Nội dung chính
Xem Làm sao để biết mình có yêu người đó không 2024
Cùng viết bởi Nhân viên của wikiHow
Tham khảo
X
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.
Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Có 7 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 26.666 lần.
Xác định bạn có thật sự yêu ai đó là việc không hề dễ dàng, nhưng bạn cũng đừng lo lắng! Theo nghiên cứu và trong hầu hết các trường hợp, cách tốt nhất để xác định xem bạn có đang yêu hay không là dừng lại và xem xét mối quan hệ một cách khách quan. Khi xác định được người ấy khiến bạn rung động, bạn thử để ý phản ứng của mình khi ở bên họ. Bạn có hào phóng hơn, có sẵn sàng nỗ lực vì họ và có thật sự vui mừng vì thành công của họ? Nếu tất cả câu trả lời là có, có lẽ bạn đã yêu!
Các bước
Phương pháp 1 của 2:Đánh giá cảm xúc của bạn
1Xem lại quá trình phát triển cảm xúc của bạn. Hãy thử nghĩ về lần gặp gỡ đầu tiên của hai bạn. Cố gắng nhớ lại khoảnh khắc ấy để biết cảm xúc của bạn bây giờ vẫn như cũ hay đã lớn dần lên. Khái niệm quen thuộc – yêu từ cái nhìn đầu tiên thật sự chỉ là sự rung động nhất thời vì sự hấp dẫn của vẻ ngoài. Tình yêu thì trái ngược hoàn toàn, vì cảm xúc sẽ tăng dần theo thời gian, từ sự vô tình phải lòng nhau chuyển dần sang điều gì đó sâu sắc hơn.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
2Viết ra danh sách các ưu và khuyết điểm. Nghĩ về những điều bạn thích và không thích ở người ấy. Việc đọc các lý do trên giấy, sẽ giúp bạn đánh giá cảm xúc của mình tốt hơn.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Khi xem khuyết điểm của họ, chắc hẳn bạn sẽ nản lòng, nhưng đây là cơ hội để bạn suy nghĩ thấu đáo hơn về điều khiến mình yêu thích. Cố gắng liệt kê các mặt càng chi tiết càng tốt. Đừng lo lắng về mức độ của các ưu hoặc khuyết điểm. Bạn chỉ cần viết ra suy nghĩ của mình theo gợi ý như sau:
- Ưu điểm: ngoại hình ưa nhìn, tử tế, người mà bạn có thể thoải mái trò chuyện
- Khuyết điểm: hơi bừa bộn, thỉnh thoảng cư xử như trẻ con, đôi lúc hay dựa dẫm
3Xem xét danh sách của bạn. Phân tích các ưu và khuyết điểm để biết bạn đang nhìn nhận đúng thực tế hay lý tưởng hóa hình ảnh của người ấy. Khoanh tròn hoặc tô đậm các ưu điểm khiến bạn xao xuyến và những khuyết điểm không ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn. Đánh giá xem những lý do đã liệt kê chỉ là điều nhỏ nhặt hay thật sự quan trọng. Nếu bạn không thể hoàn toàn chấp nhận một người – bao gồm khuyết điểm và mọi thứ, điều đó chưa phải là yêu.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
- Ví dụ, yêu là khi bạn bỏ qua tính bừa bộn của họ vì đánh giá cao sự hào phóng hoặc cách họ chú tâm vào cuộc trò chuyện.
- Ngược lại, tình cảm của bạn chưa phải là yêu khi bạn cảm thấy thoải mái khi nhìn thấy họ, nhưng bạn không thể tưởng tượng ra một tương lai có họ bên cạnh.
4Xem xét sự đồng cảm. Chú ý đến việc bạn chia sẻ niềm vui hoặc nỗi buồn khi nghe họ kể về những chuyện tốt hoặc xấu. Ví dụ, nếu bạn bắt đầu khóc khi người ấy rơm rớm nước mắt báo tin bà vừa mất, điều đó có nghĩa là bạn cảm nhận được nỗi đau của họ. Đó là dấu hiệu tích cực của tình yêu.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
5Nhìn nhận cảm xúc của bạn khi không ở bên người ấy. Thử hỏi xem bạn có thật sự cảm thấy như vậy khi nói Anh nhớ em/Em nhớ anh không. Nếu bạn thật sự muốn người ấy luôn ở cạnh, điều đó có thể là yêu. Nếu bạn háo hức lên kế hoạch riêng cho bản thân khi cả hai gặp nhau, có lẽ đó chỉ là sự cảm nắng nhất thời.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
6Phân tích kế hoạch tương lai. Thử hình dung cuộc sống của bạn trong năm hoặc mười năm tiếp theo. Hãy suy nghĩ về ảnh hưởng của những thay đổi trong sự nghiệp, con cái và việc thay đổi chỗ ở. Bạn có sẵn lòng cùng người ấy đối mặt với những chuyện từ nhỏ nhặt đến bệnh tật hiểm nghèo không? Nghĩ về việc bạn chăm sóc họ hoặc việc họ chăm sóc bạn về sau. Nếu bạn có thể hình dung về một tương lai lâu dài với người này, có lẽ đó là yêu.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
7Người ấy có khiến bạn thay đổi không? Điều này không đồng nghĩa với việc bạn thay đổi hoàn toàn tính cách của mình. Thay vào đó, thử xem bạn có mở rộng tầm nhìn vì ảnh hưởng của người ấy không. Ví dụ, có lẽ bạn chưa từng nghĩ đến việc dành thời gian trồng cây vào cuối tuần trước khi người ấy rủ bạn tham gia dự án trồng rừng. Sau khi thực hiện việc này, bạn cảm nhận được sự gắn kết kỳ diệu với thiên nhiên và cảm thấy biết ơn người ấy. Nếu người ấy khiến bạn thay đổi theo hướng tốt hơn, có thể đó chính là tình yêu.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
8Lưu ý cảm xúc của bạn đối với những điều tẻ nhạt. Hãy nhớ lại cảm xúc của bạn khi cùng người ấy thực hiện những việc thông thường và không quá thú vị. Chẳng hạn như bạn thường không thích đi siêu thị nhưng bỗng nhiên lại trở nên háo hức vì có người ấy đi cùng. Đây có thể là dấu hiệu của tình yêu. Trái lại, nếu bạn cảm thấy chán và mong chờ làm việc gì khác, có lẽ bạn chỉ mới cảm nắng.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
9Nghĩ về cảm giác ghen tuông. Lưu ý cảm xúc của bạn khi bắt gặp người ấy trò chuyện với đối tượng khác. Ghi nhận cảm xúc của bạn khi những đối tượng khác tán tỉnh người ấy. Thử nghĩ xem bạn có băn khoăn về việc người ấy sẽ giảm mức độ quan tâm dành cho mình vì có người khác tán tỉnh họ không. Thỉnh thoảng ghen tuông là một phản ứng lành mạnh khiến bạn muốn gắn bó hơn với người ấy. Trên thực tế, bạn có thể đã yêu, nếu có cảm giác như vậy.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
- Ngược lại, nếu bạn nghi ngờ và muốn điều tra người ấy thì đó không phải là yêu. Hoặc, đó là kiểu tình yêu không lành mạnh. Có lẽ bạn chỉ chuyển từ cảm nắng sang ‘ám ảnh’.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
Phương pháp 2 của 2:Đánh giá hành động của bạn
1Tạm ngừng một chút. Khi đang ở bên cạnh những người khác, bạn hãy tách khỏi người ấy để hòa nhập và trò chuyện với mọi người. Nếu bạn nhận thấy mình vẫn nhìn quanh tìm kiếm người ấy, điều đó có thể là yêu. Nếu bạn bắt gặp họ cũng đang trộm nhìn mình, có lẽ cả hai bạn đều có tình cảm với nhau.
2Lưu ý phản ứng của cơ thể. Để ý những phản ứng vô thức của bạn khi ở cạnh người ấy, chẳng hạn như tim đập nhanh, cảm giác nóng bừng, tay run và đổ mồ hôi tay. Bạn có bất thình lình im lặng vì lo lắng về lời nói của mình không? Những phản ứng như thế là dấu hiệu của sự rung động và cảm nắng nhất thời, chưa phải là yêu.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
3Đánh giá sự hào phóng của bạn. Nghĩ xem bạn có thường xuyên chia sẻ vật sở hữu của mình với người ấy không (hoặc mức độ sẵn sàng của bạn như thế nào). Ví dụ, họ muốn mượn một món đồ cổ mà bạn đã mua trong buổi đấu giá. Nếu bạn cho mượn hoặc sẵn lòng làm việc này, đó có thể là dấu hiệu của tình yêu.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
4Xem xét mức độ hy sinh của bạn. Điều đó không có nghĩa là bạn sẽ từ bỏ sự nghiệp hoặc để người ấy lợi dụng. Thay vào đó, bạn sẽ nỗ lực để đem niềm vui đến cho người ấy. Thử nghĩ về lần mà người ấy bị ốm. Nếu quyết định hủy kế hoạch xem phim bộ vào cuối tuần để chăm sóc họ, có lẽ bạn đã yêu. Ngược lại, nếu phản ứng đầu tiên của bạn là phàn nàn, chắc chắn đó chưa phải là yêu.[13] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
5Chú ý việc bắt chước hành động. Tình yêu sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái. Trong những tình huống vui vẻ, bạn có thể sẽ bắt chước hành động của người kia mà không hề biết điều đó. Ghi nhớ những lần mà bạn nâng cốc uống cà phê cùng lúc với người ấy. Đó không phải là dấu hiệu rõ ràng của tình yêu, nhưng là một dấu hiệu tích cực.[14] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
6Đánh giá phản ứng của bạn trước thành công của họ. Điều này đặc biệt quan trọng khi người ấy thành công trong việc mà bạn đang theo đuổi. Ví dụ, họ được đề cử vào vị trí mà bạn hằng ao ước. Nếu phản ứng đầu tiên của bạn là muốn tổ chức tiệc, có lẽ bạn đang yêu. Ngược lại, nếu bạn lầm bầm nói Thật tuyệt! cùng sự thất vọng và né tránh họ suốt cả ngày, có lẽ đó chỉ là sự cảm nắng nhất thời.[15] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
7Xem xét việc bạn giới thiệu người ấy với gia đình và bạn bè. Thử nghĩ xem bạn đã giới thiệu người ấy với bao nhiêu bạn bè và người thân (hoặc số người mà bạn muốn người ấy gặp gỡ). Việc người thân và bạn bè thích người ấy quan trọng với bạn đến mức nào. Nếu bạn đã giới thiệu người ấy với bạn thân cùng gia đình và bạn thật sự muốn họ thích người ấy, có lẽ đó là tình yêu.[16] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
Lời khuyên
- Tình yêu là quá trình nỗ lực không ngừng. Nếu sau này bạn có thay đổi cảm xúc thì cũng không sao cả.
Cảnh báo
- Lưu ý khi bạn nói và thật sự nghĩ Tôi sẽ làm bất kỳ điều gì vì người ấy. Trở nên hào phóng và yếu đuối là hai việc hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, bạn đừng để bất kỳ ai lợi dụng mình.
Hiển thị thêm
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Làm sao để biết mình có yêu người đó không 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.