Giáo viên cần làm gì để giúp trẻ hình thành thói quen vệ sinh tốt 2024

Xem Giáo viên cần làm gì để giúp trẻ hình thành thói quen vệ sinh tốt 2024

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN THÓI QUEN VỆ SINH HÀNG
NGÀY CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI
A.
PHẦN MỞ ĐẦU:
Mục tiêu và nhiệm vụ của việc chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non là giúp trẻ phát triển toàn
diện về tất cả các mặt: Đức – Trí – Thể – Mĩ . Dạy trẻ có thói quen vệ sinh là một nội dung
góp phần thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ đó .
Trẻ sinh ra là một thực thể phụ thuộc hoàn toàn vào cuộc sống và sự giúp đỡ của người
lớn, theo sự phát triển và lớn lên, trẻ thực hiện thành thạo và có kỹ năng, kỹ xảo trong
việc học tập, vui chơi, lao động. Vì vậy, rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ có tầm quan
trọng đặc biệt, góp phần hình thành kỹ năng sống và những hành vi văn minh trong giao
tiếp, đối nhân xử thế, hình thành nhân cách con người mới XHCN phù hợp với thời đại
CNH-HĐH đất nước. Không những thế, dạy trẻ có thói quen vệ sinh còn góp phần phát
triển thể lực, sức khỏe, thẩm mỹ cho trẻ; trẻ biết giữ gìn bản thân sạch đẹp, quần áo, đầu
tóc gọn gàng; trẻ biết giữ nhà cửa sạch sẽ, thu dọn và cách giữ đồ dùng đồ chơi gọn gàng,
đúng nơi quy định .
Song trong thực tế, trẻ còn nhiều hạn chế về khả năng và thao tác vệ sinh cá nhân như :
Chưa có ý thức giữ vệ sinh môi trường, còn vứt rác bừa bãi, chưa có thói quen rửa tay
trước khi ăn và sau khi đại tiểu tiện, hoặc trẻ chưa biết cách rửa tay, lau mặt… Đây thực
sự là một khó khăn lớn đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ MG 3 tuổi nói riêng vì đây
là lứa tuổi trẻ bước đầuvào bậc học mầm non.
Với lòng yêu nghề mến trẻ, tôi luôn trăn trở suy nghĩ để tìm ra những giải pháp giúp trẻ
có sức khỏe tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa. Sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu
và thử nghiệm, tôi xin chia sẻ với đồng nghiệp của mình đề tài : Một số biện pháp rèn
luyện thói quen vệ sinh hàng ngày cho trẻ độ tuổi MG bé (3- 4 tuổi).
B. NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý luận:
Giáo dục mầm non là cơ sở đầu tiên hình thàng nhân cách con người mới XHCN, những
mầm non tương lai của đất nước: Năng động, sáng tạo, phù hợp với thời kỳ CNH-HĐH
đất nước. Muốn trẻ phát triển toàn diện, trước hết cần chăm sóc trẻ để có một cơ thể phát
triển hài hòa, cân đối, có sức khỏe tốt. Đây là cơ sở, nền tảng ban đầu cho sự phát triển
toàn diện của trẻ .
Muốn hình thành ở trẻ kỹ năng, thói quen vệ sinh tốt yêu cầu đối với cô giáo là cần phải
có kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ, nắm được mục đích, yêu cầu của việc chăm sóc giáo
dục trẻ. Bên cạnh đó, cô giáo phải thực sự là người có lòng yêu thương trẻ, coi trẻ như
con đẻ của mình; cô giáo phải có những kế hoạch và biện pháp cụ thể phù hợp với điều
kiện ở trường, ở lớp và đặc điểm cá tính của từng trẻ .
Ngoài ra, cô giáo cần thường
xuyên tổ chức vệ sinh cho trẻ và hướng dẫn trẻ tỉ mỉ các thao tác vệ sinh, cách rửa mặt,
lau mặt, rửa tay, giáo dục trẻ ý thức giữ vệ sinh môi trường …
Thông qua việc dạy trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân, giáo dục trẻ biết được mục đích – ý
nghĩa của việc vệ sinh, ích lợi của việc vệ sinh đối với con người . Trẻ nắm được một số
thao tác vệ sinh như rửa mặt, lau mặt, rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, trẻ biết
giữ gìn cơ thể sạch sẽ, áo quần, đầu tóc gọn gàng … ngoài việc trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá
nhân, trẻ còn phải biết giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh như: bỏ rác đúng nơi quy
định, cất giữ đồ dùng đúng nơi quy định gọn gàng,ngăn nắp…
2. Cơ sở thực tiễn :
Trẻ mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo 3 tuổi nói riêng có nhu cầu phát triển về thể
chất cũng như trí tuệ, trẻ thích làm theo những công việc của người lớn, đặc biệt là những
việc vừa sức trẻ, tuy nhiên khả năng của trẻ còn nhiều hạn chế nên các kỹ năng và thói
quen của trẻ phụ thuộc nhiều vào người lớn ( bố mẹ, cô giáo).Vì vậy, rèn luyện cho trẻ có
một số kỹ năng, thói quen vệ sinh là đã góp phần rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ, hình
thành nhân cách con người và những hành vi văn minh trong giao tiếp, ứng xử . Nhờ vậy,
trẻ sẽ bị ít gặp trở ngại, khó khăn trong cuộc sống hàng ngày .
Giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ sẽ phát triển tính tích cực cho trẻ, khi có kỹ năng vệ
sinh, trẻ sẽ có ý thức giữ vệ sinh thân thể, mặt mũi, chân tay, quần áo, đầu tóc ; trẻ có thái
độ tự giác hơn trong việc đảm bảo môi trường sạch, đẹp, văn minh.
Trong những năm qua việc dạy trẻ có những thói qưen vệ sinh còn nhiều hạn
chế nên có phần ảnh hưởng đến việc chăm sóc giáo dục trẻ .Với yêu cầu nâng cao chất
lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, hiện nay trên thực tế có rất nhiều căn bệnh diễn ra hết sức
nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong như bệnh:  Tay chân miệng, bệnh da lạ Vì vậy
việc dạy trẻ có thói quen vệ sinh là việc làm mà cô giáo mầm non cần phải quan tâm và
chú trọng để góp phần cùng nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, tiếp tục hưởng
ứng cuộc vận động : xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Mổi thầy cô
giáo là một tấm gương đạo đức cho học sinh noi theo
* Thực trạng:
Được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường, tôi phụ trách lớp MG 3 tuổi với
tổng số 36 cháu . Qua thời gian giảng dạy bản thân tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn
sau:
– Thuận lợi:
Bản thân có nhiều năm công tác, tích cực tham gia vào các lớp học đào tạo nên
trình độ chuyên môn vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, là giáo viên giỏi
cấp trường, cấp huyện, nhiều năm liền đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, đặc biệt là tham gia
chăm sóc nuôi dạy qua các độ tuổi, và đã có nhiều năm dạy trẻ tuổi MG 3 tuổi nên nắm
rõ đặc điểm tâm sinh lý, khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ ở lứa tuổi này .
Đa số trẻ được học qua lớp trẻ 24 – 36 tháng nên bước đầu trẻ đã định hình ra được
hai từ vệ sinh để khi cô giáo nói Các con chuẩn bị đi vệ sinh nào thì tất cả trẻ xếp
hàng ngay ngắn, trật tự.
Đa số trẻ nhanh nhẹn có thể lực và sức khỏe tốt.
100% phụ huynh đã thực sự quan tâm đến việc học hành của trẻ nên đã chăm sóc và coi
trọng vấn đề vệ sinh, sức khỏe của trẻ, phụ huynh đã đóng góp đầy đủ lệ phí để mua sắm
một số đồ dùng vệ sinh cho trẻ.
Ban giám hiệu nhà trường quan tâm mua sắm bổ sung đầy đủ các đồ dùng như: xô,
chậu,…Đặc biệt công trình vệ sinh đảm bảo đầy đủ nước, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh…
– Khó khăn:
Tuy trẻ ở độ tuổi MG bé đã qua lớp trẻ 24- 36 tháng nhưng ở nhà trẻ cô thực hiện
vệ sinh cho trẻ nên qua độ tuổi 3- 4 tuổi thói quen , thao tác vệ sinh, kỹ năng rửa tay, lau
mặt ở trẻ chưa hình thành. Ngoài ra, do ở độ tuổi còn nhỏ, có những trẻ lần đầu tiên đến
lớp nhận thức, khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ còn hạn chế, lại không đồng đều nên
ảnh hưởng đến việc dạy trẻ thói quen vệ sinh của cô giáo .
Đa số phụ huynh là nông thôn nên thời gian để giáo viên và phụ huynh trò chuyện,
trao đổi về tình hình sức khỏe cũng như vệ sinh của trẻ không được nhiều .
Vào đầu năm học , tôi đã tiến hành khảo sát các cháu để nắm bắt tình hình và có kế
hoạch chăm sóc giáo dục trẻ cụ thể kết quả như sau:
Tốt
Khá
TB
Yếu
TT
Nội dung
S
L
%
S
L
%
S
L
1
Thao tác rửa tay bằng xà
2
phòng
5,5
5
13,9
14 38,9
15 41,7
2
Lau mặt
2
5,5
6
16,7
12 33,3
16 44,4
3
Sắp xếp đồ dùng đồ chơi
đúng nơi quy định, gọn 2
gàng, ngăn nắp.
5,5
6
16,7
13 36,1
15 41,7
%
S
L
%
3. Biện pháp thực hiện:
BIỆN PHÁP 1: Lập kế hoạch vệ sinh cho trẻ:
Căn cứ vào đặc điểm tình hình cụ thể ở trường, ở lớp nơi tôi đang công tác; căn cứ
vào đặc điểm tâm sinh lý, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức của trẻ mẫu giáo 3
tuổi; bước vào đầu năm học mới tôi lập ra kế hoạch giáo dục vệ sinh cho trẻ cụ thể, rõ
ràng. Tôi đặc biệt chú trọng đến kế hoạch trọng tâm và chia đều cho tất cả các tháng
trong năm. kế hoạch đưa ra phải từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều và phù hợp với khả
năngcủa trẻ.
Ví dụ :
*Tháng 9: Mua sắm đồ dùng vệ sinh, làm kí hiệu, hướng dẫn trẻ sữ dụng đúng đồ dùng
của mình.
Hướng dẫn trẻ biết một số quy định của lớp như: Nơi để mũ, dép.
Hướng dẫn phụ huynh một số quy định như: Nơi để túi xách, áo, quần , . . .
Hướng dẫn trẻ biết để đồ dùng, đồ chơi ở các góc chơi đúng nơi quy định.
*Tháng 10: Bổ sung một số đồ dùng vệ sinh còn thiếu.
Tiếp tục hướng dẫn trẻ biết một số qui định vệ sinh của lớp
Hướng dẫn trẻ nhận biết kí hiệu về đồ dùng của trẻ.
Hướng dẫn trẻ biết cách sắp xếp các đồ dùng, đồ chơi ở các góc chơi gọn gàng găn
nắp.
*Tháng 11: Trẻ biết các thời điểm cần thực hiện vệ sinh như: rửa tay trước khi ăn, sau
khi đi đại tiện, sau khi chơi xong và nhưng lúc tay bẩn…
Hình thành kĩ năng vệ sinh cho trẻ như: Rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, lau
mặt, chải đầu….
*Tháng 12: Hướng dẩn trẻ biết giử gìn vệ sinh môi trường…
BIỆN PHÁP 2: Hình thành kĩ năng vệ sinh cho trẻ.
Hình thành kỷ năng vệ sinh cho trẻ là nội dung hết sức quan trọng chính vì thế vào
những ngày đầu năm học tôi luôn chú ý hướng dẩn tỉ mĩ các thao tác vệ sinh hàng ngày
cho trẻ.
Vào mỗi buổi sáng trước khi vào lớp, tôi quan sát thật kỷ xem cháu nào quần áo, đầu
tóc, chưa gọn gàng, mặt mũi chưa sạch sẽ. Tôi chải đầu, buộc tóc, sửa sang quần áo sau
đó dạy trẻ cách rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, cách lau mặt bằng khăn ẩm.
Ví dụ: Dạy trẻ cách rửa tay, tôi vừa làm vừa giải thích: Đầu tiên phải làm ướt tay, sau
đó bôi xà phòng vào tay, dùng bàn tay phải rửa mu bàn tay, các kẽ tay, ngón tay rồi đến
cổ tay của bàn tay trái, tương tự rửa bàn tay phải. khi rửa xong rảy nhẹ.
Ảnh minh hoạ: Trẻ thực hiên thao tác rữa tay
Khi lau mặt hướng dẩn trẻ trải khăn giữa lòng bàn tay dùng ngón tay cái và ngón
tay giữa lau mắt, dịch khăn lau mũi mồm, gập khăn lau trán, má, cằm, cổ.
Ảnh minh hoạ: Trẻ thực hiên thao tác lau mặt.
Sau khi điểm danh xong, tôi cho trẻ chơi một số trò chơi dân gian như: Xĩa cá mè,
Nu na nu nống, mục đích là để kiểm tra vệ sinh trẻ trước khi vào lớp, nếu tay bẩn thì
trẻ phải đi rửa tay.
Ví dụ: Để kiểm tra tay, tôi cho trẻ đọc bài đồng dao: Xĩa cá mè, trong quá trình đọc,
một bạn kiểm tra còn các bạn khác xòe tay ra, qua đó giáo dục trẻ có ý thức giữ vệ sinh
cá nhân, vệ sinh thân thể sạch sẽ .
Sau mỗi buổi thể dục sáng hoặc vào các ngày thứ 7 hàng tuần, tôi tổ chức cho trẻ làm
vệ sinh sân trường.
Ví dụ: Trẻ nhặt rác bỏ vào thùng rác, cô và trẻ vừa cùng nhặt rác vừa đọc bài thơ:
…Bác lao công của trường
Tay bác đưa nhát chổi
…Vòng tay chào bác ạ
Bác cười khen cháu ngoan..
Qua đó giúp trẻ hiểu được sự vất vả của bác lao công, nhiều lần nhặt rác bỏ vào thùng
sẽ thành thói quen giữ gìn vệ sinh nơi công cộng cho trẻ và hành vi văn minh của con
người mới xã hội chủ nghĩa.
Biện pháp 3: Rèn luyện thói quen vệ sinh thông qua sinh hoạt hàng ngày.
Ngoài việc vệ sinh môi trường xung quanh cho trẻ, tôi thường chú ý rèn luyện thói
quen vệ sinh cho trẻ thông qua sinh họat hàng ngày. Đó là thói quen rửa tay bằng xà
phòng trước bữa ăn, sau khi đi đại tiểu tiện và nhưng lúc tay bẩn. rửa mặt, lau mặt, chải
đầu sau khi ngủ dậy. đó là thói quen không nói chuyện, không cười đùa, hắt hơi lung tung
trong bữa ăn, đó còn là ý thức biết sắp xếp, thu dọn đồ chơi đúng nơi qui định.
Ví dụ: Trước mỗi giờ ăn tôi thường nói : Đã đến giờ rửa tay rồi , cô cháu mình cùng
đi rửa tay nào! cô sẽ rửa tay sạch để chia cơm cho các con, còn các con rửa tay sạch để
xúc cơm cho sạch sẽ và ngon miệng
Đến giờ ăn trên mỗi bàn tôi để 2 cái dĩa , một dĩa đễ cơm rơi vãi, còn một dĩa để khăn
lau tay. Khi trẻ ăn tôi thương nhắc trẻ không nói chuyện, không cười đùa, nếu hắt hơi thì
lấy tay che miệng lại và quay ra phía sau, khi ăn xong phải cất bát, xếp ghế đúng nơi qui
định….
Biện pháp 4: Giáo dục vệ sinh cho trẻ thông qua trang trí, tạo môi trường.
Trẻ ở lứa tuổi mầm non đặc biệt là trẻ MG bé, trẻ thích tìm tòi, khám phá, thích ngắm
nhìn những bức tranh đẹp nên việc tạo cho trẻ có cơ hội tìm tòi, khám phá là một việc
làm thiệt thực. Chính vì vậy tôi đã sưu tầm một số tranh ảnh mô tả những hành động tốt
để giáo dục trẻ như: Tranh em bé đang bỏ rác vào thùng, cho trẻ quan sát và hỏi trẻ: Vì
sao em bé bỏ rác vào thùng mà không bỏ ra ngoài ? Các cháu có làm được như vậy
không? Qua đó giúp trẻ có hành động dung hơn. Hoặc để giúp tuyên truyền phòng bệnh
cho trẻ theo mùa. Tôi đã cố gắng sưu tầm một số hình ảnh, bài báo về phòng chống một
số bệnh tiêu chảy, bệnh về dường hô hấp, và ệnh chân tay miệng, bệnh da lạ..Qua đó
không những giáo dục trẻ mà còn góp phần nâng cao sự hiểu biết của các bậc cha mẹ về
vệ sinh, phòng bệnh cho trẻ.
Biện pháp 5: Công tác tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh.
Phụ huynh là cầu nối giữa gia đình và nhà trường để hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục
mầm non. Để thực hiện tốt sự phối hợp đó tôi đã mạnh dạn chia sẽ suy nghĩ với phụ
huynh về tầm quan trọng của việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, trong đó có nội dung
dạy trẻ có thói quen vệ sinh hàng ngày, để từ đó phụ huynh có nhận thức đúng đắn và xác
định vai trò của mình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe
cho trẻ.
Cụ thể: Ngay từ đầu năm học, tôi tổ chức họp phụ huynh học sinh, qua buổi họp tôi
thông qua lịch sinh hoạt hàng ngày của trẻ lúc ở trường cũng như một số qui đinh riêng
của lớp.
Ví dụ: Phụ huynh không được mua quà bánh cho các cháu đưa vào lớp để tránh tình
trạng ngộ độc thực phẩm, hạn chế việc xả rác bừa bãi ở trường lớp. Hàng tuần nhắc phụ
huynh cắt móng tay, móng chân, đầu tóc, quần áo của cháu phải sạch sẽ.
Hiện nay
trên mọi thông tin đại chúng cũng như trên thực tế có rất nhiều trẻ bị mắc bệnh  Tay
chân miệng Vì vậy phụ huynh nên quan tâm đến khâu vệ sinh ở nhà cho trẻ. Nếu phát
hiện cháu bị bệnh dễ lây thì vận động phụ huynh cho cháu ở nhà để tránh bị lây lan thành
dịch bệnh ở trường học.
Huy động phụ huynh đóng góp kinh phí để mua đồ dùng vệ sinh cho các cháu như:
khăn mặt, xà phòng, ly uống nước…
Những đợt tổ chức khám định kì cho trẻ, tôi chú ý vận động phụ huynh cho cháu đi học
đều để khám bệnh, giúp phát hiện kịp thời một số bệnh ở trẻ để điều trị cho trẻ.
Sau mỗi lần cân trẻ và theo dõi sức khỏe trẻ bằng biểu đồ, tôi thông báo kịp thời với
phụ huynh để phụ huynh bồi dưỡng thêm cho cháu, đặc biệt là những trẻ suy dinh dưỡng
vừa và suy dinh dưỡng nặng, thấp còi đôi1, thấp còi độ 2 và những trẻ không tăng cân
:
4.1. Kết quả đạt được:
Nhờ biết chọn lọc và sử dụng các biện pháp trên một cách linh hoạt và sáng tạo nên
trong năm học vừa qua, lớp tôi đạt kết quả như sau:
+ 100% trẻ có kỉ năng vệ sinh và thói quen vệ sinh tốt ở nhà cũng như ở trường,
cháu có nề nếp, thao tác vệ sinh tốt hơn, trẻ biết tự giác thực hiện nhiệm vụ vệ sinh mà cô
giáo đã đề ra.
+ 100% trẻ biết rửa tay, lau mặt, đúng cách, biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, áo
quần ăn mặc, đầu tóc gọn gàng, biết bỏ rác đúng nơi quy định, không còn mang quà bánh
đến lớp, khi chơi xong biết sắp xếp đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp, đúng nơi quy định.
+ 100% trẻ biết nhận đúng đồ dùng cá nhân của mình, không nhầm lẫn.
+ Qua các đợt kiểm tra, lớp tôi đều xếp loại tốt.
+ 96,7% trẻ đạt kênh A ( Bình thường), tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm 10% so với đầu
năm.
+ không có trường hợp cháu mắc bệnh lây lan, ngộ độc thực phẩm ở trường, lớp.
+ Bản thân có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, hiểu
thêm về tầm quan trọng của việc chăm sóc- giáo dục trẻ.
+ Phụ huynh đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giáo dục vệ sinh cho trẻ.
4.2. Bài học kinh nghiệm:
Từ những biện pháp đã thực hiện và kết quả đạt được, bản thân tôi đã rút ra được
một số bài học sau đây:
+ Căn cứ vào tình hình cụ thể của lớp, của trường, khả năng tiếp thu kiến thức của
trẻ để lập ra những kế hoạch cụ thể nhằm đưa kết qủa giáo dục vệ sinh đạt kết quả cao
nhất.
+ Hướng đẫn trẻ các kỹ năng vệ sinh thông qua các hoạt động chăm sóc giáo dục
trẻ.
+ Thường xuyên rèn luyện thói quen vệ sinh thông qua sinh hoạt hằng ngày.
+ Kết hợp giáo dục vệ sinh cá nhân với việc cho trẻ thực hành trong nhóm bạn giúp
trẻ tự đánh giá khả năng hoàn thành công việc và biết tự vươn lên để đạt kết quả tốt như
các bạn.
+ Làm tốt công tác tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh về việc chăm sóc-giáo dục
vệ sinh cho trẻ.
C. KẾT LUẬN:
Chăm sóc- giáo dục vệ sinh là một hoạt động nhằm phát triển về thể chất cho trẻ,
giúp trẻ có sức khỏe tốt làm tiền đề cho sự phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ. Rèn luyện
thói quen vệ sinh còn góp phần hình thành kỹ năng sống và những hành vi văn minh
trong giao tiếp, đối nhân xử thế, hình thành nhân cách con người mới XHCN. Thông qua
việc dạy trẻ có thói quen vệ sinh, giáo dục trẻ biết được mục đích-ý nghĩa của việc vệ
sinh, ích lợi của việc vệ sinh đối với con người, trẻ còn biết giữ gìn vệ sinh môi trường
xung quanh…
Trẻ MG 3 tuổi có nhu cầu phát triển về thể chất và trí tuệ, tuy nhiên khả năng của
trẻ còn nhiều hạn chế nên các kỹ năng và thói quen vệ sinh của trẻ phụ thuộc nhiều vào
người lớn, đặc biệt là cô giáo. Cô giáo mầm non là người trực tiếp hướng dẫn và tổ chức
các hoạt động, thao tác vệ sinh cho trẻ, là người hình thành các kỹ năng và thói quen cho
trẻ trong việc giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường. Vì vậy, cô giáo mầm non phải
thực sự là người mẹ hiền, thầy thuốc tốt, cô giáo giỏi đối với trẻ.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc dạy trẻ có thói quen vệ
sinh mà tôi áp dụng khá thành công. Chắc rằng kinh nghiệm này còn nhiều thiếu sót cần
bổ sung, vì vậy rất mong sự góp ý chân thành của các cấp lảnh đạo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Bạn đang tìm hiểu bài viết Giáo viên cần làm gì để giúp trẻ hình thành thói quen vệ sinh tốt 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)