Xem Kỹ thuật nhảy dây kiểu chụm hai chân không bước đệm 2024
Bài giảng nhảy dây
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 79 trang )
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT & QUỐC PHÒNG
GIÁO TRÌNH
(Lƣu hành nội bộ)
THỂ DỤC NHẢY DÂY
(Dành cho Cao đẳng Tiểu học)
Tác giả: Nguyễn Quang Hòa
Năm 2017
1
MỤC LỤC
Lời nói đầu
4
CHƢƠNG 1. ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
5
1.1. Ý nghĩa, tác dụng của tập luyện đội ngũ thể dục
5
1.2. Tập hợp hàng ngang, hàng dọc, dóng hàng, điểm số. Cách chào, báo cáo
5
khi lên lớp, xuống lớp
1.3. Nghiêm, nghỉ, quay phải, trái, quay đằng sau, giậm chân tại chỗ, đứng lại
8
1.4. Từ một hàng ngang (hàng dọc) chuyển thành hai hàng ngang (hàng dọc).
10
Chuyển đội hình hàng dọc (hàng ngang) thành đội hình vòng tròn và ngƣợc lại
1.5. Đi đều và đứng lại, chạy đều và đứng lại. Đi đều vòng bên phải, bên trái, 11
vòng đằng sau. Đi đều quay trái, quay phải, quay đằng sau. Cách đổi chân khi
đi sai nhịp
1.6. Đi theo đội hình xoáy trôn ốc, chữ chi, đội hình 9 6 3 0
12
1.7. Phƣơng pháp dạy học đội hình đội ngũ thể dục
13
CHƢƠNG 2. RÈN LUYỆN TƢ THẾ VÀ THỂ DỤC TAY KHÔNG
15
2.1. Thể dục rèn luyện tƣ thế và kỹ năng vận động cơ bản
15
2.2. Mục đích, tác dụng, yêu cầu dạy học và nguyên tắc lập kế hoạch bài học
18
một bài thể dục tay không cho học sinh tiểu học
2.3. Bài thể dục tay không từ lớp 1đến lớp 5 theo chƣơng trình ở tiểu học
18
2.4. Giới thiệu bài thể dục chống mệt mỏi học sinh tiểu học
43
CHƢƠNG 3: THỂ DỤC VỚI DỤNG CỤ ĐƠN GIẢN
47
3.1. Ý nghĩa, tác dụng
47
3.2. Bài thể dục với vòng 28 32 động tác
47
3.3. Bài thể dục với gậy 28 32 động tác
51
CHƢƠNG 4. NHẢY DÂY
56
4.1. Kỹ thuật nhảy dây ngắn: so dây, trao dây, nhảy chụm chân có và không có
56
nhịp đệm, nhảy dây bắt chéo tay. Bài liên kết nhảy dây ngắn
2
4.2. Kỹ thuật nhảy dây dài: chạy qua khi dây đang quay, vào dây thuận chiều 57
nhảy chụm chân, vào và ra khỏi dây thuận chiều, nhảy qua khỏi dây từng
chân một
CHƢƠNG 5. PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC THỂ DỤC VÀ NHẢY DÂY
60
5.1. Phƣơng pháp chung dạy học đội hình đội ngũ, thể dục rèn luyện tƣ thế và
60
kỹ năng vận động cơ bản và Bài thể dục phát triển chung
5.2. Phƣơng pháp chọn lựa và nguyên tắc lập kế hoạch bài học thể dục nhịp 65
điệu, thể dục đồng diễn
5.3. Cách tổ chức và phƣơng pháp dạy học nhảy dây
77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
79
3
Lời nói đầu
Mục đích của tài liệu nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức khoa
học cơ bản và cần thiết về phương pháp dạy học thực hành thể dục – nhảy dây, tập
luyện thể dục. Góp phần tăng cường cũng cố, bồi dưỡng sức khoẻ và thể lực cho
sinh viên, mở rộng nhận thức và hiểu biết, phát triển năng lực để chuẩn bị cho
việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất ở trường tiểu học. Trên cơ sở đó sinh
viên có thể vận dụng vào hoạt động thực tiễn dạy học và học tập môn Thể dục nhảy dây nhằm nâng cao kiến thức và năng lực thực hành thể dục.
Mục tiêu của tài liệu là xác định được nguyên lý, kiến thức cơ bản, kĩ thuật
động tác môn Thể dục – nhảy dây. Xác định được phương pháp dạy học kĩ thuật
động tác, cách đánh giá kết quả học tập môn Thể dục đối với học sinh tiểu học.
Thực hiện khá chính xác các kĩ thuật cơ bản động tác môn Thể dục- nhảy
dây. Có khả năng hỗ trợ cho học sinh trong quá trình thực hiện kĩ thuật động tác
ở các nội dung thể dục và phương pháp vận dụng linh hoạt vào thực tiễn giảng
dạy cấp học. Có năng lực tổ chức, thiết kế, biên soạn bài đồng diễn thể dục quy
mô nhỏ trong nhà trường tiểu học. Thể hiện ý thức tích cực, tự giác, yêu thích
trong học tập môn Thể dục – nhảy dây. Có thể áp dụng các kĩ thuật động tác môn
Thể dục – nhảy dây vào các hoạt động giáo dục thể chất để duy trì lối sống lành
mạnh, có tinh thần trách nhiệm với cấp học.
Trong quá trình biên soạn giáo trình chúng tôi đã cô đọng, cập nhật một
cách đầy đủ nhất những nội dung kiến thức cơ bản về giảng dạy môn bóng chuyền.
Mặc dù đã rất cố gắng song chắc khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định.
Trân trọng cảm ơn!
4
CHƢƠNG 1. ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
1.1. Ý nghĩa, tác dụng của tập luyện đội ngũ thể dục
– Tập luyện đội hình đội ngũ là những động tác hiệp đồng nhất trí của một tập
thể theo một đội hình nhất định và cách sắp xếp bố trí ngƣời tập luyện hoặc biểu diễn
dƣới sự điều khiển của chỉ huy. Tập thể hiệp đồng thực hiện các yếu lĩnh kĩ thuật về
xếp hàng ngay ngắn, chính xác về vị trí và thời gian.
– Đội hình đội ngũ có liên quan rất khăng khít với nhau, tập luyện đội hình đội
ngũ nhất thiết phải tuân theo những điều lệnh đã đƣợc quy định, không đƣợc tuỳ tiện
thay đổi.
– Thông qua tập luyện làm cho sinh viên hiểu đƣợc tác dụng của điều lệnh tổ
chức tập luyện Thể dục Thể thao và công tác phát triển, huấn luyện dân quân tự vệ,
bồi dƣỡng lực lƣợng hậu bị cho quốc phòng.
– Bồi dƣỡng tính tổ chức kĩ luật, tính tự giác, tinh thần tập thể cho sinh viên.
– Thúc đẩy sự phát triển cơ thể, đồng thời rèn luyện tƣ thế cơ bản đúng cho
sinh viên.
– Phát triển khả năng chú ý và năng lực hiệp đồng tập thể, củng cố và nâng cao
kĩ năng thực hành đội hình đội ngũ cho sinh viên.
– Giải quyết một cách thuận lợi, nhiệm vụ phần mở đầu của bài thể dục. Qua
tập luyện đội hình đội ngũ sẽ rèn luyện khả năng tập trung chú ý của sinh viên, nâng
cao hứng thú tập luyện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành phần cơ bản của
bài tập
1.2. Tập hợp hàng ngang, hàng dọc, dóng hàng, điểm số. Cách chào, báo cáo khi
lên lớp, xuống lớp
– Tập hợp hàng dọc
+ Khẩu lệnh: ” Toàn lớp (tổ) chú ý – Thành 1 (2, 3..) hàng dọc – Tập hợp !”.
+ Động tác: Trƣớc khi phát lệnh, ngƣời chỉ huy xác định vị trí thích hợp rồi
dùng hiệu lệnh thổi một hồi còi dài hoặc hô ” Toàn lớp chú ý !”, nhằm giúp học sinh
5
trật tự và lắng nghe khẩu lệnh. Sau đó chỉ huy hô tiếp khẩu lệnh: – Thành 1(2,3..)
hàng dọc – Tập hợp ! “
Nghe khẩu lệnh sinh viên hàng thứ nhất (tổ1) nhanh chóng đứng đối diện và
cách giáo viên khoảng một cánh tay của ngƣời thầy giáo giơ tay phải về trƣớc, em
đứng đầu hàng thứ nhất đứng sát mũi cánh tay của Thầy (Cô) giáo giơ tay phải, các
em khác lần lƣợt đứng tiếp theo, em nọ cách em kia một cánh tay. Các em tổ còn lại
theo hàng thứ nhất lần lƣợt xếp hàng theo về phía bên trái, cách hàng bên phải một
khuỷu tay chống hông. Chú ý điều chỉnh hàng của mình cho thẳng(hàng ngang và
hàng dọc).
– Dóng hàng dọc
+ Khẩu lệnh: ” Nhìn trƣớc – Thẳng ! “
+ Động tác: Tổ trƣởng tổ một đứng ngay ngắn, tay trái áp nhẹ vào đùi, tay phải
giơ lên cao và hô có. Các tổ trƣởng tổ hai, tổ ba, tổ bốnlần lƣợt chống tay phải vào
hông và dịch chuyển sao cho khuỷu tay vừa chạm vào ngƣời đứng bên phải mình,
đồng thời chỉnh hàng ngang cho thẳng. Các thành viên tổ một đƣa tay trái đầu ngón
tay chạm vai bạn phía trƣớc để giãn cho đúng cự li, đồng thời nhìn vào gáy bạn để
dóng cho thẳng hàng. Các thành viên tổ hai, tổ ba, tổ bốnnhìn các tổ viên tổ một để
dóng hàng ngang và nhìn ngƣời đứng trƣớc để dóng hàng dọc (không cần giơ tay ra
trƣớc dóng hàng nhƣ tổ một). Nghe khẩu lệnh, các em nhìn về phía trƣớc làm chuẩn
6
dóng hàng cho thẳng, em sau cách em trƣớc một cánh tay, các em hàng bên theo hàng
bên phải điều chỉnh cho thẳng hàng ngang và hàng dọc.
Khi có khẩu lệnh “Thôi” em giơ tay làm chuẩn mới hạ tay xuống, các em trong hàng
thứ nhất hạ tay đặt lên vai bạn xuống thành tƣ thế đứng nghiêm.
– Điểm số theo đội hình hàng dọc
+ Khẩu lệnh: ” Từ một đến hết – điểm số ! “
+ Động tác: Nghe khẩu lệnh, thứ tự từng em đứng đầu hàng, quay mặt sang trái ra sau
và hô to số của mình: 1, rồi quay mặt luôn về tƣ thế ban đầu. Ngƣời số 2 quay mặt
qua trái ra sau và hô to số của mình: 2, rồi quay mặt luôn về tƣ thế ban đầu. Những
ngƣời tiếp theo lần lƣợt điểm số nhƣ vậy cho đến hết tổ. Riêng ngƣời cuối cùng
không quay mặt ra sau, mà hô to số của mình, sau đó hô ” Hết ! . Ví dụ: 10 hết.
– Tập hợp hàng ngang
+ Khẩu lệnh: ” Toàn lớp (tổ) chú ý – Thành 2(3,4..) hàng ngang – Tập hợp! “.
+ Động tác: Nghe khẩu lệnh sinh viên hàng thứ nhất (tổ1) nhanh chóng đứng
về phía trái của ngƣời thầy giáo giơ tay trái ngang, em đứng đầu hàng thứ nhất đứng
sát cánh tay của Thầy (Cô) giáo dang tay, các em khác lần lƣợt đứng tiếp theo, em nọ
cách em kia khoảng một cánh tay chống hông. Các em tổ còn lại theo hàng thứ nhất
lần lƣợt xếp hàng theo, chú ý điều chỉnh cử ly của mình cho thẳng hàng ngang và
hàng dọc.
– Dóng hàng ngang
7
+ Khẩu lệnh: ” Nhìn phải – Thẳng ! “
+ Động tác: Nghe khẩu lệnh, các em quay mặt nhìn về phía làm chuẩn dóng
hàng cho thẳng, em nọ cách em kia khoảng một cánh tay chống hông, các em hàng
sau theo hàng trƣớc điều chỉnh cho thẳng hàng ngang và hàng dọc. Khi có khẩu lệnh
“Thôi” em giơ tay làm chuẩn mới hạ tay xuống, các em trong hàng thứ nhất hạ tay
xuống và quay mặt về tƣ thế đứng nghiêm.
– Điểm số theo đội hình hàng ngang
+ Khẩu lệnh: ” Từ một đến hết điểm số ! “
+ Động tác: Nghe khẩu lệnh, thứ tự từng em đứng đầu hàng (bên phải của các
em) hô số 1, em thứ 2 hô số 2 và cứ nhƣ vậy lần lƣợt điểm số đến hết. Khi điểm số
các em làm động tác quay mặt về bên trái và nhanh chóng trở về tƣ thế đứng nghiêm,
em cuối cùng điểm số xong hô “hết”
– Chào và báo cáo khi lên lớp, xuống lớp giờ học Thể dục
Trƣớc giờ học từ một đến hai phút lớp trƣởng hoặc cán sự tập hợp lớp ở sân tập để
kiểm tra số ngƣời nghỉ, số ngƣời có mặt, sau đó đứng về phía bên phải của lớp (cho
lớp đứng nghỉ) khi giáo viên tới lớp. Ngƣời trực nhật lớp lập tức hô: toàn lớp đứng
“nghiêm”, mắt nhìn thẳng về giáo viên, trực nhật chạy chậm hoặc đi nhanh về phía
giáo viên và cách chừng hai ba bƣớc đứng nghiêm báo cáo, nội dung báo cáo nhƣ
sau: ” Báo cáo giáo viên toàn lớp đã tập hợp xong, tổng số lớp có có mặt , vắng
mặt, có lý do, không có lý do, xin ý kiến giáo viên”. Sau khi báo cáo xong,
giáo viên có ý kiến , Trực nhật lớp trở về vị trí chỉ huy hô: cả lớp chúc giáo viên Cả lớp đồng thanh chúc giáo viên ” khoẻ”.
Giáo viên đáp lại : “Chúc cả lớp khoẻ”.
– Khi hết giờ học, giáo viên tập hợp lớp nhận xét xong, giáo viên hô cả lớp
“giải tán “. Cả lớp đồng thanh hô “Khoẻ”.
– Giải tán tập hợp nhanh, thực hiện tập luyện với tác phong nhanh nhẹn, khi tập
hợp đội hình hoàn thành trong vòng 10 giây
1.3. Nghiêm, nghỉ, quay phải, trái, quay đằng sau, giậm chân tại chỗ, đứng lại
8
– Nghiêm
+ Khẩu lệnh: ” Nghiêm !”
+ Động tác: Khi nghe khẩu lệnh đứng nghiêm, hai chân khép lại (gót chân sát
nhau) đầu hai bàn chân chếch hình chữ V mở ra một góc 600 (hoặc khoảng cách hai
đầu bàn chân bằng một bàn chân) hai đầu gối khép lại, ngƣời đứng thẳng trọng tâm
dồn vào hai chân, ngực ƣỡn thẳng, hai vai giữ thăng bằng, hai tay buông thẳng để sát
hai bên đùi (theo dọc đƣờng chỉ quần) bàn tay khép lại, ngón cái dọc theo đùi, cổ
vƣơn thẳng, miệng ngậm, mắt nhìn thẳng về phía trƣớc.
– Nghỉ
+ Khẩu lệnh: ” Nghỉ !”
+ Động tác: Khi nghe khẩu lệnh “nghỉ” đang đứng ở tƣ thế nghiêm, dồn trọng
tâm sang chân trái hoặc chân phải, chùng gối xuống, ngƣời thả lỏng hai tay buông
xuôi tự nhiên.
– Quay phải, quay trái
+ Khẩu lệnh: Bên phải, (Trái) Quay!.
+ Động tác: Nghe dự lệnh tập trung chú ý để chuẩn bị quay, khi có động lệnh
quay. Khi quay bên phải (trái), lấy gót chân phải (trái) và nữa trên bàn chân trái
(phải) làm trụ, quay ngƣời 90° sang phải (trái), hai tay áp nhẹ vào hai bên đùi. Khi
quay xong đƣa bàn chân trái (phải) về với chân phải (trái) thành tƣ thế đứng nghiêm.
Chú ý: Khi quay ngƣời vẫn giữ tƣ thế nghiêm.
– Quay đằng sau
+ Khẩu lệnh: Đằng sau quay!
+ Động tác: Lấy gót phải và nữa trên bàn chân trái làm trụ, quay ngƣời qua
phải ra sau 180°, sau đó rút chân trái về với chân phải thành tƣ thế đứng nghiêm. Khi
quay ngƣời vẫn giữ tƣ thế nghiêm, thân ngƣời thẳng, hai tay duỗi thẳng, hai bàn tay
áp nhẹ vào hai bên đùi.
Chú ý: Khi quay sau, không bƣớc chân ra sau.
– Giậm chân tại chỗ – đứng lại
9
+ Khẩu lệnh: “Giậm chân – Giậm!”
+ Động tác: Sau khẩu lệnh, đồng loạt co gối nâng bàn chân trái lên cao cách
mặt đất khoảng 10- 15cm (đối HS tiểu học), đồng thời tay trái đánh thẳng ra sau, tay
phải đánh ra trƣớc, cẳng tay co lại song song với ngực, bàn tay nắm hờ, sau đó bàn
chân trái chạm đất đúng vào nhịp 1. Tiếp theo dồn trọng tâm vào chân trái, nâng gối
và bàn chân phải lên cao, đồng thời đổi chiều đánh của hai tay, sau đó đặt bàn chân
phải chạm đấtđúng vào nhịp hai. động tác lặp lại nhƣ vậy một cách nhịp nhàng, khoẻ
mạnh nhƣng không gò bó, căng thẳng, mắt nhìn thẳng, đầu không cúi.
+ Khi có khẩu lệnh : ” Đứng lại – Đứng!”
+ Động tác: Dự lệnh “Đứng lại” bao giờ cũng rơi vào chân phải, lúc này
chân trái tiếp tục nhấc lên hạ xuống, khi nhe thấy động lệnh Đứng (cũng vào chân
phải), thì giậm thêm một nhịp chân trái sau đó giậm thêm chân phải rồi đứng lại, hai
tay duỗi thẳng theo hai bên đùi, thân ngƣời thẳng.
1.4. Từ một hàng ngang (hàng dọc) chuyển thành hai hàng ngang (hàng dọc).
Chuyển đội hình hàng dọc (hàng ngang) thành đội hình vòng tròn và ngƣợc lại
– Biến đổi từ một hàng ngang thành hai hàng ngang.
+ Khẩu lệnh: ” Thành hai hàng ngang – Bƣớc !”
+ Động tác: Khi nghe động lệnh ” Bƣớc ” số lẻ đứng nghiêm, số chẵn chân trái
lùi về phía sau hơi chếch sang bên trái một bƣớc, đồng thời bƣớc chân phải theo chân
trái, lúc này ngƣời số chẵn đứng sau ngƣời số lẻ.
– Biến đổi từ một hàng dọc thành hai hàng dọc
+ Khẩu lệnh: ” Thành hai hàng dọc – Bƣớc! “
+ Động tác: Khi nghe khẩu lệnh “Bƣớc” số chẵn dùng chân trái bƣớc chếch lên
và sang trái sao cho bằng ngƣời số lẻ, mà mình định thiết lập thành hai hàng dọc,
đồng thời bƣớc chân phải lên thành tƣ thế đứng nghiêm. Lúc này ta có đội hình hai
hàng dọc.
– Biến đổi đội hình hàng dọc (hàng ngang) thành vòng tròn và ngược lại.
+ Khẩu lệnh: ” Đi theo hình vòng tròn – Bƣớc !”
10
+ Động tác: Từ đội hình hàng dọc, em sau đƣa tay phải nắm lấy tay em trƣớc
rồi lần lƣợt đi thành vòng tròn hết tổ một đến tổ hai và lần lƣợt nhƣ vậy cho đến hết.
Chú ý:
– Đối với sinh viên mới học, giáo viên cho tập đi theo hình vòng tròn đã đƣợc
vẽ sẵn.
– Khi đi cho sinh viên thực hiện đi theo hƣớng ngƣợc chiều kim đồng hồ.
– Chuyển đội hình vòng tròn thành dọc thì chỉ cần cho các hàng lần lƣợt đi về
tập hợp hàng dọc lúc vị trí ban đầu.
– Giáo viên hƣớng dẫn sinh viên đầu hàng của từng tổ đứng đúng vị trí để cho
các bạn làm theo.
1.5. Đi đều và đứng lại, chạy đều và đứng lại. Đi đều vòng bên phải, bên trái,
vòng đằng sau. Đi đều quay trái, quay phải, quay đằng sau. Cách đổi chân khi đi
sai nhịp
– Đi đều – đứng lại
+ Khẩu lệnh: “Đi đều – Bƣớc ! “.
+ Động tác: Khi nghe động lệnh “Bƣớc”, chân trái bƣớc lên, trọng tâm dồn vào
chân trái, sau đó bƣớc tiếp chân phải lên, ngƣời hơi ngả về trƣớc, hai tay đánh tự
nhiên, khi tay đƣa ra phía trƣớc gập khuỷu tay ngang ngực và vuông góc, tay đƣa về
sau thẳng và khép lại sát thân ngƣời, bàn tay nắm hờ (tốc độ đi trung bình mỗi phút từ
110 – 120 bƣớc). Đồng loạt bƣớc chân trái về trƣớc một bƣớc với độ dài vừa phải
(không ngắn hoặc dài quá, tƣơng đƣơng 0,35 0,45 m) sao cho đặt bàn chân chạm
đất đúng nhịp 1, hai tay đánh phối hợp nhƣ khi giậm chân tại chỗ. Tiếp theo dồn
trọng tâm vào chân trái, bƣớc chân phải về trƣớc, đồng thời đổi chiều đánh tay sao
cho chân chạm đất đúng vào nhịp 2. Động tác cứ lặp đi lặp lại nhƣ vậy một cách nhịp
nhàng, đúng nhịp, khoẻ mạnh và đồng đều
Khi nghe khẩu lệnh : “Đứng lại – Đứng!”. Dự lệnh “Đứng lại ” rơi vào chân
phải, lúc này chân trái tiếp tục lên một bƣớc nữa, rồi chân phải về trƣớc chạm đất
11
đúng vào động lệnh Đứng!. Sau động lệnh, tiếp tục bƣớc chân trái một bƣớc về
trƣớc, đƣa chân phải về với chân trái và đứng lại, ngƣời ở tƣ thế nghiêm.
– Động tác chạy đều
+ Khẩu lệnh: ” Chạy đều – chạy”.
+ Động tác: Khi nghe dự lệnh “chạy đều” tất cả đều co hai tay lên ngang thắt
lƣng, bàn tay nắm hờ, thân hơi ngả về trƣớc, trọng tâm rơi vào hai nữa trƣớc của bàn
chân (không kiễng gót). Nghe động lệnh “chạy”, dùng sức nhún của chân phải đƣa
chân trái về trƣớc, đặt nữa trƣớc bàn chân xuống đất cách chân phải nửa bƣớc chạy
(30-40cm). Sức nặng cơ thể đƣợc chuyển sang chân trái đồng thời tay phải đánh ra
trƣớc, cẳng tay hơi chếch vào phía trong ngƣời, tay trái lăng về sau, sau đó chân phải
bƣớc lên tiếp tục bƣớc chạy bình thƣờng. Trong khi chạy đều, thân trên luôn luôn hơi
ngả về trƣớc. Nhịp điệu chạy đều thƣờng với tần số khoảng 160 -180 bƣớc trong một
phút.
– Động tác đứng lại
+ Khẩu lệnh: ” Đứng lại – Đứng!” (Động lệnh rơi vào chân phải).
+ Động tác: Khi nghe thấy động lệnh: ” Đứng tiếp tục chạy thêm bốn bƣớc
nữa, hai tay hạ xuống thành tƣ thế đứng nghiêm.
1.6. Đi theo đội hình xoáy trôn ốc, chữ chi, đội hình 9 6 3 0
– Đi theo đội hình xoáy trôn ốc.
+ Khẩu lệnh: ” Theo đội hình xoáy trôn ốc đi thƣờng bƣớc ! “.
+ Động tác: Có hai cách đi:
* Cách thứ nhất: Đi theo hình xoáy trôn ốc kín miệng. Khi đi ngƣời dẫn đầu hàng đi
vòng theo hƣớng đã định.
* Cách thứ hai: Đi theo hình xoáy trôn ốc hở miệng. Tức là đi trở ra, tất cả đều quay
đằng sau đi thƣờng (ngƣời cuối cùng hàng trở thành ngƣời dẫn đầu hàng)
– Đi theo đội hình chữ chi.
+ Khẩu lệnh: Theo hình rắn bò (chữ chi) bƣớc!.
12
+ Động tác: Đi theo hình rắn bò (chữ chi) gấp khúc 2 hay 3, 4, 5lần, hoặc đi
vòng sang bên trái đến cự li nhất định lại tiếp tục đi vòng về bên phải nhiều lần nhƣ
vậyNgƣời dẫn đầu hàng đi theo đƣờng quy định.
– Đội hình 0 3 6 9
Mục đích và cách chuyển đội hình: Nhằm chuyển từ một số ít hàng thành
nhiều hàng có khoảng cách rộng hơn để tập luyện.
Chuẩn bị: Tập hợp sinh viên theo hàng ngang hoặc hàng dọc, dóng hàng điểm điểm
số thứ tự 0 – 3 – 6 – 9. Nếu có từ 2 hàng ngang trở lên, cần cho hàng nọ cách hàng kia
12 bƣớc trƣớc khi dàn đội hình.
+ Khẩu lệnh: Theo số đã điểmbƣớc ! .
+ Cách thực hiện: Từ đội hình hàng ngang, những em số 0 đứng yên, những
em số 3 – 6 – 9 đồng loạt bƣớc chân trái về trƣớc 3 – 6 – 9 bƣớc
– Dồn hàng
+ Khẩu lệnh: Về vị trí cũbƣớc!
+ Cách thực hiện: Từ đội hình hàng ngang quay sau (hoặc trƣớc đó giáo viên
dùng khẩu lệnh cho quay sau), sau đó bƣớc 3 – 6 – 9 bƣớc về vị trí cũ, bƣớc hết số
bƣớc quy định, quay sau, nhìn số không bên phải để điều chỉnh cho thẳng hàng
ngang, đúng khoảng cách.
1.7. Phƣơng pháp dạy học đội hình đội ngũ thể dục
Tập luyện đội hình đội ngũ thƣờng đƣợc tiến hành ở ngoài sân bãi, hay
trong nhà
tập. Đối với các lớp đầu tiên của cấp học, giáo viên nên dùng phƣơng pháp làm
mẫu kết hợp giảng giải ngắn gọn để dạy. Để cho giờ lên lớp đạt kết quả cao,
giáo viên cần chú ý chuẩn bị sẵn thật tốt tổ chức học sinh làm mẫu động tác (căn
cứ vào nội dung học cụ thể, chọn lấy 6- 12 sinh viên huấn luyện trƣớc để nắm
đƣợc kĩ thuật động tác). Chọn nơi có sân tập rộng, thoáng mát, tốt nhất nên đánh
dấu các mốc di chuyển trƣớc (nếu cần).
– Trong giảng dạy giáo viên cần nêu rõ ý nghĩa giáo dục trong tập luyện
đội hình
đội ngũ.
13
– Giảng dạy đội hình đội ngũ cần chú ý đến đặc điểm lứa tuổi học sinh. Đối
với các em ở lớp dƣới dùng phƣơng pháp làm mẫu kết hợp với giảng giải. Yêu
cầu động tác, độ chính xác chƣa cao, song đối với các em lớp trên cần có yêu cầu
cụ thể và nghiêm khắc để học sinh thực hiện động tác chính xác.
– Tập luyện đội hình đội ngũ trong chƣơng trình quy định là những hình
thức tập luyện riêng lẻ, tại chỗ hoặc di động. Song khi học tập thực tế các động tác
đƣợc liên kết lại, do đó trong quá trình giảng dạy giáo viên cần vận dụng linh hoạt
và sáng tạo phƣơng pháp giảng dạy thích hợp để đạt hiệu quả giáo dục.
– Đối với những động tác đã học, cần thƣơng xuyên tập luyện để cũng cố,
nâng cao kĩ thuật.
– Giáo viên ra khẩu lệnh phải chính xác, có sức truyền cảm, có tác động
trực tiếp đến nội dung, hiệu quả học tập, tập luyện của học sinh
14
CHƢƠNG 2. RÈN LUYỆN TƢ THẾ VÀ THỂ DỤC TAY KHÔNG
2.1. Thể dục rèn luyện tƣ thế và kỹ năng vận động cơ bản
Các tƣ thế và hoạt động chính trong thể dục cơ bản bao gồm các tƣ thế và hoạt
động cơ bản của đầu, tay, chân và thân, là những hoạt động cốt lỏi tạo nên các bài tập
thể dục cơ bản.
– Các tƣ thế của đầu, cổ
Tƣ thế cơ bản: Đầu, cổ thẳng, mắt nhìn thẳng.
Gập đầu, cổ: Gập trƣớc (cúi); gập sau (ngửa); Gập trái (nghiêng trái); Gập phải
(nghiêng phải).
Quay đầu cổ: Quay đầu, cổ sang trái, sang phải.
Xoay và xoay tròn đầu cổ; xoay đầu, cổ theo vòng tròn theo các chiều từ phải
sang trái hoặc từ trái sang phải.
– Các tƣ thế của ngón tay
Ngón tay tự nhiên: Ngón tay duỗi thẳng tự nhiên, không dùng sức của cơ bàn
tay.
Ngón tay khép: Dùng sức duỗi thẳng các ngón tay khép sát nhau
Ngón tay co: Dùng sức co ngón tay thành nắm đấm.
Ngón tay mở: Dùng sức duỗi thẳng thẳng ngón tay nhƣng không khép sát nhau
Ngón tay đan nhau: Các ngón tay mở, đan vào nhau
– Các tƣ thế của bàn tay
Bàn tay sấp: Lòng bàn tay hƣớng xuống dƣới, ngón tay khép
Bàn tay ngửa: Lòng bàn tay hƣớng lên trên, ngón tay khép.
Bàn tay hƣớng trƣớc: Lòng bàn tay hƣớng về trƣớc, ngón tay khép
Bàn tay hƣớng sau: Lòng bàn tay hƣớng về sau, ngón tay khép.
Bàn tay hƣớng trong: Lòng bàn tay hƣớng vào trong, ngón tay khép.
Tay thẳng: Tay duỗi thẳng.
Tay co: Tay gập ở khuỷu (có các tƣ thế co: Trên vai, ngang vai và dƣới vai)
– Các hoạt động của tay
15
Tay đƣa xuống dƣới: Tay hạ xuống sát thân.
Tay đƣa ra trƣớc: Tay đƣa lên ngang vai, duỗi thẳng, song song với nhau.
Tay dang ngang: Tay tay đƣa sang hai bên, duỗi thẳng ngang vai.
Tay đƣa lên cao : Tay đƣa lên cao, duỗi thẳng, song song với nhau.
Tay xoay vòng : Tay xoay vòng quanh trục vai theo chiều từ trái sang phải,
hoặc từ phải sang trái.
– Các tƣ thế của chân
+ Đứng nghiêm: Đứng thẳng, hai chân khép, gót chân sát nhau, hai bàn chân
mở, tạo với gót chân thành hình chữ ” V”. Ngực căng, hai tay duỗi thẳng sát thân,
bàn tay nắm hờ, mắt nhìn thẳng.
+ Đứng nghỉ: Từ tƣ thế đứng nghiêm, dồn trọng tâm sang một chân, chân kia
chùng gối, ngƣời thả lỏng tự nhiên.
+ Đứng dạng chân: Từ tƣ thế đứng nghiêm, một chân bƣớc sang bên, bằng
hoặc rộng hơn chiều rộng của vai, trọng tâm dồn đều lên hai chân
+ Đứng bƣớc rộng: Từ tƣ thế đứng nghiêm, một chân bƣớc dài về trƣớc hoặc
sang bên thành tƣ thế đứng một chân thẳng, một chân khuỵu (chân bƣớc ra) trọng tâm
dồn vào giữa hai chân, thân
+ Đứng thủ: Từ tƣ thế đứng nghiêm, một chân bƣớc ra trƣớc (ra sau hoặc sang
bên) thành tƣ thế đứng chân thẳng, chân khuỵu (chân bƣớc ra thẳng), thân thẳng,
trọng tâm dồn vào chân trụ.
+ Đứng một chân: Đứng trên một chân, chân kia có thúco hoặc duỗi thẳng theo
các hƣớng trƣớc, ra sau, sang bên, lên cao hoặc xuống dƣới
– Các tƣ thế của thân
Cúi: Là tƣ thế gập thân về trƣớc.
+ Gập thân vuông góc với chân (chân thẳng hoặc giạng, hai tay dang ngang,
duỗi thẳng tay).
+ Gập thân sâu (ngón tay chạm mũi chân hoặc hai tay ôm cẳng chân, chân
thẳng).
16
Nghiêng: Là các tƣ thế ngả thân sang bên (phải hoặc trái).
Ngửa: Là các tƣ thế ngả thân ra sau không chống tay và chống tay chạm đất
(uốn cầu).
– Các tƣ thế quỳ
Quỳ là động tác chống bằng gối và mặt trƣớc của cẳng chân. Bao gồm các
dạng sau:
+ Quỳ cao: Gồm quỳ hai chân (chân khép hoặc giạng); quỳ một chân, chân kia
đƣa ra trƣớc, sang bên hoặc ra sau
+ Quỳ thấp: Là quỳ ngồi trên gót chân
+ Quỳ thăng bằng: Quỳ trên một chân, chân kia đƣa ra sau, sang bên hoặc ra
trƣớc
+ Quỳ chống tay: Quỳ một chân hoặc hai chân, chống đất bằng một hoặc hai
tay
– Các tƣ thế ngồi
Ngồi cao: Hai tay dang ngang, tay ra trƣớc, tay chống trƣớc, tay chống hông,
ngồi cao trên nữa bàn chân, ngồi cao giữ bắp chân, ngồi trên một chân (chân kia đƣa
sang bên, ra trƣớc hoặc về sau)
Ngồi thấp: Là ngồi mông tiếp xúc với mặt đất hay mặt dụng cụ.
Ngồi thấp gồm các dạng: Ngồi thấp hai tay chống hông; ngồi thấp co gối; ngồi
thấp duỗi thẳng chân; ngồi thấp tay chống sau; ngồi thấp nâng chân lên cao
– Các tƣ thế nằm chống tay
Bao gồm: Nằm sấp (mặt hƣớng đất); nằm ngửa (lƣng hƣớng đất); nằm sấp
chống trƣớc; nằm ngửa chống sau; nằm nghiêng chống một tay, tay kia đƣa lên cao
hoặc khép dọc theo thân; nằm ngửa chống khuỷu tay
– Các động tác thăng bằng
Bao gồm các giạng thăng bằng: Thăng bằng sau, thăng bằng trƣớc, thăng bằng
nghiêng, thăng bằng gập thân và các giạng thăng bằng khác
17
2.2. Mục đích, tác dụng, yêu cầu dạy học và nguyên tắc lập kế hoạch bài học một
bài thể dục tay không cho học sinh tiểu học
Giúp học sinh tiểu học thực hiện đƣợc những mục đích, tác dụng và yêu cầu
sau:
– Biết đƣợc (ở mức làm quen) một số kiến thức, kĩ năng để vui chơi và tập
luyện, giữ gìn sức khoẻ.
– Làm quen với một số nề nếp kĩ luật, tác phong trong giờ học thể dục nói
chung và thể dục tay không nói riêng.
– Biết vận dụng những điều đã học khi sinh hoạt ở trƣờng và tự chơi, tự tập
luyện ở nhà.
– Sinh viên biết cách biên soạn một bài thể dục tay không cho đối tƣợng là học
sinh tiểu học và tiến hành dạy học bài thể dục tay không đó.
– Nguyên tắc lập kế hoạch bài thể dục tay không cho học sinh tiểu học:
+ Bài thể dục tay không cho học sinh tiểu học phải đƣợc dựa trên những điểm
cơ bản của hệ thống thể dục tay không, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu
học ở từng độ tuổi và lớp học.
+ Bài thể dục tay không cho học sinh tiểu học phải phù hợp về khối lƣợng vận
động, dễ tập, dễ thuộc và phải có tính hấp dẫn, tính nghệ thuật đòi hỏi nhẹ nhàng
không cao nhƣng phải thực sự có ý nghĩa về hài hoà của bài tập Thể dục Thể thao
cũng nhƣ tính cách dân tộc và ý nghĩa của tác dụng thật sự đến cơ thể trẻ.
+ Bài thể dục tiểu học số lƣợng động tác vừa phải (chừng 7 – 8 động tác), và
phải dựa trên trình tự khoa học đó là thứ tự động tác theo quy luật giải phẩu học cơ
thểngƣời tức là động tác phải đƣợc tiến hành biên soạn từ: vƣơn thở, tay, chân, lƣờn,
vặn mình, bụng, phối hợp (toàn thân), nhảy, điều hoà (thả lỏng).
2.3. Bài thể dục tay không từ lớp 1đến lớp 5 theo chƣơng trình ở tiểu học
Bài Thể dục tay không lớp 1
1. Động tác vươn thở
TTCB : Đứng thẳng, hai tay duỗi thẳng sát ngƣời, mũi bàn chân mở chếch chữ V.
18
Nhịp 1: Đƣa hai tay sang hai bên lên cao chếch chữ V, lòng bàn tay hƣớng vào nhau,
đồng thời chân trái bƣớc sang ngang rộng bằng vai, mặt ngửa, mắt nhìn lên cao theo
tay. Hít sâu vào bằng mũi.
Nhịp 2: Đƣa hai tay theo chiều ngƣợc lại với nhịp một, sau đó hai tay bắt chéo trƣớc
bụng (tay trái để ngoài). Thở mạnh ra bằng miệng.
Nhịp 3: Nhƣ nhịp 1 (Hít vào). Nhịp 4: Về TTCB (Thở ra).
Nhịp 5, 6, 7, 8: Nhƣ trên, nhƣng ở nhịp 5 bƣớc chân phải sang ngang
2. Động tác tay
Nhịp 1: Bƣớc chân trái sang ngang một bƣớc rộng bằng vai, đồng thời vỗ hai bàn tay
vào nhau phía trƣớc ngực (ngang vai), mắt nhìn theo tay.
Nhịp 2: Đƣa hai tay dang ngang, bàn tay ngửa.
Nhịp 3: Vỗ hai bàn tay vào nhau phía trƣớc ngực (nhƣ nhịp 1).
Nhịp 4: Về TTCB.
19
Nhịp 5,6,7,8: Nhƣ trên nhƣng ở nhịp 5 bƣớc chân phải sang ngang
3. Động tác chân
Nhịp 1: Hai tay chống hông đồng thời kiễng gót chân.
Nhịp 2: Hạ gót chân chạm đất, khuỵu gối, thân trên thẳng, vỗ hai bàn tay vào nhau ở
phía trƣớc.
Nhịp 3: Nhƣ nhịp 1.
Nhịp 4: Về TTCB.
Nhịp 5, 6, 7, 8: Nhƣ trên
4. Động tác vặn mình
Nhịp 1: Bƣớc chân trái sang ngang rộng bằng vai, hai tay dang ngang, bàn tay sấp.
20
Nhịp 2: Vặn mình sang trái, hai bàn chân giữ nguyên, tay phải đƣa sang trái vỗ vào
bàn tay trái.
Nhịp 3: Về nhịp 1.
Nhịp 4: Về TTCB .
Nhịp 5, 6, 7, 8: Nhƣ trên, nhƣng ở nhịp 5 chân phải sang ngang và ở nhịp 6 vặn mình
sang phải, vỗ bàn tay trái vào bàn tay phải
5. Động tác bụng
Nhịp 1: Bƣớc chân trái sang ngang rộng hơn vai, đồng thời vỗ hai bàn tay vào nhau ở
phía trƣớc, mắt nhìn theo tay.
Nhịp 2: Cúi ngƣời, vỗ hai bàn tay vào nhau ở dƣới thấp (thấp sát mặt đất càng tốt),
chân thẳng, mắt nhìn theo tay.
Nhịp 3: Đứng thẳng, hai tay dang ngang, bàn tay ngửa.
Nhịp 4: Về TTCB .
Nhịp 5, 6, 7, 8: Nhƣ trên, nhƣng ở nhịp 5 bƣớc chân phải sang ngang
6. Động tác phối hợp
Nhịp 1: Bƣớc chân trái ra trƣớc, khuỵu gối, hai tay chống hông, thân ngƣời thẳng,
mắt nhìn phía trƣớc.
Nhịp 2: Rút chân trái về, đồng thời cúi ngƣời, chân thẳng, hai bàn tay hƣớng vào hai
bàn chân, mắt nhìn theo tay.
21
Nhịp 3: Bƣớc chân trái sang ngang, đứng thẳng, hai tay dang ngang, bàn tay ngửa,
mắt hƣớng phía trƣớc.
Nhịp 4: Về TTCB .
Nhịp 5,6,7,8: Nhƣ trên, nhƣng ở nhịp 5 bƣớc chân phải ra trƣớc
7. Động tác điều hoà
Nhịp 1: Bƣớc chân trái sang ngang rộng bằng vai, đồng thời đƣa hai tay ra trƣớc, bàn
tay sấp. lắc hai bàn tay.
Nhịp 2: Đƣa hai tay dang ngang, bàn tay sấp, Lắc hai bàn tay. Nhịp 3: Đƣa hai tay về
trƣớc, bàn tay sấp, Lắc hai bàn tay.
Nhịp 4: Về TTCB.
Nhịp 5, 6, 7, 8: Nhƣ trên, nhƣng ở nhịp 5 bƣớc chân phải sang ngang.
22
Bài Thể dục tay không lớp 2
1. Động tác vươn thở
TTCB : Đứng thẳng, hai tay duỗi thẳng sát ngƣời, mũi bàn chân mở chếch chữ V.
Nhịp 1: Bƣớc chân trái sang ngang rộng bằng vai, đồng thời đƣa hai tay sang ngang,
lên cao thẳng hƣớng, lòng bàn tay hƣớng vào nhau, mắt nhìn lên cao. Hít vào sâu
bằng mũi.
Nhịp 2: Đƣa hai tay sang hai bên, xuống thấp, bắt chéo trƣớc bụng một cách nhịp
nhàng, không cứng nhắc (tay phải phía trong), đầu cúi. Thở mạnh ra bằng miệng.
Nhịp 3: Hai tay dang ngang, bàn tay ngửa, mặt hƣớng trƣớc- Hít vào. Nhịp 4: Về
TTCB (thở ra).
Nhịp 5,6,7,8: Nhƣ trên, nhƣng ở nhịp 5 bƣớc chân phải sang ngang, Nhịp 6 tay trái
phía trong
2. Động tác tay
Nhịp 1: Bƣớc chân trái sang ngang một bƣớc rộng bằng vai, hai tay đƣa theo chiều
lƣờn lên cao ngang vai, bàn tay ngửa, mặt hƣớng trƣớc.
Nhịp 2: Đƣa hai tay lên cao, vỗ hai bàn tay vào nhau, mặt hơi ngửa, mắt nhìn theo
tay. Nhịp 3: Đƣa hai tay ra trƣớc thẳng hƣớng cao ngang vai, bàn tay sấp.
Nhịp 4: Về TTCB.
Nhịp 5, 6,7, 8: Nhƣ trên nhƣng ở nhịp 5 bƣớc chân phải sang ngang
23
3. Động tác chân
Nhịp 1: Bƣớc chân trái sang ngang rộng hơn vai, hai tay dang ngang, bàn tay sấp.
Nhịp 2: Khuỵu gối chân trái, hai tay đƣa ra trƣớc ngang vai, thân chuyển về bên chân
khuỵu và hạ thấp xuống, vỗ vào nhau.
Nhịp 3: Nhƣ nhịp 1.
Nhịp 4: Về TTCB .
Nhịp 5, 6, 7, 8: Nhƣ trên, nhƣng ở nhịp 5 bƣớc chân phải sang ngang
4. Động tác lườn
Nhịp 1: Bƣớc chân trái sang ngang rộng hơn vai, hai tay đƣa sang ngang, lên cao
thẳng hƣớng, lòng bàn tay hƣớng vào nhau.
24
Nhịp 2: Nghiêng lƣờn sang trái, tay trái chống hông, tay phải đƣa cao áp nhẹ vào tai.
Trọng tâm dồn vào chân phải, chân trái kiễng gót.
Nhịp 3: Về nhƣ nhịp 1, hai tay dang ngang, bàn tay ngửa.
Nhịp 4: Về TTCB .
Nhịp 5, 6, 7, 8: Nhƣ 1, 2, 3, 4 nhƣng ở nhịp 5 chân phải bƣớc sang ngang và ở nhịp 6
nghiêng lƣờn sang phải
5. Động tác bụng
Nhịp 1: Bƣớc chân trái sang ngang rộng hơn vai, hai tay đƣa ra trƣớc, lên cao thẳng
hƣớng, lòng bàn tay hƣớng vào nhau, mặt ngửa.
Nhịp 2: Từ từ gập thân, hai bàn tay chạm mu bàn chân, hai chân thẳng, mắt nhìn theo
tay.
Nhịp 3: Nâng thân, hai tay dang ngang, bàn tay ngửa. Nhịp 4: Về TTCB.
25
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Kỹ thuật nhảy dây kiểu chụm hai chân không bước đệm 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.