Làm sao để phát hiện tiểu đường thai kỳ 2024

Xem Làm sao để phát hiện tiểu đường thai kỳ 2024

Biểu hiện tiểu đường thai kỳ hầu như không có biểu hiện rõ ràng nên thai phụ thường không biết mình bị bệnh. Việc theo dõi, tầm soát bệnh để phát hiện sớm và điều trị tiểu đường thai kỳ kịp thời là hết sức quan trong.

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Tiểu đường thai kỳ là một thể bệnh tiểu đường, chỉ xuất hiện và tồn tại trong thời gian mang thai và chấm dứt khi thai phụ đã sinh em bé. Nếu sản phụ sau sinh 6 tuần vẫn bị tiểu đường thai kỳ chưa khỏi thì lúc nào bệnh không được chẩn đoán là tiểu đường thai kỳ nữa mà chuyển thành bệnh tiểu đường type 1, type 2, tiểu đường do dinh dưỡng hoặc tiểu đường triệu chứng.

2. Ai là người có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ?

Bất cứ phụ nữ nào khi mang thai cũng có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Những người có nguy cơ cao nhất bao gồm:

  • Người đã từng mắc tiểu đường
  • Người đã từng bị tiểu đường thai kỳ ở 1 hoặc nhiều lần mang thai trước đó
  • Người thừa cân, béo phì
  • Người đã từng sảy thai hoặc bị tiền sản giật
  • Phụ nữ mang thai khi đã lớn tuổi
  • Người có bệnh huyết áp cao
  • Người có người thân (cha, mẹ, anh, chị em ruột) từng phải tiêm insulin bổ sung.
Người có bệnh huyết áp cao có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cao hơn bình thường

3. Chẩn đoán tiểu đường thai kỳ

4. Phải làm gì khi bị tiểu đường thai kỳ ?

Tiểu đường thai kỳ không có biểu hiện rõ ràng nên nếu không làm xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, nghiệm pháp dung nạp glucose thì rất khó phát hiện bệnh. Do đó, tất cả phụ nữ mang thai đều phải làm xét nghiệm khám sàng lọc tiểu đường thai kỳ.

Trước đây, việc chẩn đoán tiểu đường thai kỳ chỉ dựa vào kết quả xét nghiệm nước tiểu. Tuy nhiên, chỉ phụ thuộc vào kết quả này thì sẽ không chính xác vì thực tế vẫn có nhiều trường hợp không bị tiểu đường thai kỳ nhưng trong nước tiểu vẫn phát hiện đường. Ngoài ra, những người bị tiểu đường thai kỳ cũng có lúc âm tính và dương tính với đường niệu.

Phụ nữ mang thai sẽ phải nhịn ăn ít nhất 6 giờ trước khi làm xét nghiệm. Thông thường, xét nghiệm này sẽ được thực hiện vào buổi sáng và lưu ý trước với thai phụ là nhịn ăn sáng. Y tá sẽ lấy mẫu máu của thai phụ, gọi là mẫu máu đầu tiên để đo mức đường huyết trong máu khi đói. Sau đó, thai phụ sẽ được cho uống một cốc nước đường với lượng đường đã được quy định trước. Khi đường ngấm vào máu, thai phụ sẽ được lấy máu lần 2 để đo mức đường huyết trong máu và so sánh với mức đường huyết thu được ở mẫu máu đầu tiên.

Người bị tiểu đường thai kỳ cần có chế độ ăn uống kiêng khem hợp lý

Cũng giống như bệnh tiểu đường ở người không mang thai thì người bị tiểu đường thai kỳ cần phải thực hiện chế độ ăn uống kiêng khem nhất định. Tùy theo nhu cầu năng lượng của người mẹ, trọng lượng trước khi có thai, trọng lượng hiện tại, tuần thai của em bé… để xác định rõ nhu cầu cần thiết của thai phụ.

Ngoài ra, thai phụ cần có chế độ luyện tập phù hợp. Nếu trong quá trình tập luyện, thai phụ cảm thấy mệt thì cần phải ngừng tập và nghỉ ngơi. Hình thức tập luyện, thời gian tập luyện cần có sự tư vấn của bác sĩ. Nên tập luyện ở mức trung bình, nhẹ nhàng, tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Thai phụ cần giữ nhịp tim không vượt qua 140 lần/phút trong tập luyện. Không nên để tim đập nhanh kéo dài. Có thể đi bộ hoặc bơi lội để tăng cường sức khỏe, giảm áp lực các khớp, lại không gây chấn thương cho các khớp xương ở bàn chân và cẳng chân.

Nếu áp dụng chế độ ăn kiêng và tập luyện mà vẫn không kiểm soát được lượng đường trong máu thì thai phụ bắt buộc phải dùng thuốc insulin theo liều lượng nhất định mà bác sĩ chỉ định. Ngoài ra, thai phụ cần được theo dõi chặt chẽ trong quá trình điều trị, tránh hạ đường huyết hoặc các tai biến nguy hiểm khác.

5. Ý nghĩa xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Có thể khẳng định, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ rất quan trọng. Vì nếu không được phát hiện và kiểm soát sớm đường huyết thì tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trong đến cả mẹ và con, không những là ảnh hưởng trong thời gian mang thai, sinh nở mà còn cả cuộc sống sau này.

Tiểu đường thai kỳ khiến thai nhi phát triển quá to, dẫn đến khó sinh, tăng nguy cơ sinh khó và những biến chứng nguy hiểm khi sinh con. Ngoài ra, tiểu đường thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh, đẻ non, sảy thai. Thai nhi nếu sinh non sẽ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.

Tiểu đường thai kỳ cũng có thể đe dọa sức khỏe người mẹ với nguy cơ tăng huyết áp, tiền sản giật, tăng nồng độ xê – tôn máu của cả mẹ và thai nhi – ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển bình thường của thai nhi.

Vì thế, phụ nữ mang thai không được chủ quan, cần kiểm tra, tầm soát và phát hiện bệnh sớm đẻ có hình thức can thiệp kịp thời.

Chương trình Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec giúp khách hàng thực hiện đầy đủ các mốc khám thai và các xét nghiệm cần thiết trong quá trình mang bầu, bao gồm xét nghiệm tầm soát tiểu đường thai kỳ. Khách hàng đăng ký Thai sản trọn gói được chăm sóc, kiểm tra sức khỏe mẹ và bé trước khi sinh – trong khi sinh và sau khi sinh một cách đầy đủ. Hiện Vinmec đang có những gói Thai sản trọn gói bao gồm:

  • Chương trình chăm sóc Thai Sản 2019  Chuyển Dạ
  • Chương trình chăm sóc Thai sản 2019  36 tuần
  • Chương trình chăm sóc Thai sản 2019  27 tuần
  • Chương trình chăm sóc Thai sản 2019  12 tuần

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Bạn đang tìm hiểu bài viết Làm sao để phát hiện tiểu đường thai kỳ 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)