Nội dung chính
Xem Hướng dẫn tiêm thuốc tránh thai 2024
Thuốc tiêm tránh thai được nghiên cứu từ thập niên 60, bán rộng rãi đầu thập niên 70 đến đầu thế kỷ này đã có khoảng 100 triệu phụ nữ ở 90 nước dùng. Người dùng cần hiểu về phương pháp này trước khi quyết định việc có sử dụng hay không.
Các loại thuốc tiêm tránh thai
Có hai nhóm thuố tiêm tránh thai:
- Nhóm thứ nhất thành phần có progestin, estrogen;
- Nhóm thuốc tiêm tránh thai thứ hai chỉ có progestin. Trong nhóm thứ hai có loại DMPA (Depot Medroxy Progesteron Acetat) và NETEN (Norethidone Enanthat). Loại DMPA hiện được phép và khuyến khích dùng tại nước ta từ 1990 đến nay đã triển khai ở hầu hết tỉnh thành.
Ưu thế của thuốc tiêm tránh thai DMPA
- DMPA ức chế rụng trứng 100% đồng thời ức chế tiết chất nhầy ở cổ tử cung rất mạnh làm cho tinh trùng không thâm nhập được vào buồng tử cung nên có hiệu quả tránh thai cao (99,6%).
- DMPA dùng liều cao (150mg/lần) sẽ hấp thu chậm, có hiệu lực kéo dài nên chỉ dùng 1 lần có thể tránh thai trong 3 tháng, giống như đình sản tạm thời.
- DMPA không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, muốn có thai lại chỉ cần ngừng thuốc vài tháng.
- DMPA duy trì, làm tăng sự tiết sữa, có tiết vào sữa với lượng rất nhỏ (0,02 0,08 µg/kg/ngày). Trẻ bú sữa mẹ có tiêm DMPA sẽ có chiều cao cân nặng, trí tuệ phát triển bình thường. Thích hợp với người cho con bú.
- DMPA gây rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, rong kinh, rong huyết nên không dùng cho người bị rối loạn kinh nguyệt hoặc chảy máu bất thường không rõ nguyên nhân.
- DMPA không gây ra rối loạn về mạch, huyết áp, không ảnh hưởng đến việc sản xuất steroid và miễn dịch, không gây phù, không làm phát triển u xơ tử cung nên có thể dùng cho người u xơ tử cung. DMPA có thể dùng cho người có bệnh van tim chưa có biến chứng song không dùng cho người bị bệnh tim nặng như: nhồi máu cơ tim, viêm tắc tĩnh mạch.
Sử dụng thuốc tiêm tránh thai là biện pháp có nhiều ưu điểm
Trường hợp không được dùng thuốc tiêm tránh thai
- Chưa đủ 16 tuổi;
- Có thai hoặc nghi có thai. Nếu nghi thì phải kiểm tra chắc chắn không có thai mới được dùng;
- Đang bị ung thư vú hoặc ung thư vú đã khỏi;
- Có u ở vú chưa xác định được (kể cả u lành nhưng chưa chữa khỏi);
- Có ung thư buồng trứng;
- Có xuất huyết bất thường;
- Có các bệnh nội tiết;
- Có và đang dùng thuốc chữa động kinh (kể cả trường hợp có cơn co giật chưa xác định);
- Bị và đang dùng thuốc chữa lao;
- Đang bị bệnh tim mạch (thiếu máu cục bộ), tăng huyết áp;
- Bị trầm cảm, nhức đầu do các nguyên nhân khác nhau (như thiên đầu thống);
- Bị bệnh gan mật (kể cả vàng mắt vàng da chưa xác định được);
- Bị các bệnh làm suy giảm miễn dịch (như nhiễm HIV);
- Bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục;
- Đã từng bị tác dụng phụ của thuốc tránh thai;
Có thai hoặc nghi ngờ có thai tuyệt đối không dùng thuốc tiêm tránh thai
Một số tác dụng phụ của thuốc tiêm tránh thai và cách xử lý
Mất kinh khi tiêm thuốc tránh thai
- Khi dùng DMPA chỉ chứa progestin thì lượng progestin sẽ cao hơn estrogen so với tỷ lệ lúc bình thường, nên niêm mạc tử cung không phát triển mạnh dày ra và bị bong, chảy máu như lúc hành kinh thông thường, gọi là hiện tượng mất kinh.
- Khoảng 60% người dùng bị hiện tượng này (nếu tính cả những người chỉ bị vài lần trong năm).
- Hiện tượng này không có hại gì cho sức khỏe hay sinh sản về sau, nên vẫn tiếp tục dùng DMPA.
- DMPA có hiệu quả tới 96,6% nên hiện tượng này thường không phải là dấu hiệu có thai, tuy nhiên để chắc chắn, cần kiểm tra.
- Nếu có thai (có thể có thai trước khi dùng DMPA mà không biết, hay do dùng DMPA mà không có hiệu quả, tuy rất hiếm) thì có thể giữ lại thai hay phá thai. Trong trường hợp muốn giữ thai thì ngừng dùng DMPA và theo dõi như thai bình thường vì DMPA dùng trước đó không có hại cho thai.
Rong kinh khi tiêm thuốc tránh thai
- Khi dùng DMPA cũng có thể bị rong kinh, rong huyết, băng kinh.
- Rong kinh là kinh kéo dài (7 8 ngày) lượng máu ra bằng hay nhiều hơn bình thường (50 80ml). Hiện tượng này thường chỉ xảy ra trong những mũi tiêm đầu DMPA sau đó hết dần, đi vào ổn định, nên vẫn cứ tiếp tục dùng DMPA.
- Rong huyết là xuất huyết một ít giữa chu kỳ hành kinh. Hiện tượng này không nghiêm trọng và không cần điều trị, sẽ tự hết. Băng kinh là lượng máu nhiều hơn hành kinh bình thường, rất ít khi xảy ra.
Rong kinh là một trong những hiện tượng thường gặp khi sử dụng thuốc tiêm tránh thai
Tiêm thuốc tránh thai gây tăng cân
- DMPA làm tăng cân nhanh chóng, thường tăng 5% trong vòng 6 tháng, tình trạng tăng cân vẫn tiếp tục kéo dài. Có tới 25% nữ tham gia khảo sát đã tăng tới 10kg sau 3 năm dùng DMPA.
- Nếu khi dùng DMPA mà bị tăng cân nhanh chóng thì nên tham khảo ý kiến thầy thuốc và có thể chuyển sang dùng biện pháp tránh thai khác.
Tiêm thuốc tránh thai có thể loãng xương
- DMPA làm giảm độ kết dính của xương, gây loãng xương nữ ở bất cứ độ tuổi nào, thường xảy ra nhanh và tồi tệ khi dùng kéo dài quá 2 năm, còn dùng trong phạm vi 2 năm thì không hay rất hiếm xảy ra.
Tâm trạng thất thường do thuốc tiêm tránh thai
- DMPA còn làm cho người dùng thay đổi tâm trạng giống như khi có thai (khi buồn, giận, chán nản, mỏi mệt) nhưng chỉ trong thời gian ngắn, nếu kéo dài thì cần điều trị.
- Ngoài ra nhức đầu, đau bụng dưới, cương vú, buồn nôn nhưng không nặng, có thể xử lý bằng các cách thông thường.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Hướng dẫn tiêm thuốc tránh thai 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.