Nội dung chính
Xem Khi nào cần chụp cắt lớp ổ bụng 2024
Chụp CT ổ bụng là phương pháp chụp cắt lớp vi tính được ứng dụng phổ biến trong khám chữa bệnh lâm sàng hiện nay. Trước đây chụp CT chỉ được dùng trong chẩn đoán các bệnh lý sọ não nhưng hiện có thể thực hiện với hầu hết các bộ phận trong cơ thể người, trong đó có ổ bụng.
1. Chụp CT ổ bụng thực hiện khi nào?
Phương pháp chụp CT sử dụng tia X quang bức xạ với mức năng lượng thích hợp chiếu qua ổ bụng người bệnh trong vài phút.
Ổ bụng là khu vực chứa nhiều cơ quan, bộ phận quan trọng của cơ thể
Sau đó, kết quả chụp được gửi đến máy vi tính và được xử lý, đưa ra dưới dạng hình ảnh 2D hoặc 3D mặt cắt ngang ổ bụng. Từ đó, kỹ thuật này giúp đánh giá, chẩn đoán các nguyên nhân và bệnh lý vùng bụng như:
– Ung thư ruột kết, ung thư buồng trứng và ung thư biểu mô tế bào gan.
– Kiểm tra tình trạng và bệnh lý gặp phải ở các cơ quan vùng bụng như: túi mật, đường mật, gan, tụy, dạ dày,
– Kiểm tra vị trí và mức độ nhiễm trùng, chấn thương ổ bụng và các cơ quan.
– Tìm nguyên nhân của tình trạng sưng bụng, đau bụng hoặc sán khí.
– Phát hiện các bệnh lý liên quan đến thận như: Thận ứ nước, sỏi thận, viêm bể thận.
Như vậy, các trường hợp bệnh nhân xuất hiện triệu chứng bệnh hoặc nghi ngờ bệnh lý vùng ổ bụng sẽ được xem xét thực hiện Chụp CT ổ bụng như: Khó tiêu, vàng da, xuất huyết khi đi đại tiện, chấn thương vùng ổ bụng, đau bụng nghi ngờ bất thường ở ruột, xuất huyết dịch tự do ổ bụng, sốt không rõ nguyên do,
Chụp CT ổ bụng nhanh giúp chẩn đoán điều trị trong các trường hợp cấp cứu
Ngoài ra các trường hợp bệnh lý không thể chẩn đoán chính xác bằng các kĩ thuật thăm khám lâm sàng khác cũng có thể thực hiện chụp CT. Kỹ thuật này cũng giúp đánh giá tình trạng bệnh lý và hiệu quả điều trị, song nên hạn chế không lạm dụng chụp quá thường xuyên bởi tia bức xạ X có thể gây nhiễm xạ.
2. Chụp CT ổ bụng có cần tiêm thuốc cản quang không?
Thuốc cản quang là dung dịch chứa iod được tiêm vào cơ thể khi chụp CT để các cấu trúc hoặc tổn thương bắt thuốc sẽ thể hiện rõ ràng hơn. Từ đó bác sĩ có thể dễ dàng phân biệt những vùng tổn thương này với cấu trúc khác xung quanh và đánh giá. Thuốc cản quang ngày nay có độ dung nạp tốt, song có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, đỏ mặt, ngứa, lạnh run, sốt,
Hầu hết các trường hợp chụp CT vùng bụng đều cần dùng thuốc cản quang, trừ các trường hợp biết rõ bệnh lý sỏi niệu quản thận và đánh giá bệnh. Sử dụng thuốc cản quang có thể theo đường tiêm tĩnh mạch hoặc đường uống.
Sử dụng thuốc cản quang trong chụp CT ổ bụng sẽ giúp đánh giá tốt hơn các tình trạng bệnh lý sau:
– Nghi ngờ có khối u.
– Các bệnh lý liên quan hoặc ảnh hưởng tới mạch máu như: gây dị dạng mạch máu, phình mạch, bóc tách động mạch, giả phình,
– Các trường hợp nghi ngờ hoặc chẩn đoán viêm, áp xe.
– Các trường hợp cần đánh giá mạch máu vùng tổn thương, tìm nguồn máu nuôi,
Tuy nhiên trước khi chỉ định chụp CT ổ bụng tiêm thuốc cản quang, cần lưu ý trong các trường hợp sau:
– Bệnh nhân suy gan hoặc suy tim mất bù.
– Bệnh nhân suy thận cấp độ nặng, có thể chạy thận nhân tạo khi tiêm thuốc cản quang để chụp CT.
– Bệnh nhân mắc bệnh lý mạn tính: cường giáp, hồng cầu hình liềm, đái tháo đường, hen suyễn, cần được đánh giá nguy cơ và theo dõi khi tiêm thuốc cản quang.
– Bệnh nhân đa u tủy.
– Phụ nữ có thai chỉ chụp CT và dùng thuốc cản quang khi thực sự cần thiết.
– Bệnh nhân có cơ địa dị ứng, có thể dùng thuốc steroid trước khi chụp, thuốc kháng histamin hoặc các phương tiện hồi sức.
Những trường hợp bệnh nhân sau không thể sử dụng tiêm thuốc cản quang để chụp CT ổ bụng: người dị ứng với iod hoặc người bị mất nước nặng. Nếu bệnh nhân chụp CT lần đầu thì cần thử kiểm tra phản ứng cơ thể trước thuốc cản quang trước khi tiêm liều lớn.
Bệnh nhân sốc thuốc cản quang cần được xử lý cấp cứu sớm
3. Chụp CT ổ bụng ở đâu uy tín?
Kết quả chụp CT có chính xác, rõ ràng, dễ chẩn đoán bệnh hay không phụ thuộc rất lớn vào máy chụp, công nghệ và trình độ kỹ thuật của nhân viên thực hiện. Bên cạnh đó là kinh nghiệm, trình độ chuyên môn của bác sĩ khám chữa bệnh.
Do đó, bệnh nhân khi chụp CT ổ bụng cần cân nhắc lựa chọn địa chỉ y tế tin cậy, có hệ thống trang thiết bị khám bệnh hiện đại cùng các bác sĩ chuyên môn giỏi, nhiều kinh nghiệm. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết đến khám chữa bệnh, chụp CT ở đâu đảm bảo thì Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín nhất ở Hà Nội và cả nước hiện nay.
MEDLATEC tự hào là một trong những bệnh viện trên cả nước đầu tư hệ thống máy chụp CT hiện đại, công nghệ mới phục vụ khám chữa bệnh tốt nhất cho bệnh nhân. Rất nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC bởi nhiều lý do: – Bệnh viện MEDLATEC có uy tín, là địa chỉ đáng tin cậy của ngành y học cả nước sau 24 năm hình thành và phát triển.
– Sở hữu hệ thống máy móc, trang thiết bị xét nghiệm và chẩn đoán bệnh hiện đại, tiện lợi.
– Quy tụ đội ngũ y bác sỹ, chuyên gia đầu ngành trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm khám chữa bệnh và nhiệt tình, y đức đem đến cho bệnh nhân sự thoải mái, an tâm.
Bệnh viện MEDLATEC sở hữu hệ thống trang thiết bị hàng đầu cả nước
– Xây dựng dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng tốt, với quy trình khám nhanh gọn, sắp xếp và nhắc lịch khám phù hợp.
– Thực hiện chính sách chi trả bảo hiểm đúng theo quy định của bộ Y tế, vừa giúp bệnh nhân có chất lượng dịch vụ tốt và tiết kiệm được khoản tiền lớn. Chụp CT ổ bụng là một trong các kỹ thuật chẩn đoán nằm trong danh mục được hỗ trợ bảo hiểm.
– Mọi chi phí khám chữa bệnh đều được niêm yết rõ ràng, thông báo đầy đủ tới khách hàng để bệnh nhân có thể an tâm điều trị mà không phát sinh thêm chi phí.
Với những ưu điểm này, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang là địa chỉ y tế tin cậy của người bệnh khắp cả nước. Nếu bạn có thắc mắc về kỹ thuật chụp CT ổ bụng hay các dịch vụ khám chữa bệnh khác, hãy liên hệ ngay với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Khi nào cần chụp cắt lớp ổ bụng 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.