Nội dung chính
Xem Dịch tủy sống là gì 2024
Chọc dò tủy sống là gì?
Dịch não tủy (Cerebro Spinal Fluid – CSF) là một chất dịch cơ thể trong suốt, không màu được tìm thấy trong não và tủy sống. Có khoảng 125 mL dịch não tủy bất cứ lúc nào và khoảng 500 mL được tạo ra mỗi ngày.
Dịch não tủy có 3 chức năng chính: Bảo vệ hệ thần kinh trung ương (CNS) trước các sang chấn cơ học.Đảm bảo tuần hoàn của các dịch thần kinh, hormon, kháng thể và bạch cầu.Tham gia điều chỉnh pH và điện giải của hệ thần kinh trung ương.
Chọc dò tủy sống là phương pháp dùng một cây kim nhỏ để chọc dịch lấy dịch não tủy, sau đó mang đi xét nghiệm nhằm xác định những thay đổi của dịch não tủy trong các bệnh có ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, như mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm nhiễm, tác nhân gây bệnh và sự nhạy cảm của vi sinh vật đối với các sản phẩm thuốc…
Cây kim được chọc đúng cách vào túi dịch bên dưới cột tủy sống. Phần lưng dưới thường được xem là an toàn nhất để lấy chất dịch này để gửi đi kiểm tra trong phòng thí nghiệm.
Phần lưng dưới thường được xem là an toàn nhất để lấy chất dịch này để gửi đi kiểm tra trong phòng thí nghiệm
Chỉ định Chọc dò tủy sống
Khi hệ thần kinh trung ương bị tổn thương thì dịch não tủy sẽ có các thay đổi tương ứng. Do đó, xét nghiệm dịch não tủy có thể giúp chẩn đoán một số bệnh lý thần kinh như
Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương gồm viêm màng não, viêm não, viêm tủy, viêm não tủy…Bệnh ác tính màng não: Ung thư màng não.Bệnh thần kinh ngoại biên: Viêm đa rễ dây thần kinh, xơ cứng rải rác, hội chứng ép tủy, hội chứng tăng áp lực nội sọ lành tính.Các bệnh lý thần kinh chưa xác định được nguyên nhân: Co giật, động kinh, lú lẫn hoặc rối loạn ý thức… bệnh đa dây thần kinh, bệnh đa rễ và dây thần kinh cấp và mạn tính.Tai biến mạch máu não: Trường hợp nghi ngờ chảy máu dưới nhện có chụp cắt lớp vi tính bình thường, phải tiến hành chọc dịch não tủy để xác định chẩn đoán.Ngoài ra, chọc dịch não tủy còn dùng để điều trị: như để tiêm thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm, thuốc chống ung thư, gây tê tủy sống hoặc lấy dịch não tủy trong hội chứng não úng thủy áp lực bình thường… Một ứng dụng khác nữa của kỹ thuật này, đó là lấy dịch não tủy để theo dõi kết quả điều trị như trong viêm màng não.
Quy trình chọc dò tủy sống
Trước khi thực hiện thủ thuật, bác sĩ phải giải thích thật rõ ràng về quy trình để bệnh nhân, người nhà bệnh nhân hiểu vấn đề, tránh lo lắng.Tư thế của bệnh nhân: Thủ thuật này có thể được thực hiện trong khi ngồi hoặc nằm theo yêu cầu của bác sĩ.Lưng của bệnh nhân được lau kỹ bằng thuốc khử trùng.Một tấm phủ sẽ được đặt trên lưng người bệnh để giữ cho vùng này được vô trùng.Bác sĩ sẽ cẩn thận chích mũi kim giữa đốt sống vào khoảng trống có chứa dịch và rút ra khoảng vài mi-li-lít để mang đi xét nghiệm. Đây là một thủ thuật khó và có thể phải chích lại hơn 1 lần. Một lưu ý quan trọng là bệnh nhân không được nhúc nhích trong khi thực hiện thủ thuật, điều này sẽ được bác sĩ sẽ dặn dò rất kỹ trước đó. Nếu như có khó chịu hoặc cần cử động vì lý do gì, bệnh nhân có thể nói với bác sĩ để được giải quyết.Sau khi lấy được mẫu dịch não tủy, kim được rút ra và băng dán sẽ được đặt vào chỗ chích. Bệnh nhân hoàn toàn có thể ngồi dậy và cử động nếu muốn.
Chọc dò tủy sống có đau không?
Bác sĩ sẽ dùng một cây kim thật nhỏ để chích gây tê vùng da của người bệnh trước. Thường sẽ không có đau nhiềubởi vì có dùng thuốc gây tê cục bộ. Tuy nhiên điều này thay đổi tùy thuộc bệnh nhân. Một số bệnh nhân cảm thấy hơi đau và ép nhẹ khi mũi kim chích vào, có cảm giác bị châm chích kéo dài khoảng vài giây.
Nếu người bệnh cảm thấy đau nhói xuống chân, cần nói cho bác sĩ biết ngay. Bác sĩ có thể chỉnh sửa vị trí của kim để giúp cho bệnh nhân dễ chịu hơn.
Chọc dò tủy sống liệu có ảnh hưởng gì không?
Chọc dò tủy sống được thực hiện rất thường xuyên tại khu cấp cứu khám bệnh. Thực tế đã chứng minh là các thủ thuật này thực ra rất an toàn, hơn nữa tối cần thiết trong chẩn đoán và điều trị nhiều loại bệnh.
Trong hầu hết các trường hợp, thủ thuật không gây vấn đề gì và không gây kết quả bất lợi. Nguy cơ bị nhiễm trùng từ thủ thuật này cũng rất hiếm xảy ra và được giảm đáng kể vì bác sĩ đã dùng thuốc sát trùng để lau sạch lưng của người bệnh trước khi thực hiện thủ thuật.
Bệnh nhân đôi khi có thể bị đau lưng dưới nhẹ sau đó (giống như vết bầm), nhưng thường sẽ tự hết. Một tác dụng phụ thông thường khác có thể gặp, đó là nhức đầu. Nếu bệnh nhân bị chứng rối loạn xuất huyết thì có nguy cơ bị chảy máu, gây tổn hại dây thần kinh và cột sống. Tuy nhiên trường hợp này thì rất hiếm gặp.
Như vậy có thể thấy chọc dò tủy sống là phương pháp tương đối an toàn, ít tác dụng phụ. Hơn nữa, nếu cân nhắc với hiệu quả, thì đây là phương pháp tối quan trọng trong chẩn đoán cũng như theo dõi nhiều bệnh thần kinh, bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm nếu được bác sĩ chỉ định thực hiện kỹ thuật này.
Xem thêm: Gây tê tủy sống
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương-Đa khoaHạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Dịch tủy sống là gì 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.