Giống cây nha đam mỹ tại Hà Nội 2024

Xem Giống cây nha đam mỹ tại Hà Nội 2024

Nha đam mỹ duy nhất tại shop – rước ngay kẻo hết – ship toàn quốc.

Nha đam hay lô hội, long tu ( có nơi gọi là liu hội, long thủ, lao vĩ, … )  ( danh pháp khoa học là Aloe vera (L.) Burm.f. ) là loài thực vật mọng nước trong chi Aloe thuộc họ Lan nhật quang Asphodelaceae. Được biết đây là loài cây thường xanh sống lâu năm, có nguồn gốc từ Bán đảo Ả Rập, nhưng lại mọc hoang ở các vùng có khí hậu nhiệt đới, bán nhiệt đới và khô cằn phân bố trên khắp thế giới. Về mặt y dược, A. vera có thể nói là khá nổi bật trong chi. Ngoài ra cũng nó thấy được sử dụng cho mục đích trang trí nhất là cây cảnh trồng trong nhà. Hơn nữa A. vera cũng được tìm thấy trong nhiều sản phẩm tiêu dùng phổ biến khác bao gồm đồ uống, kem dưỡng da, mỹ phẩm, thuốc mỡ hay dạng gel để chữa bỏng nhẹ và cháy nắng. Dưới đây là hình ảnh cây nha đam cho bạn đọc tham khảo.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn nên có thể không chính xác, rất mong bạn đọc góp ý và sửa lỗi để shop có thể cải thiện bài viết hơn nữa trong tương lai.

Giới thiệu về chi Lô hội

Chi Lô hội Aloe ( /ælˈoʊi/, /ˈæloʊi/ hay /ˈæloʊ/ ), còn được viết là Aloë, là một chi của hơn 550 loài thực vật mọng nước có hoa. Loài được biết đến rộng rãi và phổ biến nhất chính là Aloe vera, hay “True Aloe”, thường được trồng hay hái vì mục đích y dược. Các loài khác, chẳng hạn như Aloe ferox, cũng được trồng hoặc thu hoạch từ tự nhiên cho một số ứng dụng tương tự.

Hệ thống APG IV ( 2016 ) xếp chi này vào trong họ Asphodelaceae, phân họ Asphodeloideae. Trong phân họ này, nó có thể được xếp vào tông Aloeae. Theo cách phân loại trong quá khứ, chi Aloe đã được xếp vào họ Aloaceae ( nay được gộp vào phân họ Asphodeloidae ) hoặc một họ khác là họ Loa kèn Liliaceae ( Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam ). Loài Agave americana, đôi khi được gọi với cái tên là “American aloe” ( Nha đam Mỹ hay Lô hội Mỹ ) thực chất là loài thuộc chi Agave trong họ Măng tây Asparagaceae.

Được biết, chi này có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và miền nam châu Phi, Madagascar, Jordan, bán đảo Ả Rập và các đảo khác ở Ấn Độ Dương ( Mauritius, Réunion, Comoros, v.v… ). Một số loài cũng thấy đã được tự nhiên hóa ở các khu vực khác ( Địa Trung Hải, Ấn Độ, Úc, Bắc và Nam Mỹ, quần đảo Hawaii, v.v… ). 

Mô tả

Hầu hết các loài trong chi Aloe đều có cấu trúc hình hoa thị ( rosette ) được hình thành từ các lá to, dày và mập mạp. Hoa hình ống, thường có màu vàng, cam, hồng, hoặc đỏ, mọc thành cụm dày đặc. Nhiều loài trong chi Aloe có vẻ như không có thân, với hoa thị mọc trực tiếp ở sát mặt đất; các thứ khác ( variety ) có thể có thân phân nhánh hoặc không phân nhánh mà từ đó mọc ra các lá mọng nước vào mùa xuân. Lá có nhiều màu sắc khác nhau từ xám đến xanh lục sáng và đôi khi có kèm sọc vằn hoặc đốm. Một số loài khác có nguồn gốc từ Nam Phi có dạng cây gỗ ( arborescent ). 

Mục đích sử dụng

Chi Lô hội Aloe chủ yếu được trồng làm cảnh trong vườn hoặc trong chậu. Nhiều loài trong đó có tính trang trí cao và được các nhà sưu tập lô hội cực kì ưa chuộng. Ngoài ra Aloe thường được sử dụng cho cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể như một loại thuốc dân gian hoặc các liệu pháp thay thế. Cũng thấy Aloe được làm thành các loại xà phòng đặc biệt hoặc được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da khác.

Bằng chứng sử dụng Aloe trong lịch sử

Lịch sử ứng dụng các loài khác nhau trong chi Aloe đã được ghi chép lại, trong đó, tài liệu về hiệu quả lâm sàng mặc dù dễ kiếm nhưng lại tương đối ít. 

Trong số hơn 550 loài, chỉ có một số ít được dùng làm thảo dược, với Aloe vera là loài phổ biến nhất. Ngoài ra còn có A. perryi và A. ferox. Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã sử dụng Aloe vera để điều trị vết thương. Vào thời Trung cổ, chất lỏng màu vàng ( yellowish liquid ) được tìm thấy bên trong lá rất được ưa chuộng và được đem ra sử dụng như một loại thuốc xổ ( purgative ). Aloe chưa qua chế biến có chứa Aloin ( một hợp chất có vị đắng, màu vàng nâu, được ghi nhận trong dịch tiết của ít nhất 68 loài Aloe ở mức từ 0,1 đến 6,6 % trọng lượng khô của lá [ chiếm từ 3% đến 35% tổng dịch tiết ] ) thường được dùng làm thuốc nhuận tràng, trong khi nhũ dịch đã qua chế biến thường không chứa đáng kể Aloin.

Một số loài, đặc biệt là Aloe vera, được sử dụng trong y học thay thế và sơ cứu. Cả phần thịt mờ bên trong và phần nhựa aloin màu vàng từ vết bằm trên cây lô hội đều được sử dụng bên ngoài để trị các chứng khó chịu trên da. Là một loại thuốc thảo dược từ xa xưa, nhũ dịch từ Aloe vera ( hay còn được gọi là nước nha đam ) thường được đem uống để điều trị chứng khó tiêu. 

Cancer Research UK ( một tổ chức từ thiện chuyên nghiên cứu và nâng cao nhận thức về ung thư ở Vương quốc Anh và Đảo Man ) đã từng đưa tin về một sản phẩm có khả năng gây chết người được gọi là T-UP được làm từ lô hội cô đặc ( concentrated aloe ), và được quảng cáo khá mạnh tay là phương pháp chữa bệnh ung thư. Họ nói rằng “hiện tại không có bằng chứng cho thấy các sản phẩm từ lô hội có thể giúp ngăn ngừa hoặc điều trị ung thư ở người”.

Aloin trong các sản phẩm thuốc nhuận tràng OTC

Vào ngày 9 tháng 5 năm 2002, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ ( the US Food and Drug Administration ) đã ban hành quy định cuối cùng về cấm sử dụng aloin, phần nhựa vàng của cây lô hội, được sử dụng như một thành phần nhuận tràng trong các sản phẩm thuốc không kê đơn ( over-the-counter drug hay OTC drug ).

Tính chất hóa học

Theo W. A. Shenstone, có hai loại aloin được chấp nhận:

  • (1) Các Nataloin, tạo ra axit picric và axit oxalic khi phản ứng với axit nitric, đồng thời không nhuộm đỏ ( red coloration ) với axit nitric; 
  • (2) Các Barbaloin, tạo ra axit aloetic ( C7H2N3O5 ), axit chrysammic ( C7H2N2O6 ), axit picric và axit oxalic với axit nitric, đồng thời bị axit hóa đỏ;

Nhóm thứ hai này có thể được chia thành các a-barbaloin, thu được từ Aloe vera, hóa đỏ khi lạnh, và các b-barbaloin, thu được từ Aloe perryi  và Zanzibar Aloe, chỉ hóa đỏ bởi axit nitric thông thường khi được làm ấm hoặc bằng axit bốc khói khi lạnh. Nataloin ( 2C17H13O7.H2O ) tạo thành các vảy màu vàng tươi, tinh thể hình lăng trụ barbaloin ( C17H18O7 ). 

Mô tả Aloe vera

Aloe vera là một loài thực vật không thân hoặc thân rất ngắn, cao tới 60 – 100 cm. Lá dày và mập mạp, có màu xanh lục đến xanh xám. Phần mép lá có răng cưa tho và có răng nhỏ màu trắng. Cụm hoa dạng bông nở vào mùa hè trên một cuống cao tới 90 cm, tràng hoa hình ống màu vàng dài từ 2 – 3 cm. Giống như các loài khác trong chi Aloe, A. vera hình thành mối quan hệ cộng sinh với nấm rễ ( arbuscular mycorrhiza ) – một dạng cộng sinh cho phép cây tiếp cận tốt hơn với các chất khoáng ( dinh dưỡng ) trong đất.

Phân loại và từ nguyên

Aloe vera có một số danh pháp đồng nghĩa như A. barbadensis Mill., Aloe indica Royle, Aloe perfoliata L. var. vera và A. vulgaris Lam. Các tên phổ biến khác của loài bao gồm Chinese Aloe ( Lô hội Trung Quốc ), Indian Aloe ( Lô hội Ấn Độ ), True Aloe ( Lô hội Thật ), Barbados Aloe ( Lô hội Barbados ), Burn AloeFirst Aid Plant. Tính ngữ chỉ loài vera mang nghĩa là “true” hoặc “genuine”. Một số tài liệu xác định rằng dạng đốm trắng của Aloe vera là Aloe vera var. chinensis;

Aloe vera được Carl Linnaeus mô tả lần đầu tiên vào năm 1753 với tên gọi là Aloe perfoliata var. vera, và được Nicolaas Laurens Burman mô tả khoa học lại vào năm 1768 với cái tên Aloe vera trong tập Flora Indica vào ngày 6 tháng 4; danh pháp Aloe barbadensis được đưa ra bởi Philip Miller khoảng mười ngày sau công bố của Burman trong tập Gardener’s Dictionary.

Các phương pháp kỹ thuật dựa trên so sánh DNA cho thấy Aloe vera có quan hệ tương đối chặt chẽ với Aloe perryi, một loài đặc hữu của Yemen. Áp dụng các kỹ thuật tương tự, sử dụng so sánh trình tự ADN lục lạp ( chloroplast DNA sequence ) và chỉ thị ISSR ( inter-simple sequence repeat ) cũng cho thấy nó có liên quan chặt chẽ với Aloe forbesii, Aloe inermis, Aloe scobinifolia, Aloe sinkatana, và Aloe striata. Ngoại trừ loài A. striata ở Nam Phi, những loài Aloe này có nguồn gốc từ Socotra ( Yemen ), SomaliaSudan. Việc thiếu các quần thể tự nhiên rõ ràng của loài đã khiến một số tác giả cho rằng cây Aloe vera có thể có nguồn gốc lai tạp.

Phân bố

A. vera vốn chỉ được coi là bản địa ở Tây Nam Bán đảo Ả Rập nhưng hiện nay nó đã được nhân rộng ra trên khắp thế giới; điển hình như việc nhập tịch ở Bắc Phi, cũng như ở Sudan và các nước lân cận, cùng với quần đảo Canary, Cape Verde và Madeira. Ngoài ra cũng thấy A. vera được nhập tịch vào Algarve ( khu vực cực nam của Bồ Đào Nha lục địa ) và các khu vực hoang dã trên khắp miền nam Tây Ban Nha, đặc biệt là ở Murcia.

Theo một số tài liệu, A. vera được du nhập vào Trung Quốc và nhiều vùng khác của Nam Âu vào thế kỷ 17. Sự phân bố hiện tại của loài có thể là kết quả của quá trình trồng trọt.

Sử dụng và nhân giống

A. vera được coi là một loại cây cảnh phổ biến. Với tính chất mọng nước của mình đã có thể giúp loài cây này có thể tồn tại ở những khu vực có lượng mưa tự nhiên thấp, và là lựa chọn lý tưởng cho các khu vườn sử dụng ít nguồn nước. A. vera có thể chống chịu được ở vùng 8 – 11 ( tức –12,2oC – 10oC ), nhưng lại bất lực trước các hiện tượng như sương giá khắc nghiệt và tuyết rơi dày. Và tuy là có khả năng chống chịu tương đối đối với hầu hết các loài côn trùng gây hại, nhưng nhện nhỏ, rệp, rệp vảy và các loài rệp vừng vẫn có thể tấn công làm suy giảm chất lượng của cây. Được biết A. vera đã giành được Giải thưởng bằng khen Sân vườn ( Award of Garden Merit ) của Hiệp hội làm vườn Hoàng gia Anh ( Royal Horticultural Society ).

A. vera thích hợp trồng trên đất pha cát dưới điều kiện ánh sáng đầy đủ. Lưu ý là nha đam vẫn có thể bị cháy dưới ánh sáng mạnh hoặc héo khi chậu không thoát được nước. Trong mùa đông, cây thường không hoạt động mạnh, do đó cần ít độ ẩm. Ở những khu vực có sương giá hoặc tuyết, tốt nhất nên trồng A. vera trong nhà hoặc trong nhà kính có hệ thống sưởi.

Sử dụng nha đam

Gel và mủ vàng của nha đam thường được sử dụng trong công nghiệp để sản xuất các sản phẩm thương mại. Trong đó Gel nha đam thường được ứng dụng nhiều nhất khi có thể làm thuốc bôi ngoài da, chẳng hạn như đối với các vết bỏng, vết thương, bỏng lạnh, phát ban, bệnh vẩy nến hoặc khô da. Mủ lô hội được ứng dụng riêng hoặc sản xuất một sản phẩm với các thành phần khác để điều trị táo bón.

Sử dụng làm thuốc bôi và các tác dụng phụ tiềm ẩn

Nha đam có thể được điều chế dưới dạng kem dưỡng da, gel, xà phòng hoặc sản phẩm mỹ phẩm để sử dụng trên da như một loại thuốc bôi ngoài da. Nhưng đối với những người bị dị ứng với nha đam, các phản ứng trên da có thể bao gồm viêm da tiếp xúc với các triệu chứng như mẩn đỏ và ngứa nhẹ, khó thở hoặc sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.

Về vấn đề tiêu hóa, như vừa nhắc ở trên, Aloin, một hợp chất được tìm thấy trong mủ bán lỏng của một số loài trong chi Aloe, là thành phần phổ biến trong các sản phẩm thuốc nhuận tràng không kê đơn ( OTC ) ở Hoa Kỳ cho đến năm 2002 khi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cấm vì các nhà sản xuất các loại thuốc này không cung cấp nhưng dữ liệu an toàn cần thiết cho người dùng. Aloe vera có độc tính tiềm ẩn, với các tác dụng phụ xảy ra ở một số liều lượng kể cả khi uống hoặc bôi tại chỗ. Mặc dù độc tính có thể ít hơn khi Aloin được loại bỏ qua quá trình chế biến, nhưng hấp thụ Aloe vera với lượng cao có thể gây ra các phản ứng phụ, chẳng hạn như đau bụng, tiêu chảy hoặc viêm gan. Hơn nữa ăn lô hội thường xuyên ( liều 1 gam mỗi ngày ) vẫn có thể gây ra các tác dụng phụ, bao gồm tiểu máu, giảm cân và rối loạn tim hoặc thận. Nước nha đam cũng thường được thấy là có bán trên thị trường với lời quảng cáo là trợ sức khỏe hệ tiêu hóa, nhưng không có bằng chứng khoa học cũng như sự chấp thuận của cơ quan quản lý cho tác dụng này. 

Tham khảo thêm cây đinh lăng – bạn của mọi nhà nha khách

Cách nhân giống nha đam, cách trồng cây nha đam Mỹ

1. Dụng cụ trồng

Dụng cụ trồng có sẵn có thể là khay, chậu, bao xi măng, thùng xốp hoặc mảnh đất trống ở nhà. Lưu ý, những dụng cụ đem trồng phải tiến hành đục lỗ dưới đáy để cây không bị úng nước và có đường kính miệng khoảng 35 – 40cm, cao 40 – 45cm.

2. Đất Trồng

Nha đam là cây chịu được khô hạn khá tốt, nhưng ngập ứng thì bó tay. Do đó phải chọn nơi đất cao ráo, thoáng xốp, tốt nhất là đất pha cát dễ thoát nước.

Bạn có thể mua sẵn ở ngoài hoặc trộn đất với vỏ trấu, xơ dừa, phân bò, phân gà, phân chim, vịt ngan ngỗng, phân cá…

3. Cách trồng nha đam

Đặt ngang chiếc lá nha đam trên nền đất. Dùng tay vun lên một chút đất để che khoảng một nửa lá. Tiếp đó đặt chậu cây ở nơi có nhiều ánh nắng trực xạ (tránh bị mưa hắt quá nhiều). Sau đó tiến hành tưới nước cho ẩm hết đất xung quanh lá lô hội đến khi cây con mọc.

Đào cây con đã ươm ( lưu ý: Khi đào phải cẩn thận, lít tổn hại đến bộ rễ càng tốt, nhằm thu ngắn thời gian hồi sức của cây con). Sau đó đêm đi trồng theo rãnh, với mật độ: Cây cách cây 40cm, hàng cách hàng 80cm.

Cây Nha đam giống sau khi lấy ra khỏi vườn ươm nên để mát trong khoảng 2-3 ngày, sau đó mới đem ra trồng trực tiếp dưới nắng thì cây con sẽ nhanh mọc mầm và tỉ lệ sống cao hơn.

4. Chăm sóc

Như dã nhắc, cây Nha đam chịu được nắng hạn, nhưng để phát triển tốt thì phải cần có có độ ẩm trong đất vừa phải. Vì vậy, trong mùa khô phải tưới nước thường xuyên giữ ẩm cho đất. Nên đặt lịch tưới 3-5 ngày/1 lần để cây sinh trưởng tốt, đạt chất lượng sản lượng cao hơn.

Sau khi cấy cây nha đam con được khoảng 11 ngày thì tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân gà, phân trùn quế… cho su su. Và cứ 15-20 ngày bón phân cho cây 1 lần.

5. Thu hoạch

Sau khi trồng khoảng 6 tháng, cây nha đam có thể cho thu hoạch lứa đầu tiên và cứ mỗi tháng lại thu hoạch một lần.

Sau một năm xung quanh thì dưới gốc cây mẹ lại xuất hiện nhiều cây con, bạn có thể chọn những cây con to khỏe thay thế cây mẹ.

Xem ngay sản phẩm: chanh leo giá rẻ chuẩn giống sạch sâu bệnh tại shop

Vậy tìm mua giống nha đam Mỹ ở đâu ? 

Seri rau còn dài, và lần này là sản phẩm rau diếp cá

Tài liệu tham khảo

  • Chi Aloe – Wikipedia Tiếng Anh
  • Aloe vera – Wikipedia Tiếng Việt

Bạn đang tìm hiểu bài viết Giống cây nha đam mỹ tại Hà Nội 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)