Nội dung chính
Xem Làm sao để bớt khó chịu khi đến tháng 2024
Vào những ngày hành kinh, cơ thể của phụ nữ sẽ cảm thấy khó chịu và có những triệu chứng đi kèm. Trong đó, đi ngoài khi bị hành kinh là một dấu hiệu bình thường nhưng sẽ khiến cơ thể càng mệt mỏi và khó chịu. Hãy tìm hiểu những thông tin cần thiết về triệu chứng này để tìm cách khắc phục thông qua bài viết sau.
1. Nguyên nhân gây chứng đi ngoài khi bị hành kinh
Tình trạng đi ngoài khi bị hành kinh là một triệu chứng thường gặp ở phụ nữ trong mùa rụng dâu. Và tình trạng này có thể xảy ra với tần suất khác nhau tùy vào từng tháng, có thể đều đặn từng tháng hoặc cách nhật, có trường hợp nặng hơn dễ dẫn đến tình trạng tiêu chảy trong chu kỳ kinh.
Trên thực tế, hiện tượng đi ngoài này vẫn chưa được xác định nguyên nhân cụ thể chính xác. Theo nhiều giả thiết hiện nay, sự gia tăng của Prostaglandin, một loại hormone được tiết ra vào thời điểm trước chu kỳ kinh nguyệt, là một yếu tố gây nên hiện tượng đi ngoài khi hành kinh.
Phụ nữ có thể đau bụng kinh quằn quại trong kỳ kinh nguyệt
Hormone Prostaglandin sẽ làm lớp niêm mạc trong tử cung bong tróc thông qua những cơn co thắt và sau đó đưa nó ra khỏi cơ thể cùng với máu. Khi những cơn co xuất hiện với tần suất và cường độ ngày càng cao sẽ khiến bạn gặp phải tình trạng đau bụng quằn quại và chuột rút.
Bên cạnh đó, loại hormone này còn tác động đến đường ruột của phụ nữ khi hành kinh gây nên những cơn đau thắt khiến bạn liên tục có cảm giác muốn đi ngoài. Đặc biệt trong những ngày đầu của chu kỳ kinh, tình trạng đi ngoài sẽ diễn ra phổ biến hơn. Không chỉ gây sự ảnh hưởng đến đường ruột mà prostaglandin còn làm cho nhu động ruột hoạt động một cách mạnh mẽ, co bóp nhiều hơn. Điều này sẽ khiến cơ thể không thể hấp thụ nước có trong thức ăn làm cho chất thải có dạng lỏng.
Một số nguyên nhân khác gây nên tình trạng đại tiện trong kỳ kinh nguyệt là:
Chế độ ăn uống không hợp lý khi hành kinh
Khi bạn đang có kinh, những đồ ăn có tính hàn hoặc đồ ăn nguội là thực phẩm kiêng kị. Nếu như bạn tiêu thụ những loại thực phẩm này, tình trạng đau bụng kinh sẽ xảy ra nghiêm trọng hơn kèm theo những triệu chứng như đi ngoài và tiêu chảy.
Đồ uống lạnh là khắc tinh của phụ nữ trong những ngày hành kinh
Cơ thể người hành kinh bị lạnh
Trên thực thế, cơ thể của phụ nữ trong giai đoạn này khá yếu, những cơn đau thắt khiến mồ hôi cùng với cảm giác ớn lạnh và lạnh bụng. Đây là một tác nhân gián tiếp gây nên tình trạng đi ngoài khi bị hành kinh.
Thói quen sinh hoạt không hợp lý
Thói quen ăn đồ lạnh và uống những loại thức uống có gas hoặc nước đá cũng ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt.
Ngoài ra, cơ địa của mỗi người cũng có thể là nguyên nhân gây nên triệu chứng đi ngoài khi bị hành kinh và ảnh hưởng đến mức độ diễn ra của nó.
2. Đau bụng kinh kèm theo triệu chứng đi ngoài có nguy hiểm hay không?
Tuy triệu chứng đau bụng đi ngoài trong kỳ kinh là một hiện tượng bình thường, không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của phụ nữ. Nhưng nếu như bạn nhận thấy được một số triệu chứng bất thường khác kèm theo thì đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ, cần được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trong đó, những dấu hiệu đi kèm theo triệu chứng đi đại tiện là không phải biểu hiện của bệnh lý như:
Đau bụng kinh dữ dội trong khoảng 3 ngày đầu, có thể giảm dần khi về cuối chu kỳ.
Phần bụng dưới xuất hiện những cơn đau âm ỉ hoặc đau thắt một cách đột ngột. Tuy nhiên, những cơn đau này có thể vẫn nằm trong sức chịu đựng của phụ nữ hành kinh.
Phần lưng và đùi có cảm giác đau mỏi.
Cơ thể trở nên mệt mỏi và kiệt sức do mất máu.
Tình trạng đi ngoài khi bị hành kinh thường xuất hiện vào buổi sáng
3. Phương pháp giúp giảm sự khó chịu trong tình trạng đi ngoài khi bị hành kinh
Để giảm bớt sự khó chịu khi ở trong tình trạng đi ngoài trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn có thể tham khảo những biện pháp sau:
Sử dụng túi chườm ấm
Đây là một phương pháp truyền nhiệt cho phần bụng một cách hiệu quả làm nóng phần bụng dưới. Điều này giúp cho các cơ trơn ở tử cung giãn ra, có tác dụng ức chế những cơn đau co thắt đột ngột diễn ra ở phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt.
Massage nhẹ nhàng phần bụng dưới
Trong kỳ hành kinh, phần bụng dưới của phụ nữ thường xảy ra những cơn đau dữ dội. Bởi vậy, việc massage cùng với rượu gừng, dầu nóng,… sẽ làm giảm đi triệu chứng của kinh nguyệt, bao gồm cả đi ngoài thông qua việc tác động làm giãn cơ tử cung.
Lưu ý trong việc ăn uống
Đến những ngày hành kinh, phụ nữ cần chú ý để sử dụng những đồ ăn và thức uống ấm và có tính ấm để hạn chế xảy ra tình trạng đau bụng đi ngoài.
Bên cạnh đó, bạn cần tránh những loại thực phẩm có chứa nhiều chất tạo ngọt, chứa hàm lượng đường cao, cafein, các chế phẩm từ sữa và đặc biệt đồ ăn cay để giảm các cơn đau bụng kinh. Ngoài ra, bạn có thể uống những loại thức uống để điều hòa nhiệt độ cơ thể như: nước ngải cứu, nước cây ích mẫu, trà gừng mật ong, trà quế,…
Trà gừng mật ong có thể giúp giảm tình trạng đau bụng kinh
Giữ thói quen sinh hoạt lành mạnh
Việc sinh hoạt một cách khoa học và hiệu quả là một phương pháp hữu hiệu nâng cao sức khỏe của bản thân nhờ đó tình trạng đau bụng kinh được cải thiện. Nhất là trong những ngày hành kinh, bạn cần để cơ thể được thư giãn và giảm bớt sự khó chịu, mệt mỏi.
Bạn cần ngủ đủ giấc và không nên thức khuya để cơ thể được nghỉ ngơi sau một ngày mệt mỏi.
Bạn có thể tập các bài tập nhẹ nhàng như yoga, ngồi thiền, những động tác nhẹ nhàng để giảm bớt tình trạng đau bụng kinh.
Sử dụng thuốc giảm đau
Tình trạng đi ngoài khi bị hành kinh thường xuất hiện nhiều trong những ngày đầu chu kỳ và sau đó giảm dần. Nếu tình trạng này này diễn ra quá nghiêm trọng và không thuyên giảm sau khi đã thực hiện những phương pháp khác thì bạn có thể nghĩ đến việc sử dụng thuốc giảm đau.
Tuy nhiên, thuốc giảm đau chỉ nên được sử dụng khi có sự tư vấn chuyên khoa của các bác sĩ và là phương pháp cuối cùng mà bạn nghĩ đến.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng đi ngoài khi bị hành kinh. Đây là một triệu chứng thông thường đối với phụ nữ khi đang ở trong thời kỳ hành kinh. Tuy nhiên, nếu như bạn thấy đi kèm với những triệu chứng lạ khác thì bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để phòng tránh những căn bệnh tiềm ẩn.
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Làm sao để bớt khó chịu khi đến tháng 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.