Xem Luật Phòng, chống tham nhũng 2012 văn bản hợp nhất 2024
VĂN PHÒNG QUỐC HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/VBHN-VPQH | Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2012 |
LUẬT
PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Luật Phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 ngày 29 tháng 11năm 2005 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2006, được sửa đổi,bổ sung bởi:
1. Luật số 01/2007/QH11 ngày 04 tháng 8 năm 2007 của Quốc hộisửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng, có hiệu lực kểtừ ngày 17 tháng 8 năm 2007;
2. Luật số 27/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hộisửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng, có hiệu lực kểtừ ngày 01 tháng 02 năm 2013.
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namnăm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về phòng, chống tham nhũng[1].
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Luật này quy định về phòng ngừa, phát hiện, xử lý người cóhành vi tham nhũng và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trongphòng, chống tham nhũng.
2. Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đãlợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
3. Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trongcơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩquan, hạ sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhândân;
c) Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước;cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanhnghiệp;
d) Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạntrong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tài sản tham nhũng là tài sản có được từ hành vi thamnhũng, tài sản có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng.
2. Công khai là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị công bố,cung cấp thông tin chính thức về văn bản, hoạt động hoặc về nội dung nhất định.
3. Minh bạch tài sản, thu nhập là việc kê khai tàisản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai và khi cần thiết được xác minh, kếtluận.
4. Nhũng nhiễu là hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khókhăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
5. Vụ lợi là lợi ích vật chất, tinh thần mà người cóchức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng.
6. Cơ quan, tổ chức, đơn vị bao gồm cơ quan nhà nước,tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vịsự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có sửdụng ngân sách, tài sản của Nhà nước.
Điều 3. Các hành vi tham nhũng
1. Tham ô tài sản.
2. Nhận hối lộ.
3. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ,công vụ vì vụ lợi.
5. Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khácđể trục lợi.
7. Giả mạo trong công tác vì vụ lợi.
8. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chứcvụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địaphương vì vụ lợi.
9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản củaNhà nước vì vụ lợi.
10. Nhũng nhiễu vì vụ lợi.
11. Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hànhvi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểmtra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Điều 4. Nguyên tắc xử lý tham nhũng
1. Mọi hành vi tham nhũng đều phải được phát hiện, ngăn chặnvà xử lý kịp thời, nghiêm minh.
2. Người có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị, chức vụ nàophải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu; người cóhành vi tham nhũng gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định củapháp luật.
4. Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khibị phát hiện, tích cực hạn chế thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gâyra, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng thì có thể được xem xét giảm nhẹ hìnhthức kỷ luật, giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theoquy định của pháp luật.
5. Việc xử lý tham nhũng phải được thực hiện công khai theoquy định của pháp luật.
6. Người có hành vi tham nhũng đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyểncông tác vẫn phải bị xử lý về hành vi tham nhũng do mình đã thực hiện.
Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan, tổchức, đơn vị và người có chức vụ, quyền hạn
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạncủa mình có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chốngtham nhũng;
b) Tiếp nhận, xử lý kịp thời báo cáo, tố giác, tố cáo và thôngtin khác về hành vi tham nhũng;
c) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phát hiện, báocáo, tố giác, tố cáo hành vi tham nhũng;
d) Chủ động phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng; kịp thờicung cấp thông tin, tài liệu và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhâncó thẩm quyền trong quá trình phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi nhiệmvụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Gương mẫu, liêm khiết; định kỳ kiểm điểm việc thực hiện chứctrách, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong việc phòng ngừa, phát hiện hànhvi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng;
c) Chịu trách nhiệm khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơquan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
3. Người có chức vụ, quyền hạn có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ, công vụ đúng quy định của pháp luật;
b) Gương mẫu, liêm khiết; chấp hành nghiêm chỉnh quy định củapháp luật về phòng, chống tham nhũng, quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp;
c) Kê khai tài sản theo quy định của Luật này và chịu tráchnhiệm về tính chính xác, trung thực của việc kê khai đó.
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của côngdân trong phòng, chống tham nhũng
Công dân có quyền phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng; có nghĩavụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc pháthiện, xử lý người có hành vi tham nhũng.
Điều 7. Trách nhiệm phối hợp của cơquan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và của cơquan, tổ chức, đơn vị hữu quan
Cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát,Tòa án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp vớinhau và phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan trong việc phát hiện hànhvi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng và phải chịu trách nhiệm trướcpháp luật về kết luận, quyết định của mình trong quá trình thanh tra, kiểm toán,điều tra, truy tố, xét xử vụ việc tham nhũng.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện,cộng tác với cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát,Tòa án trong việc phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng.
Điều 8. Trách nhiệm của Mặt trận Tổquốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có tráchnhiệm động viên nhân dân tham gia tích cực vào việc phòng, chống tham nhũng;phát hiện, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cóhành vi tham nhũng; giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan báochí
Cơ quan báo chí có trách nhiệm tham gia vào việc phòng, chốngtham nhũng; hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng,chống tham nhũng; khi đưa tin phải bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan vàphải chịu trách nhiệm về nội dung của thông tin đã đưa.
Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Các hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này.
2. Đe dọa, trả thù, trù dập người phát hiện, báo cáo, tốgiác, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.
3. Lợi dụng việc tố cáo tham nhũng để vu cáo, vu khống cơ quan,tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.
Chương II
PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG
Mục 1. CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRONGHOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ
Điều 11. Nguyên tắc và nội dungcông khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị
1. Chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách,pháp luật phải được công khai, minh bạch, bảo đảm công bằng, dân chủ.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai hoạt động của mình,trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước và những nội dung khác theo quy định củaChính phủ.
Điều 12. Hình thức công khai
1. Hình thức công khai bao gồm:
a) Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cánhân có liên quan;
d) Phát hành ấn phẩm;
đ) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;
e) Đưa lên trang thông tin điện tử;
g) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cánhân.
2.[2] Trongtrường hợp pháp luật không có quy định về hình thức công khai, người đứng đầucơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện một hoặc một số hình thức công khai quyđịnh tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này. Ngoài ra, người đứng đầu cơquan, tổ chức, đơn vị có thể lựa chọn thêm hình thức công khai quy định tạiđiểm a, điểm g khoản 1 Điều này.
Điều 13. Công khai, minh bạch trongmua sắm công và xây dựng cơ bản
1. Việc mua sắm công và xây dựng cơ bản phải được công khaitheo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp mua sắm công và xây dựng cơ bản mà pháp luật quyđịnh phải đấu thầu thì nội dung công khai bao gồm:
a) Kế hoạch đấu thầu, mời sơ tuyển và kết quả sơ tuyển, mờithầu;
b)[3] Danhmục các dự án chỉ định thầu, lý do chỉ định thầu, thông tin về nhà thầu đượcchỉ định; danh mục các dự án đấu thầu hạn chế, nhà thầu tham gia đấu thầu hạnchế, danh sách ngắn nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế, lý do đấu thầu hạn chế,kết quả lựa chọn nhà thầu;
c) Thông tin về cá nhân, tổ chức thuộc chủ dự án, bên mời thầu,nhà thầu, cơ quan quản lý hoặc đối tượng khác vi phạm pháp luật về đấu thầu;thông tin về nhà thầu bị cấm tham gia và thông tin về xử lý vi phạm pháp luậtvề đấu thầu;
d) Văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu, hệ thống thông tindữ liệu về đấu thầu;
đ) Báo cáo tổng kết công tác đấu thầu trên phạm vi toàn quốccủa Bộ Kế hoạch và Đầu tư; báo cáo tổng kết công tác đấu thầu của bộ, ngành,địa phương và cơ sở;
e) Thẩm quyền, thủ tục tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tốcáo trong đấu thầu.
Điều 14. Công khai, minh bạch trongquản lý dự án đầu tư xây dựng[4]
1. Trong quản lý dự án đầu tư xây dựng, phải công khai, minhbạch các nội dung sau đây:
a) Báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi, báo cáo đánh giá tácđộng kinh tế – xã hội; các mục tiêu, dự kiến kết quả, các nhóm hoạt động chínhvà đối tượng thụ hưởng trong quá trình lập dự án;
b) Quyết định phê duyệt dự án, kế hoạch thực hiện dự án;
c) Báo cáo tiến độ, báo cáo kết quả thực hiện dự án, báocáo đánh giá thực hiện dự án và báo cáo kết thúc dự án.
2. Dự án quy hoạch đầu tư xây dựng phải được lấy ý kiến củanhân dân địa phương nơi quy hoạch về nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều nàyvà sau khi được phê duyệt phải được công khai về các nội dung quy định tại điểmb và điểm c khoản 1 Điều này.
3. Dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách địa phương phải được Hộiđồng nhân dân xem xét, quyết định.
4. Dự án đầu tư xây dựng sau khi được quyết định, phê duyệtphải được công khai về nội dung quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này đểnhân dân giám sát.
Điều 15. Công khai, minh bạch vềtài chính và ngân sách nhà nước
1. Các cấp ngân sách, đơn vị dự toán ngân sách phải công khaichi tiết số liệu dự toán và quyết toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyếtđịnh, phê chuẩn, kể cả khoản ngân sách bổ sung.
2. Đơn vị dự toán ngân sách có nguồn thu và các khoản chi từcác khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật phải công khaimục đích huy động, kết quả huy động và hiệu quả việc sử dụng các nguồn huy động.
3. Tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ phải công khai cácnội dung sau đây:
a) Số liệu dự toán, quyết toán;
b) Khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân (nếu có);
c) Cơ sở xác định mức hỗ trợ và số tiền ngân sách nhà nước hỗtrợ.
4. Dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn từ ngân sáchnhà nước phải công khai các nội dung sau đây:
a) Việc phân bổ vốn đầu tư trong dự toán ngân sách nhà nướcđược giao hằng năm cho các dự án;
b) Dự toán ngân sách của dự án đầu tư theo kế hoạch đầu tư đượcduyệt, mức vốn đầu tư của dự án được giao trong dự toán ngân sách năm;
c) Quyết toán vốn đầu tư của dự án hằng năm;
d) Quyết toán vốn đầu tư khi dự án hoàn thành đã được cấp cóthẩm quyền phê duyệt.
5. Quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước phải công khai các nộidung sau đây:
a) Quy chế hoạt động và cơ chế tài chính của quỹ;
b) Kế hoạch tài chính hằng năm, trong đó chi tiết các khoảnthu, chi có quan hệ với ngân sách nhà nước theo quy định của cấp có thẩm quyền;
c) Kết quả hoạt động của quỹ;
d) Quyết toán năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
6. Việc phân bổ, sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước chocác dự án, chương trình mục tiêu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệtphải công khai cho cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan và nhân dân nơi trực tiếpthụ hưởng biết.
7.[5] Cơquan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có thu phí, lệ phíphải công khai căn cứ tính mức thu, số thu thực tế, đối tượng miễn, giảm và căncứ miễn, giảm các khoản thu ngân sách.
Điều 16. Công khai, minh bạch việchuy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân
1. Việc huy động các khoản đóng góp của nhân dân để đầu tư xâydựng công trình, lập quỹ trong phạm vi địa phương phải lấy ý kiến nhân dân vàđược Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.
2. Việc huy động, sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân quyđịnh tại khoản 1 Điều này phải được công khai để nhân dân giám sát và phải chịusự thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.
3. Nội dung phải công khai bao gồm mục đích huy động, mức đónggóp, việc sử dụng, kết quả sử dụng và báo cáo quyết toán.
4. Công trình cơ sở hạ tầng tại xã, phường, thị trấn sử dụngcác khoản đóng góp của nhân dân phải công khai các nội dung sau đây:
a) Nội dung phải công khai quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Dự toán cho từng công trình theo kế hoạch đầu tư được duyệt;
c) Nguồn vốn đầu tư cho từng công trình;
d) Kết quả đã huy động của từng đối tượng cụ thể, thời gianhuy động;
đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
e) Tiến độ thi công và kết quả nghiệm thu khối lượng, chất lượngcông trình và quyết toán công trình.
5. Việc huy động, sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân vìmục đích từ thiện, nhân đạo được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3Điều này.
Điều 17. Công khai, minh bạch việcquản lý, sử dụng các khoản hỗ trợ, viện trợ
Việc quản lý, phân bổ, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chínhthức (ODA) được thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Luật này. Đối với cáckhoản viện trợ phi chính phủ phải được công khai cho các đối tượng thụ hưởngbiết.
Điều 18. Công khai, minh bạch trongquản lý doanh nghiệp nhà nước[6]
1. Doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm công khai các nộidung sau đây:
a) Vốn và tài sản của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp;
b) Vốn và tài sản của doanh nghiệp đầu tư vào công ty con, côngty liên kết;
c) Các khoản đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính;
d) Vốn vay ưu đãi;
đ) Báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán;
e) Việc lập và sử dụng quỹ của doanh nghiệp;
g) Việc bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý;
h) Họ, tên, nhiệm vụ, lương và các khoản thu nhập khác của ngườitrong Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc,Giám đốc, Phó Giám đốc, Kiểm soát viên, Kế toán trưởng.
2. Hàng năm, doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thànhlập phải báo cáo bằng văn bản các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này với BộTài chính, bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực kinh doanh chính và Thanh traChính phủ.
Hàng năm, doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng thành lập phảibáo cáo bằng văn bản các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này với Bộ Tài chính,bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực kinh doanh chính, Thanh tra Chính phủ vàThanh tra bộ chủ quản.
Hằng năm, doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập phải báo cáo bằng văn bản các nộidung quy định tại khoản 1 Điều này với Sở tài chính, sở quản lý nhà nước về ngành,lĩnh vực kinh doanh chính và Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 19. Công khai, minh bạch trongcổ phần hóa doanh nghiệp của Nhà nước
1.[7] Việccổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước phải công khai, minh bạch; không được cổ phầnhóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp. Doanh nghiệp được cổ phần hóa có tráchnhiệm công khai báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, phương án, kế hoạch cổphần hóa doanh nghiệp.
2.[8] Cơquan cử người đại diện phần vốn của Nhà nước ở doanh nghiệp có trách nhiệm côngkhai giá trị doanh nghiệp được cổ phần hóa và việc điều chỉnh giá trị doanhnghiệp (nếu có).
3. Việc bán cổ phần lần đầu của doanh nghiệp được cổ phần hóaphải thực hiện bằng phương thức bán đấu giá.
Điều 20. Kiểm toán việc sử dụngngân sách, tài sản của Nhà nước
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm thực hiện kiểm toánvà chịu sự kiểm toán việc sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước theo quy địnhcủa pháp luật về kiểm toán.
2. Báo cáo kiểm toán phải được công khai theo quy định tại Điều12 của Luật này.
Điều 21. Công khai, minh bạch tronglĩnh vực tài nguyên và môi trường[9]
1. Trong lĩnh vực về đất đai, phải công khai, minh bạch cácnội dung sau đây:
a) Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trong quá trìnhlập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cơ quan, tổ chức thực hiệnviệc lập quy hoạch, kế hoạch đó phải công khai cho nhân dân địa phương nơi đượcquy hoạch, điều chỉnh biết;
b) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, việc thu hồi đất, giải phóngmặt bằng, mức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất sau khi được cơquan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt hoặc điều chỉnh;
c) Trình tự, thủ tục, thẩm quyền và việc cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất; quy hoạch chi tiết và việc phân lô đất ở, đối tượng đượcgiao đất làm nhà ở;
d) Các khoản thu tài chính cho ngân sách nhà nước từ việc quảnlý, sử dụng đất và các khoản miễn, giảm tiền sử dụng đất, thuê đất.
2. Trong lĩnh vực về khoáng sản và tài nguyên nước, phải côngkhai, minh bạch các nội dung sau đây:
a) Quy hoạch khoáng sản;
b) Trình tự, thủ tục, thẩm quyền và việc cấp, gia hạn, thu hồigiấy phép về hoạt động khoáng sản, thủ tục thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoángsản, đóng cửa mỏ khoáng sản;
c) Việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản và khoanh định khuvực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản và các khoản thu ngân sách từviệc quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản;
d) Trình tự, thủ tục, thẩm quyền và việc cấp, gia hạn, thu hồigiấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồnnước.
3. Trong quản lý nhà nước về môi trường, phải công khai, minhbạch các nội dung sau đây:
a) Điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp giấyphép hành nghề, mã số quản lý chất thải;
b) Trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giátác động môi trường; quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
c) Quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải.
Điều 22. Công khai, minh bạch trongquản lý, sử dụng nhà ở
1. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục và việc cấp giấy phép xây dựngnhà ở và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở phải được công khai.
2. Việc hóa giá nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, đối tượng đượchóa giá nhà ở và các khoản tiền phải nộp khi hóa giá nhà ở phải được công khai.
3. Việc bán nhà ở cho người tái định cư, người có thu nhập thấpvà những đối tượng ưu tiên khác phải được công khai.
Điều 23. Công khai, minh bạch tronglĩnh vực giáo dục
1. Việc tuyển sinh, thi, kiểm tra, cấp văn bằng, chứng chỉ phảiđược công khai.
2.[10] Cơquan quản lý giáo dục phải công khai việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài sảncủa Nhà nước, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nguồn lựctài chính cho hoạt động giáo dục; khoản hỗ trợ, các khoản đầu tư cho giáo dụcvà khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
3.[11] Cơsở giáo dục công lập phải công khai cam kết chất lượng giáo dục và kết quả kiểmđịnh chất lượng giáo dục; điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; việc thu, quảnlý, sử dụng học phí, lệ phí tuyển sinh, các khoản thu từ hoạt động tư vấn, chuyểngiao công nghệ, khoản hỗ trợ, đầu tư cho giáo dục và khoản thu, chi tài chínhkhác theo quy định của pháp luật.
Điều 24. Công khai, minh bạch tronglĩnh vực y tế
1. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục và việc cấp, thu hồi chứngchỉ hành nghề y, dược tư nhân, giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề cho các cơsở hành nghề y, dược phải được công khai.
2. Cơ quan quản lý y tế, cơ sở khám, chữa bệnh có sử dụng ngânsách, tài sản của Nhà nước phải công khai việc thu, quản lý, sử dụng ngân sách,tài sản của Nhà nước, giá thuốc, việc thu, quản lý, sử dụng các loại phí liênquan đến việc khám, chữa bệnh và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Công khai, minh bạch tronglĩnh vực khoa học – công nghệ
1. Việc xét, tuyển chọn, giao trực tiếp, tài trợ thực hiện nhiệmvụ khoa học – công nghệ và việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụkhoa học – công nghệ phải được tiến hành công khai.
2. Cơ quan quản lý khoa học – công nghệ, đơn vị nghiên cứu khoahọc – công nghệ phải công khai việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản của Nhànước, các khoản hỗ trợ, viện trợ, đầu tư, các khoản thu từ hoạt động khoa học -công nghệ.
Điều 26. Công khai, minh bạch tronglĩnh vực thể dục, thể thao
Cơ quan quản lý thể dục, thể thao, Ủy ban Ô-lim-pích Việt Nam,các liên đoàn thể thao, cơ sở thể dục, thể thao có trách nhiệm công khai việcquản lý, sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước, các khoản thu từ hoạt động vàdịch vụ thể dục, thể thao, khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhântrong nước và nước ngoài cho hoạt động thể dục, thể thao.
Điều 26a. Công khai, minh bạchtrong lĩnh vực văn hóa, thông tin, truyền thông[12]
Trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, truyền thông, phải công khai,minh bạch các nội dung sau đây:
1. Việc lập, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch về văn hóa, thôngtin, truyền thông.
2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền và việc cấp phép, gia hạn,thu hồi giấy phép hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, truyền thông.
Điều 26b. Công khai, minh bạchtrong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn[13]
Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, phải côngkhai, minh bạch các nội dung sau đây:
1. Chính sách khuyến khích về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệpvà các chương trình về phát triển nông nghiệp, nông thôn;
2. Quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng; điều kiện, trình tự,thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng,đăng ký quyền sử dụng rừng;
3. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền và việc cấp, thu hồi giấy phépkinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, khai thác, chế biến nông sản,lâm sản, thủy sản, hải sản.
Điều 26c. Công khai, minh bạchtrong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội[14]
Trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, phải công khai,minh bạch các nội dung sau đây:
1. Điều kiện, tiêu chuẩn của đối tượng thụ hưởng, mức thụ hưởng;trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xãhội, bảo hiểm y tế, bảo trợ xã hội, ưu đãi đối với người có công;
2. Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, bảo trợ xã hội, ưu đãi đối với người có công.
Điều 26d. Công khai, minh bạchtrong việc thực hiện chính sách dân tộc[15]
Trong việc thực hiện chính sách dân tộc, phải công khai, minhbạch các nội dung sau đây:
1. Điều kiện, tiêu chuẩn của đối tượng thụ hưởng, mức thụ hưởng;trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện chính sách dân tộc thuộc vùng đồng bàodân tộc thiểu số khó khăn, đặc biệt khó khăn;
2. Việc thực hiện các chương trình, dự án vùng đồng bào dântộc thiểu số khó khăn, đặc biệt khó khăn;
3. Báo cáo kết quả thực hiện chính sách dân tộc.
Điều 27. Công khai, minh bạch tronghoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiểm toán nhà nước
1. Hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiểm toánnhà nước phải được tiến hành công khai theo quy định của pháp luật.
2.[16] Vănbản, quyết định sau đây phải được công khai, trừ trường hợp pháp luật có quyđịnh khác:
a) Quyết định thanh tra, kết luận thanh tra, quyết định xử lývề thanh tra;
b) Quyết định giải quyết khiếu nại;
c) Kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạmbị tố cáo;
d) Báo cáo kiểm toán; báo cáo thực hiện kết luận, kiến nghịkiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
Điều 28. Công khai, minh bạch tronghoạt động giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý trong lĩnhvực nhà, đất, xây dựng, đăng ký kinh doanh, xét duyệt dự án, cấp vốn ngân sáchnhà nước, tín dụng, ngân hàng, xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quảnlý hộ khẩu, thuế, hải quan, bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trựctiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phải công khaithủ tục hành chính, giải quyết đúng thời hạn, đúng pháp luật và đúng yêu cầuhợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có quyền đề nghị với cơquan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết công việc của mình giải thíchrõ những nội dung có liên quan. Khi nhận được đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơnvị, cá nhân thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải kịp thời giảithích công khai.
3. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyềngiải thích chưa thỏa đáng hoặc cố tình gây khó khăn, phiền hà thì cơ quan, tổ chức,đơn vị, cá nhân có quyền kiến nghị lên cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp củacơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
Điều 29. Công khai, minh bạch tronglĩnh vực tư pháp
Việc thụ lý, điều tra, truy tố, kiểm sát, xét xử, thi hành ánphải được công khai theo quy định của pháp luật về tố tụng và các quy định kháccủa pháp luật có liên quan.
Điều 30. Công khai, minh bạch trongcông tác tổ chức – cán bộ[17]
Trong công tác tổ chức – cán bộ, phải công khai, minh bạch cácnội dung sau đây:
1. Tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức và người lao độngkhác vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
2. Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ, công chức,viên chức;
3. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức, cho thôi việc,cho thôi giữ chức vụ, hưu trí đối với cán bộ, công chức, viên chức;
4. Chuyển ngạch, nâng ngạch, luân chuyển, điều động, biệt pháiđối với cán bộ, công chức, viên chức;
5. Nâng lương, thưởng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức,viên chức và người lao động khác;
6. Việc thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các đơn vịtrực thuộc.
Điều 31. Quyền yêu cầu cung cấpthông tin của cơ quan, tổ chức
1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội, cơ quan báo chí trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền yêucầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm cung cấp thông tin về hoạt động củacơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo quy định của pháp luật.
2. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơquan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu phải cung cấp thông tin, trừ trường hợp nộidung thông tin đã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, đượcphát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai; trường hợp không cung cấp hoặc chưacung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức yêu cầu biếtvà nêu rõ lý do.
Điều 32. Quyền yêu cầu cung cấpthông tin của cá nhân
1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác có quyềnyêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình làm việc cung cấpthông tin về hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
2. Công dân có quyền yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường,thị trấn nơi mình cư trú cung cấp thông tin về hoạt động của Ủy ban nhân dânxã, phường, thị trấn đó.
3.[18] Trongthời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, người được yêu cầu phải cungcấp thông tin; trường hợp chưa cung cấp hoặc nội dung được yêu cầu đã được côngkhai thì phải trả lời cho người yêu cầu biết.
Điều 32a. Trách nhiệm giải trình[19]
1. Khi có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải giảitrình về quyết định, hành vi của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đượcgiao trước cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích hợp pháp bị tác độngtrực tiếp bởi quyết định, hành vi đó.
2. Chính phủ quy định chi tiết về trách nhiệm của cơ quan cónghĩa vụ giải trình; trình tự, thủ tục của việc giải trình.
Điều 33. Công khai báo cáo hằng nămvề phòng, chống tham nhũng
1. Hằng năm, Chính phủ có trách nhiệm báo cáo Quốc hội về côngtác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; Ủy ban nhân dân có tráchnhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về công tác phòng, chống tham nhũng ởđịa phương.
2. Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng phải đượccông khai.
Mục 2. XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CÁC CHẾĐỘ, ĐỊNH MỨC, TIÊU CHUẨN
Điều 34. Xây dựng, ban hành và thựchiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn
1. Cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mìnhcó trách nhiệm:
a) Xây dựng, ban hành và công khai các chế độ, định mức, tiêuchuẩn;
b) Công khai các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn vềquyền lợi đối với từng loại chức danh trong cơ quan mình;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về chế độ, định mức,tiêu chuẩn.
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sựnghiệp và các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có sử dụng ngân sách nhà nước căn cứvào quy định tại khoản 1 Điều này hướng dẫn áp dụng hoặc phối hợp với cơ quannhà nước có thẩm quyền xây dựng, ban hành và công khai các chế độ, định mức,tiêu chuẩn áp dụng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
3. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành trái pháp luậtcác chế độ, định mức, tiêu chuẩn.
Điều 35. Kiểm tra và xử lý vi phạmquy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thường xuyên kiểm tra việcchấp hành và xử lý kịp thời hành vi vi phạm quy định về chế độ, định mức, tiêuchuẩn.
2. Người có hành vi vi phạm quy định về chế độ, định mức, tiêuchuẩn phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Người cho phép sử dụng vượt chế độ, định mức, tiêu chuẩnphải bồi thường phần giá trị mà mình cho phép sử dụng vượt quá; người sử dụng vượtchế độ, định mức, tiêu chuẩn có trách nhiệm liên đới bồi thường phần giá trịđược sử dụng vượt quá.
4. Người cho phép thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn chuyênmôn – kỹ thuật thấp hơn mức quy định phải bồi thường phần giá trị mà mình chophép sử dụng thấp hơn; người hưởng lợi từ việc thực hiện chế độ, định mức, tiêuchuẩn chuyên môn – kỹ thuật thấp hơn có trách nhiệm liên đới bồi thường phầngiá trị được hưởng lợi.
Mục 3. QUY TẮC ỨNG XỬ, QUY TẮC ĐẠOĐỨC NGHỀ NGHIỆP, VIỆC CHUYỂN ĐỔI VỊ TRÍ CÔNG TÁC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊNCHỨC
Điều 36. Quy tắc ứng xử của cán bộ,công chức, viên chức
1. Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức,viên chức trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, bao gồmnhững việc phải làm hoặc không được làm, phù hợp với đặc thù công việc của từngnhóm cán bộ, công chức, viên chức và từng lĩnh vực hoạt động công vụ, nhằm bảođảm sự liêm chính và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức.
2. Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức được côngkhai để nhân dân giám sát việc chấp hành.
Điều 37. Những việc cán bộ, côngchức, viên chức không được làm
1. Cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việcsau đây:
a) Cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan,tổ chức, đơn vị, cá nhân trong khi giải quyết công việc;
b) Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điềuhành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, côngty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoahọc tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trongnước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mậtcông tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình thamgia giải quyết;
d) Kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệmquản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định theo quy định củaChính phủ;
đ) Sử dụng trái phép thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức,đơn vị vì vụ lợi.
2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặcchồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trongphạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức,đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mìnhgiữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán – tài vụ, làm thủ quỹ, thủ khotrong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hóa, ký kếthợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan khôngđược để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trựctiếp.
5. Cán bộ, công chức, viên chức là thành viên Hội đồng quảntrị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởngvà những cán bộ quản lý khác trong doanh nghiệp của Nhà nước không được ký kếthợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh,chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ,con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợhoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhânsự, kế toán – tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch,mua bán vật tư, hàng hóa, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.
6. Quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này cũng được ápdụng đối với các đối tượng sau đây:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trongcơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân;
b) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyênmôn – kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
Điều 38. Nghĩa vụ báo cáo và xử lýbáo cáo về dấu hiệu tham nhũng
1. Khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng trong cơ quan, tổ chức,đơn vị nơi mình làm việc thì cán bộ, công chức, viên chức phải báo cáo ngay vớingười đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó; trường hợp người đứng đầu cơ quan,tổ chức, đơn vị có liên quan đến dấu hiệu tham nhũng đó thì báo cáo với ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp.
2. Chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo về dấuhiệu tham nhũng, người được báo cáo phải xử lý vụ việc theo thẩm quyền hoặc chuyểncho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét xử lý và thông báo cho ngườibáo cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn trên có thể kéo dài nhưng khôngquá ba mươi ngày; trường hợp cần thiết thì quyết định hoặc đề nghị người cóthẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn, khắc phục hậu quảcủa hành vi tham nhũng và bảo vệ người báo cáo.
Điều 39. Trách nhiệm của ngườikhông báo cáo hoặc không xử lý báo cáo về dấu hiệu tham nhũng
Cán bộ, công chức, viên chức biết được hành vi tham nhũng màkhông báo cáo, người nhận được báo cáo về dấu hiệu tham nhũng mà không xử lý thìphải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Điều 40. Việc tặng quà và nhận quàtặng của cán bộ, công chức, viên chức
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị không được sử dụng ngân sách, tàisản của Nhà nước làm quà tặng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Cán bộ, công chức, viên chức không được nhận tiền, tài sảnhoặc lợi ích vật chất khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến côngviệc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.
3. Nghiêm cấm lợi dụng việc tặng quà, nhận quà tặng để hối lộhoặc thực hiện các hành vi khác vì vụ lợi.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc tặng quà, nhận quà tặngvà nộp lại quà tặng của cán bộ, công chức, viên chức.
Điều 41. Thẩm quyền ban hành quytắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quanthuộc Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịchnước ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong cơquan, ngành, lĩnh vực do mình quản lý.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân tối cao ban hành quy tắc ứng xử của Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòaán, Kiểm sát viên và cán bộ, công chức, viên chức khác trong cơ quan Tòa án,Viện kiểm sát.
3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, côngchức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương; phối hợp với cơquan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội ban hành quy tắc ứng xử của cánbộ, công chức, viên chức trong tổ chức này.
Điều 42. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp
1. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp là chuẩn mực xử sự phù hợp vớiđặc thù của từng nghề bảo đảm sự liêm chính, trung thực và trách nhiệm trongviệc hành nghề.
2. Tổ chức xã hội – nghề nghiệp phối hợp với cơ quan nhà nướccó thẩm quyền ban hành quy tắc đạo đức nghề nghiệp đối với hội viên của mìnhtheo quy định của pháp luật.
Điều 43. Chuyển đổi vị trí công táccủa cán bộ, công chức, viên chức
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền quản lý có tráchnhiệm thực hiện việc định kỳ chuyển đổi cán bộ, công chức, viên chức làm việctại một số vị trí liên quan đến việc quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước,trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cánhân nhằm chủ động phòng ngừa tham nhũng.
2. Việc chuyển đổi vị trí công tác phải theo kế hoạch và đượccông khai trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Việc chuyển đổi vị trí công tác quy định tại khoản 1 và khoản2 Điều này chỉ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụquản lý. Việc luân chuyển cán bộ, công chức giữ chức vụ quản lý thực hiện theoquy định về luân chuyển cán bộ.
4. Chính phủ ban hành Danh mục các vị trí công tác và thời hạnđịnh kỳ chuyển đổi quy định tại khoản 1 Điều này.
Mục 4. MINH BẠCH TÀI SẢN, THU NHẬP
Điều 44. Nghĩa vụ kê khai tài sản
1. Những người sau đây phải kê khai tài sản:
a) Cán bộ từ Phó trưởng phòng của Ủy ban nhân dân huyện, quận,thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên và tương đương trong các cơ quan, tổ chức,đơn vị;
b) Một số cán bộ, công chức tại xã, phường, thị trấn; ngườilàm công tác quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước hoặc trực tiếp tiếp xúc vàgiải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân;
c) Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Chính phủ quy định cụ thể những người phải kê khai tài sản quy định tại khoảnnày.
2. Người có nghĩa vụ kê khai tài sản phải kê khai tài sản, mọibiến động về tài sản thuộc sở hữu của mình và tài sản thuộc sở hữu của vợ hoặcchồng và con chưa thành niên.
3. Người có nghĩa vụ kê khai tài sản phải kê khai trung thựcvà chịu trách nhiệm về việc kê khai.
Điều 45. Tài sản phải kê khai
Các loại tài sản phải kê khai bao gồm:
1. Nhà, quyền sử dụng đất;
2. Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và các loại tàisản khác mà giá trị của mỗi loại từ năm mươi triệu đồng trở lên;
3. Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
4. Thu nhập phải chịu thuế theo quy định của pháp luật.
Điều 46. Thủ tục kê khai tài sản
1. Việc kê khai tài sản được thực hiện hằng năm tại cơ quan,tổ chức, đơn vị nơi người có nghĩa vụ kê khai làm việc và được hoàn thành chậmnhất vào ngày 31 tháng 12.
2. Người có nghĩa vụ kê khai tài sản phải ghi rõ những thayđổi về tài sản so với lần kê khai trước đó.
3. Bản kê khai tài sản được nộp cho cơ quan, tổ chức, đơn vịcó thẩm quyền quản lý người có nghĩa vụ kê khai tài sản.
Điều 46a. Công khai bản kê khaitài sản[20]
Việc công khai bản kê khai tài sản của người có nghĩa vụ kêkhai được thực hiện như sau:
1. Bản kê khai tài sản của người có nghĩa vụ kê khai phải đượccông khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc.
Người có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức quyếtđịnh việc công khai bằng hình thức công bố tại cuộc họp hoặc niêm yết bản kêkhai tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Thời điểm công khai đượcthực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 3 hằngnăm. Trường hợp công khai bằng hình thức niêm yết thì phải bảo đảm thời giantối thiểu là ba mươi ngày liên tục;
2. Bản kê khai tài sản của người ứng cử đại biểu Quốc hội, đạibiểu Hội đồng nhân dân phải được công khai tại hội nghị cử tri nơi công tác củangười đó. Thời điểm, hình thức công khai được thực hiện theo quy định của Hộiđồng bầu cử;
3. Bản kê khai tài sản của người dự kiến được bầu, phê chuẩntại Quốc hội, Hội đồng nhân dân phải được công khai với đại biểu Quốc hội, đạibiểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp. Thời điểm, hình thức công khai được thựchiện theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhândân.
Điều 46b. Nghĩa vụ giải trìnhnguồn gốc tài sản tăng thêm[21]
1. Người kê khai tài sản có nghĩa vụ giải trình nguồn gốc phầntài sản tăng thêm quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật này.
2. Chính phủ quy định mức giá trị tài sản tăng thêm và việcxác định giá trị tài sản tăng thêm, thẩm quyền yêu cầu giải trình, trách nhiệm củangười giải trình, trình tự, thủ tục của việc giải trình.
Điều 47. Xác minh tài sản[22]
1. Căn cứ để xác minh tài sản bao gồm:
a) Khi có tố cáo về việc không trung thực trong kê khai tàisản của người có nghĩa vụ kê khai;
b) Khi xét thấy cần có thêm thông tin phục vụ cho việc bầu cử,bổ nhiệm, cách chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc kỷ luật đối với người có nghĩavụ kê khai tài sản;
c) Khi có căn cứ cho rằng việc giải trình về nguồn gốc tài sảntăng thêm không hợp lý;
d) Khi có yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩmquyền quy định tại Điều 47a của Luật này.
2. Khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 1 Điều nàythì người có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức có nghĩa vụ kê khaitài sản ra quyết định xác minh tài sản.
Điều 47a. Thẩm quyền yêu cầu xácminh tài sản[23]
1. Khi có một trong các căn cứ quy định tại các điểm a, b vàc khoản 1 Điều 47 của Luật này, các cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây có quyềnyêu cầu người có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức ra quyết địnhxác minh tài sản:
a) Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dâncó quyền yêu cầu xác minh tài sản đối với người dự kiến được Quốc hội, Hội đồngnhân dân bầu hoặc phê chuẩn;
b) Cơ quan thường vụ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội có quyền yêu cầu xác minh tài sản đối với người dự kiến được bầu tạiđại hội của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;
c) Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấphuyện có quyền yêu cầu xác minh tài sản đối với người dự kiến được Hội đồng nhândân bầu;
d) Hội đồng bầu cử, Ủy ban bầu cử hoặc Ủy ban Mặt trận Tổ quốccó quyền yêu cầu xác minh tài sản đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đạibiểu Hội đồng nhân dân;
đ) Chủ tịch nước có quyền yêu cầu xác minh tài sản đối với ngườidự kiến được bổ nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, PhóViện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhândân tối cao;
e) Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền yêu cầu xác minh tài sảnđối với người dự kiến được bổ nhiệm Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước.
2. Cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan điều tra,Viện kiểm sát và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác có quyền yêu cầu xác minh tàisản nếu trong quá trình tiến hành kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểmsát có kết luận về trách nhiệm của người có nghĩa vụ kê khai tài sản liên quan đếnhành vi tham nhũng.
Điều 48. Thủ tục xác minh tài sản
1. Trước khi ra quyết định xác minh tài sản, cơ quan, tổ chứccó thẩm quyền yêu cầu người có nghĩa vụ kê khai giải trình rõ việc kê khai.Việc giải trình phải được thực hiện trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhậnđược yêu cầu giải trình.
2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ra quyết định xác minh trongthời hạn năm ngày, kể từ ngày phát sinh căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 47 củaLuật này.
3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân hữu quan có trách nhiệmcung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc xác minh khi có yêu cầu của cơquan, tổ chức có thẩm quyền.
4. Trong thời hạn hai mươi ngày kể từ ngày ra quyết định xácminh, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người có nghĩa vụ kê khai tài sản tiếnhành thẩm tra, xác minh và phải ra kết luận về sự minh bạch trong kê khai tàisản.
5. Thủ tục xác minh tài sản của người có tên trong danh sáchứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được thực hiện theo quyđịnh tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này. Thời hạn xác minh phải đáp ứng yêucầu về thời gian bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
6.[24] Chínhphủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục xác minh tài sản.
Điều 49. Kết luận về sự minh bạchtrong kê khai tài sản
1. Kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản là kết luậnvề tính trung thực của việc kê khai tài sản.
2. Kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản phải đượcgửi cho cơ quan, tổ chức yêu cầu xác minh và người có tài sản được xác minh.
3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 4 Điều 48 củaLuật này phải chịu trách nhiệm về tính khách quan, chính xác và nội dung kếtluận của mình.
Điều 50. Công khai kết luận về sựminh bạch trong kê khai tài sản
1. Khi có yêu cầu và theo quyết định của cơ quan, tổ chức cóthẩm quyền, bản kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản được công khaitại các địa điểm sau đây:
a) Trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người có nghĩa vụ kê khaitài sản làm việc khi người đó được bổ nhiệm, bầu, phê chuẩn;
b) Tại hội nghị cử tri nơi công tác, nơi cư trú đối với ngườiứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân;
c) Tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người được đề nghị để Quốchội, Hội đồng nhân dân hoặc Đại hội của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội bầu, phê chuẩn.
2. Kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản của ngườibị khởi tố về hành vi tham nhũng phải được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơnvị nơi người đó làm việc.
Điều 51. Trách nhiệm của cơ quan,tổ chức, đơn vị quản lý người có nghĩa vụ kê khai tài sản
Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm quản lý và lưu giữbản kê khai tài sản của người có nghĩa vụ kê khai do mình quản lý; tổ chức việcxác minh theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; kết luận về sựminh bạch trong kê khai tài sản và công khai kết luận đó theo quyết định của cơquan, tổ chức có thẩm quyền trong các trường hợp quy định tại Điều 50 của Luậtnày.
Điều 52. Xử lý người kê khai tàisản không trung thực
1. Người kê khai tài sản không trung thực bị xử lý kỷ luật theoquy định của pháp luật. Quyết định kỷ luật đối với người kê khai tài sản không trungthực phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó làm việc.
2. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dânmà kê khai tài sản không trung thực thì bị xóa tên khỏi danh sách những ngườiứng cử; người được dự kiến bổ nhiệm, phê chuẩn mà kê khai tài sản không trungthực thì không được bổ nhiệm, phê chuẩn vào chức vụ đã dự kiến.
Điều 53. Kiểm soát thu nhập
Chính phủ trình Quốc hội ban hành văn bản quy phạm pháp luậtvề kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.
Mục 5. CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜIĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ KHI ĐỂ XẢY RA THAM NHŨNG
Điều 53a. Trách nhiệm của ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tạm đình chỉ công tác, tạm thờichuyển sang vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức[25]
1. Khi có căn cứ cho rằng cán bộ, công chức, viên chức có hànhvi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức,đơn vị theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền quản lý cán bộ, côngchức, viên chức tạm đình chỉ công tác hoặc tạm thời chuyển sang vị trí công táckhác đối với cán bộ, công chức, viên chức để xác minh, làm rõ hành vi thamnhũng nếu xét thấy người đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xemxét, xử lý.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người có thẩmquyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức phải xem xét việc tạm đình chỉ côngtác hoặc tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức,viên chức khi nhận được yêu cầu của cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, cơquan điều tra, Viện kiểm sát nếu trong quá trình thanh tra, kiểm toán, điềutra, kiểm sát phát hiện có căn cứ cho rằng người đó có hành vi tham nhũng đểxác minh, làm rõ hành vi tham nhũng.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người có thẩmquyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức phải hủy bỏ quyết định và thông báocông khai với toàn thể cán bộ, công chức, viên chức về việc hủy bỏ quyết địnhtạm đình chỉ công tác hoặc tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác và khôiphục lại quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức sau khi cơ quancó thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng.
4. Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục, thời hạntạm đình chỉ, chuyển vị trí công tác khác; việc hưởng lương, phụ cấp, quyền,lợi ích khác và việc bồi thường, khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp của cánbộ, công chức, viên chức sau khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận ngườiđó không có hành vi tham nhũng.
Điều 54. Trách nhiệm của người đứngđầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổchức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệmvề việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mìnhquản lý, phụ trách.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệmtrực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng của người do mình trực tiếp quảnlý, giao nhiệm vụ.
2. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phảichịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong lĩnh vực côngtác và trong đơn vị do mình trực tiếp phụ trách.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệmliên đới về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong lĩnh vực công tác và trongđơn vị do cấp phó của mình trực tiếp phụ trách.
3. Người đứng đầu đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức phải chịutrách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong đơn vị do mìnhquản lý.
4. Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu và cá nhân khác cótrách nhiệm trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp và các tổ chức khác có sử dụng ngân sách nhà nước về việc để xảy rahành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định của Luật này và điều lệ, quy chếcủa tổ chức đó.
5. Trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầucơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được loạitrừ trong trường hợp họ không thể biết được hoặc đã áp dụng các biện pháp cầnthiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng.
Điều 55. Xử lý trách nhiệm ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơquan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi phải chịu tráchnhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức,đơn vị do mình quản lý, phụ trách thì bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu tráchnhiệm hình sự.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi phải chịutrách nhiệm liên đới về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổchức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách thì bị xử lý kỷ luật.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được xem xét miễnhoặc giảm trách nhiệm pháp lý quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nếu đãthực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vitham nhũng; xử lý nghiêm minh, báo cáo kịp thời với cơ quan, tổ chức có thẩm quyềnvề hành vi tham nhũng.
4.[26] Kếtluận thanh tra, báo cáo kiểm toán, kết luận điều tra vụ việc, vụ án tham nhũngphải nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy rahành vi tham nhũng theo các mức độ sau đây:
a) Yếu kém về năng lực quản lý;
b) Thiếu trách nhiệm trong quản lý;
c) Bao che cho người có hành vi tham nhũng.
Kết luận, báo cáo phải được gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhâncó thẩm quyền quản lý cán bộ.
Mục 6. CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, ĐỔI MỚICÔNG NGHỆ QUẢN LÝ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
Điều 56. Cải cách hành chính nhằmphòng ngừa tham nhũng
Nhà nước thực hiện cải cách hành chính nhằm tăng cường tínhđộc lập và tự chịu trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị; đẩy mạnh việc phâncấp quản lý nhà nước giữa trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địaphương; phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan nhà nước; công khai,đơn giản hóa và hoàn thiện thủ tục hành chính; quy định cụ thể trách nhiệm củatừng chức danh trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Điều 57. Tăng cường áp dụng khoahọc, công nghệ trong quản lý
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị thường xuyên cải tiến công tác,tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động của mình, tạo thuận lợi đểcông dân, cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp củamình.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm hướng dẫn trình tự,thủ tục giải quyết công việc để cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân chủ động thựchiện mà không phải trực tiếp tiếp xúc với cán bộ, công chức, viên chức.
Điều 58. Đổi mới phương thức thanhtoán
1. Nhà nước áp dụng các biện pháp quản lý để thực hiện việcthanh toán thông qua tài khoản tại ngân hàng, Kho bạc nhà nước. Cơ quan, tổ chức,đơn vị có trách nhiệm thực hiện các quy định về thanh toán bằng chuyển khoản.
2. Chính phủ áp dụng các giải pháp tài chính, công nghệ tiếntới thực hiện mọi khoản chi đối với người có chức vụ, quyền hạn quy định tạicác điểm a, b và c khoản 3 Điều 1 của Luật này và các giao dịch khác sử dụngngân sách nhà nước phải thông qua tài khoản.
Chương III
PHÁT HIỆN THAM NHŨNG
Mục 1. CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA CƠQUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ
Điều 59. Công tác kiểm tra của cơquan quản lý nhà nước
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm thườngxuyên tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị,cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình nhằm kịp thời phát hiện hành vi thamnhũng.
2. Khi phát hiện có hành vi tham nhũng, thủ trưởng cơ quan quảnlý nhà nước phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc thông báo cho cơ quan thanhtra, điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền.
Điều 60. Công tác tự kiểm tra củacơ quan, tổ chức, đơn vị
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm chủđộng tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức,viên chức thường xuyên, trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức,đơn vị, cá nhân và cán bộ, công chức, viên chức khác do mình quản lý nhằm kịpthời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi tham nhũng.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm thườngxuyên đôn đốc người đứng đầu đơn vị trực thuộc kiểm tra việc thực hiện nhiệmvụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý.
3. Khi phát hiện hành vi tham nhũng, người đứng đầu cơ quan,tổ chức, đơn vị phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc thông báo cho cơ quanthanh tra, điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền.
Điều 61. Hình thức kiểm tra
1. Việc kiểm tra thường xuyên được tiến hành theo chương trình,kế hoạch, tập trung vào lĩnh vực, hoạt động thường phát sinh hành vi tham nhũng.
2. Việc kiểm tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện có dấuhiệu tham nhũng.
Mục 2. PHÁT HIỆN THAM NHŨNG THÔNGQUA HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TOÁN, ĐIỀU TRA, KIỂM SÁT, XÉT XỬ, GIÁM SÁT
Điều 62. Phát hiện tham nhũng thôngqua hoạt động thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, xét xử
Cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát,Tòa án thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, xét xử cótrách nhiệm chủ động phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý theo thẩm quyền hoặckiến nghị việc xử lý theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước phápluật về quyết định của mình.
Điều 63. Phát hiện tham nhũng thôngqua hoạt động giám sát
Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội,Hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thông qua hoạtđộng giám sát có trách nhiệm phát hiện hành vi tham nhũng, yêu cầu hoặc kiếnnghị việc xử lý theo quy định của pháp luật.
Mục 3. TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁOVỀ HÀNH VI THAM NHŨNG
Điều 64. Tố cáo hành vi tham nhũngvà trách nhiệm của người tố cáo
1. Công dân có quyền tố cáo hành vi tham nhũng với cơ quan,tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
2. Người tố cáo phải tố cáo trung thực, nêu rõ họ, tên, địachỉ, cung cấp thông tin, tài liệu mà mình có và hợp tác với cơ quan, tổ chức, cánhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
3. Người tố cáo mà cố tình tố cáo sai sự thật phải bị xử lýnghiêm minh, nếu gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì phải bồi thường theo quyđịnh của pháp luật.
Điều 65. Trách nhiệm tiếp nhận vàgiải quyết tố cáo
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm tạo điềukiện thuận lợi để công dân tố cáo trực tiếp, gửi đơn tố cáo, tố cáo qua điệnthoại, tố cáo qua mạng thông tin điện tử và các hình thức khác theo quy địnhcủa pháp luật.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi nhận đượctố cáo hành vi tham nhũng phải xem xét và xử lý theo thẩm quyền; giữ bí mật họ,tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin khác theo yêu cầu của người tố cáo; ápdụng kịp thời các biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo khi có biểu hiệnđe dọa, trả thù, trù dập người tố cáo hoặc khi người tố cáo yêu cầu; thông báokết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo khi có yêu cầu.
3. Cơ quan thanh tra có trách nhiệm giúp thủ trưởng cơ quanquản lý nhà nước cùng cấp xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và kiến nghị biệnpháp xử lý; trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cho cơquan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật vềtố tụng hình sự.
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhận được tố cáo về hành vitham nhũng phải xử lý theo thẩm quyền.
4. Thời hạn giải quyết tố cáo, thời hạn trả lời người tố cáođược thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 66. Trách nhiệm phối hợp củacơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức,đơn vị, cá nhân phải tạo điều kiện, cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân cóthẩm quyền giải quyết tố cáo để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vitham nhũng, hạn chế thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra.
Điều 67. Khen thưởng người tố cáo
Người tố cáo trung thực, tích cực cộng tác với cơ quan, tổ chức,cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi thamnhũng thì được khen thưởng về vật chất, tinh thần theo quy định của pháp luật.
Chương IV
XỬ LÝ HÀNH VI THAM NHŨNG VÀ CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC
Mục 1. XỬ LÝ KỶ LUẬT, XỬ LÝ HÌNH SỰ
Điều 68. Đối tượng bị xử lý kỷluật, xử lý hình sự
1. Người có hành vi tham nhũng quy định tại Điều 3 của Luậtnày.
2. Người không báo cáo, tố giác khi biết được hành vi tham nhũng.
3. Người không xử lý báo cáo, tố giác, tố cáo về hành vi thamnhũng.
4. Người có hành vi đe dọa, trả thù, trù dập người phát hiện,báo cáo, tố giác, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.
5. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vitham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
6. Người thực hiện hành vi khác vi phạm quy định của Luật nàyvà quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 69. Xử lý đối với người cóhành vi tham nhũng
Người có hành vi tham nhũng thì tùy theo tính chất, mức độ viphạm mà bị xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự; trong trường hợp bị kếtán về hành vi tham nhũng và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phảibị buộc thôi việc; đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thìđương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
Mục 2. XỬ LÝ TÀI SẢN THAM NHŨNG
Điều 70. Nguyên tắc xử lý tài sảntham nhũng
1. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải áp dụng các biện phápcần thiết để thu hồi, tịch thu tài sản tham nhũng.
2. Tài sản tham nhũng phải được trả lại cho chủ sở hữu, ngườiquản lý hợp pháp hoặc sung quỹ nhà nước.
3. Người đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát hiệnhành vi đưa hối lộ thì được trả lại tài sản đã dùng để hối lộ.
4. Việc tịch thu tài sản tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũngđược thực hiện bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy địnhcủa pháp luật.
Điều 71. Thu hồi tài sản tham nhũngcó yếu tố nước ngoài
Trên cơ sở điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam là thành viên và phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam,Chính phủ Việt Nam hợp tác với Chính phủ nước ngoài trong việc thu hồi tài sảncủa Việt Nam hoặc của nước ngoài bị tham nhũng và trả lại tài sản đó cho chủ sởhữu hợp pháp.
Chương V
TỔ CHỨC, TRÁCH NHIỆM VÀ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP CỦA CÁC CƠ QUAN THANHTRA, KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC, ĐIỀU TRA, VIỆN KIỂM SÁT, TÒA ÁN VÀ CỦA CƠ QUAN, TỔCHỨC, ĐƠN VỊ HỮU QUAN TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Mục 1. TỔ CHỨC, CHỈ ĐẠO, PHỐI HỢPVÀ TRÁCH NHIỆM TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Điều 72. Trách nhiệm của người đứngđầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng, chống tham nhũng
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm ápdụng quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đểtổ chức phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệmtrước cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp về việc phòng, chống tham nhũngtrong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý.
Điều 73.[27] (đượcbãi bỏ)
Điều 74. Giám sát công tác phòng,chống tham nhũng[28]
1. Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát công tác phòng,chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.
2. Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát công tác phòng ngừa tham nhũng thuộc lĩnhvực do mình phụ trách.
Ủy ban tư pháp của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạncủa mình giám sát việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng.
3. Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạncủa mình có trách nhiệm giám sát công tác phòng, chống tham nhũng tại địaphương.
4. Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồngnhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện cácquy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Điều 75. Đơn vị chuyên trách vềchống tham nhũng
1. Trong Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhândân tối cao có đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng.
2. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị chuyên trách về chốngtham nhũng quy định tại khoản 1 Điều này do Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chínhphủ quy định.
Điều 76. Trách nhiệm của Thanh traChính phủ
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thanh tra Chínhphủ có trách nhiệm sau đây:
1. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra việc thựchiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; trường hợp phát hiệnhành vi tham nhũng thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý;
2. Xây dựng hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng.
Điều 77. Trách nhiệm của Kiểm toánNhà nước[29]
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Kiểm toán Nhà nướccó trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm toán nhằm phòng ngừa, phát hiện vàphối hợp xử lý hành vi tham nhũng; trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng thìchuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc cơ quan, tổ chức có thẩmquyền xử lý.
Điều 78. Trách nhiệm của Bộ Côngan, Bộ Quốc phòng
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ Công an, Bộ Quốcphòng có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động điều tra tội phạm vềtham nhũng.
Điều 79. Trách nhiệm của Viện kiểmsát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm tổ chức, chỉđạo thực hiện hoạt động truy tố các tội phạm về tham nhũng; kiểm sát hoạt độngđiều tra, xét xử, thi hành án đối với các tội phạm về tham nhũng.
2. Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm xét xử, hướng dẫncông tác xét xử các tội phạm về tham nhũng.
Điều 80. Phối hợp hoạt động giữacác cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án
Cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát,Tòa án có trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống tham nhũng theo các nội dungsau đây:
1. Trao đổi thường xuyên thông tin, tài liệu, kinh nghiệm vềcông tác phòng, chống tham nhũng.
2. Chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan nhà nước có thẩmquyền xử lý.
3. Tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng và kiến nghịchính sách, giải pháp phòng, chống tham nhũng.
Điều 81. Phối hợp công tác giữa cơquan thanh tra, kiểm toán nhà nước với cơ quan điều tra
1. Trong trường hợp cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước chuyểnhồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan điều tra thì cơ quan điều tra phải tiếpnhận và giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
2. Trong trường hợp không đồng ý với việc giải quyết của cơquan điều tra thì cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước có quyền thông báo với Việnkiểm sát cùng cấp, cơ quan điều tra cấp trên.
Điều 82. Phối hợp công tác giữa cơquan thanh tra, kiểm toán nhà nước với Viện kiểm sát
1. Trong trường hợp chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quanđiều tra thì cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước có trách nhiệm thông báo choViện kiểm sát cùng cấp để thực hiện việc kiểm sát.
2. Trong trường hợp cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước chuyểnhồ sơ vụ việc tham nhũng cho Viện kiểm sát thì Viện kiểm sát phải xem xét, giảiquyết và thông báo kết quả giải quyết bằng văn bản cho cơ quan đã chuyển hồ sơ.
Mục 2. KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG CHỐNGTHAM NHŨNG TRONG CƠ QUAN THANH TRA, KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC, ĐIỀU TRA, VIỆN KIỂMSÁT, TÒA ÁN
Điều 83. Kiểm tra hoạt động chốngtham nhũng đối với cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan thanh tra, kiểmtoán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án
1. Cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểmsát, Tòa án phải có biện pháp để kiểm tra nhằm ngăn chặn hành vi lạm quyền,lộng quyền, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức, viên chức của mình trong hoạtđộng chống tham nhũng.
2. Người đứng đầu cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điềutra, Viện kiểm sát, Tòa án phải tăng cường quản lý cán bộ, công chức, viên chức;chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm phápluật trong hoạt động chống tham nhũng.
3. Cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan thanh tra, kiểmtoán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có hành vi vi phạm pháp luật tronghoạt động chống tham nhũng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lýkỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường,bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
Điều 84. Giải quyết tố cáo đối vớicán bộ, công chức, viên chức của cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điềutra, Viện kiểm sát, Tòa án
Trường hợp có tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong hoạtđộng chống tham nhũng đối với Thanh tra viên, Kiểm toán viên, Điều tra viên,Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án và cán bộ, công chức, viênchức khác của cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát,Tòa án thì người đứng đầu cơ quan phải giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề nghịcơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
Kết quả giải quyết tố cáo phải được công khai.
Chương VI
VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA XÃ HỘI TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Điều 85. Vai trò và trách nhiệm củaMặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có tráchnhiệm sau đây:
a) Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên truyền,giáo dục nhân dân và các thành viên tổ chức mình thực hiện các quy định củapháp luật về phòng, chống tham nhũng; kiến nghị các biện pháp nhằm phát hiện vàphòng ngừa tham nhũng;
b) Động viên nhân dân tham gia tích cực vào việc phát hiện,tố cáo hành vi tham nhũng;
c) Cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhâncó thẩm quyền trong việc phát hiện, xác minh, xử lý vụ việc tham nhũng;
d) Giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có quyềnyêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp phòng ngừatham nhũng, xác minh vụ việc tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng; cơquan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải xem xét, trả lời trong thời hạn mườilăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp vụ việc phức tạp thì thờihạn trên có thể kéo dài nhưng không quá ba mươi ngày.
Điều 86. Vai trò và trách nhiệm củabáo chí
1. Nhà nước khuyến khích cơ quan báo chí, phóng viên đưa tinphản ánh về vụ việc tham nhũng và hoạt động phòng, chống tham nhũng.
2. Cơ quan báo chí có trách nhiệm biểu dương tinh thần và nhữngviệc làm tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng; lên án, đấu tranh đốivới những người có hành vi tham nhũng; tham gia tuyên truyền, phổ biến phápluật về phòng, chống tham nhũng.
3. Cơ quan báo chí, phóng viên có quyền yêu cầu cơ quan, tổchức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến hành vi thamnhũng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thôngtin, tài liệu đó theo quy định của pháp luật; trường hợp không cung cấp thìphải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Cơ quan báo chí, phóng viên phải đưa tin trung thực, kháchquan. Tổng biên tập, phóng viên chịu trách nhiệm về việc đưa tin và chấp hànhpháp luật về báo chí, quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Điều 87. Vai trò và trách nhiệm củadoanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề
1. Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo về hành vi tham nhũngvà phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc xác minh,kết luận về hành vi tham nhũng.
2. Hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề có trách nhiệmtổ chức, động viên, khuyến khích hội viên của mình xây dựng văn hóa kinh doanhlành mạnh, phi tham nhũng.
3. Hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề và hội viên cótrách nhiệm kiến nghị với Nhà nước hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhằmphòng, chống tham nhũng.
4. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh,có cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi tham ô, đưa hối lộ.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm phốihợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hiệp hội doanh nghiệp, hiệphội ngành nghề và các tổ chức khác tổ chức diễn đàn để trao đổi, cung cấp thôngtin, phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng.
Điều 88. Trách nhiệm công dân, Banthanh tra nhân dân
1. Công dân tự mình, thông qua Ban thanh tra nhân dân hoặc thôngqua tổ chức mà mình là thành viên tham gia phòng, chống tham nhũng.
2. Ban thanh tra nhân dân tại xã, phường, thị trấn, trong cơquan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước trong phạm vi nhiệmvụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật vềphòng, chống tham nhũng.
Chương VII
HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Điều 89. Nguyên tắc chung về hợptác quốc tế
Nhà nước cam kết thực hiện điều ước quốc tế về phòng, chốngtham nhũng mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; hợp tác với cácnước, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong hoạt động phòng, chốngtham nhũng trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ vàcác bên cùng có lợi.
Điều 90. Trách nhiệm thực hiện hợptác quốc tế
1. Thanh tra Chính phủ phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công anvà các cơ quan hữu quan thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu, đàotạo, xây dựng chính sách, trao đổi thông tin, hỗ trợ tài chính, trợ giúp kỹ thuật,trao đổi kinh nghiệm trong phòng, chống tham nhũng.
2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế vềtương trợ tư pháp trong phòng, chống tham nhũng.
Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[30]
Điều 91. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm2006.
2. Pháp lệnh Chống tham nhũng ngày 26 tháng 02 năm 1998 và Pháplệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Chống tham nhũng ngày 28 tháng4 năm 2000 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Điều 92. Hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luậtnày./.
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT Nguyễn Hạnh Phúc |
“Căncứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổsung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ;
Quốchội ban hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng.”
Luật số27/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng cócăn cứ ban hành như sau:
“Căncứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổsung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ;
Quốchội ban hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũngsố 55/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 01/2007/QH12 .”
[2] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1của Luật số 27/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chốngtham nhũng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013. [3] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1của Luật số 27/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chốngtham nhũng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013. [4] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1của Luật số 27/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chốngtham nhũng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013. [5] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Luậtsố 27/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng,có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013. [6] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1của Luật số 27/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chốngtham nhũng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013.[7] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1của Luật số 27/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chốngtham nhũng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013.
[8] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1của Luật số 27/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chốngtham nhũng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013. [9] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1của Luật số 27/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chốngtham nhũng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013. [10] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1của Luật số 27/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chốngtham nhũng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013. [11] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Luậtsố 27/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng,có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013.[12] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Luật số27/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng, cóhiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013.
[13] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Luậtsố 27/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng,có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013. [14] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Luậtsố 27/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng,có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013. [15] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Luậtsố 27/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng,có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013. [16] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 13 Điều 1của Luật số 27/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chốngtham nhũng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013.[17] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 14 Điều 1của Luật số 27/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chốngtham nhũng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013.
[18] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 15 Điều 1của Luật số 27/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chốngtham nhũng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013. [19] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 16 Điều 1 của Luậtsố 27/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng,có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013. [20] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của Luậtsố 27/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng,có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013. [21] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 18 Điều 1 của Luậtsố 27/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng,có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013.[22] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 19 Điều 1của Luật số 27/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chốngtham nhũng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013.
[23] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 20 Điều 1 của Luậtsố 27/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng,có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013. [24] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 21 Điều 1 của Luậtsố 27/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng,có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013. [25] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 22 Điều 1 của Luậtsố 27/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng,có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013. [26] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 23 Điều 1của Luật số 27/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chốngtham nhũng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013.[27] Điều này được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất theo quy định tạikhoản 1 Điều 1 của Luật số 01/2007/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtPhòng, chống tham nhũng, có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng 8 năm 2007 như sau:
“Điều73. Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng
1. Banchỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Thủ tướng Chính phủ đứng đầucó trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc hoạt động phòng, chống thamnhũng trong phạm vi cả nước. Giúp việc cho Ban chỉ đạo Trung ương về phòng,chống tham nhũng có bộ phận thường trực hoạt động chuyên trách.
2. Banchỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Chủtịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đứng đầu có tráchnhiệm chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc hoạt động phòng, chống tham nhũngtrong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ban chỉ đạo tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương về phòng, chống tham nhũng có bộ phận giúp việc.
3. Tổchức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng,chống tham nhũng, Ban chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng,chống tham nhũng do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Thủtướng Chính phủ.”
Điều nàyđược bãi bỏ theo quy định tại khoản 25 Điều 1 của Luật số 27/2012/QH13 sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng, có hiệu lực kể từ ngày 01tháng 02 năm 2013.
[28] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1của Luật số 01/2007/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chốngtham nhũng, có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng 8 năm 2007.[29] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 24 Điều 1của Luật số 27/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chốngtham nhũng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013.
[30] Điều 2 củaLuật số 01/2007/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thamnhũng, có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng 8 năm 2007 quy định như sau:“Điều2
Luậtnày có hiệu lực thi hành từ ngày công bố.”
Điều 2của Luật số 27/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thamnhũng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013 quy định như sau:
“Điều2
1. Luậtnày có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2013.
2.Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành những điều, khoản được giaotrong Luật.”
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Luật Phòng, chống tham nhũng 2012 văn bản hợp nhất 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.