Nội dung chính
Xem Giải thích vì sao bác ba nói “không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy” 2024
Nguyễn Quang Sáng
- Tên khai sinh: Nguyễn
Quang Sáng - Sinh năm 1932, mất năm 2015
- Quê
quán: Huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang - Ông tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ nhưng đến năm
1954, ông mới bắt đầu viết văn. - Nội
dung trong các tác phẩm của ông viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như
sau hòa bình với các thể loại chính là truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim.
Tác
phẩm
Hoàn
cảnh sáng tác
Năm 1966, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt, cam go. Đây là lúc tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.
Đề
tài
- Đề tài rộng: Tình cảm gia
đình - Đề tài hẹp: Tình cha con trong chiến tranh
Chủ
đề
Truyện khẳng định, ca ngợi vẻ đẹp của tình cha con trong chiến tranh, đó là tình
cảm thiêng liêng, sâu sắc, bất diệt, mãnh liệt; đồng thời lên án, tố cáo tội ác chiến tranh.
Tình
huống
– Tình huống éo le của con người trong chiến tranh: Ông Sáu đi kháng chiến tám năm: Sau tám năm đi kháng chiến, ông được trở về thăm nhà, được gặp lại đứa con ngày ông đi nó chưa đầy một tuổi. Nhưng con bé kiên quyết không nhận ba, không gọi một tiếng “ba” mà cả nó và ông đều khao khát. Khi con bé hiểu ra cũng là lúc ông Sáu phải trở lại chiến khu. Tất cả là vì vết sẹo trên khuôn mặt ông.
– Tình huống nghiệt ngã mà chiến tranh gây ra: Ông Sáu trở lại chiến khu, tự tay làm chiếc lược cho con bằng nỗi nhớ thương con, ân hận vì trót đánh con và khao khát ngày trở về gặp con. Nhưng ông Sáu đã hy sinh, chiếc lược do người đồng đội mang về đưa lại cho bé Thu – giờ đã là một cô giao liên.
– Tình
huống 1:
+ Khắc họa rõ tính cách
nhân vật bé Thu.
+
Tình cảm cha con sâu sắc, mãnh liệt và nỗi đau xót của người lính – người cha
trong chiến tranh.
+
Làm rõ chủ đề: ca ngợi tình cha con trong chiến tranh, tố cáo tội ác chiến
tranh.
– Tình
huống 2:
+ Khắc họa sâu sắc, mãnh
liệt tình cảm người cha dành cho con.
+ Sự nghiệt ngã của chiến tranh
+
Chiến tranh dù tàn khốc, ác liệt cũng không thể dập tắt những tình cảm thiêng
liêng, cao đẹp con người. Càng trong thử thách, tình cảm ấy càng bền vững, bất
diệt.
Ngôi
kể – Người kể
- Truyện
được kể theo ngôi thứ nhất - Người
kể là bác Ba – người đồng đội cùng sống, chiến đấu với ông Sáu ở chiến khu, và cũng
là người chứng kiến cuộc gặp gỡ của cha con ông Sáu, người chứng kiến giây phút
cuối cùng của ông Sáu và cũng là nhận ánh mắt trao gửi của người cha, gặp bé
Thu trao lại kỉ vật của người cha. - Tác
dụng:
– Làm
cho câu chuyện được kể khách quan, chân thực, cụ thể, sinh động.
– Giúp
người kể bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ trước các tình huống, suy nghĩ, chi tiết
trong truyện, làm câu chuyện sâu lắng, xúc động.
– Có
khả năng dẫn dắt suy nghĩ, cảm xúc người đọc.
– Cho
câu chuyện chất trữ tình sâu sắc.
Nhan đề
– Nhan
đề tác phẩm là một vật, đó là chiếc lược ngà, một vật tưởng như thật bình thường
, giản dị nhưng chứa đựng trong đó là tình cha con sâu nặng của ông Sáu và bé
Thu.
– Chiếc
lược là vật mà bé Thu dặn ba mua về cho mình nhưng chiếc lược tự tay người cha
làm bằng tất cả nỗi nhớ thương con, khao khát ngày trở về gặp con, tặng con.
Chiếc lược được người cha nâng niu, trân trọng, đặt nơi túi áo ngực – hình ảnh
đứa con trong trái tim người cha, chứa đựng trong đó là tất cả tình cảm sâu sắc,
thiêng liêng, mãnh liệt mà người cha dành cho con.
– Chiếc
lược ngà trở thành kỷ vật người cha mà người đồng đội mang về cho con theo ước
nguyện của người cha.
- Ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp tình cha con trong
chiến tranh, khẳng định đó là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp. Song, đó cũng lời
lên án, tố cáo tội ác của chiến tranh.
NỘI DUNG
1. Giới thiệu nhân vật
– Là người lính, người cha trong chiến tranh.
– Ông xa nhà, đi kháng chiến khi đứa con chưa đầy
một tuổi.
– Suốt tám năm trời, ông không một lần về nhà, chỉ
biết khuôn mặt của con qua bức ảnh.
– Nhớ thương con, khao khát ngày trở về gặp con,
được nghe con gọi tiếng “Ba”.
– Trẻ con trong chiến tranh.
– Khi chưa đầy một tuổi, cha ra chiến trường.
– Chỉ biết người cha qua tấm ảnh luôn mang theo mình.
– Luôn mong nhớ cha, mong ngóng ngày cha trở về.
2. Giây phút người cha trở về và cuộc gặp gỡ cha – con
– Thoáng thấy bóng đứa bé 7 – 8 tuổi, đoán là con,
không chờ xuồng cập bến, ông nhún chân nhảy thót lên. Người cha nóng lòng, mừng
rỡ khi nhìn thấy con, được gặp con.
– Bước những bước dài để nhanh chóng lại gần con
cùng với tiếng kêu đầy xúc động bật lên từ đáy lòng mong nhớ “Thu! Con”.
– Người đọc không khỏi xúc động trước tư thế khom
người đưa hai tay về phía đứa trẻ, đón chờ con. Hẳn người cha hy vọng đứa con
sẽ chạy xô vào lòng anh, ôm lấy cổ anh; và anh được ôm lấy hình hài bé nhỏ của
đứa con hằng thân yêu.
– Khuôn mặt xúc động khiến vết thẹo dài bên má phải
đỏ ửng lên, giật giật. Nỗi xúc động khiến giọng nói run lên, lặp bặp.
Tất cả những cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, lời nói của ông
Sáu đều biểu lộ nỗi xúc động lớn lao trong lòng người cha sau tám năm trời xa
cách với bao mong nhớ, khát khao được gặp lại con – đứa con ngày ông đi nó chưa
đầy một tuổi. Đó là sự hồi hộp, căng thẳng, chờ đợi đứa con gọi tiếng “ba”
thiêng liêng.
– Nghe tiếng gọi “Thu! Con”. Con bé giật
mình, tròn mắt nhìn bởi vì đến tận bây giờ, tám tuổi, lần đầu tiên nó được nghe
tiếng gọi ấy. Tiếng gọi nó khao khát, mong chờ đã đến với nó thật bất ngờ. Bởi
vậy, nó ngạc nhiên.
– Con bé ngơ ngác, lạ lùng vì khuôn mặt của người
gọi tên nó, gọi nó là con khác với khuôn mặt người cha in sâu trong tâm trí nó
– người cha trong tấm hình.s
– Khi ông Sáu bước về phía nó, miệng lặp bặp, run
run “Ba đây con”, con bé la quá, nó chớp mắt nhìn bác Ba như muốn hỏi “Đó là
ai?”. Và rồi, nó sợ hãi, mặt tái đi. Vụt bỏ chạy, kêu thét cầu cứu “Má! Má!” =>
Nó thấy ông Sáu hoàn toàn xa lạ:
+ Vết sẹo làm cho khuôn mặt người cha thay đổi, khác với
hình ảnh trong hình, trong tâm trí đứa con.
+ Trí tuệ non nớt và hơn nữa, chưa một lần được gặp ba
nên bé Thu không thể nhận ra đường nét gương mặt người cha trong tấm ảnh trên
gương mặt ông Sáu.
+ Con bé yêu ba, một tình yêu sâu sắc, mãnh liệt và tuyệt
đối trung thành với người ba trong bức ảnh.
Trái với mong đợi của người cha, đứa con không lao vào
vòng tay anh mà ngơ ngác nhìn rồi hoảng sợ, bỏ chạy. Đứa con không gọi tiếng
“ba” thiêng liêng mà người cha nóng lòng chờ đợi, thay vào đó là tiếng kêu cứu,
hoảng hốt “Má! Má!”. Quá bất ngờ, ông đứng sững lại, nhìn theo con. Sự đau
đớn, nỗi thất vọng thể hiện rõ trên khuôn mặt và hình ảnh “đôi tay buông xuống
như bị gãy”. Đôi tay ngỡ tưởng là được ôm con với bao khao khát của tình phụ tử
thiêng liêng, giờ đây hụt hẫng, choáng váng.
3. Những ngày ông Sáu ở nhà
Ông Sáu | Bé Thu |
Ông tìm đủ mọi cách để nghe con gái gọi tiếng “ba” nhưng con bé dứt khoát không chịu gọi mặc dù cả ngày ông quanh quẩn bên con, vỗ về, yêu thương, chiều chuộng | Nó kiên quyết không chịu nhận ba, không chịu gọi tiếng “ba”: – Mẹ bảo nó gọi “ba”, nó không gọi – Mọi người trong gia đình khuyên nhủ, nó không nghe – Trong mọi tình huống, con bé đều tìm cách né tránh để không phải gọi tiếng “ba” – Bé Thu tỏ ra ương ngạnh, bướng bỉnh, kiên quyết từ chối những cử chỉ yêu thương ông Sáu dành cho nó: + Ông Sáu gắp trứng cá vào bát, nó hất ra + Khi bị đánh, nó im lặng, gắp trứng vào bát, lấy xuồng sang nhà bà |
Điều đó cho thấy, tình cảm bé Thu: Đó là một đứa bé yêu
người ba trong tấm ảnh, một tình yêu sâu sắc, mãnh liệt với cả sự trung thành
tuyệt đối.
4. Khi chia tay, người cha trở lại chiến khu
– Sau một đêm ngủ với ngoại, nó trở về từ sáng sớm, nó
mong được gặp ba.
Lý do: Bởi
ngoại gặng hỏi vì sao nó không nhận ba, mãi rồi nó mới trả lời, do ba không
giống tấm hình chụp chung với má, điểm không giống đó là vết sẹo. Ngoại đã giải
thích vết sẹo là do tội ác thằng Tây gây ra. Sau lời giải thích, nó nằm im, lăn
lộn, thỉnh thoảng thở dài như người lớn, nó suy nghĩ, trăn trở, ân hận, tiếc
nuối vì khi nó nhận ra đây đúng là người ba nó yêu thương thì cũng là lúc ba nó
trở về chiến trường.
– Khi ông Sáu bắt tay chào mọi người
+ Đứng góc này, góc khác, tựa cửa nhìn mọi người, nó
không lẩn đi, không tránh mặt ba như hai ngày vừa qua.
+ Không bướng bỉnh, nhăn mày, cau có mà vẻ mặt buồn
rầu, sầm lại “Cái vẻ buồn ….. rất dễ thương”; ánh mắt không ngơ ngác, lạ lùng
mà nhìn về phía ba với vẻ nghĩ ngợi sâu xa.
Đó không phải là khuôn mặt, ánh mắt của đứa trẻ hồn
nhiên, trong sáng mà đầy ắp suy nghĩ, dằn vặt, tiếc nuối, mà là ánh mắt già dặn
trên khuôn mặt trẻ thơ trong chiến tranh – cái già dặn ấy là bởi sự hiểu lầm mà
chiến tranh gây ra. Trong ánh mắt của bé Thu, bức tường thành lạnh lùng,
xa lạ đã sụp đổ, chỉ còn sự e ngại, ấm áp xen lẫn lo âu.
- Ông Sáu: Khoác
ba lô lên vai, nhìn con bé trìu mến lẫn buồn rầu mà không dám lại gần. Khi ấy, đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao, tình
cha con bỗng dậy sóng trong lòng nó. Khi ông Sáu chào con ra đi, điều không ai
ngờ tới đã xảy ra:
– Con bé kêu thét lên, chạy xô tới, nhảy thót lên ôm chặt
lấy ba nó.
– Tiếng gọi “ba” đầu tiên của con bé:
+ Tiếng gọi “ba” đầu tiên của con bé là tình yêu thương
sâu sắc, mãnh liệt dồn nén trong lòng nó bao lâu giờ đây đã bật ra.
+ Tiếng gọi chứa nỗi ân hận, đau đớn, tiếc nuối.
+ Tiếng gọi níu giữ, hoảng hốt.
* Bác Ba – người kể chuyện đã bình
luận: “Tiếng kêu của nó như tiếng xé … xót xa”. Bởi đó là tiếng
gọi thiêng liêng, quý giá mà người lính từ ngày làm cha mong mỏi, chờ đợi suốt
tám năm ròng, chờ đợi trong tuyệt vọng trong ba ngày qua. Đó là tiếng gọi “ba”
đầu tiên của đứa con, tiếng gọi mà nó khao khát, chờ đợi suốt tám năm ròng. Giờ
đây, cha – con thỏa nguyện ước mong nhưng cũng là thời khắc người cha phải trở
lại chiến trường – nơi sự sống, cái chết cách nhau trong gang tấc. => Tiếng
gọi cho thấy tình cha con sâu nặng, và cả cái éo le, nghiệt ngã của chiến tranh
Tất cả các hành động của bé Thu cho thấy tình yêu thương
ba sâu sắc, mãnh liệt; đó cũng chính là nỗi đau trong lòng đứa con khi vừa nhận
ra ba cũng là lúc rời xa ba.
- Bé Thu: giữ ba
không chỉ bằng chân tay, bằng lời nói mà bằng cả nụ hôn của đứa con, nó muốn áp
cả cơ thể bé nhỏ của nó vào ba để cảm nhận sự ấm áp của tình ruột thịt, của
tình phụ tử thiêng liêng. - Ông Sáu: thực sự bất
ngờ trước tiếng gọi “ba” của con, ông càng bất ngờ hơn khi cùng với tiếng gọi,
đứa con chạy xô tới, nhảy thót lên, ôm chặt lấy ông. Đó là niềm hạnh phúc lớn
lao, bất ngờ, ông bật khóc và lén quay đi lau nước mắt:
– Đó là giọt nước mắt vui sướng, hạnh phúc của tình
phụ tử thiêng liêng. Đó là giọt nước mắt đau đớn, xót xa của người làm cha lần
đầu ôm con, nghe con gọi tiếng “ba” nhưng phải đi ngay.
– Là giọt nước mắt của tình yêu thương dành cho con, nuối
tiếc không thể gần con, chăm sóc con.
– Phải chăng, đó còn là nỗi ân hận vì đã hiểu lầm, đánh
con.
- Bé Thu đành chấp nhận cho ba đi khi giữ ba ở lại không được,
với lời dặn: “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba”.
* Cảm nhận về cuộc chia tay: Đó là cuộc chia ly đẫm nước mắt của cả cha con và tất cả
mọi người xung quanh. Ở đó, ta cảm nhận được vẻ đẹp của tình cha con thiêng
liêng, sâu sắc, mãnh liệt, vẻ đẹp của tình cảm đứa con dành cho ba, vẻ đẹp tâm
hồn, tính cách của bé Thu. Song, trong cảnh chia ly ấy, ta cũng cảm nhận được
rất rõ nỗi đau mà chiến tranh gây ra cho con người, đặc biệt là với trẻ em.
* Cảm nhận chung về bé Thu:
- Là một đứa trẻ bướng bỉnh, gan góc, có cả tinh thần mạnh
mẽ, có lòng trung thành tuyệt đối. Tính cách và phẩm chất ấy sau này khiến bé
Thu trở thành cô giao liên lanh lợi, dũng cảm, gan dạ. - Đó là một đứa trẻ có tâm hồn trong sáng, yêu thương ba
sâu sắc, mãnh liệt, là hiện thân cho vẻ đẹp tâm hồn trẻ thơ trong chiến tranh
cũng như những nỗi đau, sự thiệt thòi mà trẻ em trong chiến tranh phải gánh chịu.
5. Tâm trạng, hành động của ông Sáu khi trở lại
chiến khu
- Ông luôn nhớ thương con, dằn vặt, khổ tâm vì đã hiểu lầm
con, đánh con - Ông nhớ lời dặn của con về cây lược nhưng ông không mua
mà tự tay làm lược tặng con với sự kì công, tỉ mỉ, công phu:
– Vui sướng khi nhặt được mẩu ngà và quyết định làm
một cây lược ngà.
– Làm một cây cưa nhỏ bằng vỏ đạn của Mỹ.
– Cưa khúc ngà thành nhiều mảnh nhỏ rồi ông chọn một
mảnh làm cây lược.
– Ông cưa từng chiếc răng lược thận trọng, tỉ mỉ,
ông mài, chuốt để chiếc lược bóng, nhẵn.
– Ông gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét “Yêu nhớ tặng
Thu con của ba”.
– Khi cây lược hoàn thành, ông thường xuyên đem nó
trải lên mái tóc của mình cho cây lược thêm bóng, thêm mượt; những lúc nhớ con,
ông mang cây lược ra ngắm nghía; không lúc nào ông rời cây lược, luôn mang nó
bên mình, trang trọng đặt nơi túi áo ngực.
- Với ông Sáu, cây lược là một vật chứa đầy ý nghĩa:
– Cây lược chứa đựng tất cả tình cảm người cha dành
cho con, cây lược chưa chải mái tóc con lần nào nhưng phần nào gỡ rối tâm trạng
ông Sáu: hối hận, day dứt vì hiểu lầm con, đánh con.
– Cây lược chứa đựng sự nâng niu, trân trọng của ông
Sáu về tình cảm của con gái dành cho mình.
- Giây phút cuối cùng của người cha:
– Người cha đã không thể trở về tặng con cây lược
như lời đã hứa, ông Sáu bị thương rất nặng. “Trong giây phút cuối cùng …. anh
mới nhắm mắt đi xuôi”
– Người kể đã bình luận “hình như chỉ có tình cha
con là không thể chết được” vì:
+ Ông Sáu bị thương rất nặng, không còn sức nhưng
ông vẫn gắng gượng lấy lược trao cho bác Ba.
+ Ông dồn hết những gì muốn nói vào trong ánh mắt,
đó là ánh mắt mà người kể chuyện khẳng định “không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn
ấy”:
=> Đó là cái nhìn chan
chứa tình yêu thương con sâu sắc, mãnh liệt của người cha.
=> Đó là cái nhìn chứa đựng cả nỗi đau đớn, tuyệt vọng vì
biết rằng mình không thể trở về gặp con được nữa.
=> Đó là cái nhìn tin cậy, giao phó trọng trách lớn lao cho
người đồng đội – cái nhìn chứa mệnh lệnh thiêng liêng của trái tim người lính –
người cha: “Anh hãy mang cây lược này về trao tận tay cho bé Thu”.
Hành động và cái nhìn ông Sáu cho thấy với ông cây lược lớn
lao, vô giá đến mức nào. Tình cha con gửi trong cây lược sâu sắc, mãnh liệt,
bất diệt. Bom đạn kẻ thù cướp đi sự sống của người cha nhưng tình cha con
thì không bao giờ chết, nó sống mãi trong chiếc lược ngà – chiếc lược mang hơi
ấm người cha, mang nhịp đập trái tim người cha luôn dành tình cảm sâu đậm nhất
cho con. Chiến tranh tàn khốc có thể hủy diệt nhiều thứ nhưng không bao
giờ có thể hủy diệt những tình cảm thiêng liêng, cao đẹp của con người. Và ở
đây là tình cảm cha con trong chiến tranh mãi là tình cảm thiêng liêng, bất
diệt.
ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT
- Nghệ thuật xây
dựng tình huống truyện - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Miêu tả tâm
lý nhân vật: Trẻ con (bé Thu) và người
lính – người cha trong chiến tranh - Ngôi
kể – người kể chuyện giúp cho cái nhìn khách quan, đem lại nhiều cảm xúc cho người đọc.
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Giải thích vì sao bác ba nói “không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy” 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.