Nội dung chính
Xem Giữa thế kỷ 19 chính sách đối ngoại của Nhật Bản khác với Việt Nam là 2024
Mạc Phủ là chế độ chính trị ở Nhật Bản được hình thành từ thế kỉ XVII và kết thúc vào thế kỉ XIX. Đến giữa thế kỷ 19 nhật bản là một quốc gia
Mạc Phủ là một chế độ chính trị ở Nhật Bản được hình thành từ thế kỉ XVII và kết thúc vào thế kỉ XIX. Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân (Sô- gun) làm vào khủng hoảng suy yếu. Vậy đến giữa thế kỷ 19 nhật bản là một quốc gia ra sao là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm tìm hiểu.
Câu hỏi: Đến giữa thế kỷ 19 nhật bản là một quốc gia
A. Phong kiến quân phiệt
B. Công nghiệp phát triển
C. Phong kiến trì trệ, bảo thủ
D. Tư bản chủ nghĩa
Đáp án đúng là đáp án C: đến giữa thế kỷ 19 nhật bản là một quốc gia phong kiến trì trệ, bảo thủ
Lý giải việc chọn đáp án C là đáp án đúng do:
Mạc Phủ là một chế độ chính trị ở Nhật Bản được hình thành từ thế kỉ XVII và kết thúc vào thế kỉ XIX. Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân (Sô- gun) làm vào khủng hoảng suy yếu. Tình hình đất nước Nhật Bản bấy giờ như sau:
– Về kinh tế Nhật Bản:
+ Nông nghiệp: vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nhân dân lao động rất nặng nề. Tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.
+ Công nghiệp: ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.
+ Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
– Về xã hội:
+ Tầng lớp Đaimyô là những quý tộc phong kiến lớn, quản lí các vùng lãnh địa trong nước, có quyền lực tuyệt đối trong lãnh địa của họ.
+ Tầng lớp Samurai thuộc giới quý tộc hạng trung và nhỏ không cố ruộng đất, chỉ phục vụ cho Đaimyô bằng việc huấn luyện và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Trong thời gian dài không có chiến tranh, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham giạ hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công, …. dần dần tư hóa hóa, đấu tranh chống chế độ phong kiến.
+ Tầng lớp tư sản công thương nghiệp ngày càng giàu có nhưng không có quyền lực về chính trị.
+ Nông dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến, còn thị dân thì không chỉ bị phong kiến khống chế mà còn bị các nhà buôn và những người cho vay lãi bóc lột.
– Về chính trị Nhật Bản:
+ Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có vị tối cao nhưng quyền hành chủ yếu thuộc về Tướng quân.
+ Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc Phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.
Do đó đáp án đúng cho câu hỏi đến giữa thế kỷ 19 nhật bản là một quốc gia là đáp án C. đến giữa thế kỷ 19 nhật bản là một quốc gia phong kiến trì trệ, bảo thủ.
Chính sách đối ngoại nhất quán của Nhật Bản cuối thế kỉ XIX là xâm lược và bành trướng, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Nhật Bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã tạo sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị cho giới cầm quyền thi hành chính sách này.
Chính sách đối ngoại nhất quán của Nhật Bản cuối thế kỉ XIX là?
A. Hữu nghị và hợp tác
B. Thân thiện và hòa bình
C. Đối đầu và chiến tranh
D. Xâm lược và bành trướng.
Đáp án đúng D.
Chính sách đối ngoại nhất quán của Nhật Bản cuối thế kỉ XIX là xâm lược và bành trướng, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Nhật Bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã tạo sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị cho giới cầm quyền thi hành chính sách này.
Giải thích lý do chọn đáp án D:
Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, đặc biệt từ sau cuộc chiến tranh Trung – Nhật (1894-1895), chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng ở Nhật Bản. Công nghiệp (nhất là công nghiệp nặng), ngành đường sắt, ngoại thương, hàng hải có những chuyển biến quan trọng. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa kéo theo sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng. Nhiều công ti độc quyền xuất hiện như Mít-xưi, Mít-su-bi-si… Các công ti này làm chủ nhiều ngân hàng, hầm mỏ, xí nghiệp, đường sắt, tàu biển… và có khả năng chi phối, lũng đoạn cả kinh tế lẫn chính trị ở Nhật Bản.
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Nhật Bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã tạo sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị cho giới cầm quyền thi hành chính sách xâm lược và bành trướng. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược: Chiến tranh Đài Loan (1874), Chiến tranh Trung – Nhật (1894-1895) và chiến tranh đế quốc: Chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905). Thắng lợi trong các cuộc chiến tranh này đã đem đến cho Nhật Bản nhiều hiệp ước có lợi về đất đai và tài chính, thúc đẩy nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế.
Mặc dù tiến lên con đường tư bản chủ nghĩa, song Nhật vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến; tầng lớp quý tộc, đặc biệt là giới võ sĩ Samurai, vẫn có ưu thế chính trí rất lớn. Những điều đó làm cho chủ nghĩa đế quốc Nhật có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
Câu hỏi: So sánh tình hình Nhật Bản và Việt Nam giữa Thế kỷ 19
Trả lời:
– Tình hình Nhật Bản và Việt Nam giữa thế kỉ XIX có điểm chung là chế độ phong kiến đang khủng hoảng sâu sắc:
+ Nhật Bản:Giữa thế kỉ XIX, chế độ Mạc Phủ lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. Đây là thời kì trong lòng xã hội phong kiến Nhật Bản chứa đựng nhiều mâu thuẫn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.
+ Việt Nam:Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng: nông nghiệp sa sút, công thương nghiệp đình đốn, chính sách đối ngoại có nhiều sai lầm.
Cùng Top lời giải tìm hiểu về vấn đề này nhé!
1. Tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868
* Về kinh tế:
– Nông nghiệp:
+ Quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu.
+ Địa chủ bóc lột nhân dân lao động rất nặng nề, tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.
– Công nghiệp:
+ Kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.
+ Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
* Về xã hội:
– Tầng lớp tư sản thương nghiệp ra đời từ lâu, tầng lớp tư sản công nghiệp hình thành và ngày càng giầu có.
– Các nhà công thương lại không có quyền lực về chính trị.
– Giai cấp tư sản vẫn còn yếu, không đủ sức xoá bỏ chế độ phong kiến, nông dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến, còn thị dân thì không chỉ bị phong kiến khống chế mà còn bị các nhà buôn và bọn cho vay lãi bóc lột.
* Về chính trị:
– Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao, nhưng quyền hành thực tế thuộc về Tướng quân (Sôgun) dòng họ Tô-ku-ga-oa ở phủ Chúa (Mạc phủ).
– Giữa lúc chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây (trước tiên là Mĩ), dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.
⟹Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn:
+ Hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé.
+ Hoặc tiến hành duy tân, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.
2. Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược
-Giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Việt Nambước vào giai đoạn khủng hoảng:
* Chính trị:
– Việt Nam vẫn là một quốc gia độc lập, có chủ quyền.
– Chế độ phong kiến đang có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
– Quân sự: lạc hậu.
– Đối ngoại: có những chính sách sai lầm, nhất là việc“cấm đạo”, đuổi giáo sĩ phương Tây.
* Kinh tế:
– Nông nghiệp:sa sút.
+ Công cuộc khai hoang vẫn được tiến hành, nhưng đất đai khai khẩn được lại rơi vào tay địa chủ, cường hào.
+ Nhà nước không quan tâm đến trị thủy.
+ Nạn mất mùa, đói kém xảy ra liên miên.
– Công thương nghiệp:đình đốn. Nhà nước thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” khiến nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài.
* Xã hội:
– Hiện tượng dân lưu tán trở nên phổ biến.
– Nông dân đứng lên khởi nghĩa, chống triều đình ở khắp nơi.
-Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: Cao Bá Quát, Lê Duy Lương, Lê Văn Khôi, Nông Văn Vân .
Hơn nữa, thực dân Pháp đã có âm mưu xâm chiếm Việt Nam từ lâu → Sự khủng hoảng của đất nước ta triều Nguyễn đã biến Việt Nam thành “miếng mồi ngon béo bở” trong tầm ngắm của Pháp.
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Giữa thế kỷ 19 chính sách đối ngoại của Nhật Bản khác với Việt Nam là 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.