Hình ảnh túi thai 5 tuần bị sảy 2024

Xem Hình ảnh túi thai 5 tuần bị sảy 2024

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Phương Loan – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

 

 

Sẩy thai là hiện tượng rất thường gặp, chiếm 12% các trường hợp phụ nữ biết mình có thai. Trên lâm sàng, sẩy thai có rất nhiều hình thái khác nhau như dọa sảy thai, sảy thai không hoàn toàn, sảy thai hoàn toàn,… Phân biệt các hình thái sảy thai giúp nhân viên y tế có hướng xử lý, can thiệp phù hợp.

1. Sảy thai là gì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sẩy thai là tình trạng thai bị tống xuất khỏi tử cung trước tuần 22 của thai kỳ hoặc trước khi trọng lượng thai được 500g.

Sẩy thai có thể phân loại thành sẩy thai tự nhiên và sẩy thai liên tiếp. Trong đó, sảy thai tự nhiên là tình trạng đột nhiên sẩy thai xảy ra ở những người có thai bình thường. Khi sảy thai tự nhiên liên tiếp ba lần trở lên gọi là sẩy thai liên tiếp. Ở những phụ nữ sẩy thai liên tiếp thì cơ hội đẻ con sống chỉ là 50%, ngoài ra nguy cơ sinh non ở những phụ nữ này cũng cao 20% so với người bình thường.

Rất khó để xác định được tỷ lệ sẩy thai trong thực tế, vì có những phụ nữ sảy thai trước khi biết mình có thai. Đối với những phụ nữ đã biết mình có thai thì tỷ lệ sẩy thai là khoảng 12%, trong đó hơn 80% sảy thai trong ba tháng đầu thai kỳ.

Trên lâm sàng, sẩy thai có rất nhiều hình thái khác nhau, mỗi hình thái sảy thai đều có biện pháp xử trí và can thiệp riêng.

2. Các hình thái sảy thai có thể gặp

2.1 Dọa sảy thai

Dọa sẩy thai là tình trạng phôi thai còn sống, chưa bị bong ra khỏi lớp niêm mạc tử cung.

Khi bị dọa sẩy thai, sản phụ có triệu chứng ra máu âm đạo đỏ hoặc đen, máu thường lẫn với dịch nhầy, lượng ít, ra từng đợt, có thể kéo dài nhiều ngày. Ngoài ra, sản phụ có cảm giác tức, nặng bụng dưới, đau lưng.

Khi bác sĩ khám âm đạo sẽ thấy cổ tử cung dài đóng kính, thân tử cung mềm, kích thước tương ứng với tuổi thai. Khi siêu âm thấy có hiện tượng bóc tách một phần của bánh rau, bờ túi ối rõ, đều, có âm vang của phôi, tim thai có hoặc không.

2.2 Sảy thai không tránh được

Sản phụ có hiện tượng chảy máu âm đạo màu đỏ tươi, máu ra nhiều hoặc máu ra không nhiều nhưng tình trạng chảy máu kéo dài trên 10 ngày. Sản phụ bị đau vùng hạ vị, đau từng cơn và tình trạng đau ngày càng tăng. Khi bác sĩ khám âm đạo, có hiện tượng cổ tử cung đang xóa, đoạn dưới cổ tử cung phình to thai tụt xuống.

2.3 Sảy thai không hoàn toàn

Là hiện tượng sảy thai nhưng một phần của thai vẫn còn trong tử cung, phần sót lại này thường là nhau thai. Tình trạng ra máu âm đạo ở sản phụ vẫn còn âm ỉ và tiếp diễn, các cơn đau bụng dưới vẫn còn tuy có nhẹ hơn khi đang sảy thai.

Bác sĩ khám thấy cổ tử cung còn hé mở hoặc đã đóng kín, thân tử cung to hơn bình thường, siêu âm thấy hình ảnh sót rau trong tử cung, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng.

 

80% sảy thai trong ba tháng đầu của thai kỳ

2.4 Sảy thai hoàn toàn

Sản phụ ra máu nhiều, bị đau từng cơn ở bụng dưới sau đó từ âm đạo tống ra một một bọc hoặc tổ chức như phôi. Sản phụ sau đó hết đau bụng nhưng tình trạng ra máu âm ỉ lượng ít vẫn còn trong vài ngày. Khi khám thấy tử cung đã co hồi bình thường, cổ tử cung đã đóng hoặc vẫn còn mở. Bọc thai đã được tống ra cần được xét nghiệm giải phẫu học để tìm gai múi nhau.

2.5 Sảy thai băng huyết

Sản phụ ra máu âm đạo nhiều, máu đỏ tươi, có biểu hiện tình trạng choáng do mất máu. Khi khám âm đạo thấy có nhiều máu tươi lẫn máu cục, phần thai thường thập thò ở cổ tử cung hoặc trong âm đạo.

Nếu bệnh nhân vào viện muộn, khi thai đã sẩy thì sẽ không còn triệu chứng này mà chỉ còn nổi bật triệu chứng mất máu và choáng.

2.6 Sẩy thai nhiễm khuẩn

Sản phụ sảy thai với triệu chứng ra máu âm đạo kéo dài kèm các dấu hiệu của hội chứng nhiễm trùng như sốt cao, mạch nhanh, bạch cầu tăng, CRP tăng. Nhiễm trùng tử cung là thường gặp nhất, tiếp theo là nhiễm trùng nội mạc, phúc mạc, nhiễm trùng huyết, viêm nội tâm mạc,… Các trường hợp sảy thai kèm nhiễm trùng thường nặng, sản phụ có thể tử vong.

Khi mẹ bầu xuất hiện các dấu hiệu bất thường cần yêu cầu hỗ trợ ngay

3. Phân biệt các hình thái sảy thai với các bệnh lý khác

Ngoài phân biệt các thể lâm sàng của sảy thai, thầy thuốc cũng phải phân biệt giữa sẩy thai với thể giả sảy của thai ngoài tử cung, phân biệt với chửa trứng, viêm ruột thừa,… để tránh nhầm lẫn.

  • Thai ngoài tử cung khi chưa vỡ cũng có triệu chứng ra máu âm đạo, phần ngoại sản mạc tử cung bong ra nguyên khối nên dễ nhầm với sảy thai. Tuy nhiên khi siêu âm không thấy túi thai trong buồng tử cung, không có hình ảnh các mảng tổ chức rau, niêm mạc tử cung dày, cần cho bệnh nhân xét nghiệm beta hCG để củng cố chẩn đoán.
  • Chửa trứng có triệu chứng chảy máu kéo dài, nôn nhiều. Khi khám sẽ thấy tử cung lớn hơn tuổi thai, không sờ được các phần thai, không nghe được tim thai. Siêu âm thấy hình ảnh tuyết rơi. Định lượng bêta hCG trong máu trên 100.000 mUI/ml.
  • Viêm ruột thừa: Bệnh nhân có hội chứng nhiễm khuẩn và rối loạn tiêu hóa, đau khu trú ở hố chậu.

Như vậy, hiện tượng sẩy thai trong lâm sàng rất đa dạng, phức tạp, đồng thời cũng dễ nhầm lẫn với các tình trạng bệnh lý khác. Hiện tượng sảy thai rất thường gặp và có thể gây nên tình trạng choáng, nhiễm trùng,… gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Do đó, phụ nữ có thai khi có các triệu chứng bất thường như chảy máu âm đạo, đau bụng dưới cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán phân biệt tình trạng sức khỏe đang gặp phải và can thiệp, xử lý kịp thời.

Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Bạn đang tìm hiểu bài viết Hình ảnh túi thai 5 tuần bị sảy 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)