Đề bài – đề số 12 – đề kiểm tra học kì 1 – sinh học 8 2024

Xem Đề bài – đề số 12 – đề kiểm tra học kì 1 – sinh học 8 2024

– Cơ thể được cấu tạo từ nhiều hệ cơ quan; mỗi hệ cơ quan do nhiều cơ quan hợp lại; mỗi cơ quan được tập hợp bởi nhiều mô có chức năng giống nhau; mỗi mô do nhiều tế bào có hình dạng, cấu tạo và chức năng giống nhau tạo thành.

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Câu 1. Hãv chọn phương án trả lời đúng nhầt:

1. Trong cơ thế mô cơ có chức năng gì?

A. Co, dãn

B. Nâng đỡ, liên hệ.

C. Bảo vệ, hấp thụ, bài tiết.

D. Tiếp nhận, tra lời các kích thích

2. Một cung phản xạ gồm đầy đủ các thành phần sau:

A. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng

B. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng

C. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản xạ

D. Nơron hướng tâm, noron li tâm, nơron trung gian, cơ quan phản xạ

3. Ở động mạch, máu được vận chuyển nhờ:

A. Sức đẩy của tim và sự co dãn của động mạch

B. Sức hút của lồng ngực khi hít vào và sức đẩy của tim

C. Sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch và sức đây của tim

D. Sức hút của tâm nhĩ và sự co dãn của động mạch

4. Trong các yếu tố sau, yếu tố nào đóng vai trò chủ yếu làm cho công lớn nhất ?

A.Tiết diện cơ to

B. Nhịp co thích hợp.

C. Khối lượng của vật tác động phải thích hợp

D. Tinh thần phấn khởi

5. Bộ xương người tiến hóa theo hướng nào ?

A. Thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao dộng.

B. Thích nghi với việc ăn thức ăn chín.

C. Thích nghi với khá năng tư duy trừu tượng.

D. Thích nghi với đời sống xă hội.

Câu 2. Hãy sắp xếp vị trí của các tuyến tiêu hoá tương ứng với các cơ quan tiêu hoá rồi ghi vào cột trả lời :

Cơ quan tiêu hoá

Trả lời

Tuyến tiêu hoá

Khoang miệng

Dạ dày

Ruột non

1

2

3.

Tuyến ruột

Tuyến nước ngọt

Tuyến vị

Tuyến tuỵ

Tuyến gan

II. TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. Chức năng của huyết tương, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu ?

Câu 2. Hãy giải thích để chứng minh tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể

Câu 3. Sự biến đổi thức ăn trong khoang miệng, trong dạ dày xảy ra như thế nào ? Em có nhận xét gì về sự biến đổi này?

Lời giải chi tiết

I. TRC NGHIỆM: (4 điểm)

Câu 1.

1

2

3

4

5

A

B

A

A

A

Câu 2.

1

2

3

b

c

a,d,e

II. TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. Chức năng của huyết tương, hồng cầu, bạch cầu, tiêu cầu:

*Huyết tương:

– Duy trì máu ở trạng thải lỏng đề lưu thông dễ dàng trong mạch

– Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải.

*Hồng cầu: Vận chuyển O2 và CO2

*Bạch cầu: tham gia bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế thực bào, tạo kháng thể để vô hiệu hoá kháng nguyên, phá huỷ các tế bào đã bị nhiễm bệnh.

*Tiểu cầu: tham gia vào quá trình đông máu.

Câu 2. Hãy giải thích để chứng minh tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể.

– Cơ thể được cấu tạo từ nhiều hệ cơ quan; mỗi hệ cơ quan do nhiều cơ quan hợp lại; mỗi cơ quan được tập hợp bởi nhiều mô có chức năng giống nhau; mỗi mô do nhiều tế bào có hình dạng, cấu tạo và chức năng giống nhau tạo thành.

– Mọi cơ thể từ đơn bào đến đa bào đều có cấu tạo từ tế bào.

– Tất cả mọi tế bào trong cơ thể đều có cấu tạo rất giống nhau, bao gồm:

+ Màng sinh chất.

+ Chất tế bào có chứa các bào quan như: ti thể, bộ máy gôngi, lưới nội chất, ribôxôm…

+ Nhân tế bào gồm màng nhân, nhiễm sắc thể, nhân con.

Vì vậy, tế bào được xem là đơn vị cấu tạo của cơ thể.

Câu 3.

* Sự biến đổi thức ăn trong khoang miệng:

– Biến đổi cơ học: thức ăn được răng cắn, xé, nghiền nhỏ, thấm đều nước bọt.

– Biến đổi hóa học: trong nước bọt chỉ có 1 loại enzim tiêu hóa là amilaza có tác dụng biến đổi:

Tinh bột chín (mathrel{mathop{kern0ptlongrightarrow}limits_{{T^o} = {{37}^o}C,pH = 7,2}^{amilaza}} ) Đường mantôzơ

*Sự biến đổi thức ăn trong dạ dày:

– Biến đổi cơ học: dưới tác dụng co bóp của 3 thứ cơ (cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo) thức ăn được nghiền, co bóp, nhào trộn và thấm đều dịch vị.

– Biến đổi hóa học: dạ dày tiết ra dịch vị. trong dịch vị có enzim pepsin và HCl

+ Enzim pepsin có tác dụng biến đổi protein chuồi dài thành prôtein chuỗi ngắn.

Sơ đồ như sau:

Pepsinogen (buildrel {HCl} over longrightarrow ) pepsin

Protein chuỗi dài (mathrel{mathop{kern0ptlongrightarrow}limits_{HCl,,(pH = 2 – 3)}^{pepsin }} ) protein chuỗi ngắn

+ Gluxit, lipit: không bị biến đổi ở dạ dày.

* Nhận xét

– Trong khoang miệng và dạ dày thức ăn được biến đổi cơ học là chủ yếu còn sự biến đổi hóa học không đáng kể.

– Gluxit, protein mới chỉ được biến đổi một phần còn lipit chưa bị biến đổi .

– Đây chỉ là bước đầu của quá trình biến đổi thức ăn trong cơ thể.

Bạn đang tìm hiểu bài viết Đề bài – đề số 12 – đề kiểm tra học kì 1 – sinh học 8 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)