Nội dung chính
- 1 Xem Đau hai bên sườn là bệnh gì 2024
- 2 1. Vị trí và vai trò của hạ sườn phải
- 3 2. Nguyên nhân gây ra tình trạng đau hạ sườn phải
- 4 3. Cách giảm đau hạ sườn phải
- 5 4. Viêm màng phổi
- 6 5. Ung thư phổi
- 7 1. Đau dây thần kinh liên sườn
- 8 2. Viêm dạ dày – đại tràng
- 9 3. Hội chứng ruột kích thích
- 10 4. Viêm tụy
- 11 5. Đau hạ sườn trái cảnh báo sỏi thận
- 12 6. Nhiễm trùng thận
- 13 7. Xương sườn bị tổn thương
Xem Đau hai bên sườn là bệnh gì 2024
Đau mỏi lưng là hiện tượng phổ biến mà ai cũng từng gặp phải trong đời. Nếu bạn bị đau liên tục ở vùng hạ sườn phải trong một thời gian dài, bạn không nên chủ quan. Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh nghiêm trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng đau hạ sườn phải.
1. Vị trí và vai trò của hạ sườn phải
Trước khi tìm hiểu những nguyên nhân chính gây tình trạng đau hạ sườn phải, chúng ta cần biết được vị trí và vai trò của hạ sườn phải trong cơ thể của mình. Chúng còn được biết đến với tên gọi mạn sườn phải, đây chính là vùng bụng nằm ở bên phải, phía dưới phần xương sườn.
Mạn sườn phải là vùng bụng dưới xương sườn, nằm ở bên phải.
Trên thực tế, có rất nhiều bộ phận, cơ quan nội tạng quan trọng nằm gần với mạn sườn. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến thận, túi mật và gan, nếu như vùng hạ sườn phải bị tổn thương thì chúng có nguy cơ ảnh hưởng tới rất nhiều cơ quan trong cơ thể.
Người bệnh thường cảm thấy đau âm ỉ, hoặc đau nhói khiến họ cảm thấy vô cùng khó chịu, mọi sinh hoạt, công việc hàng ngày đều bị đảo lộn. Nguyên nhân chính có thể là do các cơ quan nội tạng trong gần vùng mạn sườn phải đang gặp vấn đề. Chính vì thế, bạn nên sớm đi khám để được chẩn đoán chính xác về tình hình sức khỏe.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng đau hạ sườn phải
Như đã phân tích, gần mạn sườn phải có rất nhiều cơ quan nội tạng, khi chúng bị tổn thương thì bạn sẽ cảm thấy đau hạ sườn phải. Vậy những căn bệnh gì khiến mạn sườn phải bị đau, chúng có nghiêm trọng hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
2.1. Các bệnh về gan
Đa số bệnh nhân bị đau vùng hạ sườn là do gan của họ đang gặp vấn đề, đây là cơ quan nội tạng lớn trong cơ thể và sở hữu vai trò hết sức quan trọng. Nếu như gan bị tổn thương thì chắc chắn bạn sẽ cảm nhận rõ rệt qua những cơn đau ở mạn sườn bên phải.
Đa số người bị đau hạ sườn phải đều mắc bệnh về gan.
Áp xe gan là do tổ chức tế bào gan bị phá hủy tạo thành ổ mủ ở gan. Áp xe gan Nguyên nhân do vi khuẩn hoặc do amíp.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh đó là:
Sốt cao rét run.
Đau tức vùng gan.
Gan to đau.
Ấn kẽ sườn đau.
Ngoài ra, tình trạng đau hạ sườn phải còn là dấu hiệu của bệnh xơ gan – đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Người bệnh bị đau tức vùng gan bởi vì lá gan trở nên yếu, không hoạt động như bình thường. Các triệu chứng thường gặp như: đau mạn sườn bên phải, trướng bụng, hay bị chảy máu ở chân răng,…
Một trong những bệnh liên quan đến gan nguy hiểm nhất đó là ung thư gan, chúng đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân. Họ không chỉ cảm thấy bị đau sườn phải, mà còn ăn uống không ngon miệng, cơ thể mệt mỏi, sụt cân. Càng đến giai đoạn cuối, người bệnh càng cảm thấy đau đớn và gần như không thể ăn uống hay nghỉ ngơi được bởi cơn đau hoành hành liên tục.
2.2. Các vấn đề về phổi
Khi phổi bị tổn thương, những cơn ho xuất hiện rất nhiều và kéo dài.
Tình trạng hạ sườn phải bị đau không chỉ là dấu hiệu của các bệnh về gan mà còn là tín hiệu thông báo các cơ quan xung quanh vùng này đang gặp vấn đề. Nhiều khả năng, phổi của bạn đang bị tổn thương bởi vì chúng nằm ở vị trí phía trên của mạn sườn phải.
Đối với bệnh nhân mắc các bệnh liên quan tới phổi, họ không cảm thấy trướng bụng, ăn không tiêu giống như bệnh về gan. Thay vào đó, người bệnh ho thành từng cơn rất nghiêm trọng, kèm theo hiện tượng đau tức ở mạn sườn phải.
Các vấn đề về phổi có thể kể đến như: viêm màng phổi, viêm phổi,… Bệnh nhân nên đi khám và điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
2.3. Các vấn đề về ở một số cơ quan khác
Nhìn chung, người bệnh không nên chủ quan khi mạn sườn bên phải bị đau vì có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trên. Một số bệnh nhân bị đau vùng này do thận đang bị tổn thương.
Đây là cơ quan có vai trò như bộ lọc máu của cơ thể, đồng thời tham gia vào quá trình bài tiết. Những căn bệnh liên quan đến thận ví dụ như: nhiễm trùng thận, sỏi thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Hậu quả là người bệnh sẽ bị đau hạ sườn phải, kèm theo đó cơn đau sẽ lan xuống phần dưới của cơ thể.
Những cơn đau lúc thì âm ỉ, lúc thì dữ dội nên người bệnh rất khó phát hiện để đi kiểm tra và chữa trị sớm.
Ngoài những vấn đề kể trên, tình trạng hạ sườn phải đau nhức liên tục cũng có thể xuất phát từ việc người bệnh đang bị đau dây thần kinh liên sườn hoặc rối loạn đường ruột. Tuy nhiên, số người bị đau phần mạn sườn phải do nguyên nhân này thường không nhiều. Một số người khi mắc bệnh trầm cảm cũng có biểu hiện đau phần mạn sườn phải.
Đau hạ sườn bên phải có thể là tín hiệu thông báo bạn đang bị nhiễm trùng thận.
Như vậy, chúng ta không nên lơ là, chủ quan nếu như thấy cơ thể mình có những hiện tượng lạ, đặc biệt là tình trạng đau ở hạ sườn bên phải. Bạn nên theo dõi những triệu chứng đi kèm và đi khám bác sĩ để chẩn đoán chính xác về tình hình bệnh.
3. Cách giảm đau hạ sườn phải
Chắc hẳn, bất kỳ ai khi bị đau ở hạ sườn phải đều cảm thấy rất khó chịu, mệt mỏi và vận động hàng ngày đều bị ảnh hưởng. Liệu có cách nào để bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn hay không?
Nếu chưa thể sắp xếp thời gian đi khám và điều trị ngay, chúng ta có thể áp dụng một vài bí quyết sau để giảm đau tại chỗ. Đầu tiên, các bạn nên thử phương pháp chườm nóng vùng mạn sườn phải đang bị đau. Bạn sẽ cảm thấy thư giãn và dễ chịu hơn nhiều đấy.
Bên cạnh đó, bệnh nhân nên dành thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn tuyệt đối, bạn nhớ uống nước ấm và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể nhé!
Đối với bệnh nhân đau hạ sườn phải, nếu không có sự chỉ định của bác sĩ, bạn không nên tự uống thuốc. Điều này khiến bác sĩ khó khăn không việc khám và xác định bệnh.
Bạn nên đi thăm khám để bảo vệ sức khỏe
Có thể nói, chúng ta không thể xem thường tình trạng đau hạ sườn phải, nếu hiện tượng này kéo dài thì bạn hãy đi khám bác sĩ để được điều trị đúng cách nhất. Bên cạnh đó, bạn đừng quên nghỉ ngơi, thư giãn, tránh vận động mạnh, làm việc sai tư thế nếu không tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nhiều. Mỗi người hãy tự ý thức bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Điều này xảy ra do các xương này không gắn với xương ức mà được kết nối bằng dây chằng. Dây chằng suy yếu khiến xương sườn di động hơn, đè lên các cơ, dây thần kinh và mô xung quanh, và gây viêm, đau dữ dội ở ngực dưới hoặc bụng trên, giống như bị đau xương sườn dưới. Ấn vào, ho, cười, nâng vật nặng, vặn và cúi người có thể khiến cho cơn đau tồi tệ hơn.
Hội chứng trượt xương sườn có thể xảy ra do chấn thương ngực khi chơi thể thao, bị ngã hoặc chấn thương trực tiếp vùng ngực, vặn mình liên tục như khi ném bóng hoặc bơi lội.
Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân khiến bạn cảm tưởng như bị đau xương sườn nhưng thực chất vấn đề lại nằm ở các bộ phận trong lồng ngực. Điển hình là:
4. Viêm màng phổi
Phổi nằm bên trong lồng ngực và được bao bọc bởi các xương sườn xung quanh.
Con người có hai lớp màng phổi, một là màng bên trong bao bọc từng lá phổi, hai là lớp ngoài lót thành ngực. Hai lớp màng phổi trượt lên nhau một cách trơn tru trong quá trình hít thở. Khi bị viêm, chúng có xu hướng cọ xát vào nhau làm người bệnh bị đau ở khu vực xương sườn mỗi khi thở hoặc ho. Bên cạnh đó, dịch cũng có thể tích tụ ở giữa hai lớp màng này mà không thoát đi được, khiến bạn bị khó thở.
Khi khám, bác sĩ có thể nghe thấy tiếng các màng phổi cọ xát vào nhau bằng ống nghe. Dựa trên triệu chứng, họ có thể yêu cầu bạn xét nghiệm hình ảnh hoặc xét nghiệm máu để chẩn đoán.
Nếu đau lồng ngực kèm theo không thở được, da xanh tím hoặc đau ngực dữ dội cần gọi cấp cứu ngay.
>>> Bạn có thể quan tâm: Khám phá bí mật về khung xương cơ thể
5. Ung thư phổi
Ung thư phổi là một trong những loại ung thư phổ biến của nhiều nước trên thế giới.
Triệu chứng thường gặp khi bị ung thư phổi là đau lồng ngực, nhiều người bệnh cảm giác như bị đau xương sườn. Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn cố gắng thở sâu, ho hoặc cười lớn. Nhiều người cũng gặp tình trạng đau cánh tay, đau vai và có dị cảm da nếu ung thư nằm trên đỉnh phổi. Những triệu chứng khác cần chú ý bao gồm ho ra máu, ho có đờm bất thường, khó thở và thở khò khè, viêm phổi tái diễn, sụt cân, mệt mỏi.
Đau hạ sườn trái không phải là trường hợp hiếm gặp. Cơn đau có thể kéo dài vài hôm rồi tự khỏi nhưng cũng có trường hợp đau và người bệnh phải được cấp cứu luôn nếu không sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Vậy chúng là biểu hiện của bệnh gì? Có nghiêm trọng không?
Nhiều người bị đau hạ sườn trái bắt đầu với cảm giác đau phía trước, nhưng đôi khi đau cả phía ở sau. Có những lúc đau, chỉ cần ho mạnh hay cử động lại thấy đau thắt và nặng hơn. Có trường hợp người bệnh bị đau một lần, hai lần hoặc trong một thời gian ngắn rồi các triệu chứng này biến mất. Nhưng cũng có nhiều trường hợp đau kéo dài bị âm ỉ nhiều ngày. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý mà bạn gặp phải như:
1. Đau dây thần kinh liên sườn
Khởi đầu cơn đau thường bắt đầu từ một điểm, sau đó lan dọc theo hướng đi của xương sườn, đau nhói, giật, sau đó vùng đau lan sang các khu vực xương sườn khác.
Nếu đau dây thần kinh liên sườn, bạn không cần quá lo lắng vì bệnh sẽ không gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe. Bạn chỉ cần đi thăm khám sớm với bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định sử dụng một số thuốc giảm đau, chống viêm, và một số thuốc hỗ trợ khác trong khoảng thời gian 2 tuần bệnh sẽ đỡ và các triệu chứng trên sẽ không còn.
2. Viêm dạ dày – đại tràng
Các biểu hiện của viêm dạ dày, đại tràng và đau dây thần kinh liên sườn khá giống nhau. Thường thì cơn đau sẽ xuất hiện tại một điểm bên trái, đau nhói, sau đó lan sang các khu vực xung quanh. Đặc biệt, người bệnh sẽ cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, ợ chua, đau bụng kèm sút cân không rõ nguyên nhân, đại tiện phân thay đổi lúc rắn, lúc nát, có thể có lẫn máu và chất nhầy trong phân, cảm giác mót đại tiện mặc dù vừa mới đi xong.
Viêm dạ dày có thể gây loét dạ dày, chảy máu dạ dày, thủng dạ dày và thậm chí viêm dạ dày kéo dài có thể gây ung thư dạ dày. Do đó, nếu có biểu hiện đau hạ sườn phải kèm theo triệu chứng trên, bạn nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị kịp thời.
3. Hội chứng ruột kích thích
Các biểu hiện của hội chứng ruột kích thích cũng tương tự như viêm dạ dày. Tuy nhiên, nếu mắc hội chứng ruột kích thích thì các cơn đau hạ sườn trái thường sẽ nhói trong một khoảng thời gian rất ngắn, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu ở bụng như tức bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, nhưng các triệu chứng này sẽ đỡ hơn sau khi người bệnh đi đại tiện xong.
4. Viêm tụy
Viêm tụy có thể là viêm cấp hoặc mạn tính. Khi bị viêm tụy người bệnh thường có biểu hiện đau và cảm giác sưng ở vùng bụng phía bên trái, đau có thể xuyên ra sau lưng, sốt , buồn nôn, nhịp tim đập nhanh. Khi đó bạn nên đi khám bác sĩ ngay để có biện pháp xử trí kịp thời tránh gây nguy hiểm.
5. Đau hạ sườn trái cảnh báo sỏi thận
Thông thường các biểu hiện đau hạ sườn trái do sỏi thận hay nhiễm trùng thận gây ra thường rất giống nhau và khó phân biệt. Thường thì sỏi thận trái sẽ gây ra các cơn đau vùng hạ sườn phía bên trái, khi này người bệnh sẽ cảm thấy đau ở cả vùng bụng và lưng, đau khi đi tiểu, nước tiểu có thể có máu. Nếu sỏi thận lâu không được điều trị có thể gây hư thận, suy thận, viêm đường tiết niệu gây thận ứ nước, mất chức năng thận và có thể phải cắt bỏ thận nếu không điều trị kịp thời.
6. Nhiễm trùng thận
Nhiễm trùng thận trái có thể gây đau ở vùng bụng trên bên trái. Các triệu chứng khác của nhiễm trùng thận có thể gồm đau vùng hạ sườn trái kèm theo sốt, đi tiểu thường xuyên, đau khi đi tiểu, đau ở lưng và háng, nôn hoặc buồn nôn.
Nhiễm trùng thận có thể nguy hiểm, vì vậy người có các triệu chứng trên nên đi khám bác sĩ ngay, để điều trị bằng kháng sinh hoặc có thể can thiệp ngoại khoa ngay khi cần thiết.
7. Xương sườn bị tổn thương
Nếu bạn bị chấn thương vùng xương sườn có thể bị bầm tím hoặc gãy, khi này sẽ gây đau quanh chỗ xương sườn bị ảnh hưởng, kèm theo các triệu chứng đau ngực khi hít vào. Xương sườn bị tổn thương nhẹ có thể tự liền sau 3-6 tuần, trường hợp gãy xương sườn có thể khiến xương chọc vào các cơ quan xung quanh rất nguy hiểm, khi đó bạn cần đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Trên đây là những bệnh lý liên quan đến triệu chứng đau hạ sườn trái. Khi xuất hiện các cơn đau vùng hạ sườn bạn cần thăm khám ngay để tránh những hệ quả khôn lường sau này.
Có thể bạn quan tâm: đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm không?
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Đau hai bên sườn là bệnh gì 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.