Làm gì khi hít phải khói thuốc lá 2024

Xem Làm gì khi hít phải khói thuốc lá 2024

Không phải hút thuốc lá trực tiếp mới có thể gây chết người. Hút thuốc lá thụ động cũng có thể gây chết người! Cách tốt nhất để bảo vệ gia đình mình khỏi hút thuốc lá thụ động là cai thuốc lá, nhưng nếu bạn không thể cai thuốc, bạn có thể bảo vệ người thân bằng cách tạo môi trường không khói thuốc trong gia đình mình.

Hút thuốc lá thụ động là gì?

  1. Hít phải dòng khói tỏa ra từ điếu thuốc lá đang cháy hoặc ống điếu
  2. Hít phải dòng khói thở ra từ người hút thuốc lá/ thuốc lào hoặc sản phẩm từ thuốc lá.

 
Khói thuốc lá có chứa những chất gì?
       
Trong khói thuốc lá có chứa hơn 7.000 loại hóa chất. Trong đó, ít nhất 250 loại hóa chất có hại cho sức khỏe và khoảng 70 loại hóa chất có thể gây ung thư. Các hóa chất độc hại đó bao gồm:

  1. A-sen (chất độc)
  2. Benzen (có trong xăng)
  3. Cadmium (dùng cho pin)
  4. Vinyl chloride (chất độc sử dụng trong sản xuất nhựa)

Hít khói thuốc lá thụ động không an toàn – Chỉ cần tiếp xúc trong thời gian ngắn cũng có thể gây hại cho sức khỏe

 
Khói thuốc lá gây nguy hiểm cho gia đình bạn:

  • Trẻ em hít phải khói thuốc lá thụ động có thể gây tăng nguy cơ mắc bệnh ho, phổi và hen suyễn, nhiễm trùng tai.
  • Những người không hút thuốc hít phải khói thuốc lá thụ động có khả năng mắc các bệnh hiểm nghèo như bệnh tim và ung thư.
  • Phụ nữ đang mang thai hít phải khói thuốc lá thụ động có thể sẽ sinh con nhẹ cân, sinh non hoặc sảy thai.
  • Khi bạn hút thuốc, con bạn có nhiều khả năng sẽ trở thành người hút thuốc.

Làm thế nào để bảo vệ gia đình khỏi hút thuốc lá thụ động?

  • Cách tốt nhất để bảo vệ gia đình mình khỏi hút thuốc lá thụ động là cai thuốc lá, nhưng nếu bạn không thể cai thuốc, bạn có thể bảo vệ người thân bằng cách tạo môi trường không khói thuốc trong gia đình mình.
  • Nhiều gia đình đã có quy định cấm hút thuốc. Ngay cả những người hút thuốc cũng mong muốn gia đình mình thành trở thành nơi không có khói thuốc.

Làm cách nào để gia đình mình thành nơi không có khói thuốc?  
 

  • Đề nghị bạn bè, khách hoặc các thành viên trong gia đình không được hút thuốc lá trong nhà. Nếu họ có thắc mắc, có thể giải thích về nguy cơ của hút thuốc lá thụ động.
  • Treo biển báo: “Không hút thuốc lá trong nhà” trước cửa hoặc trong nhà để thông báo cho mọi người.
  • Không dùng gạt tàn, bật lửa hoặc diêm trong nhà.
  • Hãy lịch sự nhưng cứng rắn. Nếu có người cần hút thuốc, yêu cầu họ hút thuốc ở bên ngoài nhà. Cảm ơn họ vì điều đó.
  • Để thuyết phục tất cả mọi người cùng đồng ý có thể rất vất vả và tốn nhiều thời gian. Đừng bỏ cuộc– Vì bạn đang làm một điều rất quan trọng!
  • Biến gia đình bạn thành nơi hoàn toàn không có khói thuốc lá (không phải chỉ có một phòng trong ngôi nhà).
  • Chuyển phòng, mở cửa sổ hoặc sử dụng quạt KHÔNG PHẢI là cách có thể bảo vệ mọi người khỏi khói thuốc lá.
  • Không hút thuốc trong xe ô tô hoặc trên xe buýt.

Cai thuốc lá khó, nhưng…Bạn có thể làm được!

Bài viết bản quyền của Vquit. Tất cả hình thức sao chép và sử dụng cần trích dần nguồn Vquit.vn

Các bài viết khác:

Hút thuốc lá khi mang thai, sức khỏe của bạn và con của bạn

Hút thuốc và bệnh tắc nghẽn mạch máu

Hen suyễn và hút thuốc thụ động

Tác hại của hút thuốc lá tới sức khỏe

Thuốc lá và nguy cơ ung thư

Thành phần và độc tính của khói thuốc lá

Một bài viết khá đầy đủ về tác hại của thuốc lá

Phụ nữ mang thai hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở trẻ

Tác hại của thuốc lá đối với khả năng sinh sản ở nữ giới

Theo WHO, khói thuốc được coi là chất độc hại nhất trong môi trường cư trú. Trong khói thuốc, có khoảng 7000 chất hóa học, trong đó có 70 chất được xếp vào loại gây ung thư. Khói thuốc lá vẫn có thể tồn tại trong không khí ngay cả khi không còn nhìn thấy hoặc ngửi thấy được. Người không hút thuốc nếu thường xuyên hít phải khói thuốc lá cũng chịu những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe giống như những người hút thuốc lá trực tiếp, như nguy cơ mắc ung thư phổi, nhiễm trùng đường hô hấp, các bệnh về tim mạch. Nguy cơ mắc bệnh động mạch vành ở những người hút thuốc thụ động cao hơn 25-30% so với những người không hít phải khói thuốc.

Đáng chú ý, khói thuốc sẽ gây ảnh hưởng trong phạm vi 7-10 m. Do đó ngay cả khi ở rất xa người hút thuốc thì người hút thụ động vẫn gặp những nguy cơ về sức khỏe không kém những người đang hút thuốc. “Không có mức an toàn nào của phơi nhiễm khói thuốc thụ động”, Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, Đại diện của WHO tại Việt Nam nhấn mạnh.

Hút thuốc thụ động là thuật ngữ để chỉ những người không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc từ người hút thuốc, đôi khi được hiểu là ” môi trường có khói thuốc lá “. Hút thuốc thụ động từ những người hút thuốc trong nhà có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho trẻ em. Những vấn đề này sẽ tồi tệ hơn nếu cả hai cha mẹ của trẻ đều hút thuốc.

1. Nguy cơ khi người hút thuốc lá thụ động là trẻ em

Hút thuốc thụ động làm tăng nguy cơ trẻ em gặp các vấn đề sức khỏe sau đây:

– Các triệu chứng về thở, như ho, ho ra chất nhầy hoặc thở khò khè

– Nhiễm trùng hô hấp như viêm phế quản và viêm phổi – Những bệnh nhiễm trùng này có thể đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

– Hen suyễn – có thể không gây ra triệu chứng thường xuyên. Nhưng khi các triệu chứng bùng phát, trẻ thở khò khè, ho hoặc có cảm giác căng tức ở ngực.

– Phổi không phát triển bình thường trong thời thơ ấu

– Nhiễm trùng tai

– Mất thính giác (khi trưởng thành)

Sau này khi trưởng thành, những đứa trẻ lớn lên với khói thuốc lá có nhiều khả năng mắc phải:

– Hen suyễn

– Ung thư phổi

– Các loại ung thư khác

– Bệnh tim

Ngoài ra, những đứa trẻ lớn lên với cha mẹ hút thuốc có nhiều khả năng chúng cũng sẽ hút thuốc

Nếu con đã bị hen suyễn, hút thuốc thụ động có thể làm cho các triệu chứng của trẻ trở nên tồi tệ hoặc nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, hút thuốc thụ động khiến trẻ bị hen suyễn đến mức cần dùng thuốc điều trị hen hoặc phải đến bệnh viện thường xuyên hơn.

Khói thuốc còn có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu một người phụ nữ (không hút thuốc) sống trong nhà có khói thuốc lá, trẻ được sinh ra có nguy cơ bị nhẹ cân hơn trẻ bình thường khác.

2. Nguy cơ khi người hút thuốc lá thụ động là bà mẹ mang thai

Phụ nữ hút thuốc khi mang thai có nguy cơ sảy thai cao hơn, hoặc sinh non, chưa đủ tháng. Khi một người phụ nữ hút thuốc trong khi mang thai, trẻ sinh ra có nguy cơ cao hơn:

– Sinh quá sớm

– Không phát triển như bình thường trong tử cung

– Sinh ra bị dị tật bẩm sinh

– Chết vì hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh trong quá trình sau sinh (hội chứng em bé chết đột ngột trong khi ngủ mà không rõ lý do).

Nếu chỉ làm một căn phòng không khói thuốc trong nhà thôi thì điều đó là chưa đủ cho con, cha mẹ cần làm cho cả nhà không khói thuốc. Việc sử dụng máy lọc không khí sẽ không giúp ích gì.

3. Biện pháp phòng ngừa hút thuốc lá thụ động

Nếu muốn bỏ hút thuốc, hãy ghi nhớ và đặt ra các mốc thời gian cần thực hiện: lên lịch ngày bắt đầu bỏ thuốc, ngày nói với gia đình, bạn bè và những người xung quanh rằng bản thân dự định sẽ bỏ thuốc, dự đoán hoặc lên kế hoạch trước cho những thời điểm khó khăn mà sẽ phải đối mặt trong khi bỏ thuốc lá. Loại bỏ thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá khác khỏi nhà, xe hơi và nơi làm việc. Tạm thời tránh xa những người hút thuốc lá, những khu vực có người hút thuốc. Nhờ bác sĩ kê toa thuốc giúp bạn bỏ thuốc lá, một số loại thuốc, kẹo , ô mai, thảo dược… giúp làm giảm cảm giác thèm thuốc lá.

Bỏ hút thuốc cách phòng tránh nguy cơ các bệnh về đường hô hấp cho chính bản thân cũng như bảo vệ sức khỏe cho chính con của mình. Để kiểm tra xem trẻ có đang bị mắc các bệnh về đường hô hấp mà nguyên nhân là do hút thuốc lá thụ động gây nên, cha mẹ nên cho bé đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát sức khỏe và có những phương pháp giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn cung cấp các gói khám sức khỏe tổng quát trẻ em để hỗ trợ cha mẹ theo dõi thể lực và phát hiện chẩn đoán các bệnh hay gặp ở trẻ.

Bạn đang tìm hiểu bài viết Làm gì khi hít phải khói thuốc lá 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.