Mang thai 33 tuần bụng tụt 2024

Xem Mang thai 33 tuần bụng tụt 2024

Thai tuần 33 là thời điểm mà thai nhi và mẹ đang chuẩn bị cho quá trình vượt cạn sắp tới. Ảnh Internet

1. Những thay đổi của mẹ khi thai 33 tuần

1.1 Cơ thể mẹ có sự thay đổi

  • Vào thời điểm này cơ thể sẽ chuẩn bị cho những nhu cầu sắp đến của việc đau chuyển dạ và sinh con.
  • Thai nhi trở nên lớn hơn và lấp đầy bụng của mẹ, khiến mẹ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày.
  • Em bé nên nằm ngôi thuận trong tuần 33 này vì như vậy sẽ khiến cho mẹ thở phào nhẹ nhõm, vì cái đầu nhỏ mà cứng và đầy xương kia sẽ không còn thúc vào ngay dưới mạng sườn của bạn nữa.
  • Ngực bạn càng trở nên nặng nề hơn và xuất hiện những đường gân máu xanh, có thể hai đầu vú của bạn đã bắt đầu rỉ ra một chút sữa non. Các tuyến nhỏ li ti tạo dầu sẽ làm ẩm cho vùng quanh đầu vú, giờ có thể hiện rõ hơn.
  • Khối nước ối trong tuần này là lớn nhất, và từ giờ nó sẽ chỉ giảm dần đi.
  • Tim đập nhanh vì có nhiều thay đổi trong việc phân bổ các mạch máu chủ và vì cái khối lượng đang đè lên tim, việc tim đập nhanh là rất bình thường.
  • Mẹ có thể bị cơn đau và tê ở ngón tay, cổ tay và bàn tay vì thai nhi đè nặng lên hệ dây thần kinh và làm tăng áp lực lên các bộ phận liên quan trên cơ thể.
  • Các dây thần kinh chạy qua ống cổ tay có thể bị chèn ép và tạo ra cảm giác tê, ngứa ran, đau rát hoặc đau âm ỉ.
  • Mẹ có thể tiếp tục tăng khoảng 0.5kg một tuần trong tuần thai thứ 33 và trong vài tuần tới.
  • Máu có thể dồn xuống chân, gây nên tình trạng giảm huyết áp tạm thời khi bạn ngồi dậy, và khiến bạn cảm thấy chóng mặt.
  • Đây cũng là lúc bạn ham muốn tình dục của mẹ bầu tăng cao.
  • Đôi khi, mẹ sẽ cảm thấy vùng kín của mình tiết ra một ít dịch lỏng. Các mẹ sẽ không phân biệt được dịch này là hiện tượng rỉ ối hay là nước tiểu gây ra.
  • Mẹ có thể đối mặt với các nốt mụn ngứa nơi bụng và mông.
  • Tử cung của bạn cao hơn 12,5cm bên trên rốn.

1.2 Tâm trạng của mẹ thay đổi

  • Mẹ sẽ lại cảm thấy mệt mỏi, dù không đến nỗi khổ sở như trong giai đoạn đầu thai kỳ.
  • Mẹ nhận ra mình đang nóng ruột và thiếu kiên nhẫn hơn.
  • Hơi ủy mị và dễ xuống tinh thần. Những cơn đau nhức khiến mẹ chẳng muốn làm gì cả.

Vào tuần 33 cơ thể mẹ cũng thay đổi và cũng có nhiều điều làm mẹ mệt mỏi, khó chịu. Ảnh Internet

2. Thai nhi 33 tuần như thế nào?

  • Thời điểm này là thai nhi được 8 tháng tuổi.
  • Bé có cân nặng xấp xỉ 1,9 kg và cao khoảng 43cm.
  • Bé sẽ còn tiếp tục tăng trọng nhanh hơn, vào khoảng gần 230g một tuần.
  • Phổi bé chưa hoàn thiện hẳn nhưng đã có thể hít 1 chút nước ối để luyện tập cho 2 lá phổi và học cách thở.
  • Hệ thần kinh trung ương cũng đang hoàn chỉnh, tế bào thần kinh và những mối liên hệ thần kinh trong não đang phát triển để bé đủ khả năng tiếp nhận và phản ứng với các kích thích từ môi trường.
  • Tất cả giác quan của bé đã hoạt động.
  • Đồng tử mắt của bé đã bắt đầu hoạt động, tiếp nhận ánh sáng.
  • Bé có thể mở miệng rộng hơn một chút và có thể ngáp lớn.
  • Mức độ di chuyển của bé vẫn thường xuyên và ổn định như giai đoạn trước.
  • Thời điểm 33 tuần tuổi em bé đã xuất hiện những giấc mơ, bạn có thể nhận thấy qua việc mí mắt bé chuyển động liên tục khi ngủ.
  • Nhiều bé sẽ xuất hiện tóc, nhiều ít tùy bé.
  • Bé đã có thể biết chơi đùa cùng bố mẹ qua giọng nói.
  • Nếu là bé trai, 2 tinh hoàn đã rời bụng, di chuyển tới vùng bìu.
  • Lượng mỡ trên cơ thể bé đang được bồi đắp hằng ngày, da đã hết nhăn nheo và bộ xương đã cứng cáp hơn, lớp mỡ này có tác dụng giúp bé điều chỉnh thân nhiệt sau khi được sinh ra.
  • Xương hộp sọ của bé vẫn còn mềm và chưa liền nhau để bé có thể chui ra khỏi bụng mẹ dễ dàng.
  • Thân nhiệt của bé cũng đã ổn định hơn và không phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ của người mẹ.
  • Móng tay thai nhi 33 tuần tuổi lúc bấy giờ đã sắc và cứng hơn.
  • Cơ thể bé bây giờ đang nằm gọn giữa tử cung bạn, dĩ nhiên là có vài bộ phận bị chệch ra ngoài một chút.
  • Thai nhi sẽ lấy việc ngủ làm hoạt động chính lúc này. Các giấc ngủ sẽ giúp bé phát triển hệ thần kinh tư duy và duy trì hoạt động của hệ cơ quan tuần hoàn tốt hơn khi bé chào đời.

Thai nhi 33 tuần tuổi sẽ có sự phát triển gần như hoàn thiện. Ảnh Internet

3. Khi thai tuần 33, mẹ làm gì để mẹ và bé cùng khỏe

3.1 Những điều mẹ cần làm

  • Tuần mang thai thứ 33, việc lựa chọn thức ăn, thời gian ăn trong ngày, và ăn bao nhiêu một lần có thể tác động trực tiếp đến sức khỏe của mẹ.
  • Tăng khẩu phần ăn có chứa chất xơ như trái cây và rau củ để tránh táo bón .
  • Bù đắp thêm canxi qua một số thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày như tôm, tép nhỏ ăn cả vỏ, đỗ, trứng, sữa
  • Bổ sung lượng sắt cho cơ thể qua các nguồn thực phẩm như thịt bò, gan, khoai tây
  • Hãy bổ sung thêm omega-3 vào khẩu phăn ăn mỗi ngày để giúp não bé phát triển tốt hơn.
  • Nhớ đảm bảo uống đủ 8 ly nước mỗi ngày.
  • Quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai là tốt nếu như mẹ và bé đều khỏe mạnh.
  • Nên mua một số loại áo ngực có kích cỡ lớn, đủ để nâng đỡ ngực và đảm bảo thoải mái, dễ thở.
  • Mẹ cần làm mọi việc một cách nhẹ nhàng, chậm rãi cũng như theo dõi kĩ những dấu hiệu chuyển dạ để sẵn sàng cho việc sinh nở.
  • Thai phụ nên nghỉ ngơi tại nhà (không làm việc) để sẵn sàng cho giai đoạn chuyển dạ có thể diễn ra bất kỳ lúc nào.
  • Hãy nhớ co duỗi bàn tay của mẹ khi mẹ nghỉ giải lao thường xuyên.

Vào thời điểm này mẹ nên ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để có sức khỏe cho quá trình sinh em bé sắp tới. Ảnh Internet

3.2 Những điều mẹ cần tránh khi thai ở giai đoạn 33 tuần tuổi

  • Mẹ nên tránh các loại thực phẩm nhiều gia vị, dầu mỡ và có tính axit.
  • Tránh ăn gần lúc đi ngủ để dễ hấp thu chất dinh dưỡng và kìm hãm các triệu chứng của ợ nóng.
  • Nếu mẹ đang ngồi hay nằm lâu, đừng bật dậy quá nhanh.
  • Không nên lạm dụng quá nhiều thuốc bổ để giảm nhẹ gánh nặng cho dạ dày.
  • Tránh ăn thức ăn chưa chín hoặc dễ hỏng (sốt mayonaise, salad) đồ sống có nhiều vi khuẩn độc hại.
  • Không được ăn kiêng sẽ ảnh hưởng đến trí thông minh cũng như thể chất thai nhi.
  • Hệ tiêu hoá của các mẹ bầu sẽ hoạt động không được tốt chính vì thế quá trình tiêu hoá sẽ bị chậm lại nên mẹ không nên ăn nhiều đồ mặn.

Thời điểm này mẹ cần cẩn thận trong chế độ ăn uống và sinh hoạt để không gây khó chịu cho mẹ và ảnh hưởng cho thai nhi. Ảnh Internet

4. Những bệnh mẹ bầu có thể gặp trong tuần 33 của thai kỳ

  • Mẹ có thể đang bị tình trạng gọi là sẩn ngứa mề đay hay nốt sần thai kỳ (gọi tắt là PUPPP), bệnh này không gây nguy hiểm nhưng lại đem đến cho mẹ cảm giác khó chịu.
  • Trong giai đoạn này có nguy cơ mắc bệnh liên cầu khuẩn B. Đây là loại khuẩn trú ngụ ở âm đạo và trực tràng của mẹ. Nó có thể gây hại cho cả mẹ và bé, hơn nữa cảm giác khó chịu, bí bách do bệnh này gây ra cũng khiến cho bạn cáu, bực bội.
  • Mẹ nên lưu ý về chứng trầm cảm thai nghén, bệnh này khá nguy hiểm đối với mẹ và bé.
  • Một số thai phụ có triệu chứng suy tĩnh mạch ở tuần thứ 33 này.
  • Nếu bụng của bạn thấy đau khi bạn thay đổi vị trí hoặc ngồi dậy đột ngột, bạn có thể bị đau dây chằng tử cung.
  • Bụng lớn dần lên và đẩy mọi thứ ra khỏi vị trí của mình, bao gồm phổi của bạn. Điều này khiến phổi không thể mở rộng đầy đủ. Điều này làm bạn bị khó thở.
  • Rối loạn tâm thần có thể gây ra bởi giới tính của em bé. Mẹ bị suy giảm trí nhớ.
  • Những cơn co thắt giả thường thấy rõ ràng ở các bà mẹ đã trải qua một lần mang thai ở thời gian này.
  • Mẹ nhớ tập nhẹ cách giờ đi ngủ vài tiếng.

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

  • Đo cân nặng (thường thì mẹ sẽ tăng chậm lại hoặc dừng vào giai đoạn này).
  • Đo huyết áp (có thể hơi cao hơn giai đoạn giữa thai kỳ).
  • Đo đường và đạm trong nước tiểu.
  • Tình trạng sưng bàn tay và chân, giãn tĩnh mạch chân.
  • Kiểm tra cử cung của mẹ (cổ tử cung) bằng cách bác sĩ kiểm tra bên trong cửa mình để xem hiện tượng tử cung mỏng nong dần và bắt đầu giãn nở.
  • Đo chiều cao của đáy tử cung.
  • Đo nhịp tim của thai nhi.
  • Đo kích thước của thai nhi (ước tính tương đối), hướng sinh (đầu hay mông ra trước), vị trí (úp mặt hay ngửa mặt) bằng cách sờ nắn.

Tuần thai 33 mẹ sẽ rất khó chịu và có thể xuất hiện các bệnh không mong muốn. Ảnh Internet

5. Mẹ cần chuẩn bị gì trong giai đoạn sắp sinh này

  • Đi khám thai thường xuyên khi bước vào giai đoạn này giúp bố mẹ có thể theo dõi được sức khỏe và sự phát triển bình thường của con , dự tính ngày sinh chính xác nhất, theo dõi được tình hình sức khỏe của mẹ
  • Mẹ có thể bắt đầu soạn đồ đạc quần áo của bé.
  • Giặt bất cứ thứ gì sẽ tiếp xúc với da của bé, đặc biệt là giặt quần áo và drap giường của bé.
  • Ghi chép vào sổ những việc cần thiết trong lúc này là quan trọng, vì vậy hãy nhanh chóng ghi lại các dự định, kế hoạch của mẹ cũng như công việc vào một cuốn sổ nhỏ để mọi thứ được sắp xếp thật chỉn chu nhé.
  • Mẹ bầu nên tập cách hít thở để chuẩn bị cho kỳ sinh nở.
  • Chuẩn bị tâm lý cho những trường hợp sinh sớm hơn hoặc có biến chứng nào đó buộc phải ở lại bệnh viện lâu hơn dự tính.
  • Mẹ bầu hãy tranh thủ thời gian rảnh rỗi đi mua sắm quần áo cho con và đồ dùng cần thiết cho cả mẹ và bé trước khi sinh.
  • Mẹ cần tập rặn đúng cách khi bác sĩ cho phép thai phụ được rặn thì mới có hiệu quả đẩy thai ra khỏi bụng mẹ và ống sinh dục được.
  • Tận dụng thời điểm này để bàn bạc về những dự định tương lai cho thiên thần nhỏ của mình.

Mẹ cần chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để chào đón bé yêu của mình. Ảnh Internet

6. Những câu hỏi thường gặp

6.1 Thai 33 tuần chưa quay đầu phải làm sao?

  • Thời điểm mà thai nhi xoay ngôi thai sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thời gian này có thể dao động từ tuần thai thứ 28 đến 36, 37. Thai 33 tuần mà chưa quay đầu cũng là muộn rồi, nhưng bố mẹ cũng đừng nên lo lắng mà hãy đợi đến các tuần tiếp theo để theo dõi.
  • Cũng có nhiều trường hợp em bé có thể cử động nhiều hoặc đối với những bé hay quậy thì đến lúc gần sinh thì bé có thể tự quay đầu xuống. Nhưng hiện nay em bé lúc này cũng đã to và không gian trong bụng người mẹ cũng chật rồi nên khả năng em bé quay đầu là rất thấp. Bạn nên cố gắng nên đi bộ nhẹ nhàng 30 phút. Buổi tối trước khi đi ngủ có thể quỳ gối, hướng mông lên và đầu thì gối vào một cái gối êm.
  • Trong trường hợp bé chưa quay đầu thì vẫn có thể sinh an toàn bằng phương pháp sinh mổ. Nếu như phải mổ để thì hiện nay không dùng thuốc mê nữa mà bác sĩ sẽ gây tê tủy sống vì theo nghiên cứu thuốc mê có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Vì nhiều yếu tố khác nhau mà vào tuần 33 có thể bé chưa quay đầu, bố mẹ cần theo dõi bé thường xuyên. Ảnh Internet

6.2 Thai 33 tuần ít đạp có sao không?

Vào những tuần cuối thai kỳ, mẹ có thể sẽ cảm thấy thai 33 tuần ít đạp hơn trước. Nguyên nhân của tình trạng này là do tử cung không còn đủ chỗ trống cho con cử động. Vì thế, nếu mẹ không thấy con có bất kỳ biểu hiện nào trong nhiều giờ liền, mẹ hãy đánh thức con bằng những hoạt động như ho, thay đổi tư thế gọi con dậy. Mẹ hãy đi khám thai để được chẩn đoán chính xác nhất tình trạng hiện tại của bé.

Mẹ nên đến bác sĩ để theo dõi thai nhi như thế nào khi bé không có phản ứng gì với mẹ. Ảnh Internet

6.3 Mang thai tuần 33 bụng đã bị tụt xuống chưa?

  • Đối với người sinh con lần đầu tiên, hiện tượng tụt bụng sẽ xảy ra vào khoảng 2-4 tuần trước ngày dự sinh.
  • Đối với người sinh con thứ, cơ xương chậu của mẹ lúc này đã giãn nở đủ rộng, tụt bụng có thể xảy ra ngay trước khi cơn chuyển dạ bắt đầu.
  • Đối với tuần thứ 33 của thai kỳ thì bụng đã bắt đầu có dấu hiệu bị tụt xuống rồi.

Vào tuần 33 của thai kỳ thì bụng đã bắt đầu có dấu hiệu bị tụt xuống rồi. Ảnh Internet

6.4 Mang thai 33 tuần bị rỉ ối có phải là dấu hiệu đáng lo ngại?

  • Nước ối là chất lỏng không có màu hoặc có mùi tanh khác với nước tiểu có màu vàng và mùi khai đặc trưng. Để phân biệt hai loại chất lỏng này là sử dụng giấy quỳ để thử nồng độ pH của dung dịch.  Nếu giấy quỳ chuyển sang màu xanh thì đây chính là nước ối.
  • Hiện tượng rỉ ối xảy ra khi cơ thể thai phụ có dấu hiệu chuyển dạ, tuy nhiên nó thường xuất hiện đúng vào tuần 37.
  • Với tuần 33 mà mẹ bị rỉ ối, đây là nguy cơ tiềm ẩn đối với thai nhi, bị rỉ ối có thể dẫn đến tình trạng thiếu ối hoặc cạn nước ối, thai nhi dễ bị va chạm vào tử cung khi tử cung co bóp hoặc khi thai phụ vận động, nó sẽ tác động đến hệ xương và cơ của thai nhi nên có thể gây ra những khiếm khuyết trên cơ thể.
  • Bên cạnh đó, hiện tượng rỉ ối còn tác động tiêu cực đến nguồn dinh dưỡng và oxy nuôi thai nhi. Khi xảy ra hiện tượng rỉ ối, thai nhi không được cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy nên dễ dẫn đến trường hợp suy dinh dưỡng, suy thai mãn tính thậm chí thai chết lưu. Thai 33 tuần bị rỉ ối có thể làm màng ối mỏng đi và vỡ bất cứ lúc nào, điều này dễ dẫn đến trường hợp sinh non ở phụ nữ mang thai.

Cách xử lý và phòng tránh tình trạng thai 33 tuần bị rỉ ối

Khi phát hiện ra hiện tượng rỉ ối, thai phụ cần tìm ngay đến các cơ sở y tế để khám ngay. Khi nước ối bị rò rỉ , màng ối trở nên mỏng hơn và có nguy cơ vỡ bất cứ lúc nào nên rất nguy hiểm. Trong nhiều trường hợp, thai phụ có thể uống kháng sinh để chống lại các nguy cơ nhiễm trùng ối, đồng thời thai phụ sẽ được chỉ định truyền dịch và dùng thuốc chống co bóp tử cung để ổn định túi ối.

Cách phòng tránh :

  • Theo dõi những thay đổi của cơ thể thường xuyên.
  • Khám thai và siêu âm định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh tình trạng viêm nhiễm.
  • Không nên quan hệ tình dục trong giai đoạn này hoặc ngâm mình trong bồn tắm, thụt rửa âm đạo hoặc kiểm tra vùng kín bằng tay.
  • Khi đi vệ sinh, thai phụ nên dùng khăn giấy chuyên dụng và lau từ trước ra sau.

Nếu trong tuần này mẹ bị rỉ nước ối cần theo dõi để kịp thời xử lý các tình huống xảy đến cho thai nhi. Ảnh Internet

7. Lời khuyên cho mẹ bầu

  • Nếu mẹ định nuôi con bằng sữa mẹ , hãy tham gia một lớp hướng dẫn cho con bú. Đa phần các bà mẹ cho con bú đều gặp khó khăn trong thời gian đầu khi mới bắt đầu tập bú cho bé.
  • Hãy mua một số tấm trải ni-lông để đặt lên chiếu của bạn. Nếu bạn bị vỡ ối khi đang nằm trên giường, bạn sẽ thấy nhẹ cả người vì mình đã chuẩn bị trước. Cũng nên chuẩn bị một cái khăn bông trong xe của bạn nữa, phòng khi bạn cần đến nó.
  • Đăng ký một gói dịch vụ sinh nở, suy nghĩ xem bạn muốn sinh cách nào, và ai là người ở bên cạnh bạn khi bạn sinh.

Giải pháp giúp cho bà bầu ngủ ngon hơn :

  • Vì thận của bà bầu cũng làm việc nhiều hơn, lọc máu và sản xuất ra lượng nước tiểu nhiều hơn gấp đôi trước khi mang bầu, bà bầu sẽ phải dậy trong đêm 4-6 lần để đi vệ sinh không nên uống bất cứ thứ gì trước khi đi ngủ, trong ngày thì bạn cần uống nhiều nước hơn để bù đắp lại.
  • Khi đi vệ sinh, hãy ngồi nghiêng về phía trước để nước tiểu chảy hết hoàn toàn khỏi bàng quang. Nên nhớ là không được nhịn đi tiểu vì có thể làm nhiễm trùng nước tiểu ở các cơ quan khác.

Chú ý chứng chuột rút ở mẹ bầu

  • Đạp chân xuống giường có thể làm giảm triệu chứng này. Kéo giãn chân trước khi lên giường,  tập thể dục đều đặn trước khi sinh sẽ khiến cho lượng máu tuần hoàn đều và giảm mức độ thường xuyên của chuột rút.
  • Canxi, magie, kali là những dưỡng chất cần thiết cho cơ co bóp và các chức năng khác trong cơ thể nên cần bổ sung thức ăn chứa các chất đó. Những thức ăn có chứa cả ba loại khoáng chất đó là: rau bina, sữa chua, và cá hồi. Cuối cùng, nên nhớ uống đủ nước vì sự khử nước làm mất cân bằng chất điện phân và gây ra chuột rút.
  • Lưu ý: Các mẹ bầu hãy cố gắng thúc đẩy hàm lượng hấp thu chất sắt và axit folic. Đặt miếng đệm nóng vào chân 15  20 phút để làm giảm cảm giác muốn đung đưa chân.

Bố nên chăm sóc mẹ trong giai đoạn này để mẹ và bé cùng khỏe, tâm lý mẹ được thoải mái hơn. Ảnh Internet

Thai 33 tuần là thời điểm khá quan trọng trong 40 tuần thai vì mẹ sắp sinh em bé rồi đó. Mẹ và bố hãy chuẩn bị thật sẵn sàng cả về vật chất lẫn tinh thần để đón bé yêu của mình nhé. Thời điểm mang thai tháng thứ 8 nàycũng là lúc mà mẹ cần bố giúp đỡ và hỗ trợ nhiều nhất. Bố hãy thể hiện tình yêu thương cho mẹ và bé, từ những sự chăm sóc nhỏ nhoi hàng ngày bố nhé.

Chi Lê tổng hợp

Bạn đang tìm hiểu bài viết Mang thai 33 tuần bụng tụt 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)