Nội dung chính
- 1 Xem Công nghệ thông tin gha 2024
- 2 Ngành Công nghệ thông tin (Mã ngành: 7480201) Last Updated: 06/03/2021 0 3851 Share Facebook Twitter Pinterest WhatsApp
- 3 Giới thiệu chung về ngành
- 4 Các trường đào tạo ngành Công nghệ thông tin
- 5 Ngành IT thi khối nào?
- 6 Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin
- 7 Cơ hội việc làm ngành Công nghệ thông tin
Xem Công nghệ thông tin gha 2024
Xin chào các bạn! Đây là bài viết về ngành Công nghệ thông tin thuộc chuỗi bài viết của Gin về các nhóm ngành đăng ký xét tuyển đại học.
Thực ra, đây là bài viết đầu tiên của mình trong chuỗi bài về các ngành học. Mình lựa chọn viết về ngành này đầu tiên bởi lẽ đây cũng là ngành học mình lựa chọn để bước vào cánh cổng đại học, dù đến giờ mình vẫn chưa thể khẳng định lựa chọn này là đúng hay sai, nhưng chắc chắn là mình sẽ không bao giờ hối hận về lựa chọn này.
Ok, vậy chúng ta cùng bắt đầu thôi.
Giới thiệu chung về ngành
Ngành Công nghệ thông tin, hay còn nhiều người biết tới cái tên IT (viết tắt tiếng Anh của Information Technology).
Công nghệ thông tin là một trong những ngành công nghệ phổ biến nhất hiện nay
Nhìn chung thì nếu lựa chọn ngành học này, bạn sẽ được trải qua một năm học cơ bản đầu tiên tương tự với các ngành về công nghệ, kỹ thuật khác với các môn cũng hết sức cơ bản như: Toán cao cấp, Giải thích, Hình họa, Vật lý đại cương Và tới năm 2 hầu hết các bạn sẽ được phân chuyên ngành.
Mã ngành: 7480102
Các chuyên ngành công nghệ thông tin bao gồm:
- Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
- Big Data & Machine Learning
- Thiết kế Đồ họa/Game/Multimedia
- Quản trị và an ninh mạng máy tính
- Đồ họa đa phương tiện
- Trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu
- Phát triển ứng dụng IoT
- An toàn thông tin
- Mạng máy tính
- Công nghệ phần mềm
- Hệ thống thông tin
- Hệ thống nhúng và Robot
- Công nghệ di động
Trên đây là một số chuyên ngành phổ biến thuộc ngành Công nghệ thông tin phổ biến. Tùy thuộc vào từng trường sẽ có một số chuyên ngành đặc thù khác. Các bạn có thể tham khảo thêm trong phần thông tin tuyển sinh của các trường để biết rõ hơn trường tuyển sinh các chuyên ngành nào nhé.
Các trường đào tạo ngành Công nghệ thông tin
Hiện nay, CNTT là một trong những ngành công nghệ phổ biến nhất, hầu như trường kỹ thuật nào cũng sẽ đào tạo. Việc lựa chọn trường học ngành này phụ thuộc vào một số yếu tố như nơi bạn ở, nơi bạn có thể ở, trình độ học, khả năng tài chính
Nhìn chung, nếu bạn là người không cần quan tâm đến những vấn đề trên thì nên đăng ký vào các trường cao cao một chút.
Đại học Bách khoa Hà Nội là một trong những trường đào tạo CNTT hàng đầu Việt Nam hiện nay
Ngoài các trường công lập hàng đầu, nếu các bạn có khả năng tài chính một chút thì mình khuyên nên đăng ký học một số trường quốc tế, dân lập, tư thục. Với mức học phí khá chát nhưng đổi lại sẽ có một số ưu điểm về chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất
Một số trường như: Đại học RMIT (không khuyến khích lắm vì chỉ dành cho các bạn nhà giàu tới rất giàu), ĐH Văn Lang, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH FPT, ĐH Công nghệ Sài Gòn, ĐH Công nghệ TPHCM, ĐH Hoa Sen, ĐH Quốc tế Sài Gòn, ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Quốc tế Hồng Bàng rất rất nhiều.
Các trường đào tạo ngành Công nghệ thông tin như sau:
- Khu vực miền Bắc Tên trườngĐiểm chuẩn 2020 Đại học Bách khoa Hà Nội (ngành Khoa học máy tính) 29.04 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Hà Nội 26.65 Đại học Kinh tế Quốc dân 26.6 Học viện Kỹ thuật mật mã 25.8 Đại học Công nghiệp Hà Nội 25.6 Đại học Hà Nội 24.65 Đại học Xây dựng 24.25 Đại học FPT Hà Nội Viện đại học Mở Hà Nội 23 Đại học Hàng hải Việt Nam 23 Đại học Thủ đô Hà Nội 29.2 Đại học Thủy Lợi 22.75 Đại học Công nghệ Giao thông vận tải 23 Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội 24.75 Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp 19.5 Đại học Sư phạm Hà Nội 16 17.1 Đại học Kiến trúc Hà Nội 21 Đại học Thăng Long 21.96 Đại học Điện lực 20 Đại học Nguyễn Trãi 19.5 Đại học Thái Bình 17.1 Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 16 Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội 15.5 Học viện Quản lý giáo dục 15 Đại học Công nghệ Đông Á 16.5 Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên 16 Đại học Mỏ Địa chất 17 Đại học Đại Nam 15 Đại học Thành Đô 15 Đại học Sao Đỏ 16 Đại học Công nghiệp Việt Hung 16 Đại học Phương Đông 14 Đại học Tây Bắc 14.5 Đại học Hải Phòng 15 Đại học Hải Dương 15 Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định 14 Đại học Công nghiệp Việt Trì Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Thái Nguyên 17 Đại học Công nghiệp Quảng Ninh 15 Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng 15 Đại học Tân Trào 15 Đại học Kỹ thuật Hậu cần CAND 22.35 26.1
- Khu vực miền Trung và Tây Nguyên Tên trườngĐiểm chuẩn 2020 Đại học Bách khoa ĐH Đà Nẵng 25.65 27.5 Đại học Sư phạm kỹ thuật Đà Nẵng 23.45 Khoa Công nghệ thông tin và truyền thông ĐH Đà Nẵng 18 Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Hàn 18.05 Đại học Nha Trang 19 Đại học FPT Đà Nẵng Đại học Quảng Bình 15 Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kontum 14.6 Đại học Quy Nhơn 15 Đại học Công nghệ Vạn Xuân 14 Đại học Đông Á 14 Đại học Hồng Đức 15 Đại học Tây Nguyên 15 Đại học Thái Bình Dương 14 Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 14.45 Đại học Vinh 15 Đại học Yersin Đà Lạt 15 Đại học Phú Yên Đại học Phan Thiết 14 Đại học Quảng Nam 13 Đại học Phạm Văn Đồng 15 Đại học Quang Trung 16
- Khu vực miền Nam Tên trườngĐiểm chuẩn 2020 Đại học Bách khoa ĐHQGHCM (Khoa học máy tính) 28 Đại học Khoa học tự nhiên ĐHQGHCM 27.2 Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM 26.5 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cơ sở TPHCM 25.1 Đại học Giao thông vận tải TP HCM 23.9 Đại học Giao thông vận tải Phân hiệu TPHCM 22.3 Đại học Sài Gòn 23.2 Đại học Nông lâm TPHCM 22.75 Đại học Ngoại ngữ Tin học TPHCM 19.75 Đại học Cần Thơ 24.25 Đại học Tôn Đức Thắng (du học luân chuyển) 20 Đại học FPT TPHCM Đại học FPT Cần Thơ Đại học Công nghệ TPHCM 18 Đại học Sư phạm TPHCM 21.5 Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM 17.25 Đại học Kinh tế Tài chính TPHCM 20 Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM 19 Đại học Quốc tế Hồng Bàng 15 Đại học An Giang 18.5 Đại học Hoa Sen 16 Đại học Trà Vinh 15 Đại học Nguyễn Tất Thành 15 Đại học Văn hiến 15 Đại học Kinh tế kỹ thuật Bình Dương 15 Đại học Tây Đô 15 Đại học Bạc Liêu 15 Đại học Đồng Nai 15 Đại học Bà Rịa Vũng Tàu 15 Đại học Lạc Hồng 15 Đại học Cửu Long 15 Đại học Tiền Giang 20 Đại học Bình Dương Đại học Gia Định Đại học Thủ Dầu Một 15.5
Ngành IT thi khối nào?
Các bạn nếu lựa chọn thi ngành Công nghệ thông tin có thể lựa chọn một số tổ hợp khối xét tuyển sau.
Các khối xét tuyển ngành Công nghệ thông tin bao gồm:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
- Khối A02 (Toán, Lý, Sinh)
- Khối A04 (Toán, Lý, Địa)
- Khối A10 (Toán, Lý, GDCD)
- Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- Khối C01 (Văn, Toán, Lý)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
- Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)
- Khối K01 (Toán, Anh, Tin học)
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin
Nhìn chung, cũng không khác các ngành khác, bạn muốn giỏi thì phải học, học nhiều, rất nhiều. Ngành Công nghệ thông tin bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau, mỗi chuyên ngành lại có đặc thù riêng.
Cùng mình tham khảo chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM nhé: I. Kiến thức giáo dục đại cương Học phần bắt buộc:
- Những NLCB của CN Mác Lênin (5)
- Tư tưởng Hồ Chí Minh (2)
- Đường lối cách mạng của ĐCSVN (3)
- Pháp luật đại cương (2)
- Toán 1 (3)
- Toán 2 (3)
- Đại số và cấu trúc đại số (4)
- Xác suất thống kê ứng dụng (3)
- Vật lý 1 (3)
- Thí nghiệm vật lý 1 (1)
- Điện tử căn bản (3)
- Thực tập điện tử căn bản (1)
- Nhập Môn Ngành Công nghệ thông tin (3)
- Nhập Môn Lập Trình (3)
- Kỹ thuật lập trình (3)
- Giáo dục thể chất 1 (1)
- Giáo dục thể chất 2 (1)
- Giáo dục thể chất 3 (3)
- Giáo dục quốc phòng (165 tiết)
Học phần tự chọn:
- Kinh tế học đại cương (2)
- Nhập môn quản trị chất lượng (2)
- Nhập môn Quản trị học (2)
- Nhập môn Logic học (2)
- Cơ sở văn hoá Việt Nam (2)
- Nhập môn Xã hội học (2)
- Tâm lý học kỹ sư (2)
- Tư duy hệ thống (2)
- Kỹ năng học tập đại học (2)
- Kỹ năng xây dựng kế hoạch (2)
- Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật (2)
- Phương pháp nghiên cứu khoa học (2) II. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp A. Kiến thức cơ sở nhóm ngành và ngành (51) Học phần bắt buộc (39):
- Toán rời rạc và lý thuyết đồ thị (3)
- Cấu trúc dữ liệu và giải thuật (3)
- Lập trình hướng đối tượng (3)
- Lập trình trên Windows (3)
- An toàn thông tin (3)
- Lập trình Web (3)
- Công nghệ phần mềm (3)
- Kiến trúc máy tính và hợp ngữ (3)
- Hệ điều hành (3)
- Mạng máy tính căn bản (3)
- Cơ sở dữ liệu (3)
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (3)
- Trí tuệ nhân tạo (3)
Học phần tự chọn (12) (Sinh viên chọn 4 môn):
- Xử lý ảnh số (3)
- Ngôn ngữ Lập trình tiên tiến (3)
- Hệ thống nhúng (3)
- Lý thuyết thông tin (3)
- Quản lý dự án CNTT (3)
- Thương mại điện tử (3)
- Điện toán đám mây (3)
- Học máy (3) B. Kiến thức chuyên ngành (18 tín chỉ) (cho học phần lý thuyết và thực hành) với chương trình riêng cho từng chuyên ngành như sau: B1/ Chuyên ngành Công nghệ phần mềm
- Bảo mật web (3)
- Thiết kế phần mềm hướng đối tượng (3)
- Lập trình di động (3)
- Kiểm thử phần mềm (3)
- Các công nghệ phần mềm mới (3)
- Tiểu luận chuyên ngành Công nghệ phần mềm (3) B2/ Chuyên ngành Mạng và An ninh mạng
- Mật mã học (3)
- Mạng máy tính nâng cao (3)
- Tấn công mạng (3)
- Thiết kế mạng (3)
- An ninh mạng (3)
- Tiểu luận chuyên ngành Mạng và an ninh mạng (3) B3/ Chuyên ngành Hệ thống thông tin
- Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin (3)
- Khai phá dữ liệu (3)
- Cơ sở dữ liệu Nâng cao (3)
- Phân tích dữ liệu lớn (Big data analysis) (3)
- Bảo mật Cơ sở dữ liệu (3)
- Tiểu luận chuyên ngành Hệ thống thông tin (3) Học phần tự chọn (Chọn 2 học phần theo chuyên ngành mình học)
- Công cụ và môi trường phát triển PM (3)+ Search Engine (3)
- Quản lý dự án phần mềm (3)
- Nhập môn dữ liệu lớn (Big data essential) (3)
- Lập trình di động nâng cao (3)
- Pháp lý kỹ thuật số (3)
- Hệ thống giám sát an toàn mạng (3)
- An toàn mạng không dây và di động (3)
- Kho dữ liệu (3)
- Truy tìm thông tin (3)
- Quản trị trên môi trường cloud (3)
- Tương tác người máy (3)
- Thiết kế phần mềm gíao dục (3) III. Tốt nghiệp Sinh viên lựa chọn 1 trong 2 hình thức: Khóa luận tốt nghiệp (7 tín chỉ)
Hoặc
Học các môn tốt nghiệp:+ Chuyên đề tốt nghiệp 1 (3)
- Chuyên đề tốt nghiệp 2 (2)
- Chuyên đề tốt nghiệp 3 (2)
Cơ hội việc làm ngành Công nghệ thông tin
Đây là một câu hỏi mà rất nhiều người muốn biết câu trả lời phải không? Rốt cục thì chúng ta đi học cũng là vì muốn sau này có một công việc tốt cùng mức lương mơ ước.
Với từng chuyên ngành sẽ có những công việc sau này cho các bạn lựa chọn. Nói chung sau này ra trường các bạn có thể choáng ngợp vì độ phong phú của công việc thuộc ngành Công nghệ thông tin đấy.
Và công việc phổ biến mà hầu hết các bạn có lẽ sẽ nghĩ tới đầu tiên khi nói tới ngành Công nghệ thông tin chắc hẳn là Coder phải không nào?
Coder Nghề nghiệp được nhiều thanh niên IT Việt Nam lựa chọn nhất hiện nay
Dưới đây là một số ngành nghề IT đang hot tại Việt Nam:
- Lập trình viên: Chịu trách nhiệm viết mã dựa trên các hướng dẫn và chỉ dẫn từ kỹ sư phần mềm thông qua các ngôn ngữ lập trình. Người thông thạo nhiều ngôn ngữ lập trình sẽ có lợi thế hơn trong công việc sau này.
- Phát triển website: Là những người như mình, xây dựng và phát triển website mới hoặc cũ. Đảm bảo hệ thống website cùng các tính năng có thể chạy mượt mà và trơn tru.
- Quản trị viên an ninh: Giám sát các kết nối mạng, đảm bảo sự an toàn của hệ thống mạng trước sự tấn công từ bên ngoài.
- Phát triển ứng dụng di động: Nghề này có liên quan tới lập trình viên, thay vì tạo ra các phần mềm chạy trên máy tính thì nghề này đòi hỏi lập trình viên phải viết code tạo ra các app chạy trên mobile.
Trên đây là một số hiểu biết cá nhân của mình về lĩnh vực Công nghệ thông tin (IT). Nếu như bạn còn điều gì chưa hiểu vui lòng để lại bình luận hoặc ib qua fb để được giải đáp nhé :3
Xem thêm: Top 7 công việc ngành Công nghệ thông tin hot nhất năm 2020 Gin
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Công nghệ thông tin gha 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.