Gió giật cấp 10 là gì 2024

Xem Gió giật cấp 10 là gì 2024

Thang sức gió Beaufort hay đơn giản là cấp gió là thang đo kinh nghiệm về sức gió, chủ yếu dựa trên trạng thái của mặt biển hay các trạng thái sóng.

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Thang độ và miêu tả
  • 3 Cấp mở rộng mới (đã dự thảo & tham khảo)
  • 4 Thang quy đổi cấp độ gió Beaufort (Bản mở rộng cấp 30)
  • 5 Ứng dụng
  • 6 Tham khảo
  • 7 Liên kết ngoài
  • 8 Ghi chú

Lịch sửSửa đổi

Thang sức gió này được Francis Beaufort, 1 đô đốc hải quân và đồng thời là 1 nhà thủy văn học người Ireland, tạo ra năm 1805. Thang mang tên Beaufort có sự phát triển lâu dài và phức tạp, từ công trình trước đó của những người khác cho tới khi Beaufort trở thành người quản lý cao cấp trong Hải quân Hoàng gia Anh trong thập niên 1830. Đầu thế kỷ XIX, các sĩ quan hải quân thực hiện các quan sát thời tiết theo thường lệ nhưng không tồn tại 1 thang tiêu chuẩn và vì thế các quan sát này là rất chủ quan – 1 người cho đó là “gió nhẹ” thì người khác cũng có thể coi đó là “gió vừa phải”. Beaufort đã thành công trong việc đưa mọi thứ vào quy chuẩn.

Thang ban đầu có 13 cấp (0 – 12) đã không dẫn chiếu tới các con số về vận tốc gió mà liên quan tới các điều kiện gió định tính có tác động lên các buồm của man of war, khi đó là các loại tàu chủ yếu của Hải quân Hoàng gia Anh, từ “vừa đủ để chịu lái” tới “không vải nào của buồm có thể chịu được”. Ở cấp 0, tất cả các buồm có thể giương lên; ở cấp 6 thì một nửa số buồm có thể phải hạ xuống; ở cấp 12 thì tất cả các buồm phải xếp gọn lại.

Thang sức gió này đã là tiêu chuẩn cho mọi nhật trình hàng hải trên các tàu thuyền của Hải quân Hoàng gia Anh vào cuối thập niên 1830, và đã được thích ứng để ứng dụng phi-hải quân kể từ thập niên 1850, với các số của thang tương ứng với sự xoay vòng của máy đo gió hình chén. Năm 1906, để phù hợp với sự phát triển của tàu hơi nước, các miêu tả đã được thay đổi để miêu tả biển như thế nào chứ không phải là buồm như thế nào, được vận hành và mở rộng cho các quan sát trên đất liền. Sự xoay vòng của các con số trên thang chỉ được chuẩn hóa vào năm 1923. George Simpson, Giám đốc Cục Khí tượng Vương quốc Anh, là người chịu trách nhiệm về điều này và về bổ sung các miêu tả trên cơ sở đất liền[1]. Sự đo đạc đã được thay đổi một chút vào vài thập niên sau để hoàn thiện sự thuận tiện trong sử dụng cho các nhà khí tượng học. Ngày nay, nhiều quốc gia đã từ bỏ kiểu miêu tả và đơn vị đo này và sử dụng các đơn vị của Hệ đo lường quốc tế như m/s hay km/h, nhưng các cảnh báo thời tiết khắc nghiệt đưa ra công chúng vẫn là xấp xỉ như vậy khi sử dụng thang Beaufort.

Thang Beaufort được mở rộng năm 1946, khi các cấp từ 13 – 17 được thêm vào[2]. Tuy nhiên, các cấp từ 13 – 17 chỉ nhằm áp dụng cho các trường hợp đặc biệt, chẳng hạn khi có bão nhiệt đới mạnh. Ngày nay, thang mở rộng chỉ được sử dụng tại Đài Loan, Trung Quốc và gần đây là Việt Nam.

Tốc độ gió trên thang Beaufort mở rộng 1946 dựa trên công thức kinh nghiệm:[3]v = 0,836 B3/2 m/s

hay v = 3,0096 B3/2 km/h

trong đó v là tương đương với vận tốc gió 10m trên bề mặt và B là số trên thang Beaufort. Chẳng hạn, B = 9,5 cho giá trị của v là 24,48m/s, nó tương đương với giới hạn dưới của “cấp 10 Beaufort”. Sử dụng công thức này thì gió mạnh nhất (trên 330km/h) trong các trận siêu bão có thể đạt tới giá trị cấp 23 trên thang.

Ngày nay, đôi khi cấp gió bão được miêu tả như là cấp trong thang Beaufort từ 12 – 16, có liên quan gần đúng với cấp tốc độ tương ứng của thang bão Saffir-Simpson, trong đó các trận bão thực sự được đo đạc, trong đó cấp 1 của thang bão này tương đương với cấp 12 trong thang sức gió Beaufort. Tuy nhiên, các cấp mở rộng trong thang sức gió Beaufort trên cấp 13 không trùng khớp với các cấp của thang bão Saffir-Simpson. Các vòi rồng cấp 1 trên thang Fujita và thang TORRO cũng bắt đầu gần đúng ở mức trên của cấp 12 trong thang Beaufort nhưng chúng là các thang độc lập.

Cũng cần lưu ý rằng độ cao của sóng tính trong điều kiện tìm thấy ngoài biển khơi, chứ không phải ven bờ.

Thang độ và miêu tảSửa đổi

Thang sức gió Beaufort ban đầu có 13 cấp (0 – 12) và được mở rộng thành 18 cấp (0 – 17) năm 1946, khi các cấp từ 13 tới 17 được thêm vào.

Bảng thang độ và miêu tả dưới đây liệt kê đầy đủ 18 cấp gió và 1 cấp phụ (18+) trở lên cho những cơn bão vượt xa thang độ mở rộng 1 (cấp 17):

Cấp BeaufortVận tốc gió ở 10m trên mực nước biển (hải lý / km/h / mph)Mô tảĐộ cao sóng (m)Tình trạng mặt biểnTình trạng đất liền
0<1 / <1 / 1Êm đềm0Phẳng lặngMặt đất êm đềm, hầu như lặng gió.
11-3 / 1-5 / 1-3Gió rất nhẹ0,1Sóng lăn tăn, không có ngọn.Chuyển động của gió thấy được trong khói.
24-6 / 6-11 / 4-7Gió thổi nhẹ vừa phải0,2Sóng lăn tăn.Cảm thấy gió trên da trần. Tiếng lá xào xạc.
37-10 / 12-19 / 8-12Gió nhẹ nhàng0,6Sóng lăn tăn lớn.Lá và cọng nhỏ chuyển động theo gió.
411-16 / 20-28 / 13-18Gió vừa phải1Sóng nhỏ.Bụi và giấy rời bay lên. Những cành cây nhỏ chuyển động.
517-21 / 29-38 / 19-24Gió mạnh vừa phải2Sóng dài vừa phải (1,2 m). Có một chút bọt và bụi nước.Cây nhỏ đu đưa.
622-27 / 39-49 / 25-31Gió mạnh3Sóng lớn với chỏm bọt và bụi nước.Cành lớn chuyển động. Sử dụng ô khó khăn.
728-33 / 50-61 / 32-384Biển cuộn sóng và bọt bắt đầu có vệt.Cây to chuyển động. Phải có sự gắng sức khi đi ngược gió.
834-40 / 62-74 / 39-46Gió mạnh hơn5,5Sóng cao vừa phải với ngọn sóng gãy tạo ra nhiều bụi. Các vệt bọt nước.Cành nhỏ gãy khỏi cây.
941-47 / 75-88 / 47-54Gió rất mạnh7Sóng cao (2,75 m) với nhiều bọt hơn. Ngọn sóng bắt đầu cuộn lại. Nhiều bụi nước.Một số công trình xây dựng bị hư hại nhỏ.
1048-55 / 89-102 / 55-63Gió bão9Sóng rất cao. Mặt biển trắng xóa và xô mạnh vào bờ. Tầm nhìn bị giảm.Cây bật gốc. Một số công trình xây dựng hư hại vừa phải.
1156-63 / 103-117 / 64-72Gió bão dữ dội11,5Sóng cực cao.Nhiều công trình xây dựng hư hỏng.
1264 / 118-133 / 73 và cao hơnGió bão cực mạnh14+Các con sóng khổng lồ. Không gian bị bao phủ bởi bọt và bụi nước. Biển hoàn toàn trắng với các bụi nước.Nhiều công trình hư hỏng nặng.
13*76 / 134-149 / 88Sóng biển cực kỳ mạnh. Đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn.Sức phá hoại cực kỳ lớn.
14*85 / 150-166 / 98
15*94 / 167-183 / 109
16*104 / 184-201 / 120
17*114 / 202-220 / 131
> 18+>119 / >221 / >137Gió bão cực kỳ mạnhSóng biển vô cùng mạnh. Đánh đắm tàu biển có trọng tải rất lớn.Sức phá hoại cực kỳ tàn bạo.

Cấp mở rộng mới (đã dự thảo & tham khảo)Sửa đổi

Hiện nay cấp độ Bão đang dừng ở 18 cấp (Từ 0 đến 17, trong đó bao gồm cấp cũ từ 0 đến 12, và cấp mở rộng từ 13 đến 17), nếu so với những trận bão có sức gió lớn hơn 220km/h (cấp 17) như các trận: Ida (1958), Nancy (1961), Violet (1961), Tip (1979), Vanessa (1984), Paka (1997), Chaba (2004), Megi (2010), Haiyan (2013), Vongfong (2014), Pam (2015), Soudelor (2015), Patricia (2015), Winston (2016), Meranti (2016), Irma (2017), Yutu (2018), Hagibis (2019), Halong (2019), Goni (2020), Surigae (2021) thì cấp 17 không đủ để diễn đạt sức mạnh của những cơn bão hiện nay.

Thang đo mở rộng mới có những đặc điểm sau:

  • Bổ sung thêm một số hiện tượng và hậu quả gây ra trong một số cấp độ.
  • Thay đổi mức độ Siêu Bão từ cấp 15 cũ có từ năm 2010, thành cấp 16 mới theo quy định Số: 46/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vào năm2014.
  • Bổ sung thêm mức độ “Siêu bão cuồng phong dữ dội” ở cấp 23. Đây là mức cấp độ Bão Siêu Cao cấp (Hyper) trên cả cấp độ Siêu Bão (Super).
  • Đặt các mốc mở rộng cho thang bão. Cấp mở rộng 1 từ: “Cấp 13 đến cấp 17” – Cấp mở rộng 2 từ: “Cấp 18 đến cấp 24” và Cấp mở rộng đặc biệt từ: “Cấp 25 đến cấp max 30” (Thông thường cấp mở rộng đặc biệt được dùng trong trường hợp, sức mạnh của bão đã vượt xa cấp mở rộng 2. Nếu không, không cần thiết để sử dụng đến cấp mở rộng từ 25 trở lên).
  • Đặt mức độ Max cho thang, ở giá trị cấp 30. (Trên thực tế Bão mạnh nhất đạt cấp 20, cấp 23 và giật cấp 25 ở giá trị trên thang đo)A(Trong giả thiết, nếu có trường hợp cơn bão vượt qua cấp 30 thì cấp bão được ban bố thảm họa là “Cấp Tối Đa”).
  • Tất cả các tốc độ gió được điều chỉnh theo nguyên bản Việt Nam, thấp hơn 1km/h từ cấp 12 trở xuống, và thêm 1km/h từ cấp 23 trở lên so với phiên bản Quốc tế.
Cấp độTên cấp bãoSức gió (km/h)Hiện tượng hậu quả gây ra
0<1Gió nhẹ.
1> 1 – 5Gió bắt đầu phảng phất.
26 – 11Gió thoảng qua trên người.
312 – 19Cây cỏ lay động, lá xào xạc trên cây.
420 – 28Bụi bắt đầu có dấu hiệu phát tán.
5Vùng áp thấp29 – 38Cây cỏ có dấu hiệu xào xạc, biển dậy sóng.
6Áp thấp nhiệt đới39 – 49Các cửa sổ trên nhà cao tầng có dấu hiệu va đập, biển nổi cồn trắng.
7Xoáy thuận nhiệt đới50 – 61Cần angten, các biển hiệu, biển báo động đậy, sóng nhấp nhô.
8Bão nhiệt đới62 – 74Các cây to bắt đầu nghiêng ngả. Biển động, nguy hiểm với tàu thuyền.
975 – 88Gió làm gãy cành nhỏ, tốc mái nhà, gây thiệt hại nhà cửa. Biển động rất mạnh.
10Bão89 – 102Làm đổ cây cối, cột điện gây thiệt hại nặng. Biển động dữ dội làm đắm tàu thuyền.
11103 – 117Mưa rất to, gây ngập úng, sạt lở đất có lũ quét và lũ ống ở vùng cao, vùng trũng.
12118 – 133Gây nguy cơ vỡ đê không kiên cố. Sóng biển cao từ 7 – 9m (Không tính triều cường).
13134 – 149Sức tàn phá ghê gớm, các nhà mái tôn bị bay nóc, làm sập nhà gỗ tường bao. Lúc này mắt bão đã hiện rõ ràng.
14150 – 166Đẩy lùi các xe ô tô con, cây cổ thụ rễ sâu 3 – 5m bật gốc. Bão biển hãi hùng.
15167 – 183Nhà cửa hư hại nặng nề. Thời điểm này mắt bão đã quá sắc nét, đường kính gió mạnh trải rộng > 200km.
16Siêu bão (Super)184 – 201Sóng biển ngợp trời, sức phá hoại cực kỳ lớn. Làm chìm tàu có trọng tải lớn.
17202 – 220Bão lên cơn cuồng phong thịnh nộ, nhiều công trình xây dựng hư hại nặng nề. Mưa vũ bão, tầm nhìn hạn chế mức tối đa.
18Siêu bão cuồng phong221 – 240Phá các toa xe Picnic và xe Container… giật tàu hỏa ra khỏi đường ray, hay thổi bay các căn nhà cấp 4 dạng vừa.
19241 – 261Các tòa nhà hàng vài chục tầng trong nguy hiểm; cơ sở hạ tầng yếu kém gần như bị phá hủy. Sóng biển kinh hoàng cao > 20m.
20262 – 283Các ngôi nhà không chắc chắn chỉ còn lại móng, cảnh báo nguy hiểm đến mức “Rất Tối Đa”.
21284 – 306Xé nát các ngôi nhà kiên cố và “chơi trò tung hứng” xe đạp, xe máy, hay quăng ném ô tô.
22307 – 330Thảm họa khủng khiếp với sức gió ghê gớm, nhấc hết hệ thống ngầm dưới đất lên mặt đất.
23Siêu bão cuồng phong dữ dội (Hyper)331 – 355Tăng khả năng cực mạnh của bão trên cả mức “siêu bão”; có khả năng đánh sập các cầu treo, dây văng quăng xuống sông xuống biển,

gây ra trận bão tồi tệ chưa từng có. (Ký hiệu Hyper) – Mức cấp độ bão “Siêu Cao cấp” trên cả cấp độ Siêu Bão (Super).

24356 – 381Bão kinh hoàng, tàn phá mọi vật thể. Làm vô hiệu hóa vệ tinh, cắt đứt liên lạc tín hiệu ra đa, vô tuyến,
25382 – 408Nhấc bổng các tòa nhà cũng như ô tô hạng nặng lên không khí, và phá hủy chúng một cách nhanh chóng.
26409 – 436Cả khu bị bão “chiếm đóng” như 1 cảnh hoang tàn, các công trình kiên cố hoàn toàn bị san phẳng.
27437 – 465Có nguy cơ sập núi, xê dịch “đảo nhân tạo” không bám trụ. Biển động “Sóng thần” với những con sóng >40m.
28Siêu bão hủy diệt466 – 495Hút các vật ở dưới mặt đất có trọng tải hàng tấn quẳng ra xa hàng vài trăm m. Sóng biển mịt mù.
29496 – 526Bão có sức công phá lớn, “vứt” máy bay và các vật nặng xa hàng vài km, cuốn bay mọi thứ xung quanh.
30 – Max> 527Sức gió hủy diệt, xóa sổ san bằng toàn bộ khu vực… và không thể “miêu tả” được.

*Giải thích mô tả:

– Cấp 19 – Sức gió 241 – 261km/h: Mô tả cho các tòa nhà cao hàng chục tầng trở lên, đang phải oằn mình, nghiêng ngả để chống sức gió.

– Cấp 20 – Sức gió 262 – 283km/h: Mô tả cho các căn nhà không chắc chắn, có cấu trúc kém… dễ bị gió bão tàn phá và sụp đổ xuống, để lộ móng ra ngoài.

– Cấp 22 – Sức gió 307 – 330km/h: Mô tả cho những cơn gió rất mạnh, có thể là gió xoáy, gió giật. Chúng có thể lôi hết các thứ như: “nắp cống, dây điện ngầm…” lên mặt đất.

– Cấp 25 – Sức gió 382 – 408km/h: Mô tả chung của các căn nhà có cấu trúc khác nhau như: Nhà di động, nhà gỗ, nhà bằng kính hoặc nhà ở với vật liệu nhẹ… dễ bị “bê, nhấc” lên và phá hủy.

– Cấp 27 – Sức gió 437 – 465km/h: Mô tả cho những núi có hang động, núi đá vôi, hay bùn hoặc đất trên nền bazan với độ cao từ 50 – 150m. Chúng đều dễ bị mưa làm cho xói mòn đất đá và sập xuống. Còn  “đảo nhân tạo” ở đây là những hòn đảo được bồi đắp ở ngoài biển, chúng rất dễ bị sóng biển dịch chuyển và phá vỡ.

– Cấp 28 – Sức gió 466 – 495km/h: Mô tả tâm bão có gió xoáy rất cực kỳ mạnh, nó có thể nâng hút các vật nặng lên và quăng ném ra xa.

*Bằng chứng sử dụng:

Thang đo mở rộng mới hiện nay cũng đã được sử dụng tại một số các cơn bão, điển hình như: Siêu bão Nalgae (2011) (gió giật cấp 18)[4] – Siêu bão Songda (2011) (gió giật cấp 18, cấp 19)[5] – Siêu bão Jelawat (2012) (gió giật cấp 18, cấp 19)[6] – Siêu bão Bopha (2012) (gió giật cấp 18)[7] – Siêu bão Utor (2013) (gió giật cấp 18)[8] – Siêu bão Maysak (2015) (gió giật cấp 18)[9] – Siêu bão Soudelor (2015) (gió giật cấp 18)[10] – Siêu bão Goni và Atsani (2015) (gió giật cấp 18, cấp 19)[11] – Siêu bão Dujuan (2015) (gió giật cấp 18, cấp 19)[12][13]… và có rất nhiều các cơn bão khác đã được dùng cấp 18 trở lên.

  • Đối với siêu bão Haiyan (2013): Trong bản tin thời sự VTV 12h trưa ngày 8/11/2013 phần tin tức Siêu bão Haiyan, BTV Hoài Anh đã nói rằng: “Sức gió của Haiyan có thể tương đương cấp 21, cấp 22 trên thang”[14] hoặc trong bản tin của kênh VTC14, BTV Thanh Huyền đã nói cơn bão “giật cấp 20, trên cả cấp siêu bão”.[15]
  • Tiếp tục cho thấy sức mạnh của Haiyan, trang báo điện tử Đài tiếng nói nhân dân TPHCM[16] và Cổng thông tin điện tử tỉnh Lai Châu[17] đã mô tả sức gió cấp 18, 19 cho siêu bão này. Trong nội dung đề cập có nhắc đến ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cảnh báo: “Siêu bão Haiyan đang ở cấp 17, giật cấp 18, 19 và đang hướng vào nước ta…”
  • Ngoài ra trong bản tin VOV của Đài truyền hình thông xã Việt Nam đã mô tả sức gió của siêu bão Soudelor giật trên cấp 18 [18]

Vào ngày 11/5/2016, tại xã Thụy An, huyện Ba Vì, Hà Nội, Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn tổ chức Diễn tập trên bản đồ về ứng phó thảm họa và cứu trợ nhân đạo với sự tham gia của lực lượng cứu hộ, cứu nạn Hoa Kỳ và một số tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Họ đã sử dụng sức gió giật trên cấp 18 (240km/h) cho tình huống giả định là siêu bão Rose. Ngay sau đó, các bản tin diễn tập được phát tại Báo điện tử của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam[19] và Đài Tiếng nói Việt Nam.[20]

*Về bão đạt cấp 20 – cấp 23 và cấp 25:

– Bão có sức gió tối đa 10 phút đầu tiên mạnh nhất đạt cấp 19 là: Siêu bão cuồng phong Tip (1979), với tốc độ gió đạt 260km/h. Áp suất 870 mbar.

– Bão có sức gió tối đa 10 phút mạnh nhất lịch sử đạt cấp 20 là: Siêu bão xoáy cuồng phong Winston (2016), với tốc độ gió đạt 280km/h. Áp suất 884 mbar (đây là Siêu bão cuồng phong đầu tiên đạt cấp 20, phá mốc kỉ lục lịch sử trong thang bão Beaufort mở rộng 30 cấp, và cũng là cơn bão mạnh nhất, có áp suất thấp kỉ lục nhất ở Nam Bán cầu).

– Bão có sức gió tối đa 1 phút mạnh nhất đạt cấp 23 là: Siêu bão cuồng phong Nancy (1961), với vận tốc lên tới 345km/h, áp suất 882 mbar. Và Siêu bão cuồng phong Patricia (2015), vận tốc gió 345km/h, áp suất 872 mbar. (Nếu chiếu theo cấp độ mở rộng này thì đây là 2 cơn bão đạt đến trình độ “Hyper Typhoon – Siêu bão cuồng phong dữ dội”. Tức là mức độ được xếp vào hàng Bão Siêu Cao cấp).

– Bão có tốc độ gió “giật” mạnh nhất đạt cấp 25 là: Siêu bão cuồng phong Olivia (1996), với sức gió giật tới 408km/h. Áp suất 925 mbar.

–  Trong mùa bão năm 2015, Siêu bão Patricia (Đông Bắc Thái Bình Dương) được đánh giá dựa trên những thông số của JTWC đưa ra, có gió giật xấp xỉ Olivia năm 1996. Nhưng vẫn chưa được cơ quan nào đính chính.

– Mùa bão năm 2016: Siêu bão cuồng phong Meranti với sức gió cực đại 1 phút cấp 22 là 305km/h, giật tới cấp 24 là 370km/h. Áp suất 887 mbar.

Thang quy đổi cấp độ gió Beaufort (Bản mở rộng cấp 30)Sửa đổi

Mỗi một quốc gia, một khu vực đều có cách đo gió bằng vận tốc riêng của họ. Để nhằm thuận tiện cho việc theo dõi các cấp độ gió trong các cơn bão, hiện nay bảng thang quy đổi cấp độ gió Beaufort đã được chuẩn hóa và làm tròn các phân số thập phân theo phép tính từ km/h sang các vận tốc khác còn lại.

Phép chuyển đổi như sau:

  • 3,6km/h  1m/s, đơn vị SI của tốc độ, mét trên giây.
  • 1km/h  0,27778m/s.
  • 1km/h  0,621 37 mph  0,911 34 feet trên giây.
  • 1km/h  1,852 nút.
  • 1 nút  1,852km/h (chính xác).
  • 1 dặm trên giờ  1,609344km/h (~1,61km/h).[21]
Chuyển đổi giữa các đơn vị tốc độ
m/skm/hmphnútft/s
1m/s =13,62,2369361,9438443,280840
1km/h =0,27777810,6213710,5399570,911344
1mph =0,447041,60934410,8689761,466667
1 knot =0,5144441,8521,15077911,687810
1ft/s =0,30481,097280,6818180,5924841

(Giá trị in đậm là chính xác.)

Cấp độTên cấp bãoSức gió quy đổi
Kilômét trên giờ – km/h (kph)Hải lý trên giờ – knots (kn; kts)Dặm trên giờ – mphMét trên giây – m/sFoot trên giây – ft/s
0<1< 0< 0< 0< 0
1> 1 – 5> 0 – 2> 0 – 3> 0 – 1> 0 – 4
26 – 113 – 54 – 71 – 35 – 10
312 – 196 – 108 – 123 – 511 – 17
420 – 2811 – 1513 – 185 – 818 – 26
5Xoáy thấp29 – 3816 – 2119 – 248 – 1027 – 35
6Áp thấp nhiệt đới39 – 4922 – 2625 – 3111 – 1336 – 45
750 – 6127 – 3332 – 3814 – 1746 – 56
8Bão nhiệt đới62 – 7434 – 4039 – 4617 – 2057 – 68
975 – 8841 – 4647 – 5421 – 2469 – 79
10Bão89 – 10247 – 5555 – 6325 – 2880 – 92
11103 – 11756 – 6364 – 7229 – 3293 – 106
12118 – 13364 – 7173 – 8233 – 36107 – 121
13134 – 14972 – 8083 – 9237 – 41122 – 135
14150 – 16681 – 8993 – 10342 – 46136 – 151
15167 – 18390 – 98104 – 11346 -50152 – 166
16Siêu bão (Super)184 – 20199 – 108114 – 12451 – 55167 – 183
17202 – 220109 – 118125 – 13656 – 61184 – 200
18Siêu bão cuồng phong221 – 240119 – 129137 – 14961 – 66201 – 218
19241 – 261130 – 140150 – 16267 – 72219 – 237
20262 – 283141 – 152163 – 17572 – 78238 – 257
21284 – 306153 – 164176 – 18979 – 84258 – 277
22307 – 330165 – 177190 – 20485 – 91278 – 299
23Siêu bão cuồng phong dữ dội (Hyper)331 – 355178 – 191205 – 21991 – 98300 – 322
24356 – 381192 – 205220 – 23699 – 105323 – 346
25382 – 408206 – 219237 – 252106 – 113347 – 370
26409 – 436220 – 234253 – 270114 – 120371 – 396
27437 – 465235 – 250271 – 288121 – 128397 – 422
28Siêu bão hủy diệt466 – 495251 – 266289 – 306129 – 137423 – 450
29496 – 526267 – 283307 – 326138 – 145451 – 478
30 – Max> 527> 284> 327> 146> 479

style=”color:#B6B6B6;background-color: #600000;”|69 – SUPER SAIYAN BIC BOI | |> 987 |> 888 |> 777 |> 696 |> 1044 |}

Ứng dụngSửa đổi

Thang đo sức gió Beaufort được sử dụng để phục vụ cho công tác dự báo thời tiết.

Ngày nay, đôi khi các cơn bão mạnh được đánh số từ 12 – 16 sử dụng thang bão Saffir-Simpson có năm loại, với bão loại 1 có số Beaufort là 12, bão loại 2 có số Beaufort là 13,…

Tại Việt Nam, do hầu như không có bão mạnh đến mức cần sử dụng thang bão Saffir-Simpson (lý do là các cơn bão mạnh trên cấp 12 hầu như đều xuất phát từ ngoài đại dương, sau khi vượt qua Philippines để đổ bộ vào Việt Nam thì sức gió đã suy giảm rất nhiều), nên người ta chỉ cần sử dụng thang sức gió Beaufort để mô tả sức mạnh của chúng là đủ. Gió xoáy có cấp Beaufort từ 6 – 7 trên 1 diện rộng gọi là áp thấp nhiệt đới. Gió xoáy từ cấp 8 trở lên trên 1 diện rộng, có thể kèm theo mưa lớn gọi chung là bão. Tuy nhiên, điều này đã không còn đúng trong thời gian gần đây, điển hình là các cơn bão Chanchu (2006) và bão Xangsane (2006). Mặc dù bão Chanchu không đi vào vùng bờ biển Việt Nam, nhưng với cấp 4 theo thang bão Saffir-Simpson nó đã làm nhiều tàu thuyền bị đánh chìm và nhiều ngư dân Việt Nam bị chết trên biển Đông. Trong dự báo bão cho cơn bão Xangsane, lần đầu tiên người ta đã sử dụng cấp 13 và trên cấp 13.

Tuy nhiên, đến năm 2008 khi cơn bão số 6 mang tên quốc tế Hagupit (dùi cui) đi vào khu vực Bắc Biển Đông Việt Nam với sức gió của nó đạt 120 hải lý (knot)… tương đương với cấp 4 của thang bão Saffir-Simpson thì Việt Nam bắt đầu sử dụng cấp 13 – 17 khi đã nâng nó lên cấp ngưỡng đầu tiên của siêu bão là cấp 15.

Vào khoảng giữa năm 2011, lần đầu tiên các báo chí truyền thông đã phát bản tin về siêu bão Songda với sức gió giật trên cấp 18 – 19. Và cũng vào cuối năm 2013, lần đầu tiên cấp 20 trở lên đã được phát trực tiếp trên Đài truyền hình kỹ thuật số của VTC14 và Đài truyền hình Việt Nam VTV1 dành cho siêu bão Haiyan. Cũng vào đầu năm 2015 tại Đài truyền hình thông tấn xã Việt Nam trong bản tin VOV, họ đã mô tả sức gió trên cấp 18 cho siêu bão Soudelor (2015).

Đối với Trung Quốc và Đài Loan, các trang báo điện tử và truyền thông cũng đều đồng loạt sử dụng thang bão Beaufort mở rộng 2 (cấp 18 – cấp 24) trong một số các cơn bão, điển hình như siêu bão Haiyan (năm 2013)[1] và siêu bão Soudelor (năm 2015)[2]

Tại Mỹ, gió có cấp Beaufort 6 – 7 tạo ra các bản thông báo là small craft advisory, với sức gió cấp 8 – 9 là gale warning, cấp 10 hay 11 – storm warning (hay “tropical storm warning”), và tất cả những cái mạnh hơn gọi là hurricane warning.

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Met Office: The Beaufort scale
  2. ^ Walter J. Saucier (1955). Principles of Meteorological Analysis. Retrieved on 2009-01-09.
  3. ^ Tom Beer (1997). Environmental Oceanography. CRC Press. ISBN0849384257.
  4. ^ Siêu bão Nalgae năm 2011 (gió giật cấp 18)
  5. ^ Siêu bão Songda năm 2011 (gió giật cấp 18, cấp 19). Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2015.
  6. ^ Siêu bão Jelawat năm 2012 (gió giật cấp 18, cấp 19)
  7. ^ Siêu bão Bopha năm 2012 (gió giật cấp 18)
  8. ^ Siêu bão Utor năm 2013 (gió giật cấp 18)
  9. ^ Siêu bão Maysak năm 2015 (gió giật cấp 18). Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2015.
  10. ^ Siêu bão Soudelor năm 2015 (gió giật cấp 18). Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2015.
  11. ^ Siêu bão Goni và Atsani năm 2015 (gió giật cấp 18, cấp 19)
  12. ^ Siêu bão Dujuan năm 2015 (gió giật cấp 18, cấp 19)
  13. ^ Siêu bão Dujuan năm 2015 (gió giật cấp 18, cấp 19)
  14. ^ Siêu bão Haiyan năm 2013
  15. ^ Siêu bão Haiyan năm 2013, kênh VTC14
  16. ^ Haiyan-Cơn bão mạnh nhất trong 10 năm đe dọa Việt Nam
  17. ^ Điểm tin cơn bão Haiyan
  18. ^ Siêu bão Soudelor năm 2015 (gió giật cấp 18)
  19. ^ Diễn tập ứng phó với siêu bão giật cấp 18
  20. ^ Diễn tập ứng phó thảm họa và cứu trợ nhân đạo. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2016.
  21. ^ 1 yard  0,9144 m và
    1 dặm = 1.760 yards do đó
    1 dặm = 1760 × 0,9144 ÷ 1000 km

    Liên kết ngoàiSửa đổi

    • UK Meteorological Office: The Beaufort Scale Lưu trữ 2006-04-09 tại Wayback Machine
    • Investigating Clouds Lưu trữ 2006-10-19 tại Wayback Machine: A lesson plan from the National Science Digital Library that uses the Beaufort Scale.
    • US National Weather Service description of Beaufort Scale: Includes photos of accompanying sea appearance.
    • Thang sức gió Beaufort và các thang sóng biển, PGS.TS. PHAN VĂN KHÔI, Cục Đăng kiểm Việt Nam Lưu trữ 2014-07-28 tại Wayback Machine

    Ghi chúSửa đổi

Bạn đang tìm hiểu bài viết Gió giật cấp 10 là gì 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)