trình cấp thẻ Căn cước công dân từ ngày 01/7/2021, người dân không cần điền Tờ khai khi đi làm thẻ Căn cước công dân.
Tuy nhiên, hiện hành, vẫn có một số trường hợp hoặc địa phương yêu cầu công dân điền Tờ khai để việc làm thẻ được thực hiện nhanh hơn.
Tờ khai Căn cước công dân dùng để làm gì?
Mẫu Tờ khai Căn cước công dân – Mẫu CC01 được dùng để công dân kê khai thông tin về nhân thân của mình khi có yêu cầu cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân (kể cả trường hợp công dân kê khai trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến) theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 66/2015/TT-BCA được sửa đổi tại Thông tư 41/2019/TT-BCA.
Tờ khai Căn cước công dân lấy ở đâu?
Tờ khai Căn cước công dân được phát cho công dân khi đến làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại Căn cước công dân tại Trung tâm Căn cước công dân quốc gia, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an hoặc khai Tờ khai điện tử trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến hoặc công dân có thể tải mẫu tại Thông tư 41/2019/TT-BCA tại đây.
Mẫu Tờ khai Căn cước công dân – Mẫu CC01
Mẫu Tờ khai Căn cước công dân (mẫu CC01) mới nhất (Ảnh minh họa)
Hướng dẫn điền Tờ khai Căn cước công dân – Mẫu CC01 (ban hành kèm theo Thông tư 41/2019/TT-BCA):
Mục 1. Họ, chữ đệm và tên: ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên theo giấy khai sinh bằng chữ in hoa, có dấu.
Mục 2. Họ, chữ đệm và tên gọi khác (nếu có): chỉ khai nếu trong giấy khai sinh có tên, họ khác và ghi bằng chữ in hoa đủ dấu.
Mục 3. Ngày, tháng, năm sinh: ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh theo giấy khai sinh. Ngày sinh ghi 02 chữ số, năm sinh ghi đủ bốn chữ số. Đối với tháng sinh từ tháng 3 đến tháng 9 ghi 01 chữ số, các tháng sinh còn lại ghi 02 chữ số.
Mục 4. Giới tính: giới tính nam ghi là “Nam”, giới tính nữ ghi là “Nữ”.
Mục 5. Số CMND/CCCD: ghi rõ số CMND/CCCD đã được cấp lần gần nhất (nếu là CMND có 9 số thì 3 ô cuối gạch chéo).
Mục 6, 7. Dân tộc, tôn giáo: ghi dân tộc, tôn giáo như trong giấy khai sinh hoặc giấy tờ chứng nhận dân tộc, tôn giáo của cơ quan có thẩm quyền.
Mục 8. Quốc tịch: ghi quốc tịch như trong giấy khai sinh hoặc giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam của cơ quan có thẩm quyền.
Mục 9. Tình trạng hôn nhân: ghi tình trạng hôn nhân hiện tại, cụ thể: chưa kết hôn, đã kết hôn hoặc đã ly hôn.
Mục 10. Nhóm máu (nếu có): ghi theo bản kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu nếu có.
Mục 11. Nơi đăng ký khai sinh: Ghi địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh theo giấy khai sinh. Trường hợp giấy khai sinh không ghi đầy đủ địa danh hành chính theo cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh thì ghi địa danh hành chính theo giấy khai sinh đó. Trường hợp địa danh hành chính có sự thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính mới đã được thay đổi theo quy định.
Mục 12. Quê quán: Ghi địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh theo giấy khai sinh, sổ hộ khẩu. Trường hợp các giấy tờ trên không ghi đầy đủ địa danh hành chính theo cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh thì ghi địa danh hành chính theo giấy tờ đó. Trường hợp địa danh hành chính có sự thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính mới đã được thay đổi theo quy định.
Mục 13. Nơi thường trú: ghi đầy đủ, chính xác theo sổ hộ khẩu. Trường hợp công dân trong biên chế chính thức của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang ở tập trung trong doanh trại, nhà ở tập thể ghi theo giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị cấp cho công dân.
Mục 14. Nơi ở hiện tại: ghi đầy đủ, chính xác nơi ở hiện tại của công dân theo thứ tự số nhà, đường phố; thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc; xã/phường/thị trấn; quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh; tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
Mục 15. Nghề nghiệp: ghi rõ nghề nghiệp đang làm, trường hợp là quân nhân đang tại ngũ thì để trống.
Mục 16. Trình độ học vấn: ghi trình độ học vấn cao nhất (tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp, tốt nghiệp trung học phổ thông, tốt nghiệp trung học cơ sở…).
Các mục 17, 18, 19, 20: ghi đầy đủ họ, chữ đệm, tên, quốc tịch vào các mục tương ứng trong biểu mẫu. Phần số CCCD/CMND công dân có thể ghi hoặc không ghi.
Mục 21: ghi đầy đủ họ, chữ đệm, tên, quốc tịch, số CCCD/CMND vào các mục tương ứng trong biểu mẫu.
Mục 22. Yêu cầu của công dân:
– Cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD: trường hợp cấp lần đầu thì ghi cấp mới; trường hợp hư hỏng, hết thời hạn hoặc có sự thay đổi, sai sót thông tin trên thẻ CCCD hoặc công dân có yêu cầu đổi thẻ thì ghi cấp đổi; trường hợp mất thẻ hoặc được trở lại quốc tịch Việt Nam thì ghi cấp lại.
– Chuyển phát thẻ CCCD đến địa chỉ của công dân:
+ Trường hợp công dân cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD có yêu cầu chuyển phát thẻ thì ghi “có” và ghi đầy đủ địa chỉ nhận, số điện thoại liên hệ.
+ Trường hợp công dân cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD không có yêu cầu chuyển phát thẻ thì ghi “không”.
Mục “Ngày….tháng……..năm…”: ghi rõ ngày, tháng, năm công dân khai tờ khai cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.
Mục “KẾT QUẢ XÁC MINH“: công dân không ghi mục này.
Phần “MÃ VẠCH 2 CHIỀU“, “Thời gian hẹn“, “Tại” chỉ áp dụng đối với trường hợp khai trực tuyến, trong đó:
– Phần “Mã vạch 2 chiều”: Mã hóa toàn bộ thông tin nhân thân của công dân và các thông tin phục vụ quản lý trên Tờ khai Căn cước công dân trực tuyến.
– Mục “Thời gian hẹn“: Công dân đăng ký ngày cụ thể đến cơ quan quản lý căn cước công dân làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;
– Mục “Tại“: Ghi tên cơ quan quản lý căn cước công dân mà công dân đăng ký đến làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Cấp CCCD khi đã có thông tin trên Cơ sở dữ liệu về dân cư thế nào?
Nếu công dân đã được cập nhật đầy đủ thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì thủ tục cấp thẻ CCCD sẽ trở nên dễ dàng hơn trước đây. Cụ thể về thủ tục cấp CCCD như sau:
Bước 1: Yêu cầu cấp thẻ CCCD
Công dân có thể trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền để yêu cầu cấp thẻ hoặc đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an.
Bước 2: Tiếp nhận đề nghị cấp CCCD
– Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, đối chiếu thông tin về công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ.
– Trường hợp công dân thông tin có sự thay đổi, chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì yêu cầu công dân xác định thông tin chính xác và xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai căn cước công dân.
– Trường hợp đủ điều kiện, thủ tục thì tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân, Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (mẫu CC02) chuyển cho công dân kiểm tra xác nhận thông tin, in giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho công dân.
– Trường hợp đủ điều kiện nhưng thông tin chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn công dân bổ sung hoặc kê khai lại. Nếu thiếu giấy tờ liên quan theo quy định thì hướng dẫn bằng văn bản cho công dân, ghi rõ nội dung cần bổ sung.
– Trường hợp qua đối chiếu thông tin thấy không đủ điều kiện thì trả lại hồ sơ cho công dân và ghi rõ lý do vào Tờ khai căn cước công dân.
Bước 3: Nhận kết quả
Tính từ ngày người yêu cầu nộp đầy đủ hồ sơ giấy tờ theo quy đinh thì thì tại các thành phố hay thị xã thì trong vòng bảy ngày nếu là làm thủ tục cấp mới lần đầu, cấp lại thì trong vòng 15 ngày làm việc.
Trường hợp người yêu cầu cấp sống ở vùng biên giới, vùng sâu vùng xa, vùng hải đảo giao thông đi lại khó khăn thì thời gian lam thủ tục cấp thẻ kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp phù hợp sẽ là 20 ngày.
Trên đây là Mẫu Tờ khai Căn cước công dân. Nếu còn thắc mắc. bạn vui lòng liên hệ
19006199 để được hỗ trợ.
>> Cách ghi nơi cấp Căn cước công dân gắn chip như thế nào?
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Mẫu căn cước công dân gắn chip 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.