Nội dung chính
Xem Hâm sữa mẹ bao nhiêu phút 2024
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Thị Hà – Bác sĩ Nhi – Sơ Sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Bác có trên 11 năm làm việc trong lĩnh vực Nhi – Sơ sinh và có thế mạnh trong lĩnh vực cấp cứu hồi sinh tim phổi nhi, sơ sinh, tiếp cận chẩn đoán, điều trị, các bệnh lý sơ sinh như đẻ non, bệnh màng trong, suy hô hấp, nhiễm trùng sơ sinh.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi bởi trong sữa mẹ chứa đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết. Khi mẹ phải đi làm sớm sau sinh, không có điều kiện cho bé bú theo bữa thì cách tốt nhất là vắt sữa để lại ở nhà cho trẻ ăn.
1. Bảo quản sữa mẹ vắt ra thế nào?
Trường hợp bà mẹ đi làm xa nhà không về cho bú theo bữa bú của trẻ mà cơ quan có tủ lạnh thì nên vắt ra (khi sữa căng) để trữ trong tủ lạnh và đem về cho trẻ ăn.
Đặc biệt có bà mẹ những tháng đầu sau sinh rất nhiều sữa mà trẻ không bú hết thì cũng nên vắt sữa để dành khi đi làm có thể lấy ra cho trẻ ăn. Như thế sẽ tận dụng được nguồn sữa mẹ quý giá mà bà mẹ không bị cương tắc sữa.
Sữa vắt ra có thể bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông. Cụ thể: 72 giờ trong tủ lạnh, 1 tháng trong ngăn đá, 3 tháng trong tủ đông (mặc dù có thể làm giảm mất lượng kháng thể trong sữa nhưng vẫn có giá trị về dinh dưỡng). Sau khi đã hâm nóng cho một lần ăn, sữa thừa sẽ phải bỏ đi.
Sau khi vắt sữa, mẹ chứa sữa vào bình nhựa hoặc bình thủy tinh (đã luộc vô khuẩn) rồi xếp vào tủ cấp đông. Xếp thành hàng ngang, bình ngoài cùng bên trái là bình cũ nhất, bình ngoài cùng bên phải là mới nhất. Ghi chú từng bình ngày vắt để bé dùng từ cũ tới mới.
Khi dùng cần rã đông sữa bằng cách tự nhiên: Bỏ sữa xuống ngăn mát vào tối hôm trước đó. Sau khi đã rã đông sữa, hâm nóng sữa đến nhiệt độ thích hợp rồi cho bé bú. Không nên rã đông và hâm nóng sữa bằng lò vi sóng vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng.
2. Hướng dẫn hâm sữa mẹ đúng cách
Tuyệt đối không nên đun sôi sữa mẹ trên bếp vì nếu làm như vậy thì sẽ làm hủy hoại các thành phần có lợi trong sữa mẹ, nhất là các kháng thể và các loại vi chất khác. Bà mẹ nên làm ấm sữa trong bình chứa bằng cách ngâm cả bình trong một ca nước ấm sao cho nhiệt độ trong bình sữa mẹ không quá 40 độ C.
Nếu sữa mẹ đã đông lạnh thì có thể làm tan băng bằng cách cho bình sữa vào ca nước sôi, khi sữa đã tan băng thì nên lắc đều và bảo đảm phải thử nhiệt độ bằng cách nhỏ vài giọt vào mu bàn tay người cho trẻ bú để chắc rằng trước khi cho bú. Chỉ nên làm ấm lượng sữa mà trẻ cần bú trong cữ bú đó. Nếu nghi ngờ sữa đã bị chua hay bị hư thì phải kiểm tra ngay, nếu đúng thì không được cho trẻ bú.
Lưu ý: Khi bà mẹ làm lạnh sữa, chất béo trong sữa sẽ tạo thành một lớp màng mỏng trên bề mặt. Khi làm ấm sữa, cần lắc đều để tái phân bố lại lớp chất béo trước khi trẻ ăn.
3. Những điều cần biết về hâm sữa mẹ cho bé
Một số quan điểm truyền thống cho rằng nếu hâm sữa thì sẽ làm mất chất dinh dưỡng, nên cho bé bú sữa rã đông ở nhiệt độ thường là đảm bảo nhất. Trên thực tế, không phải cách hâm nào cũng làm mất dưỡng chất. Vitamin và kháng thể trong sữa mẹ thường hao hụt khi tiếp xúc với nhiệt độ quá cao hoặc do tác động lực (lắc mạnh tay).
Hiện nay, có những phương pháp hâm sữa mẹ được dùng phổ biến như ngâm nước sôi, dùng lò vi sóng, dùng máy hâm sữa… Điều quan trọng khi hâm sữa là mẹ cần kiểm soát tốt cả về nhiệt độ và thời gian mới khiến sữa vẫn giữ nguyên được tỉ lệ dưỡng chất. Sử dụng máy hâm sữa giúp bảo toàn chất dinh dưỡng trong sữa mẹ tốt hơn. Khả năng lưu giữ vitamin của máy cũng cao hơn lò vi sóng. Hơn nữa, mẹ có thể kiểm soát nhiệt độ an toàn trong khoảng thời gian nhất định, chất lượng sữa không bị hao hụt lại tiện lợi, an toàn.
Về nhiệt độ sữa hâm nóng, nên để đúng 37 độ C là được. Lý do bé thích bú mẹ trực tiếp là vì sữa luôn ấm như cơ thể mẹ, mang lại cảm giác thân thuộc. 37 độ C là nhiệt độ chuẩn, nhưng mẹ cần chọn phương pháp hâm sữa đảm bảo các tiêu chí: Nhiệt độ, thời gian và dinh dưỡng.
Nhiều mẹ muốn nhanh chóng rã đông sữa cho bé uống, nên sử dụng lò vi sóng, ngâm nước nóng. Các phương pháp này thường khiến sữa nóng già, phải đợi nguội về mức nhiệt lý tưởng mới cho bé uống.
Dùng lò vi sóng nhanh nhất, song lại tạo ra những điểm nóng – lạnh không đồng đều, có thể khiến bé bị bỏng khi bú. Bên cạnh đó, sóng điện từ có thể phá hủy các vitamin thiết yếu, gây hao hụt lượng dưỡng chất trong sữa mẹ.
Cách ngâm nước nóng bảo toàn được phần lớn dinh dưỡng, nhưng khó canh chỉnh nhiệt độ chuẩn. Nhiều bà mẹ không muốn con phải chờ lâu, nên hay lắc mạnh tay để sữa nhanh ấm, mà không biết rằng tác động lực mạnh có thể làm gãy, phá vỡ cấu trúc phân tử trong dưỡng chất.
Máy hâm sữa có cơ chế giữ nhiệt chuẩn, làm ấm sữa ở mức 37 độ C bằng hơi nước trong 6-10 phút. Dinh dưỡng được lưu giữ gần như toàn vẹn, đặc biệt là hai chất lactose và protein.
Để có thêm kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, cha mẹ hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi – Dinh dưỡng hàng đầu của Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec khi cần tư vấn về sức khỏe của trẻ.
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Hâm sữa mẹ bao nhiêu phút 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.