Nội dung chính
- 1 Xem Lịch siêu âm thai 2024
- 2 1. Tuần thứ 5 – 6: Lần gặp gỡ đầu tiên
- 3 2. Tuần thứ 8: Nghe từng nhịp đập tim con
- 4 3. Tuần thứ 11 – 13: Kiểm tra dị tật thai nhi
- 5 4. Tuần thứ 16 – 20: Thăm con yêu định kỳ
- 6 5. Tuần thứ 24 – 28: Theo sát sự phát triển của con
- 7 6. Tuần thứ 32 – 36: Kiểm tra ngôi thai
- 8 7. Tuần thứ 36 – 40: Chuẩn bị vượt cạn
Xem Lịch siêu âm thai 2024
Hiện nay siêu âm đang là một trong những phương pháp phổ biến nhất để theo dõi sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Thực hiện siêu âm định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các bất thường ở trẻ, từ đó đưa ra hướng xử lý kịp thời. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết khi nào nên đi siêu âm. MEDLATEC hôm nay sẽ giúp các chị em tổng hợp lại các mốc siêu âm cơ bản, quan trọng nhất trong thai kỳ nhé!
1. Tuần thứ 5 – 6: Lần gặp gỡ đầu tiên
Đây được xem là mốc siêu âm cơ bản đầu tiên của thai kỳ và đặc biệt quan trọng. Giai đoạn này mẹ cần thực hiện siêu âm để xác định chính xác xem mình có đang mang thai hay không sau các lần thử thai trước đó. Bác sĩ siêu âm cũng sẽ giúp mẹ kiểm tra vị trí làm tổ của phôi thai lúc này. Về cơ bản thì thai lúc này đã vào tử cung và đang hình thành phôi thai, có thể đã nghe rõ tim thai.
Các mẹ hãy chú ý rằng thời điểm thai khoảng 5 tuần tuổi là lúc rất quan trọng để thực hiện siêu âm nhé!
Lần siêu âm này các mẹ chú ý rằng mình sẽ được bác sĩ tính toán tuổi thai dựa vào kỳ kinh cuối.
Ngoài ra mẹ có thể trao đổi với bác sĩ chuyên khoa các vấn đề liên quan đến tiền sử sinh sản, nguy cơ tiền sản giật hoặc các vấn đề sức khỏe khác để có điều kiện chăm sóc thai kỳ tốt nhất. Với các mẹ từng sảy thai nhiều lần hoặc sinh con bị dị tật thì điều này lại càng nên lưu ý. Bác sĩ sẽ giúp mẹ thực hiện các phương pháp sàng lọc trước sinh sớm nhất có thể.
Đồng thời mẹ sẽ được nghe tư vấn về chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt sao cho điều độ nhất khi siêu âm tại thời điểm này. Các mẹ thừa cân, béo phì nên xin tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ chuyên khoa ngay nhé! Một số mẹ có thể được chỉ định uống bổ sung thêm sắt hoặc acid folic sau khi thực hiện siêu âm cơ bản xong.
2. Tuần thứ 8: Nghe từng nhịp đập tim con
Đã có rất nhiều trường hợp mẹ bầu khi đi siêu âm tại thời điểm thai nhi 5 – 6 tuần tuổi chưa thấy rõ phôi thai hoặc tim thai. Đây chính là lý do vì sao một số mẹ cần đến bệnh viện lần nữa để siêu âm khi mang thai tròn 2 tháng. Nếu từ lần siêu âm đầu tiên siêu âm tim thai đã được xác định thì mẹ cũng đừng lo lắng vì mình không được chỉ định đi tái siêu âm giai đoạn này nhé!
Lần siêu âm lần thứ hai này về cơ bản khá giống với lần đầu nhưng bác sĩ sẽ kiểm tra toàn diện hơn. Mục đích siêu âm nhằm xác định tim thai cùng các vấn đề phát triển của phôi thai nếu có. Mẹ cũng có thể được bác sĩ tư vấn thêm về vấn đề dinh dưỡng hoặc kê đơn thuốc uống bổ sung.
3. Tuần thứ 11 – 13: Kiểm tra dị tật thai nhi
Vào tuần thai thứ 11 đến 13 tuần 6 ngày, các dị tật biểu hiện bên ngoài cơ thể thai nhi đã có thể quan sát rõ khi thực hiện siêu âm cơ bản. Đây chính là thời điểm mẹ nên kịp thời đến bệnh viện để kiểm tra xem bé yêu có đang phát triển bất thường hay không.
Bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp mẹ đo tim thai, kiểm tra các chi đang lớn dần của con cũng như cơ hoành. Mẹ nên thực hiện thêm Double test để tầm soát sớm dị tật thai nhi nhé.
Một trong những bệnh có thể xác định tại thời điểm này là bệnh Down thông qua độ mờ da gáy. Khi siêu âm bác sĩ sẽ thông báo cho mẹ nếu kết quả đo độ mờ da gáy bất thường. Nếu thai nhi được xác định có khả năng cao mắc bệnh này thì mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn kỹ hơn về các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán.
Mẹ sẽ được bác sĩ siêu âm đo độ mờ da gáy của con khi đi siêu âm tại tuần thai từ 11 đến 13
4. Tuần thứ 16 – 20: Thăm con yêu định kỳ
Khi thai nhi được khoảng 16 đến 20 tuần tuổi thì mẹ bầu sẽ cần quay lại bệnh viện để tiếp tục kiểm tra sự phát triển của con. Phương pháp siêu âm giai đoạn này giúp mẹ xác định các bất thường về lượng ối cũng như xác định xem thai có đang phát triển ổn định hay không. Bác sĩ cũng đồng thời đo tim thai và tử cung, phục vụ cho việc chuẩn bị sinh nở sau này.
Một số mẹ thường kết hợp làm Triple test khi đến bệnh viện siêu âm cơ bản lần thứ tư này. Xét nghiệm nhằm xác định các bất thường về nhiễm sắc thể hoặc ống thần kinh nếu có. Bác sĩ sẽ căn cứ vào hình ảnh siêu âm cũng như kết quả xét nghiệm này để quyết định có chọc ối trong trường hợp khẩn cấp để tiếp tục kiểm tra hay không.
5. Tuần thứ 24 – 28: Theo sát sự phát triển của con
Giai đoạn tuần thứ 24 đến 28 là giai đoạn khá nhạy cảm của thai kỳ. Đây là thời điểm then chốt để bác sĩ quyết định có cần đình chỉ thai kỳ hay không nếu có bất thường. Việc thực hiện siêu âm trong thời điểm này là cần thiết cho mẹ bầu.
Thời điểm thai trước 28 tuần tuổi là lúc cực kỳ nhạy cảm, mẹ nên đến bệnh viện để thực hiện siêu âm
Tại bệnh viện, bác sĩ siêu âm sẽ giúp mẹ kiểm tra tình trạng nhau thai, nước ối, cân nặng, các bất thường về hình thái và tim thai của con. Mẹ nên kịp thời trao đổi với bác sĩ mọi dấu hiệu thay đổi bất thường mà mẹ cảm nhận trong lần siêu âm cơ bản này.
6. Tuần thứ 32 – 36: Kiểm tra ngôi thai
Lúc này mẹ bầu đã bước sang tam cá nguyệt thứ ba và chuẩn bị cho quá trình vượt cạn. Khi thực hiện siêu âm, bác sĩ sẽ kiểm tra ngôi thai của bé yêu trong bụng mẹ. Ngoài ra bác sĩ cũng giúp mẹ kiểm tra tử cung để phát hiện các dấu hiệu sinh non nếu có. Một số xét nghiệm mẹ có thể sẽ cần thực hiện bổ sung là xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu thai kỳ.
Mẹ sẽ được bác sĩ kiểm tra ngôi thai của con yêu trong giai đoạn này
7. Tuần thứ 36 – 40: Chuẩn bị vượt cạn
Đây là giai đoạn rất gần thời điểm con chào đời nên mẹ có thể sẽ cần thực hiện siêu âm cơ bản mỗi tuần một lần thay vì định kỳ hàng tháng như trước đây. Khi siêu âm bác sĩ sẽ kiểm tra ngôi thai cho con, kiểm tra sự tăng trưởng của con. Các trường hợp thai ở vị trí bất lợi cho mẹ có thể được chỉ định mổ khẩn cấp để tránh gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con.
Trên đây là tổng hợp của MEDLATEC về lịch siêu âm cơ bản trong thai kỳ dành cho các mẹ bầu. Tuy nhiên để có thể nhận được tư vấn kỹ hơn về thời điểm thực hiện siêu âm thai, mẹ hãy gọi điện cho Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua số 1900 56 56 56 hoặc tới các cơ sở khám, chữa bệnh của chúng tôi. Tại đây các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ tư vấn cũng như thăm khám, giúp mẹ có một thai kỳ an toàn và con yêu phát triển toàn diện.
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Lịch siêu âm thai 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.