Xem Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình công dân phải 2024
Gia đình bà Đỗ Hoài Hiệp có một thửa đất rộng 371m2 tại phường Ba Hàng (T.X Phổ Yên); diện tích này đã được san gạt, trồng cây và đào giếng. Năm 2016, bà Hiệp có ý định xây nhà nhưng chính quyền địa phương không cho phép với lý do đất nằm trong quy hoạch dự án tuyến đường từ ngã ba Phổ Yên đi khu dân cư VIF và được động viên thuê nhà ở tạm, đợi đến khi có đất tái định cư thì xây nhà kiên cố.
Đến năm 2020, gia đình bà Hiệp mới biết thửa đất nói trên đã bị thu hồi một phần để thực hiện dự án. Tuy nhiên, gia đình không hề nhận được các văn bản liên quan, chưa được kiểm kê tài sản trên đất và nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng. Đề xuất của gia đình bố trí đất tái định cư cũng không được chấp nhận vì phần đất còn lại đủ điều kiện về diện tích làm nhà ở theo quy định.
Tại buổi tiếp công dân, lãnh đạo UBND T.X Phổ Yên và các sở, ngành liên quan đã cho ý kiến vào từng nội dung khiếu nại của công dân Đỗ Hoài Hiệp.
Trên cơ sở phân tích các tình tiết, đồng chí Lưu Quang Tuấn cho rằng nội dung kiến nghị của công dân là chính đáng. Thực tế trong quá trình triển khai dự án và giải quyết kiến nghị của công dân, lãnh đạo phường Ba Hàng và T.X Phổ Yên đã có một số điểm chưa thỏa đáng cần rút kinh nghiệm.
Đồng chí đề nghị UBND T.X Phổ Yên rà soát lại toàn bộ quy trình thống kê, kiểm đếm và phương án đền bù, bố trí tái định cư liên quan đến dự án để thực hiện đúng quy định pháp luật.
Đối với đề nghị của công dân về bố trí đất tái định cư, cấp, ngành chức năng cần xem xét trên cơ sở quy hoạch chung, hình dáng thửa đất chứ không đơn thuần dựa vào điều kiện về diện tích để có phương án phù hợp, đảm bảo quyền và lợi ích của công dân.
Khiếu nại, tố cáo là quyền, đồng thời là nghĩa vụ của công dân được ghi nhận tại Điều 74 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam “Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào…”.
Một số Quy định của Pháp luật về khiếu nại tố cáo
Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật, góp phần phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Khiếu nại, tố cáo là:
1- “Khiếu nại” là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do pháp luật quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2- “Tố cáo” là việc công dân theo thủ tục do Luật Khiếu nại, tố cáo quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
– Tiếp người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
– Tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật khiếu nại, tố cáo;
– Xử lý nghiêm minh người vi phạm;
– áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra;
– Bảo đảm cho quyết định giải quyết được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại:
Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Cán bộ, công chức có quyền khiếu nại quyết định kỷ luật của người có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Khi thực hiện việc khiếu nại, người khiếu nại có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định, cụ thể:
1- Người khiếu nại có các quyền sau đây:
– Tự mình khiếu nại; trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại; trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được uỷ quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác để khiếu nại;
– Nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật trong quá trình khiếu nại;
– Biết các bằng chứng để làm căn cứ giải quyết khiếu nại; đưa ra bằng chứng về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về bằng chứng đó;
– Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại; biết thông tin, tài liệu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
– Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
– Khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về tố tụng hành chính;
– Rút khiếu nại trong quá trình giải quyết khiếu nại.
2- Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
– Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
– Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp các thông tin, tài liệu đó;
– Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
Thời hiệu khiếu nại:
Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính.
Trong các trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch hoạ, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu, thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Để thực hiện việc khiếu nại, người khiếu nại phải khiếu nại đến:
– Người khiếu nại lần đầu phải khiếu nại với người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có cán bộ, công chức có hành vi hành chính mà người khiếu nại có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
– Trong thời hạn 30 ngày (đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày), kể từ ngày hết thời hạn giải quyết mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án;
Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Trong trường hợp việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên.
– Trong trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì cán bộ có trách nhiệm phải hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn hoặc ghi lại nội dung theo quy định nói trên, có chữ ký của người khiếu nại.
Những trường hợp khiếu nại không được thụ lý để giải quyết:
Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý để giải quyết:
– Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
– Người khiếu nại không có năng lực hành vi đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;
– Người đại diện không hợp pháp;
– Thời hiệu khiếu nại, thời hạn khiếu nại tiếp đã hết.
– Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
– Việc khiếu nại đã được Toà án thụ lý để giải quyết hoặc đã có bản án, quyết định của Toà án.
Thời hạn giải quyết khiếu nại:
– Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày (đối với vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày), kể từ ngày thụ lý để giải quyết;
ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày (đối với vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày), kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
– Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày (đối với vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày), kể từ ngày thụ lý để giải quyết;
ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 60 ngày (đối với vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài hơn nhưng không quá 70 ngày), kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo:
Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Khi thực hiện việc tố cáo, người tố cáo có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định, cụ thể:
1- Người tố cáo có các quyền sau đây:
– Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
– Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình;
– Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
– Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập, trả thù.
2- Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
– Trình bày trung thực về nội dung tố cáo;
– Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.
Thủ tục giải quyết tố cáo:
– Người tố cáo phải gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Trong đơn tố cáo phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo; nội dung tố cáo. Trong trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người có trách nhiệm tiếp nhận phải ghi lại nội dung tố cáo, họ, tên, địa chỉ của người tố cáo, có chữ ký của người tố cáo.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo, giải quyết tố cáo phải giữ bí mật cho người tố cáo; không được tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và các thông tin khác có hại cho người tố cáo.
– Chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo phải thụ lý để giải quyết; trong trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo khi họ yêu cầu.
Trong trường hợp cấp thiết, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo phải báo ngay cho cơ quan có trách nhiệm để áp dụng biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật; áp dụng biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho người tố cáo khi họ yêu cầu.
– Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
Trong trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo; thời hạn giải quyết được thực hiện như đã nêu trên.
Những hành vi liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại tố cáo bị pháp luật nghiêm cấm:
Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi cản trở việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo; đe doạ, trả thù, trù dập người khiếu nại, tố cáo; tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo; cố tình không giải quyết hoặc giải quyết khiếu nại, tố cáo trái pháp luật; bao che người bị khiếu nại, tố cáo; can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật; đe dọa, xúc phạm người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo; lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc, vu khống, gây rối trật tự.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, người tố cáo có công trong việc ngăn ngừa thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo thì thuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình công dân phải 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.