Hoạt động kinh tế nào không thuộc khu vực 3 2024

Xem Hoạt động kinh tế nào không thuộc khu vực 3 2024

Trang chủ|Tin mới|Hỏi đáp|Sơ đồ site|Hộp thưTIẾNG VIỆT|ENGLISH
TỔNG QUAN
Hệ thống các cơ quan làm công tác dân tộc

Hoạt động của UBDT

Văn kiện của Đảng về Chính sách dân tộc
Bác Hồ với đồng bào DT
Đại biểu Quốc hội là người DTTS các khóa

Các Dân tộc Việt Nam

Ấn phẩm về lĩnh vực công tác dân tộc

Văn bản về lĩnh vực Công tác dân tộc

TIN MỚI
Dân tộc Online

Thời sự
Bản tin ảnh
Điểm báo

Tin Hoạt động

Hội nghị – Hội thảo
Tin tức Tổng hợp

Chủ trương – Chính sách

Chủ trương – Chính sách
Kết quả – Đánh giá

Thời sự – Chính trị

Trong nước
Quốc tế

Nghiên cứu – Trao đổi
Kinh tế – Xã hội

Kinh tế
Xã hội
Gương làm kinh tế giỏi

Y tế – Giáo dục

Y tế
Giáo dục

Văn hoá – Thể thao

Văn hoá
Thể thao
Phong tục – Tập quán
Ẩm thực

Công nghệ – Môi trường

Công nghệ
Môi trường

Pháp luật
Quốc tế

TÌM KIẾM
LIÊN KẾT

TỈNH HÀ TĨNH
06/05/2009

I. MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN

1. Khái quát điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Tỉnh Hà Tĩnh là tỉnh miền trung, nằm ở toạ độ địa lý: 17054′ – 18054′ vĩ độ Bắc, 105048′ – 108000′ kinh độ Ðông; phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp nước bạn Lào, phía Ðông giáp biển Ðông; cách thủ đô Hà Nội 333 km về phía Nam. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 6.055,74 km2, chiếm gần 1,8% tổng diện tích tự nhiên của cả nước. Là tỉnh được kế thừa và thụ hưởng các tuyến đường giao thông quan trọng như: Quốc lộ 1A dài 100 km, quốc lộ 8A dài 60km, đường Hồ Chí Minh dài 68 km, đường sắt thống nhất từ ga Thọ Tường (huyện Ðức Thọ) đến ga La Khê (huyện Hương Khê) dài 50 km, có đường biển dài 137 km. Hệ thống sông ngòi chính gồm Sông Lam, sông La, sông Ngàn Phố, sông Ngàn Sâu, sông Rác, sông Nghèn…

Ðịa hình: Do nằm ở phía Ðông dãy Trường Sơn, nên địa hình tỉnh Hà Tĩnh hẹp và dốc nghiêng từ Tây sang Ðông. Diện tích vùng miền núi và trung du là 4.175 km2, chiếm gần 70% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; vùng đồng bằng là 1.879km2, chiếm gần 30%. Ðiểm cao nhất là núi Ba Mụ (huyện Hương Khê) cao 1.367m so với mặt nước biển.

Khí hậu: Thuộc vùng nhiệt đới gió mùa; mưa, bão tập trung vào các tháng 9 và 10 trong năm. Tần suất lũ lụt, lũ quét những năm gần đây trung bình 2-3 lần/năm. Các hiện tượng gió lốc, mưa đá thỉnh thoảng xảy ra cục bộ một vài nơi. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.396 mm. Nhiệt độ trung bình cao nhất là 32,90, thấp nhất là 18,20; tháng nóng nhất là tháng 7 với nhiệt độ trung bình 25,40; tháng lạnh nhất là tháng 1 với nhiệt độ trung bình là 10,80C. Tần suất sương muối thường xảy ra ở vùng cao, biên giới từ 2-3 lần/năm.

2. Dân số – Dân tộc

Dân số – Dân tộc: Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, tỉnh Hà Tĩnh có 1.268.968 người. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động xã hội toàn tỉnh là 645.555 người, chiếm 46,95% dân số. Trên địa bàn toàn tỉnh có 5 thành phần dân tộc chính, đông nhất là dân tộc Kinh chiếm gần 99%. Các dân tộc thiểu số gồm dân tộc Lào có 594 người; dân tộc Mường có 403 người; dân tộc Chứt có 127 người.

Trình độ dân trí: Tính đến hết năm 2002 đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 11/11 huyện thị với 260 phường xã. Số học sinh phổ thông năm học 2001 – 2002 là 363.235 học sinh. Trong đó: Tiểu học là 183.251 học sinh, trung học cơ sở là 134.864 học sinh, trung học phổ thông là 45.120 học sinh. Số giáo viên năm học 1999-2000 là 13.169 người. Trong đó: Tiểu học là 3.339 người, trung học cơ sở là 5.280 người, trung học phổ thông là 1.550 người. Số cán bộ y tế năm 2000 là 2.376 người. Trong đó: Bác sỹ là 433 người, y sỹ và kỹ thuật viên là 967 người, y tá là 669 người, nữ hộ sinh là 307 người. Bình quân y, bác sỹ trên 1 vạn dân là 10,2 người.

3. Tài nguyên thiên nhiên

3.1. Tài nguyên đất

Tỉnh Hà Tĩnh có 605.574 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 98.171 ha, chiếm 16,24%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 240.529 ha, chiếm 39,72%; diện tích đất chuyên dùng là 45.672 ha, chiếm 7,54%; diện tích đất khu dân cư là 6.799 ha, chiếm 1,12%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 214.402 ha, chiếm 35,40%.

Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 76.234 ha, chiếm 77,67%, riêng đất trồng lúa là 65.159 ha, chiếm 85,47% diện tích trồng cây hàng năm; diện tích đất trồng cây lâu năm là 2.964 ha, chiếm 3,01%.

Diện tích đất trống, đồi núi trọc cần phải phủ xanh là 160.187 ha, bãi bồi có thể sử dụng là 22.564 ha, tổng diện tích mặt nước là 6.576 ha trong đó đang khai thác sử dụng là 947 ha, chưa khai thác sử dụng là 5.629 ha.

3.2. Tài nguyên rừng

Tính đến năm 2002, toàn tỉnh có 244.453 ha đất lâm nghiệp. Trong đó rừng tự nhiên là 194.754 ha, rừng trồng là 49.699 ha.

Các khu bảo tồn thiên nhiên: Khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang có diện tích là 61.283 ha. Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ gỗ có diện tích: 35.000 ha.

3.3. Tài nguyên biển

Toàn tỉnh có 137 km bờ biển từ huyện Nghi Xuân đến huyện Kỳ Anh, gồm các cửa biển chính: Cửa Hội – Nghi Xuân, Cửa Sót -Thạch Hà, Cửa Nhượng – Cẩm Xuyên, Cửa Khẩu – Kỳ Anh. Ðây là một ngư trường có nhiều hải sản quý và hiếm với trữ lượng khá cao như tôm hùm, sò huyết… chỉ mới khai thác được từ 10 đến 15%. Hà Tĩnh có thể phát triển một cách toàn diện về kinh tế biển là đánh bắt, nuôi trồng và công nghiệp chế biến hải sản xuất khẩu.

3.4. Tài nguyên khoáng sản

Hà Tĩnh có tiềm năng lớn về khoáng sản nhưng chưa được đầu tư khai thác có hiệu quả đó là:

– Quặng sắt ở Thạch Khê (Thạch Hà) có trữ lượng khoảng 500 triệu tấn.

– Mỏ thiếc ở Sơn Kim (Hương Sơn); vàng ở Hoà Hải (Hương Khê) và Kỳ Tây, Kỳ Hợp (Kỳ Anh). Quặng ILMINITE ở Thạch Hà và Cẩm Xuyên sản lượng khai thác bình quân: 100.000tấn/năm. ZIRCON sản lượng khai thác bình quân: 7.000tấn/năm. RUTSIN sản lượng khai thác bình quân: 3.000tấn/năm.

– Ô xít titan có trữ lượng 3 – 5 triệu tấn chạy dọc bờ biển có khả năng liên doanh với nước ngoài.

3.5. Tài nguyên du lịch

Là điểm du lịch quan trọng trên tuyến du lịch xuyên việt có tính chất trung chuyển. Từ Hà Tĩnh du khách có thể đi thăm các điểm du lịch đặc sắc về sinh thái, lịch sử văn hoá như khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang, khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, các di tích gắn với cuộc đời của đại thi hào Nguyễn Du; du lịch biển có các bãi tắm: Thiên Cầm, Xuân Thành, Thạc Hải, Ðèo Ngang; du lịch các di tích lịch sử như chùa Hương Tích, đền Lê Khôi, ngã ba Ðồng Lộc, Khu di tích….

4. Kinh tế – Xã hội năm 2002

– Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,96%/năm.

– Thu nhập bình quân đầu người: 3.136.000đồng/năm.

– Tỷ trọng cơ cấu theo ngành kinh tế:

+ Nông- lâm- ngư nghiệp: 48,89%.

+ Công nghiệp- xây dựng: 13,74%.

+ Thương mại – dịch vụ: 37,37%.

– Các sản phẩm chủ yếu:

a. Sản phẩm nông nghiệp: Sản phẩm lương thực có hạt: 450.000 tấn; lạc vỏ: 32.000 tấn; chè búp tươi: 3.200 tấn; thịt lợn hơi các loại: 32.000 tấn.

b. Ðánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản: 3.500 tấn; Sản lượng khai thác thuỷ sản: 27.000 tấn.

c. Sản phẩm công nghiệp: Than sạch: 3.500 tấn; thuỷ sản chế biến: 2.100 tấn; xi măng: 13.000 tấn; gạch xây: 150.000 nghìn viên; đá xây dựng: 600.000m3; cát sỏi: 500.000 m3; phân bón NPK + vi sinh: 5.000 tấn; muối biển: 29.500 tấn.

II. MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI

1. Kết quả phân định 3 khu vực

Huyện Hương Khê:

– Khu vực I (MN): Xã Phú Phong, Gia Phố, Hương Xuân, Phúc Trạch, Hương Long, Hương Bình, Hương Thuỷ, Phúc Ðồng, Hà Linh, Hương Ðô, Hương Trạch, thị trấn Hương Khê, thị trấn nông trường 30/4.

– Khu vực II (MN): Xã Hương Vĩnh, Hương Ðại, Hương Minh, Hương Thọ, Lộc Yên, Hương Giang, Phương Mỹ, Phương Ðiền; (VC): Xã Phú Gia, Hoà Hải.

– Khu vực III (MN): Xã Hương Liên, Hương Ðiền; (VC): Xã Vũ Quang, Hương Lâm.

Huyện Hương Sơn:

– Khu vực I (MN): Xã Sơn Ninh, Sơn Châu, Sơn Bình, Sơn Trà, Sơn Thịnh, Sơn Tân, Sơn Long, Sơn Mỹ, Sơn Hà, Sơn Trung, Sơn Diện, Sơn Giang, Sơn Phú, Sơn Phúc, Sơn Thuỷ, Sơn Quang, Sơn Hoà, Sơn An, Sơn Bằng, Sơn Phố, thị trấn Phố Châu.

– Khu vực II (MN): Xã Sơn Tây, Sơn Hàm, Sơn Lễ, Sơn Mai, Sơn Trường, Sơn Thọ, Sơn Tiến.

– Khu vực III (MN): Xã Sơn Hồng, Sơn Lĩnh, Sơn Lâm, Sơn Kim.

Huyện Kỳ Anh:

– Khu vực I (MN): Xã Kỳ Bắc, Kỳ Tiến, Kỳ Tân, Kỳ Hưng, Kỳ Giang, Kỳ Phong, Kỳ Hoa, Kỳ Văn, Kỳ Khang, Kỳ Ðồng.

– Khu vực II (MN): Xã Kỳ Lợi, Kỳ Trinh, Kỳ Liên, Kỳ Nam, Kỳ Thịnh, Kỳ Phương, Kỳ Xuân.

– Khu vực III (MN): Xã Kỳ Tây, Kỳ Lạc, Kỳ Thượng, Kỳ Lâm, Kỳ Sơn, Kỳ Hợp.

Huyện Ðức Thọ:

– Khu vực I (MN): Xã Ðức Lạng, Ðức Lập, Ðức Ðồng, Ân Phú.

– Khu vực II (MN): Xã Ðức Lĩnh, Ðức Hương, Tân Hương, Ðức Giang, Ðức Liên, Ðức Bồng.

Huyện Can Lộc:

Khu vực I (MN): Xã Phú Lộc, Thượng Lộc, Ðồng Lộc, Mỹ Lộc, Hồng Lộc, Thiên Lộc.

Huyện Nghi Xuân:

– Khu vực I (MN): Xã Xuân Lam, Xuân Hồng, Cương Gián.

– Khu vực II (MN): Xã Xuân Lĩnh, Cổ Ðạm, Xuân Viên.

Huyện Thạch Hà:

– Khu vực I (MN): Xã Thạch Ðiền, Thạc Xuân, Bắc Sơn, thị trấn NT T.Ngọc.

– Khu vực II (MN): Xã Nam Hương.

Huyện Hồng Lĩnh:

Khu vực I (MN): Xã Nam Hồng, Ðức Thuận, Ðậu Liên, Trung Lương.

Huyện Cẩm Xương:

– Khu vực I (MN): Xã Cẩm Quan, Cẩm Thịnh, Cẩm Sơn, Cẩm Mỹ, Cẩm Minh.

– Khu vực II (MN): Xã Cẩm Lĩnh.

2. Danh sách các xã thuộc Chương trình 135

– Huyện Hương Khê: Xã ÐBKK: Hương Liên, Hương Lâm, Phương Ðiền, Phương Mỹ, Hương Trạch; Xã Biên giới: Hoà Hải, Phú Gia, Hương Vĩnh.

– Huyện Hương Sơn: Xã ÐBKK: Sơn Hồng, Sơn Lĩnh, Sơn Lâm, Sơn Kim, Sơn Lễ, Sơn Tiến.

– Huyện Kỳ Anh: Xã ÐBKK: Kỳ Tây, Kỳ Lạc, Kỳ Thượng, Kỳ Lâm, Kỳ Sơn, Kỳ Hợp.

– Huyện Vũ Quang: Xã ÐBKK: Sơn Thọ, Hương Thọ, Ðức Liên, Hương Ðiền, Vũ Quang.

3. Một số vấn đề dân tộc và tôn giáo

a. Tình hình dân tộc, tôn giáo: Hà Tĩnh là tỉnh có rất ít đồng bào dân tộc thiểu số, toàn tỉnh có 4 thành phần tộc thiểu số chính gồm 296 hộ, 1.508 nhân khẩu cư trú tập trung, xen ghép tại 8 thôn bản thuộc 7 xã của 3 huyện miền núi: Hương Khê, Hương Sơn và Vũ Quang. Trong đó tộc người Mã Liềng thuộc nhóm dân tộc Chứt gồm 30 hộ, 127 nhân khẩu cư trú tập trung tại 2 bản: Bản Rào Tre xã Hương Liên và bản Giàng II xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê là một trong những tộc người lạc hậu nhất cần được bảo tồn và phát triển.

Hà Tĩnh có 13 vạn tín đồ theo các tôn giáo, chiếm 10,4% dân số của tỉnh. Trong đó: Công giáo có 132.132 tín đồ, Phật giáo có 1.635 Phật tử. Toàn tỉnh có: 272 cơ sở thờ tự gồm: Nhà thờ, nhà chùa, nhà nguyện, tu viện. 131/260 xã, phường, thị trấn ở 11/11 huyện, thị có đồng bào giáo dân, có 461 khu dân cư vùng giáo trong đó có 114 xóm giáo toàn tòng.

Về giáo hội, chức sắc, nhà tu hành, chức viên tôn giáo:

– Công giáo: Ðạo Công giáo ở Hà Tĩnh thuộc giáo phận Vinh đến tháng 3/2002 số tổ chức giáo hội, Công giáo đang hoạt động có: 6 hạt đạo, 50 xử đạo, 207 họ đạo và 17 họ đạo nhưng chưa được chính quyền công nhận. Toàn tỉnh có 2 cơ sở dòng tu, 1 tu hội trái phép, 40 linh mục, 27 nữ tu và 10 người thuộc tu hội trái phép, 16 chúng sinh đại chúng viện Vinh – Thanh, 224 Ban hành giáo xứ họ, 17 ban hành giáo xứ họ chưa được chính quyền công nhận, 1.551 người hoạt động trong Ban hành giáo xứ họ, 1.500 người hoạt động giáo lý viên xứ họ.

– Phật giáo: Trước đây Hà Tĩnh có nhiều chùa, có sự trụ trì nhưng do chiến tranh tàn phá và nhận thức chưa đầy đủ về “Quyền tự do tín ngưỡng” nên dần dần bị lãng quên, tín đồ, phật tử còn ít. Từ năm 1990 lại đây, Phật giáo từng bước phục hồi hoạt động đan xen với tĩn ngưỡng dân gian. Ðến nay toàn tỉnh có: 59 chùa, trong đó có 11 chùa tổ chức hành lễ thường xuyên, có 3 nhà sư trong đó có 1 vị kiêm trụ trì chính, có 11 Ban hộ tự hoặc Ban nghi lễ, 90 người trong Ban Quản lý di tích.

– Tin Lành: Ðạo Tin Lành ở Hà Tĩnh hiện nay không có cơ sở thờ tự, không có tổ chức, có khoảng vài chục tín đồ hoạt động tín ngưỡng tại gia. Từ năm 2000 đến nay, có một số người bị mua chuộc, lôi kéo vào miền Nam tu học để khi về quê tuyên truyền vận động người vào đạo. Một số cá nhân tôn giáo thuộc tổ chức phi Chính phủ hoạt động tại địa bàn và một số người du học, lao động ở nước ngoài về đã mang theo băng hình, tài liệu truyền đạo Tin lành. Tuy đã kịp thời phát hiện ngăn chặn nhưng vẫn còn khá phức tạp.

– Các hình thức tĩn ngưỡng, tôn giáo mới phát sinh đang hoạt động tại địa phương: Một số phái, nhóm lợi dụng tín ngưỡng phật giáo hoạt động mê tín dị đoan. Xưng đạo mới trên địa bàn nhiều năm như: “Ðạo Chân Không” của Lưu Văn Ty ở thị xã Hà Tĩnh, “Ðạo Thầy Kiệm” của Nguyễn Kiệm ở Hồng Lộc, Thiên Lộc – Can Lộc. Những năm gần đây hoạt động của Lưu Văn Ty và những người theo Ty trên địa bàn có giảm (còn khoảng 90 người) nhưng lại đang có xu hướng phát triển sang những tỉnh thành khác. Hoạt động của Ty và Kiệm rất kín đáo, lén lút lẩn tránh sự kiểm soát của chính quyền địa phương.

b. Tình hình thiên tai, hoả hoạn: Những năm gần đây ở Hà Tĩnh nhìn chung mưa thuận gió hoà, ít xảy ra hán hán, lũ lụt, nếu có cũng không đáng kể, cụ thể hàng năm dọc theo dòng sông La, các xã ngoài đê của huyện Ðức Thọ có bị xói lở mất hàng chục ha đất sản xuất và đất ở của dân nhưng chính quyền sở tại đã kịp thời tái định cư cho các hộ này nên không có ảnh hưởng gì lớn đến đời sống, kinh tế – chính trị – xã hội.

Hiện tượng động đất, trượt lở nhiều năm gần đây không thấy xảy ra. Là tỉnh sản xuất công nghiệp kém phát triển nên tình trạng ô nhiễm môi trường đang ở mức thấp. Về mùa khô nắng nóng, cháy rừng thỉnh thoảng xẩy ra cục bộ ở một vài nơi nhưng do công tác phòng chống cháy rừng được quán triệt và thực hiện tương đối nghiêm túc nên hậu quả của các vụ cháy rừng không đến mức nghiêm trọng.

c. Tình hình di cư tự do: Do dân cư phân bố không đều, vùng đồng bằng đất đai ít nhưng dân cư lại sống tập trung nên xảy ra tình trạng “Ðất chật người đông”, những năm trước đây do có chủ trương của Nhà nước và bằng nhiều con đường tìm nơi lập nghiệp Hà Tĩnh đã chuyển được một số lượng dân cư khá lớn vào định cư ở các tỉnh phía Nam. Mấy năm gần đây Nhà nước không có chủ trương di dân ngoại tỉnh, hơn nữa các tỉnh phía Nam cũng không tiếp nhận nên việc di dân ngoại tỉnh không thực hiện được. Chỉ có từ năm 1997-2001 có 110 hộ di dân ra huyện đảo Cô Tô tỉnh Quảng Ninh.

Công tác di dân chủ yếu là di dân nội tỉnh bình quân mỗi năm từ 400-500 hộ vào các vùng dự án kinh tế mới: chè, cao su, dứa, cây ăn quả. Nhằm giải quyết những vùng dân cư tập trung, vùng ngập lụt, vùng giải phóng mặt bằng khu công nghiệp.

d. Tình hình đời sống: Toàn tỉnh hiện có 76.659 hộ nghèo, chiếm 25,86%, trong đó tỷ lệ đói nghèo ở các xã ÐBKK thuộc Chương trình 135 là 39,57%. Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo chủ yếu là do thiếu vốn sản xuất chiếm 77,94%, thiếu sức lao động chiếm 16,05%, thiếu kiến thức trong sản xuất chiếm 28,45%, thiếu tư liệu sản xuất chiếm 29,13%, do đông con chiếm 20,19%, do tệ nạn xã hội chiếm 0,44%, do ốm đau bệnh tật chiếm 27,32%, do tai nạn rủi ro chiếm 5,5% (có hộ chỉ vì một nguyên nhân, nhưng có hộ vì nhiều nguyên nhân).

III. QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH DÀI HẠN PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI

1. Tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2001-2010

1.1. Ðịnh hướng phát triển

– Xây dựng nền kinh tế của tỉnh trong sự gắn bó hữu cơ với nền kinh tế của cả nước, chủ động khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, tranh thủ những khả năng từ bên ngoài để phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

– Coi trọng phát triển yếu tố con người, chú trọng cả thể lực và trí tuệ, xây dựng đội ngũ lao động có trình độ đủ năng lực tiếp nhận công nghệ mới.

– Kết hợp hài hoà giữa ngoại lực và nội lực nhằm thu hút tối đa vốn đầu tư từ bên ngoài, công nghệ tiên tiến thúc đẩy và tạo mọi điều kiện tăng nhanh giá trị xuất khẩu, khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết phát triển khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng để tạo đà cho các khu công nghiệp tập trung, lấy nó làm yếu tố quyết định đột phá để tăng nhanh tiềm lực kinh tế, chủ động thực hiện tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá một cách có hiệu quả.

– Phát triển bền vững khai thác mọi tiềm năng, lợi thế, đảm bảo cho phát triển nhanh nhưng không làm tổn hại đến môi trường, môi sinh và làm ảnh hưởng đến thế hệ sau.

– Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội, xoá đói, giảm nghèo nâng cao dân trí, giảm dần mức khoảng cách chênh lệch về thu nhập và mọi mặt khác giữa các thành thị và nông thôn, giữa miền núi và miền xuôi.

– Phát triển kinh tế – xã hội cùng cả nước tham gia hội nhập với bên ngoài. Thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất cũng như dịch vụ nhưng phải gắn với củng cố an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền và an ninh quốc gia.

1.2. Các mục tiêu cụ thể

– Phấn đấu tăng trưởng kinh tế ngang bằng với bình quân chung của vùng Bắc khu Bốn cũ, đạt bình quân tăng từ 8-9%.

– GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng: 410 USD.

– Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 còn 0,5 – 0,7%.

– Giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 xuống dưới 5%.

– 90% hộ dân trong tỉnh có điện sinh hoạt.

– Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở trước năm 2010.

1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Xây dựng cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư – công nghiệp – xây dựng và dịch vụ theo hướng tăng dần tỷ trọng trong lĩnh vực kinh tế – công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng nông – lâm nghiệp. Phấn đấu cơ cấu kinh tế trong giai đoạn quy hoạch như sau:

– Năm 2005:

+ Kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp: 40%.

+ Kinh tế công nghiệp – xây dựng: 22%.

+ Kinh tế dịch vụ: 38%.

– Năm 2010:

+ Kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp: 33%.

+ Kinh tế công nghiệp – xây dựng: 25%.

+ Kinh tế dịch vụ: 42%.

1.4. Quy hoạch phát triển theo lãnh thổ

+ Vùng đồng bằng ven biển chiếm 15,7% diện tích tự nhiên toàn tỉnh gồm các huyện: Nghi Xuân, Ðức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, thị xã Hồng Lĩnh và thị xã Hà Tĩnh. Vùng này có thể coi là vùng trọng điểm, là nhân tố có ý nghĩa đột phá làm bàn đạp kinh tế để tỉnh thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo, chậm phát triển.

+ Vùng miền núi trung du bán sơn địa chiếm 84,22% diện tích tự nhiên của tỉnh gồm các huyện: Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê và Kỳ Anh. Ðây là vùng có nhiều tiềm năng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp.

1.5. Quy hoạch phát triển mạng lưới đô thị

– Thị xã Hà Tĩnh là trung tâm của tỉnh lỵ, dự kiến sẽ nâng cấp mở rộng thành đô thị loại 3 vào năm 2005. Ðến năm 2010 sẽ có quy mô khoảng 12-15 vạn người và sẽ trở thành thành phố khi mỏ sắt Thạch Khê được tổ chức khai thác.

– Quy hoạch vùng đô thị phía Nam huyện Kỳ Anh khi dự án luyện thép tại khu công nghiệp cảng Vũng Áng ra đời.

– Nâng cấp các trung tâm huyện lỵ thành đô thị loại 5 theo tiêu chuẩn quốc gia.

1.6. Ðịnh hướng phát triển một số lĩnh vực chủ yếu

Nông nghiệp: Phấn đấu từ năm 2001-2010 ổn định nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông – lâm – thuỷ sản đạt bình quân từ 5,93% năm. Tỷ trọng GDP do ngành công nghiệp đóng góp giảm dần từ 51,3% năm 2000 xuống 33% năm 2010. Cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, đưa chăn nuôi trở thành ngành xuất khẩu có lợi nhuận cao.

Tăng giá trị trên 1 đơn vị diện tích đất nông nghiệp lên 1,4 lần vào năm 2005 và 1,8 lần vào năm 2010 so với năm 1998, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản giải quyết đầu ra nhằm kích thích sản xuất.

Tập trung nguồn lực để khai thác và phát triển kinh tế thuỷ sản trong đó xác định nuôi trồng là khâu đột phá, mở rộng đầu tư chiều sâu các cơ sở chế biến thuỷ sản xuất khẩu.

– Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Tập trung phát triển công nghiệp trọng điểm, chú trọng phát triển các cụm công nghiệp, phấn đấu tăng trưởng công nghiệp từ 2001-2010 đạt từ 14-16% đưa tỷ trọng đóng góp GDP tăng dần từ 13,44% năm 2000 lên 21% năm 2005 và 25% năm 2010. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển công nghiệp. Gắn quá trình phát triển công nghiệp với sự hình thành đô thị và đô thị hoá. Chú ý xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp để thu hút đầu tư.

– Các ngành dịch vụ: Khuyến khích các thành phần tham gia các hoạt động thương mại, từng bước mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Liên doanh liên kết với các tổ chức thương mại với các tỉnh trong vùng và cả nước để trao đổi hàng hoá. Xây dựng khu thương mại cửa khẩu Cầu Treo gắn với khu kinh tế đường 8. Tổ chức khai thác những lễ hội đặc trưng của địa phương để phục vụ mục đích phát triển du lịch. Ðẩy mạnh hoạt động các loại dịch vụ: Vận tải, tài chính ngân hàng từ tỉnh đến huyện, xã, coi trọng các biện pháp để tăng nguồn thu. Phấn đấu đến năm 2010 giá trị xuất khẩu đạt khoảng 70-80 triệu USD.

– Kết cấu hạ tầng kinh tế chủ yếu: Từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo khả năng cho phép. Chú trọng giao thông nông thôn; xây dựng mạng lưới đường bộ hợp lý bao gồm các trục dọc, trục ngang và hành lang Ðông – Tây. Các tuyến đường ra biên giới, hệ thống đường ô tô về đến trung tâm các xã, cụm xã trong tỉnh.

Xây dựng 2 bến cảng Vũng Áng phục vụ nhu cầu xuất, nhập khẩu của khu vực Bắc Trung bộ và các nước lân cận. Xây dựng tuyến đường sắt Vũng Áng – Thà Khẹt trong hệ thống đường xuyên Á. Xin mở thêm tuyến đường sắt Thống Nhất qua thị xã Hà Tĩnh, xây dựng ga khách Hà Tĩnh. Nâng cao chất lượng phương tiện vận tải, tăng năng suất, giảm giá thành vận tải nhằm thoả mãn nhu cầu vận tải của tỉnh chất lượng ngày càng cao. Ðảm bảo an toàn giao thông, giảm ô nhiễm môi trường. Ðẩy mạnh phát triển nguồn điện đảm bảo dung lượng điện sử dụng đến năm 2010 là 378 triệu kw/h. Bảo vệ tốt nguồn nước để khai thác sử dụng tránh ô nhiễm đủ nước đáp ứng nhu cầu phát triển nông – công nghiệp, các ngành kinh tế khác và nước sinh hoạt của nhân dân ngày một tăng. Phấn đấu 80% dân số nông thôn được dùng nước sạch.

– Văn hoá xã hội:

Ðẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, coi sự nghiệp giáo dục – đào tạo là nhân tố quyết định nguồn nhân lực, nâng cao dân trí. Thông qua nhiều hình thức giáo dục cộng đồng, phối hợp nhiều môi trường giáo dục. Năm 2010 phấn đấu nâng cấp, kiên cố hoá 100% số trường lớp, đầu tư trang thiết bị thí nghiệm và hệ thống dịch vụ học đường.

Ðẩy mạnh xã hội hoá công tác y tế, lấy phòng bệnh làm chính, chăm sóc sức khoẻ ban đầu làm trọng tâm.

Thực hiện tốt công tác sinh đẻ có kế hoạch, ổn định tỷ lệ sinh thấp, từng bước giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

Thực hiện tốt các chương trình xoá đói giảm nghèo, thông qua các dự án tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt đối với các hộ trong diện chính sách.

Khơi dậy truyền thống văn hoá dân tộc, truyền thống anh hùng trong đấu tranh dựng nước và giữ nước. Xây dựng cơ sở vật chất cho các hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao từ tỉnh đến huyện, các trung tâm đến các xã, như công trình phục vụ công cộng, kết hợp với nhà văn hoá tạo thành cụm kinh tế kỹ thuật, văn hoá, xã hội.

– Môi trường: Khai thác tài nguyên phải gắn với việc xây dựng quy chế kiểm tra để phát triển theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Thực hiện tốt những quy định phù hợp với Luật bảo vệ môi trường mà Nhà nước đã ban hành.

– An ninh – Quốc phòng: Tăng cường giáo dục pháp luật, thực hiện pháp chế xã hội chủ nghĩa giáo dục ý thức cách mạng trong mọi tầng lớp nhân dân. Ðấu tranh ngăn ngừa, đẩy lùi các tệ nạn tham nhũng, buôn lậu, tệ nạn ma tuý, và các tội phạm khác. Thực hiện tốt chính sách Quốc phòng toàn dân, củng cố tăng cường lực lượng dân quân tự vệ ở các phường, xã, cơ quan xí nghiệp đủ mạnh ứng phó kịp thời với mọi tình huống xảy ra. Duy trì giữ gìn các công trình quốc phòng hiện có để sử dụng lâu dài và phát huy hiệu quả kinh tế gắn với quốc phòng.

2.Tóm tắt kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2001 – 2005

2.1. Mục tiêu phát triển

Tranh thủ thuận lợi, khắc phục khó khăn đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực hội nhập. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội. Tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ. Chăm lo giải quyết các vấn đề bức xúc về việc làm, xoá đói giảm nghèo, chống tham nhũng và tệ nạn xã hội. Giữ vững ổn định chính trị đảm bảo quốc phòng – an ninh. Thực hiện từng bước vững chắc sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá theo tiến trình chung của đất nước.

2.2. Các mục tiêu cụ thể

– Phấn đấu đạt nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 8%. Phấn đấu tăng nhanh nguồn thu trên địa bàn. Tổng sản phẩm xã hội bình quân đầu người đạt trên 4,5 triệu đồng. Sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt 400 kg. Kim ngạch xuất khẩu vào năm 2005 đạt từ 40 – 50 triệu USD.

– Tăng nhanh đầu tư phát triển toàn xã hội, hoàn thiện cơ bản về hạ tầng hỗ trợ đầu tư tạo điều kiện cho vùng kém phát triển để có điều kiện khai thác thế mạnh. Tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, các tổ chức quốc tế và huy động vốn của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng, ưu tiên vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

– Tiếp tục đổi mới và lành mạnh hệ thống tài chính, tiền tệ, thí điểm và nhân rộng hình thức khoán chi, triệt để tiết kiệm, tăng tỷ lệ chi dành cho đầu tư phát triển. Ưu tiên cho vay giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo có hiệu quả thiết thực.

– Tiếp tục phát triển giáo dục, đào tạo toàn diện. Phấn đấu tỷ lệ học sinh trung học cơ sở đi học trong độ tuổi từ 75 – 80%. Tỷ lệ học sinh trung học phổ thông đi học trong độ tuổi đạt trên 45%. Ða dạng hoá các hình thức đào tạo nghề, phấn đấu 20 – 25% số lao động trong độ tuổi được đào tạo. Triển khai đề án thành lập trường đại học bán công.

– Giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc về xã hội như giải quyết việc làm, giảm thời gian lao động nông nhàn. Thực hiện có hiện quả chương trình xoá đói giảm nghèo, giảm hộ nghèo đến năm 2005 còn dưới 10%.

– Xây dựng bộ máy Nhà nước vững mạnh, trong sạch đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả và trình độ công chức, đẩy lùi tệ quan liêu tham nhũng.

– Tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh, ổn định chính trị, đảm bảo trật tự và an toàn xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

2.3. Các giải pháp chủ yếu

a. Giải pháp chung:

+ Cân đối nguồn lực: Về đất đai chưa sử dụng và có khả năng khai thác, nguồn lao động hiện có, nguồn tài nguyên khoáng sản, các nguồn lực đã được tạo nên trong những năm qua và những nguồn lực mới có thể huy động từ Trung ương, từ bên ngoài.

Tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch các vùng kinh tế phân rõ 3 vùng: Ðồi núi, đồng bằng, ven biển để có chính sách phù hợp. Xác định và tập trung phát triển các vùng kinh tế trọng điểm. Cần có quy hoạch chi tiết để chỉ đạo thực hiện. Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách.

b. Giải pháp cụ thể:

– Về nông nghiệp – nông thôn:

Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất: Nông, lâm, ngư. Phấn đấu tốc độ tăng giá trị tăng thêm bình quân hàng năm các ngành nông, lâm, ngư lần lượt là: 4%, 6%, 20% đến năm 2005. Cơ cấu nội ngành lần lượt là 8,4%, 6,5% và 13%. Tập trung thâm canh vùng trọng điểm lúa nước với diện tích 38.000 ha. Tập trung để đạt khâu giống 40 – 45% diện tích có giống năng suất cao. Cải tạo nâng cấp hoàn thiện hệ thống thuỷ nông.

Tăng nhanh diện tích trồng rừng đến năm 2005 trồng được 26.000 ha rừng tập trung, 65 triệu cây phân tán, đến năm 2005 độ che phủ đạt 43 – 45%.

Tập trung chỉ đạo xây dựng Xí nghiệp sản xuất giống thuỷ sản có chất lượng, kịp thời phục vụ các vùng nuôi trồng. Phấn đấu đến năm 2005 đạt 3.500 tấn với giá trị xuất khẩu 20 triệu USD.

– Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

Mục tiêu đặt ra cho kế hoạch 2001 – 2005 là tỷ trọng công nghiệp xây dựng đạt 20 – 22%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm là từ 12 – 13%, giá trị tăng thêm 13%. Ðể đạt được mục tiêu trên phải thực hiện một số giải pháp sau:

+ Tập trung cao độ củng cố tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ tiên tiến.

+ Tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp công nghiệp, phổ biến công khai các thủ tục xuống tận huyện xã.

+ Công khai phổ biến đến cơ sở các nội dung về chính sánh ưu đãi đầu tư của Nhà nước.

+ Phát huy và nâng cao năng lực tư vấn doanh nghiệp để đảm bảo khả năng cung cấp thông tin. Ðẩy mạnh tiến độ cổ phần hoá, bán khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước.

+ Khẩn trương chuẩn bị quy hoạch và chuẩn bị các điều kiện cho một số khu công nghiệp tập trung. Xây dựng mô hình điểm về khu tiểu thủ công nghiệp.

+ Triển khai thực hiện đầu tư, nâng cấp các nhà máy sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ yếu và cơ sở sản xuất công nghiệp mũi nhọn.

+ Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng theo hướng chú trọng công nghiệp chế biến, công nghiệp nước sạch. Ðến năm 2005 cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp khai thác, chế biến, điện – nước, xây dựng lần lượt là: 13,3%, 42,1%, 7,7% và 36%.

– Về thương mại dịch vụ:

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2005 kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 40 – 45 triệu USD trong đó thuỷ sản: 20 triệu USD. Các giải pháp cần thực hiện là:

+ Các chính sách, giải pháp để phát triển thị trường.

+ Tăng cường nhân lực kinh doanh trên thị trường đặc biệt là hoạt động xuất, nhập khẩu.

+ Củng cố và tăng cường tổ chức kinh doanh xuất, nhập khẩu.

+ Phát triển thương mại nhiều thành phần, xây dựng các trung tâm thương mại ở các huyện thị, cụm xã. Phấn đấu mức lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ tăng hàng năm là 11 – 14%.

+ Nâng cao chất lượng hàng hoá, tích cực mở rộng thị trường, khai thác có hiệu quả lợi thế khu cảng Vũng Áng, quốc lộ 8A đến năm 2005 giá trị xuất khẩu đạt: 40 – 50 triệu USD.

+ Nhập khẩu đáp ứng nhu cầu vật tư phân bón, tư liệu sản xuất và một số hàng tiêu dùng thiết yếu. Giá trị nhập khẩu tăng hàng năm từ 12 – 14%.

+ Phát triển các loại hình dịch vụ – du lịch biển ở Thiên Cầm, Thạch Hải, Xuân Thành, Ðèo Ngang. Phấn đấu doanh thu du lịch tăng từ 10 – 12% năm.

– Về giáo dục – đào tạo:

+ Ðến năm 2005 toàn tỉnh có 70% số trường có nhà học cao tầng với mục tiêu hoàn chỉnh các trường trung học phổ thông, các trường dạy nghề.

+ 100% số trạm xá xã có bác sỹ.

– Tiếp tục tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng đảm bảo chuyển dịch cơ cấu kinh tế – xã hội: Thực hiện tốt chương trình nước sạch nông thôn; tiếp tục phát động phong trào giao thông nông thôn, nhựa hoá đường liên xã, liên thôn; từng bước hoàn chỉnh hệ thống bê tông hoá kênh mương; hoàn chỉnh trường tầng cho giáo dục chuyên nghiệp, trung tâm giáo dục chính trị và trung học phổ thông; nâng cao chất lượng hệ thống điện, cải tạo lưới điện, giảm tổn thất điện mức thấp nhất; tăng cường kiên cố hoá trạm y tế xã, có phòng sản đủ tiêu chuẩn 100% cho số xã; tập trung chỉ đạo xây dựng nhà văn hoá xã đến năm 2005 đạt 40% số xã, hoàn thành nhà văn hóa, khu thể thao tỉnh; mở rộng mạng lưới thông tin 70 – 80% số xã có bưu điện văn hoá.

[ Quay lại ]

THÔNG BÁO

Quyết định Ban hành Quy định công tác số hóa văn bản đi, đến của Ủy ban Dân tộc (Xem nội dung chi tiết tại đây)

Thông báo về việc quản lý hộp thư điện tử của Ủy ban Dân tộc nhằm đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Nội dung chi tiết xem tại đây

TÌM NHANH

TIN MỚI CẬP NHẬT

Hội nghị tham vấn ý kiến các Bộ, ngành vào dự thảo văn kiện Chương trình 135 giai đoạn III

9 nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 2013

Hà Giang: Năm 2012 có 6.748 hộ thoát nghèo

Ngành Công tác Dân tộc: Dấu ấn năm 2012

Thực trạng và một số giải pháp nhằm quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả ở Tây Nguyên

THÔNG TIN NỘI BỘ

DB điện thoại nội bộ

Danh sách cán bộ UB

Thư viện điện tử

CD 60 năm công tác DT

CEMA trên đĩa CDROM

CD đào tạo CNTT – CT135

CEMA trên UNDP

Năm quốc tế về miền núi

THÀNH VIÊN

Người online:

Khách:

Thành viên:

Tổng số: 0
Số người truy cập: 66,235,290

Cơ quan chủ quản : Uỷ ban Dân tộc.
Giấy phép số : 455/GP-BC do Cục Báo chí – Bộ Văn hoá Thông tin cấp ngày 18/10/2004.
Bản quyền thuộc Ủy ban Dân tộc. Địa chỉ : Số 80, Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : 04.37333511.

Khi đăng ký tài khoản người dùng trên website này, bạn đồng ý rằng bạn đã chấp nhận Chính sách đảm bảo an toàn thông tin cá nhân.

Website xem tốt nhất ở trình duyệt IE 5 trở lên, màn hình có độ phân giải 800×600 & Flash Player 8.
Phát triển dựa trên mã nguồn của phpNuke.
Execution time: 0.2 secs

Bạn đang tìm hiểu bài viết Hoạt động kinh tế nào không thuộc khu vực 3 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)