Nội dung chính
- 1 Xem Giai cấp lãnh đạo của cách mạng Tân Hợi 2024
- 2 Cách mạng Tân Hợi (1911)
- 3 Tìm hiểu cách mạng Tân Hợi lớp 11
- 4 1. Nguyên nhân, hoàn cảnh cuộc cách mạng Tân Hợi
- 5 Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi (1911)
- 5.1 Lý thuyết Trung Quốc
- 5.2 Xác định trên bản đồ Trung Quốc (treo tường) những vùng bị các nước đế quốc chiếm đóng
- 5.3 Nêu diễn biến chính của các phong trào yêu nước của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
- 5.4 Dựa trên lược đồ (hình 8), trình bày diễn biến chính của cách mạng Tân Hợi
- 5.5 Nêu kết quả của Cách mạng Tân Hợi. Vì sao gọi cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản không triệt để ?
- 5.6 Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên ?
- 5.7 Nguyên nhân nào dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai?
- 5.8 Tại sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương ?
- 5.9 Từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, hãy rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay.
- 5.10 HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Xem Giai cấp lãnh đạo của cách mạng Tân Hợi 2024
Cách mạng Tân Hợi (1911)
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.82 KB, 2 trang )
Dựa vào phong trào đấu tranh bền bỉ, liên tục của quần chúng
Dựa vào phong trào đấu tranh bền bỉ, liên tục của quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản Trung Quốc bắt
đầu tập hợp lực lượng và thành lập các hội, các đảng. Đại diện ưu tú nhất cho phong trào cách mạng tư
sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là Tôn Trung Sơn. Tháng 8 – 1905, ông thành lập Trung Quốc Đồng minh
hội và đề ra Học thuyết Tam dân (Dân tộc độc lập. Dân quyền tự do. Dân sinh hạnh phúc) nhằm “đánh đổ
Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa. thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất”.
Dưới sự lãnh đạo của Đồng minh hội, cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ và giành thắng lợi ở Vũ Xương
(10 – 10 – 1911).Phong trào cách mạng lan rộng nhanh chóng sang tốt có các tỉnh miền Nam từ Quảng
Đông, Quảng Tây đến Tứ Xuyên và tiến dán lên miền Bắc Chính phủ Mãn Thanh chỉ còn giữ mấy tỉnh
miền Bắc và cuối cùng bị sụp đổ.
Ngày 29 – 12 – 1911, một chính phủ lâm thời được thành lập ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa
dân quốc. Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng thống lâm thời. Nhưng những người lãnh đạo đã không
kiên quyết lại vội vã thương lượng, đưa Viên Thế Khải – vốn là một đại thần nhà Thanh, lên thay Tôn
Trung Sơn (tháng 2 – 1912) làm Tổng thống. Cách mạng coi như đã kết thúc
Cách mạng Tán Hợi là một cuộc cách mạng tư sản, có ý nghĩa lịch sử rất lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử
Trung Quốc, chế độ quân chủ chuyên chế đã bị lật đổ, chế độ cộng hòa ra đời. Cách mạng đã tạo điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc và có ảnh hưởng đáng kể đối với
phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.Cách mạng Tân Hợi cũng còn những hạn chế. Đây
là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc và không tích cực chống
phong kiến. Cuộc cách mạng này mới lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế của nhà Thanh, nhưng
chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Tìm hiểu cách mạng Tân Hợi lớp 11
Cách mạng Tân Hợi lớp 11 là một trong những bài giảng quan trọng nằm trong chương trình dạy và học lịch sử phổ thông lớp 11. Lịch sử đã ghi lại cuộc cách mạng này còn có tên gọi là Cách mạng Trung Quốc hay Cách mạng 1911. Để có thêm những thông tin chi tiết về cuộc cách mạng này, cùng tham khảo kiến thức tổng hợp dưới đây.
1. Nguyên nhân, hoàn cảnh cuộc cách mạng Tân Hợi
* Nguyên nhân:
Cách mạng Tân Hợi do sự mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân với chếđộ phong kiến vàđế quốc.
Bởi nhà Mãn Thanh hèn nhát cản trở sự phát triển củađất nước, đã trao quyền khai thácđường sắt cho bọnđế quốc, làm bán rẻ lợi ích của dân tộc.
* Hoàn cảnh:
Đầu năm 1905, phong tràođấu tranh chống phong kiến, chống đế quốc lan rộng khắp các tỉnh tại Trung Quốc. Nắm bắt tình hình Tôn Trung Sơn từ châu u về Nhật Bản với mụcđích thành lập một chínhđảng. Vào tháng 8-1905, chínhđảng của giai cấp tư sản Trung Quốc Trung Quốc –Đồng minh hội rađời. Thành phần của hộ này bao gồm: tiểu tư sản,địa chủ, tư sản,đại biểu công nông, thân sĩ bất bình với nhà Thanh.
Dựa trên học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn,Đồng minh hội đưa ra Cương lĩnh chính trị nêu rõ: “Dân tộcđộc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”. Thành lập Dân quốc,đánhđổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thực hiện quyền bìnhđẳng về ruộngđất cho dân cày là mục tiêu của hội. Phong trào cách mạng Trung Quốc phát triển theo conđường dân chủ tư sản dưới sự lãnhđạo củaĐồng minh hội.
Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi (1911)
Mục a
a) Hoàn cảnh lịch sử
– Vào đầu thế kỉ XX, giai cấp tư sản Trung Quốc đã lớn mạnh lên rất nhiều. Họ bị tư bản nước ngoài và triều đình phong kiến Mãn Thanh chèn ép, kìm hãm.
– Dựa vào các cuộc đấu tranh bền bỉ của quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản Trung Quốc bắt đầu thành lập các tổ chức chính trị của mình. Tôn Trung Sơn là đại diện ưu tú và là lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc.
Mục b
b) Tôn Trung Sơn và Trung Quốc Đồng minh hội
-Tôn Trung Sơn là một trí thức có tư tưởng cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
-Tháng 8/1905, Tôn Trung Sơn tập hợp giai cấp tư sản Trung Quốc thành lậpTrung QuốcĐồng minh hội– chính Đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc.
– Thành phần: tri thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh, cùng một số ít đại biểu công nông.
-Cương lĩnh chính trị: theo chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn, nêu rõ: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”
-Mục tiêu:lật đổ Mãn Thanh, thành lập dân quốc, thực hiện bình đẳng về ruộng đất cho dân cày.
– Lực lượng tham gia: trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, công – nông,…
Tôn Trung Sơn
Mục c
c) Cách mạng Tân Hợi 1911
* Nguyên nhân
– Nhân dân Trung Quốc mâu thuẫn với đế quốc phong kiến.
– Ngòi nổ của cách mạng là do nhà Thanh trao quyền kinh doanh đường sắt cho đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc (quốc hữu hóa đường sắt) nên phong trào “giữ đường” bùng nổ, nhân cơ hội đó Đồng minh hội phát động đấu tranh.
* Diễn biến:
Lược đồ diễn biến cách mạng Tân Hợi
– Khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương 10/10/1911, lan rộng khắp miền Nam, miền Trung Trung Quốc.
– Ngày 29/12/1911: Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh
+ Tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc.
+ Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống lâm thời.
+ Hiến pháp lâm thời được thông qua, công nhận quyền bình đẳng và quyền tự do dân chủ của mọi công dân. Không đề cập đến vấn đề ruộng đất của nông dân.
– Trước thắng lợi của cách mạng, tư sản thương lượng với nhà Thanh, đế quốc can thiệp.
=> Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức (12/2/1912), Viên Thế Khải làm Tổng thống (6/3/1912) – thế lực phong kiến quân phiệt lên nắm quyền.
* Tính chất – ý nghĩa:là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản
– Lật đổ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
– Ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Á.
* Hạn chế
– Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến.
– Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược.
– Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
=> Cách mạng Tân Hợi (1911) mang tính chất là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
* Nguyên nhân thất bại
– Chưa thủ tiêu triệt để giai cấp phong kiến, chưa tấn công đế quốc.
– Chưa giải quyết vấn đề thiết yếu cho dân cày: Ruộng đất.
Mục d
d) Mở rộng: Tư tưởng Tôn Trung Sơn ảnh hưởng đến con đường đấu tranh của Phan Bội Châu:
– Học thuyết Tam dân và cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc đã có ảnh hưởng đến nhiều nhà yêu nước Việt Nam trong đó có Phan Bội Châu.
– Tháng 6-1912, Phan Bội Châu và các đồng chí của mình thành lập Việt Nam Quang phục hội với mục đích: đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.
ND chính
– Tôn Trung Sơn và Trung Quốc Đồng minh hội. – Cách mạng Tân Hợi 1911: nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa, hạn chế,… – Tư tưởng Tôn Trung Sơn ảnh hưởng đến con đường đấu tranh của Phan Bội Châu. |
Sơ đồ tư duy Trung Quốc
Loigiaihay.com
Lý thuyết Trung Quốc
Lý thuyết Trung Quốc
Xác định trên bản đồ Trung Quốc (treo tường) những vùng bị các nước đế quốc chiếm đóng
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 13 SGK Lịch sử 11
Nêu diễn biến chính của các phong trào yêu nước của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 14 SGK Lịch sử 11
Dựa trên lược đồ (hình 8), trình bày diễn biến chính của cách mạng Tân Hợi
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 17 SGK Lịch sử 11
Nêu kết quả của Cách mạng Tân Hợi. Vì sao gọi cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản không triệt để ?
Giải bài tập 1 trang 17 SGK Lịch sử 11
Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên ?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 109 SGK Lịch sử 11
Nguyên nhân nào dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 94 SGK Lịch sử 11. Nguyên nhân nào dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai?
Tại sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương ?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 133 SGK Lịch sử 11
Từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, hãy rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay.
Giải bài tập 3 trang 101 SGK Lịch sử 11
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Giai cấp lãnh đạo của cách mạng Tân Hợi 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.