Nội dung chính
Xem Dấu hiệu thai 9 tuần khỏe mạnh 2024
Dấu hiệu thai yếu và dấu hiệu thai phát triển tốt đều là vấn đề cần được mẹ bầu quan tâm lưu ý để bé yêu chào đời một cách hoàn hảo nhất.
Nếu muốn loại bỏ bất kỳ mối đe dọa nào đối với em bé của bạn, điều quan trọng cần làm là phân biệt giữa dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh và dấu hiệu thai yếu nhằm phòng tránh trường hợp sẩy thai. Sẩy thai là một trong những hậu quả của việc em bé không được đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe, dẫn đến kết quả mẹ bầu mất con trước tuần thứ 20 của thai kỳ.
Bài viết sau, Hello Bacsi sẽ đưa ra một số dấu hiệu thai phát triển tốt và yếu để bạn chăm sóc bé yêu trong bụng một cách tốt hơn.
Dấu hiệu thai phát triển tốt
Việc nắm rõ được những dấu hiệu của thai nhi khỏe mạnh trong giai đoạn đầu mang thai trở nên rất quan trọng đối với bất cứ bố mẹ nào. Thai nhi khỏe mạnh thường có những biểu hiện dưới đây:
1. Cử động của thai nhi
Một em bé bắt đầu thực hiện những cử động sau khi chạm mốc tháng thứ 5 của thai kỳ. Ngoài ra, bào thai 6 tháng tuổi có thể phản ứng với âm thanh thông qua những chuyển động.
Vào khoảng tháng thứ 7, thai nhi phản ứng với các kích thích như ánh sáng, âm thanh hoặc cảm giác đau đớn. Đến tháng thứ 8, bé yêu bắt đầu thay đổi vị trí và thực hiện hành động đá thường xuyên hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vào tháng thứ 9, cử động thai có thể trở nên ít hơn do sự hạn chế về không gian.
Mời bạn tham khảo bài viết Cách đếm cử động thai để biết thai nhi cử động bao nhiêu là khỏe.
2. Phát triển bình thường
Có một số cách để đo lường sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm nhằm theo dõi tình trạng phát triển của con. Thông thường, thai nhi tăng thêm 5cm mỗi tháng. Do đó đến tháng thứ 7, bé sẽ dài khoảng 36cm.
Trong tam cá nguyệt thứ 3, một thai nhi khỏe mạnh sẽ tăng thêm 70g cân nặng mỗi tuần. Thêm vào đó, khi chạm đến tuần thai thứ 39, bào thai sẽ nặng khoảng 3kg và dài từ 45 50,8 cm. Tất cả những điều này đều là dấu hiệu thai phát triển tốt để bạn có thể an tâm.
3. Tim thai
Tim thai bắt đầu đập vào khoảng tuần thứ 6 7 của thai kỳ. Vậy, làm cách nào để nhận biết được dấu hiệu có tim thai? Việc dò tim thai đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều nhờ vào các thiết bị điện tử. Vào cuối thai kỳ, để xác nhận sức khỏe tim mạch của thai nhi, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện xét nghiệm non-stress test.
Xét nghiệm này nhằm mục đích theo dõi nhịp tim ở bé và đem đến cái nhìn sâu sắc về các mối đe dọa tiềm ẩn nếu có. Ngoài ra, một số bác sĩ còn có thể đếm nhịp tim bằng cách chạm vào bụng của bạn. Tim thai khỏe mạnh khi đập sẽ đạt khoảng từ 110 160 nhịp mỗi phút.
Mời bạn tham khảo bài viết Làm thế nào để giữ tim thai khỏe mạnh
4. Vị trí thai nhi tại thời điểm trước khi quá trình chuyển dạ diễn ra
Trong tháng thứ 9 của thai kỳ, cử động thai sẽ dần giảm xuống. Em bé cũng xoay đầu xuống dưới đáy tử cung và bắt đầu di chuyển về phía âm đạo. Đây có thể là dấu hiệu thai phát triển tốt mà mẹ bầu nên yên tâm đấy.
5. Mẹ bầu tăng cân đều đặn
Việc mẹ bầu tăng cân khi mang thai một cách đều đặn cũng là dấu hiệu của thai kỳ khỏe mạnh. Đối với mẹ bầu có tình trạng sức khỏe bình thường, bạn sẽ tăng khoảng 10 12 kg cho cả thai kỳ. Ngoài ra, bạn cũng có thể gợi ý bác sĩ kiểm tra cân nặng thường xuyên và cập nhật thông tin cho bạn về việc liệu thai nhi tiến triển bình thường hay không. Kích thước bụng của mẹ bầu cũng sẽ dần tăng lên qua mỗi tháng.
Dấu hiệu thai yếu mà mẹ bầu cần lưu tâm
Trong tháng thứ 5 của thai kỳ, bào thai dần trở nên phản ứng mạnh hơn đối với âm thanh, ánh sáng và sự đau đớn. Đây là giai đoạn bé cũng phải đối mặt với các mối đe dọa khác nhau có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển đến từ trực tiếp hay gián tiếp.
Nếu các vấn đề biểu hiện rõ ra bên ngoài, biện pháp khắc phục có thể được thực hiện. Nhưng làm thế nào để bạn nhận ra bé cưng không khỏe mạnh khi con còn trong bụng mẹ? Câu trả lời rất đơn giản, bạn chỉ tham khảo những cảnh báo cho dấu hiệu thai yếu sau đây:
1. Bề cao tử cung
Chiều cao cơ bản của tử cung trong thời gian mang thai giúp bác sĩ đánh giá xem liệu thai nhi trong tử cung của bạn có phát triển bình thường hay không. Để thực hiện, mẹ bầu sẽ được yêu cầu nằm xuống và bác sĩ sẽ dùng thước dây đo khoảng cách từ xương mu đến đỉnh tử cung. Thông thường, sau mốc 16 tuần, độ dài của bề cao tử cung sẽ trùng với tuổi thai.
Trường hợp bề cao tử cung không đạt như mong muốn cho thấy thai kỳ của bạn đang có vấn đề. Lý do có thể là bạn có quá nhiều hoặc quá ít nước ối hoặc thai ngôi mông. Trong trường hợp xấu nhất, điều này còn cho thấy thai nhi không phát triển đúng cách cũng như trở thành dấu hiệu thai yếu mà bạn cần lưu tâm.
2. Thiếu hoặc không có tim thai
Mặc dù tim thai nhi bắt đầu đập sau tuần thứ 5 của thai kỳ nhưng chỉ khoảng từ tuần thứ 10 thì việc nhận biết dấu hiệu có tim thai trở nên dễ dàng hơn. Việc dò tim thai có thể được thực hiện thông qua thiết bị y tế hoặc chạm vào bụng mẹ bầu và đếm số nhịp đập mỗi phút.
Đôi khi nhiệm vụ dò nhịp tim thai trở nên thất bại do em bé thay đổi vị trí hoặc gặp vấn đề về nhau thai. Trong trường hợp như vậy, bác sĩ sẽ gợi ý bạn tiến hành kiểm tra tim thai ở lần khám thai tiếp theo.
Mặt khác, nếu vẫn không thể dò tim thai, xét nghiệm siêu âm có thể được tiến hành để tìm ra lý do. Trong một vài trường hợp, tim thai không đập, đập yếu là dấu hiệu thai yếu hoặc thậm chí thai chết lưu.
3. Thai nhi phát triển chậm trong tử cung (IUGR)
Thai nhi chậm phát triển trong tử cung (IUGR) cản trở quá trình phát triển của thai nhi. Nếu mẹ bầu có kết quả xét nghiệm dương tính, điều này có nghĩa rằng kích thước em bé trong bụng nhỏ hơn 10% so với tuổi thai.
Khi mẹ bầu gặp phải tình trạng này, các biến chứng như khó thở, lượng đường trong máu và nhiệt độ cơ thể cao có thể phát sinh hoặc thậm chí kéo dài ngay cả sau khi sinh. Dĩ nhiên, thai nhi chậm phát triển trong tử cung (IUGR) là dấu hiệu thai yếu khá rõ ràng. Do vậy, cần phải quan sát chặt chẽ tình trạng này.
Nguyên nhân gây ra có thể đến từ hoạt động bất thường của nhau thai, ngăn cản bé nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết. Những lý do khác bao gồm vấn đề về thận, thiếu máu và mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ.
4. Mức hCG thấp là dấu hiệu thai yếu
hCG là một loại nội tiết tố do nhau thai sản xuất trong lúc mang thai. Nồng độ hCG có xu hướng dao động trong suốt thai kỳ tùy thuộc vào tam cá nguyệt. Thông thường, nồng độ hCG sẽ cực kỳ cao trong tuần 9 16 của thai kỳ.
Các mức bình thường khác nhau tùy theo từng cá nhân, do đó mức hCG thấp không phải là lý do để bạn hoảng sợ. Tuy nhiên, sẩy thai, không có phôi thai (trứng trống) hoặc mang thai ngoài tử cung có thể khiến mức độ hCG thấp và trở thành dấu hiệu thai yếu rất nguy hiểm.
Công cụ tính ngày dự sinh
Hãy sử dụng công cụ này để tính ngày dự sinh của bạn. Lưu ý, kết quả chỉ mang tính chất tham khảo. Hầu hết các mẹ bầu thường sinh trong vòng một tuần trước hoặc sau khoảng thời gian dự sinh này.
Phương pháp tính toán
Kỳ kinh nguyệt cuối cùng
Ngày thụ thai
Thụ tinh trong ống nghiệm IVF
Ngày đầu tiên của chu kỳ gần nhất
Độ dài chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày Tính ngay
5. Chuột rút quá mức
Việc mang thai thường đi kèm với cảm giác đau nhức. Tuy nhiên, đau nhức cực độ khiến bạn liên tưởng đến tình trạng đau bụng kinh chắc chắn không phải là dấu hiệu thai phát triển tốt. Trong thời gian đầu của quá trình bầu bí, hiện tượng này do lưu lượng máu kém gây ra nhưng nếu nó vẫn kéo dài, bạn có thể cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
6. Chảy máu
Trong thời gian mới mang thai, một số phụ nữ sẽ trải qua tình trạng âm đạo có xuất hiện một vài đốm máu nhỏ. Đây được xem là điều bình thường và thường được gọi là máu báo thai. Tuy thế, mẹ bầu vẫn nên đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ để chắc chắn thai nhi không gặp vấn đề nguy hiểm nào. Chảy máu khi mang thai tiềm ẩn nguy cơ sẩy thai, dấu hiệu chảy máu tử cung bất thường hoặc chảy máu cấy ghép.
7. Đau lưng dữ dội
Giống như các triệu chứng khi mang thai khác, đau lưng cũng nằm trong những điều phổ biến khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu. Nguyên nhân nằm ở việc em bé lớn dần lên và tạo ra lực trên vùng cột sống và lưng dưới. Cảm giác này trở nên tồi tệ hơn khi bạn mang đa thai.
Mặt khác, nếu cơn đau bắt nguồn từ phía trước cơ thể và tiến dần về phía lưng thì đây có thể là dấu hiệu thai yếu hoặc bé đang gặp vấn đề. Do vậy, hãy tìm đến bác sĩ ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường này.
8. Tiết dịch âm đạo khi mang thai
Cơ thể tăng tiết dịch âm đạo khi mang thai là do sự thay đổi nội tiết tố. Thông thường, dịch tiết âm đạo sẽ có màu sắc trong suốt hoặc trắng ngà và không kèm theo mùi hôi.
Tuy nhiên, nếu mẹ bầu nhận thấy dịch âm đạo tiết ra mang màu vàng, hơi ngả xanh kèm theo mùi hôi thì đừng trì hoãn việc đến bác sĩ. Dịch tiết âm đạo bất thường có thể bởi bệnh viêm cổ tử cung, cho thấy dấu hiệu thai yếu hoặc thậm chí sẩy thai.
9. Ngừng ốm nghén đột ngột
Ốm nghén và mang thai có mối tương quan với nhau. Thông thường, ốm nghén sẽ tự biến mất vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất hoặc thậm chí sớm hơn mà không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, đối với một số cá nhân, hiện tượng ngừng ốm nghén đột ngột có thể là do nồng độ hCG thấp, là dấu hiệu cảnh báo thai yếu hoặc thậm chỉ ra tình trạng sẩy thai.
10. Nhau thai thay đổi vị trí
Tình trạng nhau thai đổi vị trí cũng là một trong những dấu hiệu thai yếu khác. Khi nhau thai bong ra khỏi tử cung sớm, thai nhi sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Do vậy, hãy thường xuyên kiểm tra vị trí của nhau thai.
Mẹ bầu hãy chú ý đến những dấu hiệu thai yếu mà cơ thể đang cảnh báo. Điều này giúp bạn bảo vệ bé yêu tốt hơn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có nghi ngờ hoặc cảm thấy không ổn.
Có thể bạn quan tâm: Công cụ tính ngày dự sinh online mới nhất
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Dấu hiệu thai 9 tuần khỏe mạnh 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.