Xem Kinh nghiệm ôn thi vào lớp 10 môn văn 2024
Cô giáo Bùi Thị Thủy, giáo viên chủ nhiệm lớp 9D4 (Trường Trung học cơ sở Chu Văn An, quận Ngô Quyền, Hải Phòng) chia sẻ với Giáo dục Việt Nam về một số kinh nghiệm làm bài thi môn Ngữ văn tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020-2021.
Nắm chắc kiến thức
Theo cô giáo Bùi Thị Thủy, yếu tố tiên quyết để đạt điểm cao bài thi môn Ngữ văn đối với học sinh là nắm chắc kiến thức môn học, bởi có bột mới gột nên hồ.
Về kiến thức văn học, học sinh lớp 9 cần ôn tập thật kĩ kiến thức liên quan đến các tác phẩm văn học trong nhà trường, bao gồm kiến thức về tác giả, tác phẩm, giá trị đặc sắc về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.
Các em học sinh cần dành thời gian để xem lại thật kĩ các văn bản trong sách giáo khoa.
Đồng thời, đọc lại các văn bản thơ và tóm tắt được cốt truyện, nắm được các chi tiết, nhân vật của các văn bản truyện.
Học sinh lớp 9D4 Trường Trung học cơ sở Chu Văn An (quận Ngô Quyền, Hải Phòng) tích cực ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10 (Ảnh: Nhân vật cung cấp) |
Để bài viết sâu sắc và đầy đặn hơn, các em nên tìm hiểu thêm kiến thức về văn học sử, về lí luận văn học và đọc thêm một số tác phẩm ngoài chương trình, bởi những kiến thức này rất có ích cho quá trình mở rộng liên hệ khi làm bài, cô giáo Thủy chia sẻ.
Cô giáo Thủy lưu ý, các em học sinh cũng cần thường xuyên trau dồi kiến thức xã hội thông qua đọc báo, xem bản tin
Các em có thể lưu ý một số vấn đề nổi bật về hiện tượng đời sống như: quyền của trẻ em, hòa bình chiến tranh, môi trường, mạng xã hội,
Cùng với đó là một số vấn đề về tư tưởng đạo lí như: tình yêu quê hương, đất nước; tình yêu thiên nhiên; tình mẫu tử; tình yêu thương; trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng,
Trong giai đoạn ôn thi nước rút này, thay vì ôn tập dàn trải, các em cần ôn luyện kiến thức một cách có hệ thống bằng cách lập sơ đồ tư duy, cùng trao đổi chia sẻ với bạn bè, với nhóm học tập của mình, cô Thủy nói.
Vững kỹ năng
Cô giáo Thủy căn dặn: Bước đầu tiên khi nhận đề, các em cần hình thành thói quen đọc đề, phân tích đề, thậm chí dùng bút gạch chân những từ khóa quan trọng trong đề.
Căn cứ vào số điểm của từng câu hỏi, các em nên phân bổ thời gian làm bài hợp lý.
Với những câu chiếm trọng số điểm lớn, các em nên dành ra từ 2-3 phút để lập nhanh dàn ý ra nháp.
Sau đó, các em nhớ dành lại một chút thời gian sau khi làm xong bài để soát lại và sửa lỗi nếu có.
Lưu ý với môn Ngữ văn thi vào lớp 10 |
Để giải đề tốt, trong quá trình ôn tập, các em cần luyện thuần thục một số kĩ năng như sau:
Kĩ năng trả lời các câu hỏi đọc-hiểu: Các bạn học sinh thường cho rằng phần đọc-hiểu gồm những câu hỏi vụn vặt, ít điểm nên ít đầu tư thời gian vào dạng bài này.
Nhưng thực tế đây là những câu dễ ăn điểm nhất nếu các em làm chủ được kĩ năng trả lời câu hỏi đọc-hiểu.
Kĩ năng viết đoạn văn: Các đoạn văn thường có giới hạn về dung lượng (số câu, số chữ).
Để viết đúng và viết đủ, các em cần gói ghém đoạn văn thật ngắn gọn và giàu thông tin nhất có thể.
Kĩ năng làm bài văn: Trong đề thi, phần làm văn luôn chiếm trọng số điểm cao nhất nên cần sự đầu tư công phu hơn cả.
Để tạo ấn tượng, bài viết cần đảm bảo các luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, có lời bình hay, phát hiện độc đáo và đặc biệt được cá tính riêng của người viết.
Kĩ năng trình bày: Học sinh lớp 9 hãy nhớ, các giám khảo luôn trân trọng những bài làm với chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả và được trình bày một cách khoa học, rõ ràng.
Cô giáo Bùi Thị Thủy (giáo viên Chủ nhiệm lớp 9D4 Trường Trung học cơ sở Chu Văn An, Hải Phòng) chia sẻ những kinh nghiệm làm bài thi Ngữ Văn đạt điểm cao (Ảnh: Nhân vật cung cấp) |
Trăm hay không bằng tay quen, cách tốt nhất để vững kĩ năng trong thời điểm này là các em nên dành thời gian để luyện đề.
Quá trình luyện đề sẽ giúp học sinh nắm được cấu trúc đề thi của địa phương mình, hệ thống hóa lại kiến thức.
Từ đó rút ra lỗi sai cần tránh khi làm bài thi chính thức, tăng cơ hội giành điểm cao.
Sẵn sàng tâm lý
Kỳ thi tuyển sinh vào 10 là một bước ngoặt quan trọng và đầy áp lực đối với cả các em học sinh và các bậc phụ huynh.
Kết quả của kì thi phụ thuộc rất nhiều vào mặt tâm lý của học sinh, bởi chỉ khi các em có tâm lí thực sự thoải mái, sẵn sàng khi bước vào phòng thi, các em mới có thể phát huy tối đa năng lực của mình.
Do đó, trong quá trình ôn tập, phụ huynh nên dành thời gian để động viên con thay vì kì vọng quá nhiều ở con vì điều nãy sẽ tạo áp lực rất lớn cho con.
Cần dành thời gian để cùng con chia sẻ, nắm bắt kịp thời các vấn đề về cả mặt sức khỏe và tâm lí cũng như áp lực thi cử mà con đang gặp phải.
Ngữ Văn là môn học bắt buộc trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở tất cả các trường.
Do đó, ngoài kế hoạch học ôn hợp lý, lưu tâm các phần kiến thức trọng tâm, các em cần thoải mái và tự tin vào chính mình nhằm tạo tâm lí tốt nhất cho kì thi.
Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu. Thời điểm tốt nhất là ngay lúc này và ngay hôm nay.
Các em hãy tranh thủ giai đoạn nước rút này để ôn tập thật hiệu quả. Chúc các em đạt kết quả thật cao trong kì khi sắp tới!, cô giáo Thủy nói.
LÃ TIẾN
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Kinh nghiệm ôn thi vào lớp 10 môn văn 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.