Giải sách bài tập Vật lý 11 bài 4 2024

Xem Giải sách bài tập Vật lý 11 bài 4 2024

Loạt bài Giải sách bài tập Vật Lí lớp 11 hay nhất được biên soạn bám sát nội dung sách bài tập Vật Lí lớp 11 giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà, từ đó đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi môn Vật Lí 11.

  • Bài 26: Khúc xạ ánh sáng
  • Bài 27: Phản xạ toàn phần

Giải SBT Vật Lí 11 Bài 1. Điện tích. Định luật Cu-lông

Bài 1.1 trang 3 Sách bài tập Vật Lí 11: Nhiễm điện cho một thanh nhựa rồi đưa nó lại gần hai vật M và N. Ta thấy thanh nhựa hút cả hai vật M và N. Tình huống nào dưới đây chắc chắn không thể xảy ra ?

A. M và N nhiễm điện cùng dấu.

B. M và N nhiễm điện trái dấu.

C. M nhiễm điện, còn N không nhiễm điện.

D. Cả M và N đều không nhiễm điện.

Lời giải:

Đáp án B

Bài 1.2 trang 3 Sách bài tập Vật Lí 11: Một hệ cô lập gồm ba điện tích điểm, có khối lượng không đáng kể, nằm cân bằng với nhau. Tinh huống nào dưới đây có thể xảy ra ?

A. Ba điện tích cùng dấu nằm ở ba đỉnh của một tam giác đều.

B. Ba điện tích cùng dấu nằm trên một đường thẳng.

C. Ba điện tích không cùng dấu nằm tại ba đỉnh của một tam giác đều.

D. Ba điện tích không cùng dấu nằm trên một đường thẳng.

Lời giải:

Đáp án D

Bài 1.3 trang 3 Sách bài tập Vật Lí 11: Nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích điểm lên 3 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ

A. tăng lên 3 lần.    B. giảm đi 3 lần.

C. tăng lên 9 lần.    D. giảm đi 9 lần.

Lời giải:

Đáp án D

Bài 1.4 trang 4 Sách bài tập Vật Lí 11: Đồ thị nào trong Hình 1.1 có thể biểu diễn sự phụ thuộc của lực tương tác giữa hai điện tích điểm vào khoảng cách giữa chúng ?

Lời giải:

Đáp án D

Bài 1.5 trang 4 Sách bài tập Vật Lí 11: Hai quả cầu A và B có khối lượng m1 và m2 được treo vào một điểm o bằng hai sợi dây cách điện OA và AB (Hình 1.2). Tích điện cho hai quả cầu. Lực căng T của sợi dây OA sẽ thay đổi như thế nào so với lúc chúng chưa tích điện ?

A. T tăng nếu hai quả cầu tích điện trái dấu.

B. T giảm nếu hai quả cầu tích điện cùng dấu.

C. T thay đổi.

D. T không đổi.

Lời giải:

Đáp án D

Giải SBT Vật Lí 11 Bài 2: Thuyết Êlectron. Định luật bảo toàn điện tích

Bài 2.1 trang 5 Sách bài tập Vật Lí 11: Môi trường nào dưới đây không chứa điện tích tự do ?

A. Nước biển.   B. Nước sông.

C. Nước mưa.   D. Nựớc cất.

Lời giải:

Đáp án D

Bài 2.2 trang 5 Sách bài tập Vật Lí 11: Trong trường hợp nào dưới đây sẽ không xảy ra hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng ?

Đặt một quả cầu mang điện ở gần đầu của một

A. thanh kim loại không mang điện.

B. thanh kim loại mang điện dương.

C. thanh kim loại mang điện âm.

D. thanh nhựa mang điện âm.

Lời giải:

Đáp án D

Bài 2.3 trang 6 Sách bài tập Vật Lí 11: Vào mùa hanh khô, nhiều khi kéo áo len qua đầu, ta thấy có tiếng nổ lách tách. Đó là do

A. hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc.

B. hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.

C. hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng.

D. cả ba hiện tượng nhiễm điện nêu trên.

Lời giải:

Đáp án B

Bài 2.4 trang 6 Sách bài tập Vật Lí 11: Đưa một quả cầu kim loại A nhiễm điện dương lại gần một quả cầu kim loại B nhiễm điện dương. Hiện tượng nào dưới đây sẽ xảy ra ?

A. Cả hai quả cầu đều bị nhiễm điện do hưởng ứng.

B. Cả hai quả cầu đều không bị nhiễm điện do hưởng ứng.

C. Chỉ có quả cầu B bị nhiễm điện do hưởng ứng.

D. Chỉ có quả cầu A bị nhiễm điện do hưởng ứng.

Lời giải:

Đáp án A

Bài 2.5 trang 6 Sách bài tập Vật Lí 11: Muối ăn (NaCl) kết tinh là điện môi. Chọn câu đúng.

A. Trong muối ăn kết tinh có ion dương tự do.

B. Trong muối ăn kết tinh có ion âm tự do.

C. Trong muối ăn kết tinh có êlectron tự do.

D. Trong muối ăn kết tinh không có ion và êlôctron tự do.

Lời giải:

Đáp án D

Bài 2.6 trang 6 Sách bài tập Vật Lí 11: Hai quả cầu kim loại nhỏ A và B giống hệt nhau, được treo vào một điểm O bằng hai sợi chỉ dài bằng nhau. Khi cân bằng, ta thấy hai sợi chỉ làm với đường thẳng đứng những góc α bằng nhau (Hình 2.1). Trạng thái nhiễm điện của hai quả cầu sẽ là trạng thái nào dưới đây ?

A. Hai quả cầu nhiễm điện cùng dấu.

B. Hai quả cầu nhiễm điện trái dấu.

C. Hai quả cầu không nhiễm điện.

D. Một quả cầu nhiễm điện, một quả cầu không nhiễm điện.

Lời giải:

Đáp án A

Giải SBT Vật Lí 11 Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện

Bài 3.1 trang 7 Sách bài tập Vật Lí 11: Tại điểm nào dưới đây sẽ không có điện trường ?

A. Ở bên ngoài, gần một quả cầu nhựa nhiễm điện.

B. Ở bên trong một quả cầu nhựa nhiễm điện.

C. Ở bên ngoài, gần một quả cầu kim loại nhiễm điện.

D. Ở bên trong một quả cầu kim loại nhiễm điện.

Lời giải:

Đáp án D

Bài 3.2 trang 7 Sách bài tập Vật Lí 11: Đồ thị nào trong Hình 3.1 phản ánh sự phụ thuộc của cường độ điộn trường của một điện tích điểm vào khoảng cách từ điện tích đó đến điểm mà ta xét?

Lời giải:

Đáp án D

Bài 3.3 trang 7 Sách bài tập Vật Lí 11: Điện trường trong khí quyển gần mặt đất có cường độ 200 V/m, hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới. Một êlectron (-e = -l,6.10-19 C) ở trong điện trường này sẽ chịu tác dụng một lực điện có cường độ và hướng như thế nào?

A. 3,2.10-21 N ; hướng thẳng đứng từ trên xuống.

B. 3,2.10-21 N ; hướng thẳng đứng từ dưới lên.

C. 3,2.10-17 N ; hướng thẳng đứng từ trên xuống.

D. 3,2.10-17 N ; hướng thẳng đứng từ dưới lên.

Lời giải:

Đáp án D

Bài 3.4 trang 8 Sách bài tập Vật Lí 11: Những đường sức điện nào vẽ ở Hình 3.2 là đường sức của điện trường đều?

A. Hình 3.2a.

B. Hình 3.2b.

C. Hình 3.2c.

D. Không có hình nào.

Lời giải:

Đáp án C

Bài 3.5 trang 8 Sách bài tập Vật Lí 11: Hình ảnh đường sức điện nào vẽ ở Hình 3.2 ứng với các đường sức của một điện tích điểm âm?

A. Hình ảnh đường sức điện ở Hình 3.2a.

B. Hình ảnh đường sức điện ở Hình 3.2b.

C. Hình ảnh đường sức điện ở Hình 3.2c.

D. Không có hình ảnh nào.

Lời giải:

Đáp án B

Bài 3.6 trang 8 Sách bài tập Vật Lí 11: Trên Hình 3.3 có vẽ một số đường sức của hệ thống hai điện tích điểm A và B. Chọn câu đúng.

A. A là điện tích dương, B là điện tích âm.

B. A là điện tích âm, B là điện tích dương.

C. Cả A và B là điện tích dương.

D. Cả A và B là điện tích âm.

Lời giải:

Đáp án D

A. Công của lực điện

1. Công của lực điện trong điện trường đều

Lực điện trong điện trường: $overrightarrow{F} = q.overrightarrow{E}$

Công của lực điện di chuyển điện tích q theo đoạn thẳng MN hợp với các đường sức một góc bất kì $alpha $:

$A_{MN} = q.E.d$

Trong đó: $A_{MN}$: Công của lực điện (J).

q: Độ lớn của điện tích (C).

E: Độ lớn của cường độ điện trường (V/m).

d: độ lớn hình chiếu của đoạn MN lên một đường sức bất kì (m).

  • Nếu $alpha  > 90^{circ}$ thì $A_{MN} < 0$.
  • Nếu $alpha  < 90^{circ}$ thì $A_{MN} > 0$.

Kết luận: Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường đều từ M đến N là $A_{MN} = q.E.d$, không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu M điểm cuối N của đường đi.

2. Công của lực điện khi di chuyển điện tích trong điện trường bất kì: Không phụ thuộc vào hình dạng quỹ đạo mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu M và điểm cuối N.

B. Thế năng của một điện tích trong điện trường

1. Khái niệm

Thế năng của một điện tích trong một điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường khi đặt điện tích q tại điểm mà ta xét.

Đối với một điện tích q dương thì thế năng tại điểm đặt của nó là:

W = A = q.E.d, trong đó: d là khoảng cách từ điểm đặt q đến bản âm.

Thế năng tại điểm M đặt điện tích q sinh ra bởi điện trường bất kì do nhiều điện tích gây ra chinh là công di chuyển q từ M ra vô cực: $W_{M} = A_{Mrightarrow vô cực}$.

2. Sự phụ thuộc của thế năng vào điện tích

$W_{M} = A_{M} = V_{M}.q$

Trong đó $V_{M}$ là hệ số tỉ lệ chỉ phụ thuộc vào vị trí của điểm M trong điện trường (Điện thế).

3. Công của lực điện và độ giảm thế năng của điện trường

Khi một điện tích q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường thì công mà lực điện tác dụng lên điện tích đó sinh ra sẽ bằng độ giảm thế năng của điện tích q trong điện trường.

$A_{MN} = W_{M} – W_{N}$.

Viết công thức tính công của lực điện trong sự di chuyển của một điện  tích trong điện trường đều.

Công thức tinh công của lực điện trong điện trường đều: A = q.E.d

Trong đó: A: là công của lực điện (J).

q: độ lớn của điện tích (C).

E: độ lớn của cượng độ điện trường tại điểm đang xét (V/m).

d: Độ dài hình chiếu của vevto cường độ điện trường lên một đường sức (m). 

Nêu đặc điểm của công của lực điện tác dụng lên điện tích thử q khi cho q di chuyển trong điện trường.

Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường đều từ M đến N là $A_{MN} = q.E.d$, không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu M điểm cuối N của đường đi.

Thế năng của điện tích q trong một điện trường phụ thuộc vào q như thế nào ?

Thế năng của điện tích điểm q đặt trong một điện trường tỉ lệ thuận với độ lớn của điện tích.

Cho điện tích thử q di chuyển trong một điện trường đều dọc theo hai đoạn thẳng MN và NP. Biết rằng lực điện sinh công dương và MN dài hơn NP. Hỏi kết quả nào sau đây là đúng, khi so sánh các công AMN và ANP của lực điện ?

A. AMN > ANP.

B. AMN < ANP.

C. AMN = ANP.

D. Cả ba trường hợp A, B, C đều có thể xảy ra.

Chọn đáp án D.

Giải thích: Công của lực điện trường tác dụng lên một điện tích điểm q phụ thuộc vào hình chiếu của quỹ đạo đường đi lên một đường sức.

Một electron di chuyển được đoạn đường 1 cm, dọc theo một đường sức điện, dưới tác dụng của một lực điện trong một điện trường đều có cường độ điện trường 1000 V/m. Hỏi công của lực điện có giá trị nào sau đây ?

A. $- 1,6.10^{-16}$ J.

B. $+ 1,6.10^{-16}$ J.

C. $- 1,6.10^{-18}$ J.

D. $+ 1,6.10^{-18}$ J.

Chọn đáp án D.

Giải thích: A = q.E.d = $1,6.10^{-19}. 1000.1.10^{-2} = + 1,6.10^{-18}$ (J).

Cho một điện tích di chuyển trong điện trường dọc theo một đường cong kín xuất phát từ điểm M rồi trở lại điểm M. Công của lực điện bằng bao nhiêu ?

Công của lực điện là A = 0 (J) vì điện tích đi chuyển theo một đường cong kín.

Một electron được thả không vận tốc ban đầu ở sát bản âm, trong điện trường đều ở giữa hai bàn kim loại phẳng, điện tích trái dấu. Cường độ điện trường giữa hai bản là 1000V/m. Khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Tính động năng của electron khi nó đến đập vào bản dương.

Công của lực điện là: A = q.E.d = $1,6.10^{-19}. 1000.1.10^{-2} = + 1,6.10^{-18}$ (J)

Theo định luật biến thiên thế năng, ta có: Wđ = A (J).

Cho một điện tích dương Q đặt tại điểm O. Đặt một điện tích âm q tại điểm M. Chứng minh rằng thế năng của q ở M có giá trị âm.

Thế năng tại điểm M là: $W_{M} = q.V_{M}$

Ta thấy:  q < 0

Thành phần $V_{M}$ là điện thế do điện tích điểm Q  dương gây ra tại M nên có giá trị dương.

Do đó: $W_{M} < 0$.

Bạn đang tìm hiểu bài viết Giải sách bài tập Vật lý 11 bài 4 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)