Giả sử khi không có hệ thống ngân hàng cung tiền của một nền kinh tế là 18 tỷ đồng 2024

Xem Giả sử khi không có hệ thống ngân hàng cung tiền của một nền kinh tế là 18 tỷ đồng 2024

788 câu trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô  P6

Bộ đề thi trắc nghiệm (có đáp án) môn Kinh tế vĩ mô. Nội dung bao gồm 788 câu hỏi trắc nghiệm (kèm đáp án) được phân thành 8 phần như sau:

  • Phần 1: 99 câu
  • Phần 2: 99 câu
  • Phần 3: 99 câu
  • Phần 4: 98 câu
  • Phần 5: 99 câu
  • Phần 6: 99 câu
  • Phần 7: 98 câu
  • Phần 8: 97 câu

Các câu trắc nghiệm đã được kiểm duyệt nhiều lần, cả về nội dung lẫn hình thức trình bày (lỗi chính tả, dấu câu) và được đánh mã số câu hỏi rất phù hợp cho nhu cầu tự học, cũng như sưu tầm. Mời các bạn tham gia tìm hiểu phần 6 gồm 99 câu trắc nghiệm + đáp án bên dưới.

MACRO_2_P6_1: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 1.000. Với số liệu trên, số nhân tiền là:
3
4
5
Không phải các kết quả trên.

MACRO_2_P6_2: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 20%; Cung tiền (tỉ đồng) 3.000. Với số liệu trên, cơ sở tiền tệ là:
1.000 tỉ đồng.
600 tỉ đồng.
3.000 tỉ đồng.
Không phải các kết quả trên.

MACRO_2_P6_3: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 2.000; Với số liệu trên, cung tiền là:
6.000 tỉ đồng.
8.000 tỉ đồng.
10.000 tỉ đồng.
Không phải các kết quả trên.

MACRO_2_P6_4: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr)20%; Cung tiền (tỉ đồng) 6.000; Với số liệu trên, số nhân tiền là:
3
4
5
Không phải các kết quả trên.

MACRO_2_P6_5: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 40%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 30%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 5.000; Với số liệu trên, số nhân tiền là:
41915
2
2,5
Không phải các kết quả trên.

MACRO_2_P6_6: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 23%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 7%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 5.000; Với số liệu trên, số nhân tiền là:
4,1
4,3
14,3
Không phải các kết quả trên.

MACRO_2_P6_7: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 10%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Với số liệu trên, số nhân tiền là:
5
5,5
10
Không phải các kết quả trên.

MACRO_2_P6_8: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 40%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Cung tiền (tỉ đồng) 14.000; Với số liệu trên, số nhân tiền là:
10
2,5
2,8
Không phải các kết quả trên.

MACRO_2_P6_9: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 1.000; Với số liệu trê, muốn giảm cung tiền 1 tỉ đồng, NHTW cần:
Mua 100 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
Bán 100 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
Mua 250 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
Bán 250 triệu đồng trái phiếu chính phủ.

MACRO_2_P6_10: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 20%; Cung tiền (tỉ đồng) 3.000; Với số liệu trên, muốn giảm cung tiền 3 tỉ đồng, NHTW cần:
Mua 1 tỉ đồng trái phiếu chính phủ.
Bán 1 tỉ đồng trái phiếu chính phủ.
Mua 750 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
Bán 750 triệu đồng trái phiếu chính phủ

MACRO_2_P6_11: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 2.000; Với số liệu trên, muốn tăng cung tiền 1 tỉ đồng, NHTW cần:
Mua 100 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
Bán 100 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
Mua 250 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
Bán 250 triệu đồng trái phiếu chính phủ.

MACRO_2_P6_12: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 20%; Cung tiền (tỉ đồng) 6.000; Với số liệu trên, cơ sở tiền tệ là:
1.500 tỉ đồng.
2.000 tỉ đồng.
6.000 tỉ đồng.
Không phải các kết quả trên.

MACRO_2_P6_13: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 40%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 30%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 5.000; Với số liệu trên, muốn giảm bớt cung tiền 1 tỉ đồng NHTW cần:
Mua 1 tỉ đồng trái phiếu chính phủ.
Bán 1 tỉ triệu đồng trái phiếu chính phủ.
Mua 500 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
Bán 500 triệu đồng trái phiếu chính phủ.

MACRO_2_P6_14: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 23%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 7%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 5.000; Với số liệu trên, cung tiền là:
5.000 tỉ đồng.
20.500 tỉ đồng.
21.500 tỉ đồng.
Không phải các kết quả trên.

MACRO_2_P6_15: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 40%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 30%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 10.000; Với số liệu trên, muốn tăng cung tiền thêm 1 tỉ đồng, NHTW cần:
Mua 1 tỉ đồng trái phiếu chính phủ.
Bán 1 tỉ đồng đồng trái phiếu chính phủ.
Mua 500 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
Không phải các kết quả trên.

MACRO_2_P6_16: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 23%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 7%; Cung tiền (tỉ đồng) 41.000; Với số liệu trên, cơ sở tiền là:
10.000 tỉ đồng.
41.000 tỉ đồng.
20.500 tỉ đồng.
Không phải các kết quả trên.

MACRO_2_P6_17: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 40%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Cung tiền (tỉ đồng) 14.000; Với số liệu trên, cơ sở tiền tệ là:
1.400 tỉ đồng.
5.000 tỉ đồng.
5.600 tỉ đồng.
Không phải các kết quả trên.

MACRO_2_P6_18: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 10%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Với số liệu trên, giả sử NHNW bán 600 tỉ đồng trái phiếu chính phủ. Điều gì xảy ra lượng cung tiền:
Cung tiền tăng 600 tỉ đồng.
Cung tiền tăng 3.300 tỉ đồng.
Cung tiền giảm 3.300 tỉ đồng.
Không phải các kết quả trên.

MACRO_2_P6_19: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 40%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Với số liệu trên, giả sử NHTW mua 100 tỉ đồng trái phiếu chính phủ. Điều gì xảy ra với lượng cung tiền:
Cung tiền tăng 250 tỉ đồng.
Cung tiền tăng 280 tỉ đồng.
Cung tiền tăng 1.000 tỉ đồng.
Không phải các kết quả trên.

MACRO_2_P6_20: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 10%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Cung tiền (tỉ đồng) 22.000; Với số liệu trên, cơ sở tiền tệ của nền kinh tế là:
2.200 tỉ đồng.
4.400 tỉ đồng.
4.000 tỉ đồng.
Không phải các kết quả trên.

MACRO_2_P6_21: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 1.000; Với số liệu ở trên và giả sử các NHTM luôn dự trữ đúng mức bắt buộc. Muốn giảm lượng cung tiền, NHTW cần:
Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 10%.
Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 20%.
Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 30%.
Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộclà 40%.

MACRO_2_P6_22: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 20%; Cung tiền (tỉ đồng) 3.000; Với số liệu ở trên, điều gì xảy ra với nền kinh tế nếu các NHTM giảm tỉ lệ dự trữ xuống 10%:
Lãi suất tăng, đầu tư giảm và sản lượng tăng.
Lãi suất tăng, đầu tư giảm và sản lượng giảm.
Lãi suất giảm, đầu tư tăng và sản lượng tăng.
Lãi suất giảm, đầu tư tăng và sản lượng giảm.

MACRO_2_P6_23: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 20%; Cung tiền (tỉ đồng) 6.000; Với số liệu ở trên và giả sử các NHTM luôn dự trữ đúng mức bắt buộc. Muốn tăng cung tiền, NHTW cần:
Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 10%.
Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 20%.
Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 30%.
Không phải các kết quả trên.

MACRO_2_P6_24: Lạm phát được định nghĩa là sự tăng lên liên tục của:
Giá cả của một số loại hàng hóa thiết yếu.
Tiền lương trả cho công nhân.
Mức giá chung.
GDP danh nghĩa.

MACRO_2_P6_25: Giảm phát xảy ra khi:
Khi giá cả của một mặt hàng quan trọng trên thị trường giảm đáng kể.
Tỉ lệ lạm phát giảm.
Mức giá chung ổn định
Mức giá chung giảm.

MACRO_2_P6_26: Sức mua của tiền thay đổi:
Tỉ lệ thuận với tỉ lệ lạm phát.
Tỉ lệ nghịch với tỉ lệ lạm phát.
Không phụ thuộc vào tỉ lệ lạm phát.
Khi cung về vàng thay đổi.

MACRO_2_P6_27: Nếu mức giá tăng nhanh hơn thu nhập danh nghĩa của bạn và mọi thứ khác vẫn như cũ, thì mức sống của bạn sẽ:
Giảm.
Tăng.
Không thay đổi.
Chỉ không thay đổi khi mức giá tăng với tỉ lệ ổn định hàng năm.

MACRO_2_P6_28: Giả sử rằng mọi người dự đoán rằng tỉ lệ lạm phát là 10%. Nhưng trên thực tế lạm phát chỉ là 8%. Trong trường hợp này:
Tỉ lệ lạm phát không được dự kiến là 8%.
Tỉ lệ lạm phát không được dự kiến là 10%
Tỉ lệ lạm phát không được dự kiến là 2%.
Tỉ lệ lạm phát không được dự kiến là -2%.

MACRO_2_P6_29: Lạm phát được dự tính trước:
Gây ra nhiều tổn thất hơn so với lạm phát không được dự tính trước.
Có khuynh hướng làm tăng tiết kiệm.
Không gây ra nhiều tổn thất như trong trường hợp lạm phát không được dự tính trước.
Làm tăng lãi suất ít hơn so với lạm phát không được dự tính trước.

MACRO_2_P6_30: Lạm phát cao hơn mức được dự tính trước có xu hướng phân phối lại thu nhập theo hướng có lợi cho:
Những người có thu nhập cố định.
Những người cho vay theo lãi suất được ấn định trước.
Những ngườiđi vay theo lãi suất được ấn định trước.
Những người tiết kiệm.

MACRO_2_P6_31: Một sự gia tăng của tỉ lệ lạm phát hoàn toàn được dự tính trước:
Không gây tác hại lớn bởi vì hợp đồng về các biến danh nghĩa có thể được điều chỉnh thích ứng.
Có lợi cho cả công nhân và chủ doanh nghiệp.
Cũng gây ra chi phí cho xã hội bởi vì nó làm giảm chi phí cơ hội của việc giữ tiền.
Cũng gây ra chi phí cho xã hội bởi vì nó tái phân phối từ người cho vay sang người đi vay.

MACRO_2_P6_32: Nhận định nào dưới đây là sai?
Khi tỉ lệ lạm phát là dương, sức mua của đồng nội tệ giảm.
Lạm phát không được dự kiến trước gây ra phân phối lại thu nhập và của cải.
Lạm phát cao hơn được dự kiến trước có xu hướng làm tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền.
Khi tỉ lệ lạm phát là dương, mọi người chi ít tiền hơn.

MACRO_2_P6_33: Mức sống giảm xảy ra khi:
Thu nhập bằng tiền giảm.
CPI tăng.
Tốc độ giảm giá chậm hơn tốc độ giảm thu nhập bằng tiền.
Tốc độ tăng giá chậm hơn tốc độ tăng thu nhập bằng tiền.

MACRO_2_P6_34: Tỉ lệ lạm phát được dự kiến trước gây ra tổn thất cho xã hội bởi vì nó:
Làm giảm khối lượng và tần suất giao dịch.
Làm giảm chi phí cơ hội của việc giữ tiền.
Làm tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền.
Phân phối lại của cải từ người cho vay sang người đi vay.

MACRO_2_P6_35: Nếu tỉ lệ lạm phát lớn hơn lãi suất danh nghĩa, thì lãi suất thực tế sẽ:
Lớn hơn 0.
Không âm.
Nhỏ hơn 0.
Không dương.

MACRO_2_P6_36: Điều nào dưới đây là nguyên nhân gây ra lạm phát do cầu kéo:
Tăng chi tiêu chính phủ cách phát hành tiền.
Giá dầu thế giới tăng.
Tăng thuế giá trị gia tăng (VAT).
Giảm xu hướng tiêu dùng cận biên của các hộ gia đình.

MACRO_2_P6_37: Trong trường hợp lạm phát do cầu kéo:
Cả lạm phát và thất nghiệp đều có xu hướng tăng.
Thất nghiệp tăng, trong khi lạm phát giảm.
Lạm phát có xu hướng tăng, trong khi thất nghiệp giảm.
Cả lạm phát và thất nghiệp đều giảm.

MACRO_2_P6_38: Trong trường hợp lạm phát do chi phí đẩy:
Cả lạm phát và thất nghiệp đều có xu hướng tăng.
Thất nghiệp tăng, trong khi lạm phát giảm.
Lạm phát tăng, trong khi thất nghiệp giảm.
Cả lạm phát và thất nghiệp đều giảm.

MACRO_2_P6_39: Để kiềm chế lạm phát, NHTW cần:
Giảm lãi suất ngân hàng.
Mua trái phiếu trên thị trường mở.
Tăng tốc độ tăng của cung tiền.
Giảm tốc độ tăng của cung tiền.

MACRO_2_P6_40: Lạm phát được định nghĩa là sự tăng lên của:
Giá cả của một số loại hàng hóa cụ thể.
Lương trả cho công nhân.
Mức giá chung.
GDP danh nghĩa.

MACRO_2_P6_41: Mức giá năm nay là 180 và tỉ lệ lạm phát là 20%. Hỏi mức giá năm ngoái là bao nhiêu?
144
150
160
216

MACRO_2_P6_42: Mức giá của một nền kinh tế tăng lên từ 200 đến 230 trong vòng 1 năm. Tỉ lệ lạm phát của năm đó là bao nhiêu?
0.13
0.6
0.3
0.15

MACRO_2_P6_43: Nguyên nhân nào sau đây khiến cho đường tổng cầu dịch chuyển sang phải từ năm này qua năm khác?
Do chính phủ cắt giảm thuế một lần duy nhất.
Do chính phủ tăng chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ một lần duy nhất.
Do giá các đầu vào mà doanh nghiệp phải nhập khẩu tăng mạnh.
Lượng tiền liên tục tăng lên.

MACRO_2_P6_44: Lạm phát do cầu kéo xuất hiện khi (chọn 2 đáp án đúng):
Các hộ gia đình tăng mạnh chi tiêu khi thị trường chứng khoán bùng nổ.
Giá nhiên liệu mà doanh nghiệp phải nhập khẩu tăng mạnh.
Chính phủ phát hành tiền để tài trợ thâm hụt ngân sách.
NHTW tăng lãi suất.

MACRO_2_P6_45: Lạm phát do tổng cầu tăng lên được gọi là:
Lạm phát do chi phí đẩy.
Lạm phát do cầu kéo.
Lạm phát được dự kiến trước.
Lạm phát không được dự kiến trước.

MACRO_2_P6_46: Nguyên nhân nào dưới đây gây ra lạm phát do cầu kéo?
Giá dầu lửa tăng mạnh.
Mức lương theo thoả thuận với công đoàn tăng lên.
NHTW mua trái phiếu chính phủ trên thị trường mở.
NHTW bán trái phiếu chính phủ trên thị trường mở.

MACRO_2_P6_47: Nguyên nhân nào dưới đây gây ra lạm phát do chi phí đẩy?
Giá dầu lửa tăng mạnh.
Mức lương theo thoả thuận với công đoàn tăng lên.
NHTW mua trái phiếu chính phủ trên thị trường mở.
Câu 1 và 2

MACRO_2_P6_48: Cú sốc cung bất lợi gây ra:
Lạm phát và tăng trưởng.
Giảm phát và suy thoái.
Lạm phát và suy thoái.
Giảm phát và tăng trưởng.

MACRO_2_P6_49: Tình trạng lạm phát đìnhtrệ xuất hi ện khi nền kinh tế phải trải qua cả:
Lạm phát và tăng trưởng.
Giảm phát và suy thoái.
Lạm phát và suy thoái.
Giảm phát và tăng trưởng.

MACRO_2_P6_50: Giả sử một nền kinh tế bắt đầu ở trạng thái cân bằng dài hạn. Kết quả nào sau đây không phải là ảnh hưởng trong ngắn hạn của cú một sốc cung bất lợi?
GDP thực tế tăng lên cao hơn mức tự nhiên.
Mức giá chung tăng lên.
GDP thực tế giảm xuống.
Thất nghiệp tăng lên.

MACRO_2_P6_51: Kết quả nào sau đây không phải là ảnh hưởng trong ngắn hạn của một cú sốc cung bất lợi?
Mức giá chung tăng lên.
GDP thực tế giảm xuống.
Thất nghiệp tăng lên.
Việc làm tăng lên.

MACRO_2_P6_52: Giả sử rằng Hiệp hội các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) bị tan rã mà không được dự báo trước, khiến cho giá dầu lửa giảm xuống. Kết quả là, mức giá sẽ:
Tăng lên và GDP thực tế tăng.
Tăng và GDP thực tế giảm.
Giảm và GDP thực tế tăng.
Giảm và GDP thực tế giảm.

MACRO_2_P6_53: Mức giá tăng lên do giá dầu lửa tăng:
Sẽ gây ra tình trạng lạm phát đình trệ trong ngắn hạn.
Có thể làm giảm lương thực tế.
Có thể làm tăng thất nghiệp.
Tất cả các câu trên.

MACRO_2_P6_54: Lạm phát do chi phí đẩy có thể xuất hiện khi:
Thuế thu nhập giảm.
Thuế thu nhập tăng.
Chi tiêu chính phủ tăng.
Tăng lương.

MACRO_2_P6_55: Nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát đình trệ là sự dịch chuyển của:
Đường tổng cầu sang phải.
Đường tổng cung sang trái.
Đường tổng cung sang phải.
Đường tổng cầu sang phải, tiếp đó là đường tổng cung dịch sang trái.

MACRO_2_P6_56: Hiện tượng lạm phát đình trệ sẽ dịu đi nếu phản ứng chính sách làm cho:
Đường tổng cầu sang phải.
Đường tổng cung sang trái.
Đường tổng cung sang phải.
Đường tổng cầu sang trái.

MACRO_2_P6_57: Giả sử những người cho vay và đi vay thống nhất về một mức lãi suất danh nghĩa dựa trên kỳ vọng của họ về lạm phát. Trong thực tế lạm phát lại cao hơn mức mà họ kỳ vọng ban đầu, thì:
Người đi vay sẽ được lợi và người cho vay bị thiệt.
Người cho vay được lợi và người đi vay bị thiệt.
Cả người đi vay và người cho vay đều không được lợi bởi vì lãi suất danh nghĩa được cố định theo hợp đồng.
Không phải các điều kể trên.

MACRO_2_P6_58: Giả sử những người cho vay và đi vay thống nhất về một mức lãi suất danh nghĩa dựa trên kỳ vọng của họ về lạm phát. Trong thực tế lạm phát lại thấp hơn mức mà họ kỳ vọng ban đầu, thì:
Người đi vay sẽ được lợi và người cho vay bị thiệt.
Người cho vay được lợi và người đi vay bị thiệt.
Cả người đi vay và người cho vay đều không được lợi bởi vì lãi suất danh nghĩa được cố định theo hợp đồng.
Không phải các điều kể trên.

MACRO_2_P6_59: Giả sử những người lao động và các chủ doanh nghiệp thống nhất về việc gia tăng tiền lương dựa trên kỳ vọng của họ về lạm phát. Trong thực tế lạm phát lại cao hơn mức mà họ kỳ vọng ban đầu, thì:
Chủ doanh nghiệp sẽ được lợi, còn người lao động bị thiệt.
Người lao động được lợi còn chủ doanh nghiệp bị thiệt.
Cả người lao động và chủ doanh nghiệp đều không được lợi bởi vì sự gia tăng tiền lương được ấn định theo hợp đồng lao động.
Không phải các điều kể trên.

MACRO_2_P6_60: Giả sử những người lao động và các chủ doanh nghiệp thống nhất về việc gia tăng tiền lương dựa trên kỳ vọng của họ về lạm phát. Trong thực tế lạm phát lại thấp hơn mức mà họ kỳ vọng ban đầu, thì:
Chủ doanh nghiệp sẽ được lợi, còn người lao động bị thiệt.
Người lao động được lợi, còn chủ doanh nghiệp bị thiệt.
Cả người lao động và chủ doanh nghiệp đều không được lợi bởi vì sự gia tăng tiền lương được ấn định theo hợp đồng lao động.
Không phải các điều kể trên.

MACRO_2_P6_61: Nếu lãi suất thực tế trước thuế là 4%, tỉ lệ lạm phát là 6% và thuế suất đánh vào tiền lãi là 20%, thì lãi suất thực tế sau thuế là bao nhiêu?
1%.
2%.
3%.
4%.

MACRO_2_P6_62: Nếu lãi suất thực tế trước thuế là 2%, tỉ lệ lạm phát là 8% và thuế suất đánh vào tiền lãi là 10%, thì lãi suất thực tế sau thuế là bao nhiêu?
-1%.
0%.
1%.
2%.

MACRO_2_P6_63: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1999-2002 là:
Xu hướng giảm lạm phát đi kèm với tăng trưởng kinh tế cao.
Lạm phát cao đi kèm với tăng trưởng kinh tế thấp.
Lạm phát thấp đi kèm với tăng trưởng kinh tế thấp.
Lạm phát cao đi kèm với tăng trưởng kinh tế cao.

MACRO_2_P6_64: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2004-2006 là:
Xu hướng giảm lạm phát đi kèm với tăng trưởng kinh tế cao.
Lạm phát cao đi kèm với tăng trưởng kinh tế thấp.
Lạm phát thấp đi kèm với tăng trưởng kinh tế thấp.
Lạm phát cao đi kèm với tăng trưởng kinh tế cao.

MACRO_2_P6_65: Đường Phillips biểu diễn:
Mối quan hệ giữa mức tiền lương và mức thất nghiệp.
Mối quan hệ giữa mức giá và mức thất nghiệp.
Mối quan hệ giữa tốc độ tăng giá và tỉ lệ thất nghiệp.
Mối quan hệ giữa sự thay đổi của tỉ lệ lạm phát và sự thay đổi của tỉ lệ thất nghiệp.

MACRO_2_P6_66: Đường Phillips phản ánh mối quan hệ đánh đổi giữa tỉ lệ lạm phát và tỉ lệ thất nghiệp. Mối quan hệ này xảy ra khi (chọn 2 đáp án đúng):
trong ngắn hạn.
nền kinh tế phi đối phó với các cú sốc từ phía tổng cung.
nền kinh tế phi đối phó với các cú sốc từ phía tổng cầu.
trong dài hạn

MACRO_2_P6_67: Câu nào sau đây đúng khi đề cập đến chi phí cơ hội của việc giữ tiền trong thời kỳ có lạm phát?
Nếu lạm phát dự đoán được thì nó có thể được tính vào lãi suất và không gây ra tổn thất gì.
Tỉ lệ lạm phát càng cao thì lượng tiền thực tế mọi người nắm giữ trong tay càng lớn.
Tỉ lệ lạm phát càng cao thì chi phí cơ hội của việc giữ tiền càng nhỏ.
Tỉ lệ lạm phát càng cao thì lượng tiền thực tế mọi người nắm giữ trong tay càng nhỏ.

MACRO_2_P6_68: Nhìn chung, lạm phát được dự kiến trước có khuynh hướng:
Làm giảm mức sống trung bình và mức sản lượng đầu ra.
Làm cho thu nhập danh nghĩa tăng nhanh hơn mức giá.
Gây ra sự phân phối lại thu nhâp từ người đi vay sang người cho vay.
Gây ra tổn thất không nhiều cho xã hội nếu lạm phát ổn định ở mức thấp.

MACRO_2_P6_69: Đường Phillips
Minh hoạ sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn.
Mối quan hệ thuận chiều giữa lạm phát và thất nghiệp.
Sự đánh đổi giữa sản lượng và thất nghiệp.
Mối quan hệ thuận chiều giữa sản lượng và thất nghiệp.

MACRO_2_P6_70: Đường Phillips là sự mở rộng mô hình tổng cung và tổng cầu bởi vì trong ngắn hạn, tăng tổng cầu làm tăng giá và
Giảm tăng trưởng
Giảm lạm phát.
Tăng thất nghiệp.
Giảm thất nghiệp.

MACRO_2_P6_71: Dọc theo đường Phillips ngắn hạn:
Tốc độ tăng trưởng sản lượng cao hơn kết hợp với tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn.
Tốc độ tăng trưởng sản lượng cao hơn kết hợp với tỉ lệ thất nghiệp cao hơn.
Tỉ lệ lạm phát cao hơn kết hợp với tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn.
Tỉ lệ lạm phát cao hơn kết hợp với tỉ lệ thất nghiệp cao hơn.

MACRO_2_P6_72: Theo đường Phillips, trong ngắn hạn, nếu các nhà hoạch định chính sách chọn chính sách mở rộng để giảm tỉ lệ thất nghiệp,
Nền kinh tế sẽ trải qua một thời kỳ có lạm phát thấp hơn.
Nền kinh tế sẽ trải qua một thời kỳ có lạm phát cao hơn.
Lạm phát không bị tác động nếu kỳ vọng về giá cả không thay đổi.
Không phải những nhận định trên.

MACRO_2_P6_73: Đường cong Phillips mô tả mối quan hệ giữa:
Tỉ lệ lạm phát với tốc độ tăng trưởng.
Tỉ lệ thất nghiệp với tốc độ tăng trưởng.
Tỉ lệ lạm phát với tỉ lệ thất nghiệp.
Tỉ lệ lạm phát với tốc độ tăng của tiền lương danh nghĩa.

MACRO_2_P6_74: Lạm phát được dự kiến trước gây tổn hại cho:
Những người giữ tiền.
Những người nhận lương hưu cố định bằng tiền và những người thoả thuận về lương hưu của họ trước khi lạm phát được dự kiến.
Các nhà hàng do phải in lại thực đơn.
Tất cả các câu trên đều đúng.

MACRO_2_P6_75: Giả sử lãi suất danh nghĩa là 9% và tỉ lệ lạm phát dự kiến là 5%, và tỉ lệ lạm phát thực tế là 3%. Trong trường hợp này:
Lãi suất thực tế dự kiến là 4%.
Lãi suất thực tế thực hiện là 4%.
Lãi suất thực tế dự kiến là 6%.
Lãi suất thực tế thực hiện là 2%.

MACRO_2_P6_76: Giả sử lãi suất danh nghĩa là 9% và tỉ lệ lạm phát dự kiến là 5%, và tỉ lệ lạm phát thực tế là 3%. Trong trường hợp này lãi suất sẽ (chọn 2 đáp án):
Lãi suất thực tế dự kiến là 4%.
Lãi suất thực tế thực hiện là 6%.
Lãi suất thực tế dự kiến là 6%.
Lãi suất thực tế là 2%.

MACRO_2_P6_77: Giả sử lãi suất danh nghĩa là 9% và tỉ lệ lạm phát dự kiến là 5%, và tỉ lệ lạm phát thực tế là 3%. Trong trường hợp này:
Thu nhập được phân phối lại từ những người đi vay sang những ngườicho vay.
Thu nhập được phân phối lại từ những người cho vay sang những người đi vay.
Không ai được lợi vì lãi suất danh nghĩa không thay đổi.
Những người giữ tiền được lợi.

MACRO_2_P6_78: Giả sử lãi suất danh nghĩa là 9% và tỉ lệ lạm phát dự kiến là 5%, và tỉ lệ lạm phát thực tế là 8%. Trong trường hợp này:
Thu nhập được phân phối lại từ những người đi vay sang những ngườicho vay.
Thu nhập được phân phối lại từ những người cho vay sang những người đi vay.
Không ai được lợi vì lãi suất danh nghĩa không thay đổi.
Những người giữ tiền được lợi.

MACRO_2_P6_79: Trong thời kỳ có lạm phát, chi phí cơ hội của việc giữ tiền bằng (chọn 2 đáp án đúng):
Lãi suất danh nghĩa.
Lãi suất thực tế dự kiến cộng tỉ lệ lạm phát dự kiến.
Lãi suất thực tế thực hiện.
Lãi suất của ngân hàng.

MACRO_2_P6_80: Trong thời kỳ có lạm phát cao hơn mức dự kiến:
Lãi suất thực tế dự kiến cao hơn lãi suất thực tế thực hiện.
Lãi suất thực tế thực hiện cao hơn lãi suất thực tế dự kiến.
Không ai bị tổn thất vì lãi suất danh nghĩa không thay đổi.
Những người giữ tiền được lợi.

MACRO_2_P6_81: Lạm phát dự kiến:
Gây ra nhiều vấn đề phức tạp hơn so với lạm phát không dự kiến.
Có khuynh hướng làm tăng tiết kiệm.
Không gây ra những tổn thất lớn như lạm phát không dự kiến.
Làm tăng lương ít hơn so với lạm phát không dự kiến.

MACRO_2_P6_82: Lạm phát cao hơn mức dự kiến trước có khuynh hướng phân phối lại thu nhập có lợi cho:
Những người nhận thu nhập cố định.
Những người cho vay theo lãi suất cố định.
Những người đi vay theo lãi suất cố định.
Những người tiết kiệm.

MACRO_2_P6_83: Lạm phát thấp hơn mức dự kiến trước có khuynh hướng phân phối lại thu nhập có lợi cho:
Những người nhận thu nhập cố định.
Những người cho vay theo lãi suất cố định.
Những người đi vay theo lãi suất cố định.
Những người tiết kiệm.

MACRO_2_P6_84: Trong mọi trường hợp lạm phát sẽ:
Làm giảm thu nhập thực tế của một số người.
Làm giảm lãi suất theo thời gian.
Làm cho người đi vay được lợi khi họ vay tiền theo lãi suất cố định.
Câu 1 và 3.

MACRO_2_P6_85: Một nền kinh tế có quan hệ thương mại và tài chính với các nền kinh tế khác được gọi là:
Nnền kinh tế xuất khẩu.
Nền kinh tế nhập khẩu.
Nền kinh tế đóng.
Nền kinh tế mở.

MACRO_2_P6_86: Điều nào sau đây đúng với một nền kinh tế có thâm hụt thương mại?
Xuất khẩu ròng âm.
Xuất khẩu ròng dương.
Xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu.
Không điều nào trong những điều ở trên.

MACRO_2_P6_87: Sự kiện nào sau đây trực tiếp làm tăng đầu tư ra nước ngoài ròng của Việt Nam?
Công ty Honda Việt Nam bán một dây chuyền lắp ráp xe máy cho Lào.
Cà phê Trung nguyên xây dựng một hệ thống phân phối mới ở Nga.
Honda xây dựng một nhà máy mới ở Vĩnh Phúc.
Mead Johnsonmua cổ phần của Vinamilk.

MACRO_2_P6_88: Trường hợp nào sau đây là một ví dụ về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam?
KFC xây dựng một nhà hàng ở Hà Nội.
Hãng phim Columbia bán bản quyền của một phim cho truyền hình Việt Nam.
HSBC mua cổ phần của ACB.
Lào mua thép của Tổng công ty Thép Việt Nam.

MACRO_2_P6_89: Nếu Việt Nam nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, thì (chọn 2 đáp án đúng):
Xuất khẩu ròng của Việt Nam là âm.
Việt Nam đang có thâm hụt thương mại.
Việt Nam đang có thặng dư thương mại.
Đồng tiền Việt Nam mất giá.

MACRO_2_P6_90: Nếu Việt Nam xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu,
Xuất khẩu ròng của Việt Nam là âm.
Việt Nam đang có thâm hụt thương mại.
Việt Nam đang có thặng dư thương mại.
Câu 1 và 2 đúng.

MACRO_2_P6_91: Hoạt động nào sau đây sẽ trực tiếp làm tăng thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam:
Nhật Bản mua gạo của Việt Nam.
Nhật Bản mua trái phiếu của chính phủ Việt Nam.
Việt Nam mua xe Toyota của Nhật Bản.
Việt Nam bán than cho Nhật Bản.

MACRO_2_P6_92: Hoạt động nào sau đây sẽ trực tiếp làm giảm thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam (chọn 2 đáp án đúng):
Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam.
Việt Nam mua xe Toyota của Nhật Bản.
Việt Nam bán than cho Nhật Bản.
Khuyến khích sinh viên Việt Nam sang Nhật du học.

MACRO_2_P6_93: Hoạt động nào sau đây sẽ trực tiếp làm tăng thâm hụt tài khoản vốn của Việt Nam:
Việt Nam viện trợ cho Lào.
Cà phê Trung nguyên xây dựng một hệ thống phân phối tại Lào.
Việt Nam vay tiền của Nhật Bản.
Câu 1 và 2 đúng.

MACRO_2_P6_94: Hoạt động nào sau đây sẽ trực tiếp làm tăng thặng dư tài khoản vốn của Việt Nam:
Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam.
Cà phê Trung Nguyên xây dựng một hệ thống phân phối tại Lào.
Việt Nam vay tiền của Nhật Bản.
Câu 1 và 3 đúng.

MACRO_2_P6_95: Khi tỉ giá hối đoái thực tế của đồng Việt Nam tăng:
Hàng hoá nước ngoài trở nên rẻ hơn một cách tương đối so với hàng hóa của Việt Nam.
Thâm hụt thương mại của Việt Nam tăng.
Thặng dư thương mại của Việt Nam giảm.
Tất cả các câu trên.

MACRO_2_P6_96: Giả sử tỉ giá được định nghĩa là số đơn vị ngoại tệ cần thiết để mua một đơn vị nội tệ (ví dụ, 0,000063 USD đổi lấy một đồng). Tỉ giá cao hơn:
Làm cho hàng nội rẻ hơn một cách tương đối so với hàng ngoại.
Khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.
Làm giảm xuất khẩu ròng.
Làm tăng thu nhập.

MACRO_2_P6_97: Các tài khoản chính của cán cân thanh toán bao gồm:
Tài khoản vãng lai.
Tài khoản vốn.
Tài khoản kết toán chính thức.
Tất cả các câu trên.

MACRO_2_P6_98: Khoản mục nào sau đây chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tài khoản vãng lai của Việt Nam?
Giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu.
Giá trị hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu.
Thu nhập nhân tố trả cho nước ngoài.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam.

MACRO_2_P6_99: Cán cân thương mại là:
Chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu về hàng hoá.
Chênh lệch giữa giá trị của tài khoản vãng lai với tài khoản vốn.
Chênh lệch giá trị thương mại trong nước và nước ngoài.
Chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu về hàng hóa và dịch vụ.

Bạn đang tìm hiểu bài viết Giả sử khi không có hệ thống ngân hàng cung tiền của một nền kinh tế là 18 tỷ đồng 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)