Điều kiện tự nhiên vùng Đông Nam Bộ thuận lợi gì cho su phát triển của cây cao su 2024

Xem Điều kiện tự nhiên vùng Đông Nam Bộ thuận lợi gì cho su phát triển của cây cao su 2024

A. PHẦN MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tàiCây cao su là một loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, khả năng thích ứng rộng, chống chịu được với điều kiện bất lợi cao,và là cây bảo vệ môi trường nên được nhiều nước quan tâm phát triển với quy mô và diện tích lớn. Sản phẩm chính của cây là mủ cao su là nguyên liệu đầu vào quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp đặc biệt là ngành giao thông vận tải. Bên cạnh đó sản phẩm phụ như hạt cao su còn cho tinh dầu quý, gỗ cao su làm nguyên liệu giấy, làm hàng mộc phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, cây cao su còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất và môi trường sinh thái.Từ khi cây cao su được du nhập vào nước ta từ năm 1897,trải qua hơn 100 năm cùng với những điều kiện tự nhiên thuận lơi và chính sách phát triển đúng đắn cao su đã trở thành cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao và được trồng ở rất nhiều địa phương trên khắp cả nước.Hương Khê là một huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hà Tĩnh có lợi thế về điều kiện tự nhiên, có tiềm năng quỹ đất to lớn cho phép phát triển mạnh cây cao su. Trong những năm qua theo định hướng phát triển kinh tế của tỉnh, diện tích trồng cao su trên địa bàn huyện đã phát triển nhanh chóng, góp phần không nhỏ trong việc cải thiện đời sống của người dân cũng như thay đổi diện mạo nơi đây. Nhưng để có cơ sở khoa học nhằm quy hoạch, phát triển cây cao su thì việc phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên là hết sức cần thiết.Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó và mong muốn góp phần vào sự phát triển kinh tế- xã hội của huyện nhà nên tôi chọn đề tài “Phân tích các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển cây cao su ở huyện Hương Khê –Hà Tĩnh.Một số ý kiến đề xuất”.2.Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài.2.1 Mục tiêu.- Phân tích các điều kiện tự nhiên của huyện Hương Khê, từ đó sơ bộ đánh giá mức độ thích nghi của cây cao su với điều kiện tự nhiên ở đây.- Trên cơ sở khoa học và thực tiễn lựa chọn một số giải pháp và biện pháp nhằm tối ưu hóa việc quy hoạch và canh tác cây cao su ở địa phương.2.2 Nhiệm vụ của đề tài- Nghiên cứu đặc điểm và nhu cầu sinh thái của cây cao su- Thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên: địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng của huyện Hương Khê từ đó phân tích, tổng hợp để xác định đặc điểm riêng của điều kiện tự nhiên.1- So sánh giữa điều kiện tự nhiên với đặc điểm và nhu cầu sinh thái của cây cao su.3. Lịch sử nghiên cứu của đề tàiCho tới nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cây cao su như:- “Cây cao su kiến thức tổng quát và kỹ thuật nông nghiệp”của Ts Nguyễn Thị Huệ,, nhà xuất bản trẻ, 1997.Phân tích các điều kiện tự nhiên để định hưởng phát triển nông nghiệp nói chung và cây cao su trên địa bàn huyện Hương Khê là vấn đề được cơ quan ban ngành quan tâm. Trong những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu tổng thể các điều kiện tự nhiên vùng đồi núi ảnh hưởng trong việc phát triển nông nghiệp như:- Bài viết “ Tiềm năng phát triển của vùng đồi núi tỉnh Hà Tĩnh” của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh.( Năm 2010)- Đề án :“Điều chỉnh bổ sung phát triển cây cao su trong giai đoạn 2010-2020” của UBND huyện Hương Khê.Tuy nhiên những công trình trên chỉ đề cập ở mức độ khái, chưa đi sâu đề cập đến phát triển cây cao su ở huyện Hương Khê. Do vậy ở đề tài này tôi sẽ tiến hành phân tích cụ thể các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới sự phát triển cây cao su ở huyện Hương Khê.4. Giới hạn của đề tài- Giới hạn về nội dung:Các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới sự phát triển của cây cao su được phân tích trong đề tài bao gồm:thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu.-Giới hạn về lãnh thổ:Đề tài thực hiện trên địa bàn huyện Hương Khê bao gồm 10 xã: Hương Giang, Hà Linh, Phúc Đồng, Hương Bình, Hương Long, Phương Điền, Phương Mỹ,Gia Phố, Hương Thủy, Hòa Hải.Với tổng diện tích tự nhiên là 2,671.13 ha.5. Quan điểm nghiên cứu5.1 Quan điểm tổng hợpTự nhiên là một địa tổng thể có cấu tạo phức tạp sự trao đổi vật chất và năng lượng xảy ra liên tục giữa các bộ phận cấu tạo riêng biệt của vỏ địa lý nơi mà các quyển đá, quyển nước,quyển khí, tiếp xúc nhau và tích cực tác động lẫn nhau. Tất cả những thành phần cấu tạo của địa tổng thể phát triển như các bộ phận của hệ thống nhất.Vì thế tính toàn vẹn của từng địa tổng thể lớn hay nhỏ cũng có cùng bản chấ t như 2tính toàn vẹn của lớp vỏ địa lý. Do đó khi nghiên cứu địa lý tự nhiên của một huyện còn phải xét đến tính tổng thể của nó trong một thể thống nhất hoàn chỉnh.5.2 Quan điểm hệ thốngQuan điểm này giúp tôi xem xét đối tượng một cách toàn diện, nhiều mặt, nhiều mối quan hệ khác nhau. Tìm hiểu các nhân tố tự nhiên cũng dựa trên mô hình hệ thống gồm nhiều thành phần vì vậy khi nghiên cứu cần đặt nó trong mối quan hệ chặt chẽ của cả hệ thống.5.3. Quan điểm sinh tháiĐây là quan điểm có ý nghĩa đặc thù trong nghiên cứu địa lý và ứng dụng ngày càng nhiều trong nghiên cứu ảnh hưởng của tự nhiên, mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và tự nhiên, đặc biệt là giữa con người với việc sử dụng , khai thác và tái tạo hệ địa lý tự nhiên.Việc phân tích các điều kiện tự nhiên trên địa bàn huyện nhằm đề xuất phương hướng sử dụng hợp lý và lâu dài cho nông nghiệp chúng ta cần phải tính đến tác động của nó đến toàn bộ hệ sinh thái của huyện.5.4. Quan điểm lịch sửMột đối tượng nào cũng có quá trình phát sinh và phát triển đó chính là lịch sử vận động và phát triển của chúng. Từ quan điểm lịch sử có thể xác định được sự phân hóa của đối tượng như thế nào trong không gian và thời gian.Đồng thời nắm được mối quan hệ của đối tượng nghiên cứu và trình độ phát triển khoa học ,lực lượng sản xuất và môi trường xung quanh, là cơ sở để xem xét giải quyết và đưa ra những giải pháp thích hợp.6. Phương pháp nghiên cứu6.1 Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệuĐây là phương pháp nghiên cứu lý thuyết, tiến hành thu thập tài liệu, số liệu từ các cơ quan ban ngành liên quan đề cần nghiên cứu.Sau đó phân tích và tổng hợp cho phù hợp với nội dung của đề tài.6.2. Phương pháp bản đồLà phương pháp nghiên cứu bằng bản đồ và thể hiện kết quả nghiên cứu bằng bản đồ. Phương pháp này nhằm trực quan hóa các thông tin, số liệu thống kê về địa hình,khí hậu, đất đai, phạm vi và sự phân bố của đối tượng nghiên cứu. Đây cũng là phương tiện quan trọng trong công tác định hướng và quy hoạch phát triển.6.3. Phương pháp thực địaPhương pháp này rất quan trọng và cần thiết để tôi hoàn thành đề tài. Việc đi khảo sát thực tế giúp tôi kiểm tra tính đúng đắn và sát thực của những nhận định khoa học và chụp những bức ảnh minh họa tăng thêm tính thực tiễn cho đề tài.36.4 Phương pháp chuyên giaTìm hiểu, phỏng vấn, trao đổi, thảo luận và tiếp thu ý kiến của các chuyên gia ở trung tâm khí tượng tỉnh Hà Tĩnh, sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hà Tĩnh, các cán bộ kỹ thuật, công nhân ở các nông trường cao su.7. Cấu trúc đề tàiNgoài phần mở đầu, kết luận, các bảng phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận được chia làm 03 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tàiChương 2: Phân tích các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới sự phát triển cây cao su ở huyện Hương Khê – tỉnh Hà TĩnhChương 3: Một số ý kiến đề xuất PHẦN NỘI DUNGChương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài41.1 Nguồn gốc và đặc điểm sinh thái của cây cao su1.1.1 Nguồn gốc của cây cao suCây cao su có tên khoa học là Hévéa brasiliensis thuộc họ Euphorbiaceae (Họ thầu dầu). Cây Hévéa brasiliensis được tìm thấy trong tình trạng hoang dại tại vùng châu thổ sông Amazone ( Nam Mỹ) trong một vùng rộng lớn bao gồm các nước: Brazil, Bolivia, Peru, Colombia, Ecuador, Venezuela, …nói chung là ở khu vực vĩ độ 50 Bắc và Nam. Cây cao su được phát hiện vào cuối thế kỷ XV nhưng đến cuối thế kỷ XIX cao su mới thực sự trở thành hàng hóa.1.1.2 Đặc điểm thực vật và đặc tính sinh học của cây cao sua. Rễ: Rễ cây cao su bao gồm 3 loại rễ chính là rễ cọc, rễ bàng và rễ tơ.- Rễ cọc (rễ cái, rễ trụ): Dài từ 3-5 m xuất phát từ rễ mầm, rễ cọc đảm bảo cho cây cắm sâu vào đất, giúp cây chống đỗ ngã và đồng thời hút nước và muối khoáng từ các lớp đất sâu. Rễ cọc cây cao su phát triển rất sâu, nhất là khi gặp đất có cấu trúc tốt: sâu trên 10m.- Rễ bàng ( rễ hấp thụ): Hệ thỗng rễ bàng cao su phát triển rất rộng, phần lớn rễ bàng cây cao su nằm trên lớp đất mặt cụ thể là: – 50% ở lớp đất sâu 0- 7,5 cm, đặc biệt ở các loại đất nghèo, kém tơi xốp 70% rễ tập trung ở chiều sâu này, trong đó:+ 80- 85% số lượng rễ bàng tập trung ở lớp đất sâu từ 0- 30 cm.+10- 15% số lượng rễ bàng tập trung ở lớp đất sâu từ 30-40 cm.- Cây từ 1- 3 tuổi: hệ thống rễ bàng tập trung gần gốc cây, khi cây trên 3 tuổi hệ thống rễ bàng phát triển vào giữa hàng cây và khi cây được trên 7 tuổi mật độ rễ bàng tập trung ở giữa hàng cao su nhiều hơn xung quanh gốc cây.- Trên đất tốt khi cây được 3 tuổi: rễ cọc dài 1,5m, rễ bàng dài 6-9m.- Khi cây được trên 9 tuổi : rễ cọc dài 2,4m, rễ bàng dài > 9mTrong các giống cây sinh trưởng mạnh, trọng lượng rễ bàng nhiều hơn trên các giống cây sinh trưởng yếu.Hệ thống rễ bàng phát triển theo mùa, tối đa vào thời gian cây ra lá non sau thời gian cây rụng lá qua đông và ở mức tối thiểu vào giai đoạn lá già trước khi rụng.- Rễ tơ: Là loại rễ đóng vai trò chủ yếu trong việc hút nước và muối khoáng cho cây ở tầng đất mặt. Khả năng tái sinh của rễ là rất tốt.Lúc cây trưởng thành, trọng lượng toàn bộ hệ thống rễ cao su chiếm 15% trọng lượng toàn cây.b. Thân: Cây cao su thuộc loại thân gỗ, cao và to. Sự phát triển chiều cao của cây phụ thuộc và đỉnh sinh trưởng ( chồi ngọn ). Đỉnh sinh trưởng này hoạt động theo chu kỳ và phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu đất đai. Thân cây cao su lúc còn 5non thường có màu tím hoặc xanh tím.Thân cây sau một năm tuổi thường có hình trụ và có chân voi nếu là cây ghép, có hình chóp cụt và không chân voi nếu là cây thực sinh.Ống nhựa mủ cao su có trong tất cả các phần vỏ của các bộ phận cây nhưng nhiều nhất là ở vỏ thân. Chúng nằm xen lẫn giữa các hệ thống mạch rây.c. Lá: Lá cao su là lá kép gồm 3 lá chét với phiến lá nguyên, mọc cách. Khi trưởng thành, lá có màu xanh đậm ở trên mặt lá và màu nhạt hơn ở dưới mặt lá và màu nhạt hơn ở dưới mặt lá. Lá gắn với cuống tạo thành một góc gần 1800. Cuống lá dài khoảng 15cm, mảnh khảnh. Các lá chét có hình bầu dục, hơi dài hoặc hơi tròn. Phần cuối phiến lá chét nơi gắn vào cuống lá bằng một cọng lá ngắn có tuyến mật, tuyến mật chỉ chứa mật trong giai đoạn lá non, vừa ổn định.Màu sắc, hình dạng, kích thước lá thay đổi giữa các giống cây như: giống GT1 có màu xanh đậm, phiến lá dày, lá Pb 235 màu xanh nhạt phiến lá mỏng, d. Hoa: Cây cao su bắt đầu từ 5- 6 tuổi bắt đầu trổ hoa và thường mỗi năm trổ một lần vào lúc cây ra lá non ( vào khoảng tháng 2-3 trong điều kiện khí hậu của Việt Nam). Hoa cây cao su là hoa đơn tính đồng chu, hoa đực và hoa cái riêng nhưng mọc trên cùng một cây, phát hoa hình chùm mọc ở đầu cành. Trên mỗi chùm hoa thường là một hoa cái cho 60 hoa đực. Một chùm hoa lớn có thể có đến 2.500- 3000 hoa đực. Hoa cao su hình chuông nhỏ, dài từ 3,5- 8,0 mm, màu vàng nhạt, hương thoang thoảng.e. Quả: Quả cao su hình tròn hơi dẹp có đường kính khoảng 3-5 cm, quả nang gồm 3 ngăn, và mỗi ngăn chứa một hạt .Vỏ ngoài quả lúc còn xanh chứa nhiều mủ, khi quả già vỏ quả khô có màu nâu nhạt. Vỏ quả được cấu tạo bằng nhiều lớp tế bào trong đó có 3 lớp ligin cơ học, lúc quả chín các lớp ligin cơ học này vỡ mạnh theo đường giữa của mỗi ngăn và phóng hạt đi xa có khi đến 15m. Quả cao su vỡ mạnh vào lúc thời tiết khô hạn .Hạt cao su hơi dài hình hơi dài hoặc hình bầu dục, có kích thước thay đổi từ 2,5- 3.5 cm dài, trọng lượng hạt 3,5- 6.0 g. Hạt có 2 mặt rõ rệt : mặt bụng thường phẳng, mặt lưng hạt cong lồi lên. Kích thước, hình dạng, màu sắc của hạt thay đổi nhiều giữa các giống cây.6Cao su là một cây trồng lâu năm vì thế nó thường phải trải qua tất cả những ảnh hưởng về điều kiện tự nhiên trong nhiều năm, vì thế phải có sự xem xét cẩn thận các yếu tố nhiên trước khi trồng cây cao su.Những yêu cầu sinh thái:1.2 Đặc điểm sinh thái của cây cao su1.2.1 Yêu cầu về địa hìnha. Độ cao địa hìnhCao su thích hợp với các vùng đất có độ cao tương đối thấp: dưới 500m. Ở độ cao trên 1000 m cao su thường cho năng suất rất kém. Càng lên cao càng bất lợi do độ cao của đất có tương quan tới nhiệt độ thấp và gió mạnh.Độ cao lý tưởng được khuyến cáo để trồng cao su là:+ Ở vùng xích đạo có thể trồng đến độ cao 500-600m+ Ở vị trí 5-6 0 bên mỗi vĩ tuyến có thể trồng đến độ cao 400mb. Độ dốc địa hìnhĐộ dốc có liên quan đến độ phì của đất. Đất càng dốc, xói mòn càng mạnh khiến các chất dinh dưỡng trong đất nhất là trong các lớp đất mặt bị mất đi nhanh chóng . Khi trồng cao su ở các vùng đất dốc cần phải thiết lập hệ thống bảo vệ đất chống xói mòn rất tốn kém như: đê mương, đường đồng mức… Hơn nữa nếu trồng cao su ở độ dốc lớn sẽ gây khó khăn trong công tác cạo mủ, thu mủ và vận chuyển mủ về nhà máy chế biến. Do vậy chỉ nên trồng cao su ở nơi có độ dốc dưới 250.1.2.2 Yêu cầu về thổ nhưỡnga. Loại đấtCây cao su có thể có thể phát triển trên các loại đất khác nhau ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm ướt như đất đỏ ba zan, đất xám phù sa cổ, đất nâu đỏ,đất feralit trên đá sét,…nhưng thành tích và hiệu quả kinh tế của cây là một vấn đề cần lưu ý hàng đầu khi trồng cây cao su trên quy mô lớn, do vậy việc chọn lựa chọn các vùng đất thích hợp cho cây cao su là một vấn đề cơ bản cần được đặt ra.b. Tầng dàyĐất trồng cao su lý tưởng phải có tầng đất canh tác sâu > 2m trong đó không có tầng gây trở ngại cho sự tăng trưởng của rễ cao su như lớp thủy cấp treo, lớp laterit hóa dầy đặc, lớp đá tảng…Tuy nhiên trên thực tế, các loại đất có chiều sâu tầng canh tác từ 1m trở lên có thể xem là đạt yêu cầu để trồng cao su.7 c. Đặc tính hóa lý- Lý thổ nhưỡng+ Hệ hấp thu ( T): Khả năng trao đổi là hỗn hợp các chất keo bao gồm mùn và sét. Độ mùn trong đất thấp nhất là 2%, chính những phần tử này là phần tử hoạt động lý hóa tính chính của đất. Tùy điều kiện mà nó hấp thụ hay giải phóng các ion. T phụ thuộc vào thành phần sét và các chất hữu cơ trong đất. Ở đất có trên 8 meq/100gam đất là đất có hệ hấp thu tốt cho việc trồng cao su. Nếu dưới mức này cần phải bón phân hữu cơ để cải tạo đất+ Độ PH : Cao su không có yêu cầu đặc biệt về PH, nó có thể mọc bình thường trong phạm vi từ 3,5- 7,5, tuy nhiên thông thường vẫn là từ 4 – 6.+ Độ sâu tầng đất : Đất có mức thủy cấp nông hoặc tầng laterite nông đều không có lợi cho việc trồng cao su, do bị hạn chế sự phát triển của rễ cọc. Cao su trồng trên những tầng đất nền mỏng thường sinh trưởng kém về chiều cao, chậm tăng trưởng vành thân, có khi tầng lá bị héo vàng sau 2-3 năm trồng. Vì vậy độ sâu tầng đất thích hợp cho việc trồng cao su lâu dài thường quy định ít nhất là 2m.- Hóa thổ nhưỡngCũng như nhiều loại cây trồng khác cây cao su cần các chất khoáng: N, P, K, Ca, Mn, S và chúng có mặt trong tất cả các bộ phận của cây với thành phần và hàm lượng khác nhau. + Đạm: Đạm cần thiết trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. N có thể làm tăng chu vi thân (vành), tăng mật độ lá và lá có màu xanh đậm. Đạm là chất điều tiết dinh dưỡng của các nguyên tố khác như lân và kali. Đạm còn tham gia tích cực trong việc tổng hợp nên mủ cao su.Tuy nhiên nếu hàm lượng đạm quá nhiều sẽ làm gỗ kém phát triển, dễ gây đổ ngã, cây đề kháng kém với sâu bệnh. Ngược lại khi cây thiếu đạm sẽ sinh trưởng kém, tán lá bị thu hẹp, lá có biểu hiện vàng. Hàm lượng đạm cần thiết trong đất : có từ 0,15-0,25% là loại đất tốt cho việc trồng cao su.Bảng 1.1: Hàm lượng N, P, K trong mủ nước ở các năng suất khác nhauNăng suất(kg/ha) 1500 2000 3000N(kg/ha) 9.5 12.6 18.9P(kg/ha) 1.9 2.6 3.8K( kg/ ha) 6.5 8.6 12.9+ Kali ( K20): Là chất cần thiết trong qúa trình trao đổi chất góp phần quan trọng trong các phản ứng hóa sinh của tế bào như tổng hợp nên các amino axit, protein, hô 8hấp, quang hợp và các phản ứng chuyển hóa khác. Cao su có ảnh hưởng đến dòng chảy mủ. Cây thiếu kali cũng làm giảm chu vi thân, độ cao và số lượng lá. Bón kali hạn chế được bệnh khô cành, tăng tính chống chịu gió bão, khắc phục được một phần bệnh khô mặt cạo. Hàm lượng kali trong đất có từ 0,1-0,18% là loại đất tốt cho việc trồng cao su. + Lân( P205): Lân là thành phần cấu thành nên axit nucleic trong nhân tế bào, cần thiết cho sự phân bào và phát triển của mô phân sinh. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong các enzim, trong các phản ứng hóa sinh và cho hô hấp của cây. Lân kích thích sự sinh trưởng của rễ, tăng cường sự hình thành thân, lá và quả. Hàm lượng lân trong đất có từ 0,08-0,15% là loại đất thích hợp để trồng cao su.Ngoài ba nguyên tố trên còn có các nguyên tố khác như Mg, Mn, Cu,…cũng đóng vai trò nhất định. Các loại đất trồng cao su chủ yếu tại Việt Nam Có ba nhóm đất lớn mà cao su thường được trồng tại Việt Nam là đất đỏ bazan,đất xám podzonlic trên phù sa cổ và đất sa phiến thạch. Trong đó đất bazan vàpodzonlic có diện tích lớn nhất.- Đất đỏ bazan:Loại đất này có mặt ở phần lớn các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và một ít ở Quảng trị, Quảng Bình, Nghệ An và Vĩnh Phúc. Về đặc điểm đất có màu nâu, nâu đỏ, đỏ nâu. Màu sắc thay đổi tùy theo bản chất và thành phần Cơ ôxit, hyđrô-xit sắt chứa trong đất latosols hay Ferrasols. Nó được tạo thành do sự hủy hoại của đá bazan và chiếm những vùng rộng lớn hàng trăm ngàn ha và nằm tên cao trình lớn hơn 100m. Đất đỏ rất đồng nhất, sâu và có cấu trúc tốt rất thích hợp cho việc trồng cao su. Trong cấu trúc thường chứa nhiều sét, khoảng 60-65% sét, 80-90% sét mùn, chỉ có 3-10% cát, vì thế khả năng trao đổi rất tốt về mùa mưa, giữ nước tốt về mùa khô. Về các đặc tính hóa lý, chất hữu cơ chứa khoảng 2,5%, carbon từ 1,5-1,7%, đạm 0,15% đất khô, lân tổng số 2000-3000ppm, lân dể tiêu 30ppm. Có nơi lân dể tiêu lên đến 100ppm, pH dao động từ 4,3-6. Trên những vùng bị để trống hay hoang hóa khá lâu do bị xói mòn nhiều nên hàm lượng các chất dinh dưỡng trở nên thấp hơn mức trung bình đã được nêu ra ở trên, cần phải có các biện pháp tích cực để bồi dưỡng đất.- Đất xám phù sa cổ podzonlic (Acrilic):Theo cách gọi mới của hệ thống phân loại mới của FAO là Acrilic. Đất này thường thấy nhiều ở Lai Khê, Phước Hòa, Tây Ninh, Đồng Nai, Biên Hòa, Gia Lai, 9Kon Tum, Pleicu và Phú Bổn (Ayunba). Tính chất chung của đất xám là đất phù sa cổ tạo thành các thềm đất có độ cao từ 0-100m ở các tỉnh Đông Nam Bộ và có những thềm cao hơn từ 100-200m tại khu vực Tây Nguyên.Đó là những loại đất có cấu trúc thô và rời rạc, tương đối nghèo dinh dưỡng vì đã bị rửa trôi lâu ngày. Độ phì của đất biến thiên rất nhiều tùy thuộc chính yếu vào độ sâu hay cạn của mức thủy cấp. Có thể chia đất xám thành 2 nhóm chính như sau:* Nhóm 1: Dày, sâu, bằng phẳng và có mức thủy cấp sâu. Thấy nhiều ở sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn và trong khoảng giữa hai tỉnh Biên Hòa – Thủ Dầu Một, Kon Tum. Loại đất này rất thuận lợi cho việc trồng cao su.* Nhóm 2: Mấp mô, lồi lên lỏm xuống, có dạng gò đống, đất cạn, tính chất thay đổi rất nhiều, nơi thì đất cao khô ráo, nơi thì đất thấp trũng nước. Thường thấy ở hai bên bờ Sông Bé, khoảng giữa sông Sài Gòn và Đồng Nai khu vực gần tiếp giáp với đất đỏ, một ít cũng thấy ở Kon Tum.Trắc diện thường thấy ở đất xám là có các tầng đất không được chuyển hóa rõ rệt. Ở lớp mặt có màu nâu xám vì có chứa ít mùn, lớp dưới sâu vàng nhạt hoặc xám nhạt vì đã bị rửa trôi mất đi một phần chất màu mỡ. Ở sâu hơn 4-5m có lớp bồi tích oxit sắt nhôm tạo thành một lớp laterite mềm, khi bị oxit hóa nó trở nên cứng chắc. Ở thành phần lớp mặt có đến 80-90% cát, lớp sâu hơn có cấu trúc pha bùn (limon) hoặc pha sét.Về đặc tính hóa lý, đất xám có tính acid, độ pH khoảng 4-5, nghèo chất hữu cơ C% =490,6%, hàm lượng hữu cơ khoảng 1% đất khô. Nhìn chung đất xám thường nghèo mùn, N, P, K, Mg, Ca Tuy nhiên nó dể cày bừa, xới xáo, nhưng cần phải bón nhiều phân hữu cơ và vô cơ. Ở đất này lúc qui hoạch trồng cao su nên chú ý đến tầng laterite (kết von) và mực thủy cấp nông.- Đất sa phiến thạch (đất đỏ vàng trên đá sét và phiến thạch):Đất này thường thấy tại các vùng Lam Sơn, Yên Mỹ (Thanh Hoá), 19/5 (Nghệ An), Việt Trung, Lệ Ninh (Quảng Bình), và Quyết Thắng (Quảng Trị). Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, pH từ 4-4,6, N tổng số nghèo (0,04%), K tổng số trung bình (0,1-0,13), nghèo P và K dễ tiêu.Ngoài hai loại đất chính kể trên còn có loại đất nâu vàng trên phù sa cổ thấy nhiều ở miền Trung, thường thấy ở vùng Khu Bốn cũ. Loại đất này thường nằm trên 10địa hình gợn sóng dốc thoải, đất có thành phần cơ giới trung bình có nơi bị kết von, pH 4,4-5, nghèo dinh dưỡng (P tổng số 0,1% và K tổng số 0,21%).1.2.3 Yêu cầu về khí hậua. Nhiệt độCây cao su cần nhiệt độ cao và đều với nhiệt độ thích hợp nhất từ 220C – 300C, trên 400C cây khô héo, dưới 100C cây có thể chịu đựng trong một thời gian ngắn nếu kéo dài cây sẽ bị nguy hại như lá cây bị rụng, chồi, ngọn ngưng tăng trưởng, thân cây cao su thời kỳ KTCB bị nứt nẻ, xì mủ,…Nhiệt độ thấp dưới 50C sẽ bị chết cây, ở nhiệt độ 250C năng suất cây đạt mức tối đa, nhiệt độ mát dịu vào lúc sáng sớm ( từ 1- 5 giờ sáng) giúp cây sản xuất mủ cao nhất. Ở các vùng trồng cao su trên thế giới hiện nay phần lớn ở vùng có khí hậu nhiệt đới nhiệt độ bình quân năm 280+- 20C và biên độ nhiệt trong ngày là : 7- 80C.b. Lượng mưaCây cao su có thể trồng ở các vùng đất có lượng mưa từ 1500- 2000mm/ năm. Tuy vậy đối với những nơi có lượng mưa thấp dưới 1500mm/ năm thì lượng mưa cần phải được phân bố đều trong năm, đất phải có khả năng giữ nước tốt. Ở những nơi không có điều kiện mưa thuận lợi cây cao su cần lượng mưa từ 1800-2500 mm/ năm.Các trận mưa tốt nhất cho cây cao su là là 20-30 mm nước và mỗi tháng có khoảng 150 mm nước mưa, dưới 100 mm không tốt cho cây cao su. Số ngày mưa tốt nhất là 100- 150 ngày mưa mỗi năm. Mưa sáng, mưa tập trung lớn hoặc mưa dầm đều cản trở cạo mủ, mủ lỏng chảy nhiều dễ kiệt cây, vết cạo ẩm ướt dẽ bị bị các bệnh loét miệng cao.c. Độ ẩmĐộ ẩm không khí bình quân thích hợp cho sinh trưởng của cây cao su là trên 75% độ ẩm cao sẽ làm cho tế bào cây cao su trương lên, đẩy mủ cao su ra ngoài, mủ chậm đông, năng suất cao.d. Ánh sángGiờ chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp của cây và như thế là ảnh hưởng đến mức tăng trưởng và sản xuất mủ của cây. Ánh sáng đầy đủ giúp cây ít bệnh, tăng trưởng nhanh và sản lượng cao. Giờ chiếu sáng tốt nhất trong năm cho cây cao su bình quân là 1800- 2800 giờ/năm. Thiếu ánh sáng cây sẽ mọc vống, nhỏ yếu, vỏ mỏng, ít mủ, khó bóc vỏ khi ghép. Do đó khoảng cách trồng phải thích hợp.11e. GióGió nhẹ 1-2m/s có lợi cho cây cao su, và gió giúp cho vườn cây thông thoáng, hạn chế được bệnh và giúp cây mau khô sau khi mưa. Nếu gió có tốc độ từ 8-13,8m/s làm cho lá cao su non bị xoắn lại, lá bị rách, phiến lá dầy lên và nhỏ lại từ đó làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cây. Nếu tốc độ > 17m/s cây cao su sẽ bị ngã đổ, đứt rễ, gãy cành do đó làm giảm mật độ cây của vườn làm giảm năng suất mủ. Đặc điểm khí hậu một số vùng trồng cao su ở Việt NamVùng Đông Nam BộKhí hậu Đông Nam Bộ có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, mỗi mùa khô kéo dài liên tục trong vòng 6 tháng.Nhiệt độ bình quân trong năm cao : 26- 270C, ít thay đổi trong năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 – thaáng 11. Lượng mưa bình quân : 1800-2200 mm nước /năm. Số ngày mưa 140-160 ngày. Lượng nước mưa trung bình mỗi tháng 200- 300 mm nước, thường mưa buổi chiều sáng nắng ráo nên thuận lợi cho công tác cạo mủ cao su. Mưa tập trung vào tháng 7, 8, 9 gây ngập úng cục bộ tại các vùng đất xám, gây xói mòn, rửa trôi ở các vùng đất dốc trên đất đỏ bazan.Mùa khô kéo dài từ tháng 12- tháng 4 với lượng mưa chỉ chiếm 10-15% lượng mưa cả năm. Bức xạ mặt trời lớn làm tăng tốc độ bốc hơi mặt đất khiến cho chất hữu cơ ở các lớp đất mặt dễ bị phá hủy. Lượng nước bốc hơi trung bình hằng năm : 1200-1400mm, lượng bốc hơi trong các tháng mùa khô lên đến trên 150mm gây hiện tượng khô cạn lớp đất mặt, thiếu nước cho cây con tăng trưởng .Vận tốc gió trung bình 2- 3m/ giây, và hầu như ít chịu ảnh hưởng của các cơn bão.Vùng Tây NguyênKhí hậu Tây Nguyên phức tạp bị chi phối bởi địa hình, nhiệt độ trung bình hằng năm giao động từ 18- 240C, với biên độ nhiệt ngày và đêm lớn > 100C. Nhiệt độ trung bình tối đa 28- 300C.Tây Nguyên cũng có hai mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4- tháng 10. Lượng mưa bình quân là 2200- 2300 mm/năm nhưng có sự chênh lệch nhau giữa các vùng. Trái với Đông Nam Bộ mưa ở Tây Nguyên thường là mưa dầm, bình quân mỗi năm có 35- 50 ngày mưa sáng gây trở ngại cho việc cạo mủ. Tổng số ngày mưa trong năm bình quân 150-160 ngày. Mưa kéo dài tập trung gây xói mòn đất nghiêm trọng.12Mùa khô kéo dài từ tháng 10- tháng 4 với lượng bốc hơi cao, bức xạ mặt trời mạnh, độ ẩm không khí thấp, tốc độ gió cao gây nên hiện tượng mùa khô gay gắt làm ảnh hưởng thiếu nước trầm trọng cho cây cao su.Vận tốc gió trung bình của Tây Nguyên là 4- 6m / giây. Gió mạnh trên 25m / giây thường xảy ra vào các tháng đầu hoặc cuối mùa khô.Nhìn chung khí hậu Tây Nguyên có nhiều yếu tố không thuận lợi cho sự phát triển và tăng trưởng của cây cao su như ở Đông Nam Bộ. Do đó cần có các biện pháp hợp lý làm tăng trưởng sản lượng cây cao su của Tây Nguyên .Vùng Duyên Hải Miền TrungVùng này bao gồm các tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận,vùng này có khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, do chịu ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên diễn biến khá phức tạp.Có thể chia duyên hải miền Trung thành hai vùng khí hậu là: Bắc miền Trung từ đèo Hải Vân trở ra và khí hậu Nam Miền Trung từ đèo Hải Vân trở vào.Vùng Bắc Hải Vân hoàn toàn chịu ảnh hưởng của khí hậu chí tuyến có hai mùa mưa và khô không rõ ràng. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc trong tháng 3 hay tháng 4 năm sau. Vùng này thường xuyên có gió bão xảy ra tạo nên các cơn áp thấp nhiệt đới.Vùng này còn chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng làm hạn chế đến sinh trưởng và khai thác mủ cao su. Biên độ nhiệt hằng năm rất lớn trong khi biên độ nhiệt ngày thấp đây cũng là bất lợi cho sinh trưởng cây cao su.Khí hậu vùng Nam Trung Bộ có nhiều đặc điểm tương tự Bắc Trung Bộ tuy nhiên vẫn có những thuận lợi hơn. Những ảnh hưởng của bão ít nghiêm trọng hơn, nhiệt độ trung bình cao hơn và ít chịu ảnh hưởng của gió Lào.Nhiệt độ trung bình năm là 23- 240C. Trong năm ngoài hai mùa nóng và lạnh có giai đoạn giao thời với khí hậu rất phức tạp gồm mưa, nắng, nhiệt độ nóng lạnh xen kẽ nhau. Nhiệt độ tối đa thường chỉ diến ra trong một thời gian ngắn, trái lại nhiệt độ thấp của tháng lạnh kéo dài 3- 4 tháng.Lượng mưa bình quân trong năm từ 2000 mm( Thanh Hóa) đến 2700 mm ( Quảng Trị) như vậy là lượng mưa gia tăng từ Bắc vào Nam. Các giai đoạn sinh trưởng của cây cao suCây cao su sau một thời gian trồng từ 3-5 năm tuỳ theo giống, loại cây con và điều kiện ngoại cảnh chúng có thể ra hoa lần đầu và cứ như thế hàng năm cây có thể cho hoa từ 1 đến 2 lần. Tuy nhiên, trong sản xuất vì sản phẩm chính của cao su là mủ nên người trồng thường không quan tâm nhiều đến sự phân loại theo quá trình phát dục của cây mà thường căn cứ vào các giai đoạn cho sản lượng mủ khác nhau của cây 13và từ đó nắm bắt các đặc tính sinh học của chúng trong từng giai đoạn để thuận tiện cho quản lý sản xuất. Trong suốt chu kỳ trồng trọt kinh doanh cây cao su, nhiều tác giả đã phân chia quá trình này thành 5 giai đoạn gồm: giai đoạn vườn ươm, giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB), giai đoạn khai thác cao su non, giai đoạn khai thác cao su trung niên và giai đoạn khai thác cao su già. Khi cây cao su tỏ ra năng suất mủ kém, không còn hiệu quả kinh tế nó thường được cưa đốn để phục vụ cho mục đích gỗ-củi (mặc dù đời sống của cây có thể kéo dài hơn rất nhiều).- Giai đoạn cây con trong vườn ươmGiai đoạn này bắt đầu từ khi gieo hạt cho đến lúc xuất khỏi vườn, có thể kéo dàitừ 6 tháng (bầu non không tầng lá) đến 24 tháng (stump lở, stump bầu ). Đặc điểm của giai đoạn này là cây con tăng trưởng theo chiều cao, sự sinh trưởng các tầng lá theo chu kỳ và mọc ra trên thân chính. Đường kính thân tăng trưởng chậm hơn là chiều cao rất nhiều. Trong vòng 20-30 ngày cây có thể tăng cao 10-15cm trong điều kiện thuận lợi. Bình quân mổi tháng cây có thể cho thêm một tầng lá mới. Trong điều kiện bị lạnh (<180C), khô hạn, hay bị bệnh lá thì tốc độ tăng trưởng chiều cao, số tầng lá và đường kính thân bị chậm lại rất nhiều. Đây là khó khăn cho việc sản xuất cây con trong những vùng có mùa đông lạnh.Cây con trong giai đoạn này cần được chăm sóc cẩn thận với đầy đủ dinh dưỡng và nước để nhanh chóng đạt được đường kính lớn đủ kích thước để ghép và để dự trữ dinh dưỡng trong thân nhằm sinh trưởng mạnh sau khi xuất vườn và trồng mới. Tốc độ phát triển tầng lá và đường kính thân được xem là hai chỉ tiêu quan trọng để xác định sức sinh trưởng của cây con trong thời kỳ này.- Giai đoạn kiến thiết cơ bảnGiai đoạn này được tính từ khi cây con được trồng ngoài đại trà cho đến lúc bắt đầu khai thác mủ. Giai đoạn KTCB có thể kéo dài 10 năm hoặc chỉ ngắn có 6 năm tuỳ thuộc vào giống, loại cây con đem trồng, điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu và chế độ chăm sóc. Nhiều giống có tốc dộ tăng trưởng nhanh như PB235, RRIV2 (LH82/156), RRIV4 (LH82/182)… trong điều kiện thuận lợi có thể thu mủ sau 6 năm trồng. Ngược lại những giống có tốc độ tăng trưởng trung bình hoặc kém như GT1, PR261 hay RRIM600.14 Những cây con có thời gian dài trong vườn ươm (trên 18 tháng) có khả năng tăng trưởng nhanh hơn những cây con dưới 12 tháng trong vườn ươm, vì thế có thể rút ngắn thời gian KTCB đến 6 tháng. Những vùng có đất đai kém màu mỡ, khí hậu khắc nghiệt (lạnh và thiếu ánh sáng, gió mạnh) cây thường sinh trưởng chậm.Cao su KTCB tạị vùng Bắc Miền Trung thường chỉ cho tăng trưởng mạnh ở năm thứ 3-4 sau khi trồng mới. Vì thế, thời kỳ này có thể kéo dài thêm 1-3 năm. Chế độ bón phân và làm cỏ tốt có thể rút ngắn khoảng 1 năm. Sau một năm tuổi cao su có thể phân cành, tuy nhiên thời kỳ rộ nhất vẫn là 3 năm sau trồng. Trong năm, cao su thường phân cành trong những tháng có biên độ nhiệt ngày và đêm lớn, ở nhiều vùng trong cả nước cao su thường phân cành mạnh mẽ từ tháng 1-4. Cành cao su thường gây cản trở cho việc cạo mủ khi chúng xuất hiện trong khoảng từ 0-3m tính từ mặt đất. Vì thế, nó thường được tỉa loại ngay khi vừa thấy xuất hiện trong đoạn thân từ 0-3m. Trong thời kỳ tạo tán rộ nhiều giống cao su như RRIM600 mẩn cảm với bệnh nấm hồng rất nguy hiểm.Vào giữa hoặc cuối thời kỳ KTCB là giai đoạn cây cây su bắt đầu thành thục có thể cho hoa và quả (khoảng 5 năm sau khi trồng). Cây cao su vào lúc này sinh trưởng khoẻ về đường kính thân, cành lá phát triển mạnh về tổng diện tích lá và số lượng lá. Tuy nhiên, kích thước lá có nhỏ lại. Trong khi vào đầu thời kỳ KTCB cây thường phát triển mạnh về chiều cao hơn, tốc độ ra lá chậm hơn, số lượng lá cũng ít hơn rất nhiều nhưng diện tích mỗi lá lại lớn hơn. Phần dưới mặt đất có sự phát triển chậm trong 1-2 năm đầu nhưng sau đó sinh trưởng rất mạnh. Khi cây cao su giao tán, các rễ tơ có thể được nhìn thấy ở giữa hai hàng cao su (3-5 năm sau trồng). Nhu cầu dinh dưỡng của cây trong thời kỳ này đặc biệt cần thiết, vì nếu thiếu dinh dưỡng trong thời kỳ này cây sẽ cho mủ kém và sinh trưởng kém. Hơn thế nữa, việc bù đắp những thiếu hụt dinh dưỡng của cây khi cây đã bước vào giai đoạn kinh doanh thường không mang lại hiệu quả cao và tốn kém hơn nhiều. Cây cao su ở giai đoạn này có thể tự cân đối nhu cầu nước của mình trong điều kiện mùa khô kéo dài 4-5 tháng. Vì thế, không cần phải cung cấp nước cho cây như đối vớinhiều cây công nghiệp dài ngày khác như tiêu và cà-phê.Thời kỳ KTCB là một thời kỳ dài mà nhà nông chỉ đầu tư chứ không thu lợi từ cây cao su. Vì thế, việc tìm mọi cách để rút ngắn giai đoạn này là hướng quan trọng 15trong việc phát triển diện tích cao su tại nước ta hiện nay. Những giải pháp về giống và cây con được xem là then chốt nhất có thể đáp ứng những đòi hỏi trên- Giai đoạn khai thác mủ (hay G.Đ kinh doanh)Đây là giai đoạn dài nhất, bắt đầu từ khi cây có thể khai thác mủ đến lúc cây bị thanh lý (loại bỏ). Căn cứ vào sự biến thiên về năng suất hằng năm người ta chia thành 3 thời kỳ là: thời kỳ khai thác cao su non (tơ- KTCSN), thời kỳ khai thác cao su trung niên (KTCSTN) và thời kỳ khai thác cao su già (KTCSG).+ Thời kỳ KTCSN:Cây vẫn tiếp tục sinh trưởng mạnh về số lượng cành nhánh, chu vi thân (vanh), độ dày vỏ, sản lượng mủ tăng nhanh theo năm. Tốc độ tăng sản lượng hằng năm phụ thuộc nhiều vào giống, chế độ khai thác và chăm sóc. Thời kỳ này kéo dài chừng 10-12 năm. Nhiều giống có thể đạt đến năng suất cao chỉ trong vòng vài năm từ khi khai thác như giống PB235, RRIV1 trong khi GT1 lại cần đến 6-7 năm để có thể đạt được năng suất cao. Đặc tính cho năng suất cao chậm làm cho người trồng dễ nản lòng và hiển nhiên là kém hiệu quả kinh tế. Do vỏ của thân trong thời kỳ này còn mỏng, đang tăng trưởng mạnh nên việc khai thác mủ cần có tay nghề cao để tránh phạm vào thân. Vườn cây trong giai đoạn này thường trở nên âm u và ẩm thấp nên rất thuận lợi cho nhiều loại bệnh lá phát triển mạnh thành dịch, đặc biệt là bệnh Phấn Trắng (Oidium hevea) và bệnh rụng lá mùa mưa (Phytophtora palmivora và P. botrioza). Bệnh thường xuất hiện nhiều trong mùa mưa tại khu vực Bắc Miền Trung làm thiệt hại nặng nề đến sản lượng mủ.+ Thời kỳ khai thác cao su trung niên (KTCSTN):Khi năng suất không còn tăng thêm nữa và giữ vững mức năng suất đó theo năm thì cây cao su đã bước vào thời kỳ CSTN. Tuỳ theo chế độ chăm sóc, khai thác trước đó, hiện tại và giống mà thời kỳ này dài hay ngắn. Nếu vườn cây không được chăm bón tốt trong giai đoạn KTCB và KTCSN khi cây bước vào thời kỳ này chỉ duy trì năng suất cao trong một khoảng thời gian ngắn và sau đó giảm năng suất.Việc khai thác thái quá trong giai đoạn trước cũng có thể làm cho tỷ lệ cây khô mủ nhiều hơn xảy ra trong thời kỳ này. Lớp vỏ tái sinh trên đoạn thân khai thác bị thương tổn nhiều sẽ là trở ngại lớn cho việc khai thác mủ trong thời kỳ này.+ Thời kỳ khai thác cao su già (KTCSG):16Khi vườn cây có hiện tượng giảm năng suất trong nhiều năm liền thì vườn cây đã bước vào thời kỳ này. Tốc độ giảm năng suất nhanh hay chậm còn tuỳ vào giống và chế độ chăm sóc và khai thác trước đó.Vườn cây lúc này thường rất âm u, ẩm độ không khí cao nên để mẩn cảm với bệnh rụng lá mùa mưa, có thể làm giảm sản lượng nhanh chóng.1.3 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế – xã hội của huyện Hương Khê1.3.1 Vị trí địa lý,diện tích tự nhiênHương Khê là một huyện miền núi nằm về phía Tây Nam của tỉnh Hà Tĩnh. Có tọa độ địa lý:- Từ 17058′, đến 18023′, vĩ độ Bắc- Từ 105027′, đến 105056′, kinh độ Đông- Phía Bắc giáp huyện Hương Sơn, Đức Thọ,Vũ Quang- Phía Tây giáp huyện Tuyên Hóa của tỉnh Quảng Bình- Phía Đông giáp huyện Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên- Phía Nam giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân LàoHương Khê có tổng diện tích là 127809,09 ha và dân số là 100388 người (năm 2012) và có 21 xã và 1 thị trấn17Bảng 1. 2: Dân số và diện tích các xã của huyện Hương Khê năm 2012TT Đơn vịDiện tích(Km2)Dân số(Nghìn người)12345678910111213141516171819202122T.T Hương KhêHà LinhHương TràHương LongPhú PhongPhú GiaHương VĩnhPhương ĐiềnHương XuânHương LâmHương BìnhPhương MỹPhúc ĐồngHòa HảiHương LiênGia PhốHương GiangHương ĐôPhúc TrạchLộc YênHương ThủyHương Trạch2997 7011 4831 59340813 8996 4301 3812 88217 0143 6534 9722 13915 6795 0731 2266 9932 1513 87510 6015 56912 7828 5655 8862 3234 7823 1164 5434 2302 1113 7635 6813 8162 7094 3776 7902 2595 565 5293 8424 7504 9124 2726 570 Với vị trí địa lý như trên Hương Khê nằm trong đới rừng chí tuyến, với khí hậu nhiệt đới ẩm đã quy định nền nông nghiệp huyện Hương Khê có tính chất của nền nông nghiệp nhiệt đới với các sản phẩm đặc trưng như: lúa gạo, cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới ,… Trên địa bàn huyện có hai tuyến đường chiến lược quan trọng : Đường mòn Hồ Chí Minh- trục xuyên Việt phía Tây của đất nước, quốc lộ 15 từ Ngã Ba Đồng Lộc – Khe Giao, và đường sắt Bắc- Nam nối hai miền Bắc- Nam của đất nước Như vậy cơ thể nói Hương Khê có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống lưu thông cả trong và ngoài tỉnh và quốc tế. Vị trí này tạo điều kiện thuận lợi cho huyện có thể mở rộng các mối quan hệ trao đổi, buôn bán hàng hóa với nước bạn Lào cũng như với các địa phương khác, cũng như là trong nội huyện và đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm phát triển kinh tế xã hội của huyện nhà.181.3.2 Điều kiện tự nhiêna. Địa hìnhToàn bộ địa hình của huyện Hương Khê nằm gọn trong một thung lũng hình lòng máng của hai dãy núi Trường Sơn và dãy Trà Sơn. Bao gồm nhiều đồi núi nhấp nhô lượn sóng, xen giữa đồi gò là đồng ruộng bậc thang. Độ dốc thoải dần từ Nam ra Bắc.Chênh lệch độ cao giữa các vùng trong huyện rất lớn. Hương Khê là huyện miền núi: diện tích đồi gò chiếm 90% diện tích tự nhiên, đất bằng và thung lũng hẹp chỉ chiếm 10% diện tích. Do vậy đất nông nghiệp và đất ở của huyện chạy dài theo địa hình từ Tây Bắc xuống Đông Nam và ở giữa là hai dãy núi: phía Tây Nam là dãy Trường Sơn độ cao từ 800-1300m, phía Đông Bắc là dãy Trà Sơn độ cao từ 300- 470m.Địa hình huyện Hương Khê có 3 dạng chính là địa hình núi cao trung bình, địa hình đồi núi thấp, địa hình thung lũng kiến tạo – xâm thực.- Địa hình núi cao trung bình là địa hình được uốn nếp khối, nâng lên tạo thành một dải hẹp dọc theo biên giới Việt – Lào. Gồm các núi cao từ 900 mét trở lên.- Địa hình đồi núi thấp là địa hình có dạng đỉnh nhọn, sườn dốc bị xâm thực chia cắt bởi dãy Trường sơn và Trà sơn.- Địa hình thung lũng kiến tạo – xâm thực là địa hình chủ yếu là đất nông nghiệp, các khu dân cư xen kẽ, sông suối và các hồ đập. Địa mạo: Có các dạng địa mạo chủ yếu:- Địa mạo thung lũng sông (dọc các sông Ngàn Sâu, sông Tiêm và sông Nổ).- Địa mạo Castơ: Là dạng địa mạo đặc trưng cho vùng núi đá vôi, tập trung ở xã Hương Trạch, Hương Liên.- Địa mạo núi cao trên 700 m: Nằm ở phía Tây Nam của huyện, phân bố chủ yếu ở các xã dọc theo tuyến biên giới Việt – Lào (thuộc dãy Trường Sơn).- Địa mạo núi cao từ 300 – 470 m: Gồm các dãy núi thấp và đồi xen kẽ tạo thành các khu vực rộng lớn ở các xã Hương Bình, Hương Vĩnh, Hương Giang, Lộc Yên, Hà Linh, Hương Đô, Lộc Yên, Hương Thuỷ, Phương Mỹ – Địa mạo đồi thấp: Phân bố ở vùng trung tâm huyện gồm Thị trấn Hương Khê, xã Phú Phong và một phần đất của các xã: Hương Trà, Hương Xuân, Gia Phố, Hương Giang, Phúc Đồng, Hương Long.19b. Khí hậuHương Khê mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa rất rõ nét. Chế độ nhiệtNhiệt độ trung bình năm: 24,50CNhiệt độ cao nhất : 380CNhiệt độ thấp nhất : 180CCác tháng nóng là từ tháng 4 đến tháng 8, có nhiệt độ trung bình 33,50C. Đặc biệt tháng 6,7 chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam khô nóng.Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 8, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưaLượng mưa trung bình năm từ 1.590-2.500mm. Lượng mưa cao nhất là vào các tháng 8, 9, 10: khoảng 390 mm ; thấp nhất là vào tháng 12 và tháng 1 khoảng 180C. Độ ẩm trung bình : 85% Chế độ mùa:Về mùa đông hướng gió thịnh hành là hướng Đông BắcVề mùa hè hướng gió thịnh hành là hướng Tây Namc. Thổ nhưỡngTheo tài liệu điều tra, khảo sát của viện quy hoạch và thiết kế Nông Nghiệp trên địa bàn huyện tài nguyên đất được phân loại theo các nhóm đất sau: đất đỏ vàng, đất phù sa, đất mùn vàng đỏ trên núi, đất xói mòn trơ sỏi đá, đất thung lũng , đất xám bạc màu.Cụ thể có 6 loại đất chính như sau:Bảng 1.3: Quy mô và cơ cấu các nhóm đất chính ở Hương KhêSTT Loại đất Diện tích ( ha) Cơ cấu (%)1 Đất đỏ vàng 101778,7 75,42 Đất phù sa 14.347,8 10,63 Đất mùn vàng đỏ trên núi 12.575,14 9,34 Đất xói mòn trơ sỏi đá 4.282,67 3,25 Đất thung lũng 1.546,5 1,16 Đất xám bạc màu 552,1 0,4( Nguồn : Phòng tài nguyên môi trường huyện Hương Khê)- Nhóm đất đỏ vàng20 Nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn và phân bố rộng khắp trên các vùng đồi núi thấp ở độ cao < 900 m. Ở nhóm đất này thảm thực vật có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và đặc điểm của các loại đất ( tích lũy mùn, giữ nước, chống xói mòn đất,…) Đất đỏ vàng thích hợp để phát triển các loại cây trồng như cây lâu năm, trồng rừng,…ở vùng đất có độ dốc thấp, thích hợp trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm ( chè, cao su, ) có giá trị kinh tế cao. Ở những vùng địa hình cao, dốc có thể khai thác để trồng rừng nguyên liệu, rừng phòng hộ. Những nơi có địa hình bằng thoải có thể phát triển cây trồng cạn như: ngô, đỗ tương, lạc, sắn, mía,…Tuy nhiên, cũng cần quan tâm đến các giải pháp chống xói mòn, bảo vệ đất, giữ ẩm vào khô và cải tạo nâng cao độn phì nhiêu của đất để sản xuất lâu bền.- Nhóm đất phù sa Đất phù sa được hình thành từ các sản phẩm bồi tụ của các sông lớn như Ngàn Sâu, Sông Tiêm, tạo thành các vùng đồng bằng nhỏ, bằng phẳng, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đất đai màu mỡ. Hiện tại loại đất này, người dân địa phương đang tiến hành trồng lúa, hoa màu, và các loại cây ngắn ngày cho năng suất khá cao. Trong tương lai, đây là vùng trọng điểm canh tác các loại cây lương thực, cây hoa màu và cây ngắn ngày như lạc, ngô, đậu đỗ. Tuy nhiên, do địa hình thấp, dễ bị ngập lụt vào mùa mưa nên biện pháp thủy lợi ( tiêu úng ) cần được chú trọng phát triển.- Đất mùn vàng đỏ trên núi Đất mùn vàng đỏ trên núi hình thành ở độ cao > 900 m. Trong vùng loại đất này hình thành trên các dãy núi cao thuộc dải Trường Sơn Bắc giáp biên giới Việt- Lào. Do hình trên các vùng núi có độ cao lớn nhất trong vùng, độ dốc chủ yếu > 200 thuộc các khu vực rừng đầu nguồn. Vì vậy nên dành cho lâm nghiệp quản lý và khoanh nuôi rừng cũng như ưu tiên bố trí trồng rừng để bảo vệ các khu vực rừng đầu nguồn. – Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đáĐất xói mòn trơ sỏi đá thuộc đất tầng mỏng cần được sử dụng hợp lý. Trước hết cần phải nhanh chóng phủ xanh bằng thảm thực vất phù hợp với môi trường của từng vùng sinh thái để bảo vệ môi trường đất, phục hồi độ phì nhiêu của đất. Cần ưu tiên tiến hành với các vùng đất tầng mỏng ở các khu vực rừng đầu nguồn.Tuy nhiên, phủ xanh các loại đất này phải đầu tư cao hơn các nhóm đất đồi núi.21- Nhóm đất thung lũngĐất được hình thành ở địa hình thung lũng do các sản phẩm rửa trôi từ trên cao đưa xuống tích tụ lại thành các dải đất nhỏ, hẹp, kéo dài.Loại đất này rất thuận lợi để phát triển cây công nghiệp như: lúa, rau màu, và cây công nghiệp ngắn ngày ( lạc, mía, đậu,…) – Nhóm đất xám bạc màuĐất xám bạc màu được hình thành và phát triển ở giữa đồng bằng và trung du. Đặc điểm cơ bản của đất xám bạc màu trong vùng là địa hình cao, thoát nước tốt, thành phần cơ giới nhẹ, thuận lợi cho quá trình khoáng hóa và rửa trôi. Cơ cấu sử dụng đất Theo số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2012 thì tổng diện tích tự nhiên của huyện là 127809,09 ha, chiếm 21,21% diện tích toàn tỉnh. Trong đó: + Đất nông nghiệp : 12.392 ha chiếm 9,6% + Đất lâm nghiệp : 70.847 ha chiếm 55,3%+ Đất ở : 1.268 ha chiếm 0,87%+ Đất chuyên dùng : 14.213 ha chiếm 11,41%+ Đất chưa sử dụng : 28.082 ha chiếm 22,82 %.( Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Hương Khê năm 2012)22Biểu đồ 1. 1: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất của huyện Hương Khê năm 2012 Diện tích đất nông nghiệp 12.392 ha chiếm 9,6% diện tích đất tự nhiên, bình quân đất nông nghiệp là 0,067 ha/ người. Đất nông nghiệp được phân bố rải rác khắp nơi trên toàn huyện nhưng tập trung nhiều nhất là ở các xã nằm ở phía Đông của huyện.Diện tích đất lâm nghiệp là 70.847 ha chiếm 55,3%, chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu sử dụng đất của toàn huyện. Có thể nói đây là một tiềm năng lớn của huyện.Diện tích đất chuyên dùng là 14.213 ha chiếm 11,41% diện tích toàn huyện. Đất chuyên dùng bao gồm đất phục vụ cho sản xuất kinh doanh, đất phục vụ cho mục đích công cộng, đất xây dựng cơ quan trụ sở,…Đất ở là 1.268 ha chiếm 0,87%, chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu sử dụng đất của toàn huyện. Trong đó diện tích chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn,bởi vì Hương Khê còn là một huyện thuần nông. Quỹ đất chưa sử dụng còn khá lớn 28.082 ha chiếm 22,82 % diện tích tự nhiên. Đây là loại đất có nhiều tiềm năng có thể khai thác phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp trong những năm tới. Do đó cần phải có những biện pháp thích hợp để có thể sử dung tốt các loại đất này. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp Bảng 1.4: Cơ cấu đất nông nghiệp của huyện Hương Khê năm 2012TT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu ( %)Tổng diện tích đất nông nghiệp 106.767,86 100,00I Đất sản xuất nông nghiệp 12.734,52 11,931.1 Đất trồng cây hằng năm 5.592,14 43,901.2 Đất trồng cây lâu năm 7.146,84 56,10II Đất lâm nghiệp 93.954,64 88,002.1 Đất rừng sản xuất 25.816,88 27,482.2 Đất rừng phòng hộ 50.778,95 54,052.3 Đất rừng đặc dụng 17.358,81 18,47III Đất nuôi trồng thủy hải sản 18,45 0,02IV Đất nông nghiệp khác 60,25 0,06( Nguồn:Phòng tài nguyên môi trường huyện Hương Khê năm 2012) Nhìn vào bảng cơ cấu đất nông nghiệp của huyện Hương Khê năm 2012 ta thấy diện tích đất trồng cây lâu năm chiếm tỉ trọng lớn nhất 7.146,84 ha chiếm khoảng 56,10 % trong tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện. Diện tích trồng cây hằng năm là 5.592,14 kém diện tích đất trồng cây lâu năm là 1554,7 ha. Diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất chiếm 88%. Trong tương lai diện tích đất lâm nghiệp có xu hướng giảm dần do chuyển đổi từ đất rừng sang trồng cây công nghiệp lâu năm có hiệu quả kinh tế cao như cao su.23 Mặc dù có hệ thống sông suối, ao hồ dày đặc nhưng diện tích đất dành cho nuôi trồng thủy hải sản của huyện còn rất ít chỉ có 18,45 ha chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu đất nông nghiệp của huyện Hương Khê. Diện tích trồng cây lâu năm chiếm diện tích lớn trong cơ cấu đất sản xuất nghiệp. Nhưng diện tích trồng cao su vẫn còn rất khiêm tốn 3352,9 ha chiếm 46.9%, so với những hiệu quả mà cây cao su mang lại cho huyện thì diện tích này tương đối thấp. d. Thủy vănDo có nhiều khe suối và các sông chảy xiết nên Hương Khê chia thành hai lưu vực khác nhau. Ngoài các sông chính là Ngàn Sâu, các con sông nhánh cũng tạo thành các lưu vực riêng biệt như lưu vực Ngàn Trươi ra ( chia về huyện Vũ Quang) thì thung lũng Hương Khê còn lại là một hình bầu dục, hai đầu co lại ở Hương Trạch và Cửa Rào. Có thể coi sông Ngàn Sâu là con sông duy nhất để thoát nước vào mùa mưa lũ ở Hương Khê.e.Sinh vật Về tài nguyên rừng, có thể khẳng định đây là thế mạnh của huyện vì Hương Khê là một huyện có nhiều thuận lợi về tài nguyên đất cho phát triển lâm nghiệp do đó có giá trị kinh tế rất lớn. Ngoài ra rừng ở đây còn có ý nghĩa về mặt môi trường sinh thái, bảo vệ môi trường và tài sản cho nhân dân.Hệ thực vật của Hương Khê phong phú với 760 loài thuộc 349 chi, 126 họ thuộc 8 ngành thực vật bậc cao có mạch như thông, tuế, thông đất, khuyết lá thông. Trong đó có 207 loài thân gỗ thuộc 60 họ ( trong đó có 117 loài chiếm ưu thế trong các loài cây rừng), các loài dây leo thuộc 17 họ, trên 20 loài thực vật bậc cao thủy sinh thuộc các họ hòa thảo, cói, rong tóc tiên,…Động vật: có 170 loài thú, 80 loài chim, 70 loài bò sát, đặc biệt ở đây có nhiều loài thú đặc hữu như: vượn Má vàng, Vooc Hà Tĩnh, hai loài thú lớn: Sao La và Mang Lớn.Hơn thế nữa Hương Khê còn có nhiều tiềm năng từ nguồn lợi thủy hải sản ở các sông hồ, ở con sông Ngàn Sâu chảy qua huyện và các kênh đào rải rác khắp nơi. Các loại thủy sản quan trọng có ở huyện như: cá, tôm, cua, cung cấp nguồn thực phẩm hằng ngày cho nhân dân. 1.2.3 Điều kiện kinh tế – xã hội1.2.3.1 Nguồn nhân lựca. Thực trạng dân số: 24Hương Khê là một huyện có dân số tương đối thấp so với các huyện trong tỉnh Hà Tĩnh. Năm 2012 toàn huyện có 100.468 người với 27.500 hộ, mật độ dân số trung bình 82 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều, thị trấn Hương Khê có mật độ dân cư cao nhất (2.582 người/km2), tiếp đến là xã Phú Phong (750 người/km2), Gia Phố (541 người/km2), thấp nhất là Hương Lâm (34 người/km2). Khu vực dân số nông thôn năm 2012 là 91.273 người chiếm 90,85%, dân số thuộc khu vực nông thôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dân số của huyện. Tỷ trọng này có xu hướng giảm dần qua các năm, tuy nhiên vẫn còn ở mức cao, dân số đô thị 9.195 người, chiếm 9,15%. Sự phân bố dân cư không đồng đều trên toàn huyện vì là một huyện miền núi nên giao thông đi lại có sự khác nhau giữa các vùng. Dân cư tập trung ở hai bên sông Ngàn Sâu và đồi núi thấp chạy dọc khu phía Đông.Trong vài năm trở lại đây tốc độ phát triển dân số có chiều hướng giảm. Năm 2007 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,92% đến năm 2012 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn 0,60%. Tỷ lệ tăng dân số nói chung những năm qua thấp, đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch.b. Thực trạng lao động- Nguồn lao động Năm 2012 có 44.515 lao động trong độ tuổi, chiếm 43,84% dân số. Trong đó lao động trong khu vực nhà nước là 4.190 người chiếm 9,41% lao động và còn lại là lao động làm việc ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước.Huyện còn khoảng 712 lao động thiếu việc làm thường xuyên. Số lao động thiếu việc làm theo mùa vụ còn lớn, hiện nay lao động trong khu vực nông nghiệp mới sử dụng khoảng 70-80% số ngày công trong năm. Nhìn chung cơ cấu lao động trong thời gian qua đã có những chuyển dịch theo hướng tích cực song vẫn còn chậm, vẫn còn nhiều bất cập.- Về chất lượng lao động Tỷ lệ lao động qua đào tạo chính quy chiếm tỷ lệ thấp (chỉ khoảng 10% số lao động trong độ tuổi), còn lại chủ yếu là lao động phổ thông. Tuy nhiên lao động đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nông – lâm nghiệp chiếm phần đông và số lao động này hầu hết được phổ cập kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất theo từng ngành nghề truyền thống. 1.2.3.2.Tình hình phát triển kinh tế. a. Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế – Tốc độ tăng trưởng25

Bạn đang tìm hiểu bài viết Điều kiện tự nhiên vùng Đông Nam Bộ thuận lợi gì cho su phát triển của cây cao su 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)