Xem Có nên đẻ nhiều con 2024
TTO – Các nước giàu, dân số già, thiếu nhân công trẻ thì công dân ở đó luôn ngại sinh đẻ. Chúng ta chưa giàu nhưng nhiều người vẫn từ chối sinh thêm con. “Sinh con ra làm sao nuôi?” tưởng như câu nói đùa hằng ngày, nhưng ngẫm lại thấy quá đúng.
- Dân số Việt Nam tăng ra sao trong 10 năm qua?
- Dân số Việt Nam hơn 96 triệu người, là nước đông dân thứ 15 thế giới
- Dân số lão hóa và những cảnh báo trước mắt
Một em bé chào đời ở Bệnh viện Từ Dũ (Q.1, TP.HCM) – Ảnh: DUYÊN PHAN
Vì sao? Trong thực tế ai cũng muốn nuôi con tốt. Muốn vậy phải có tiền. Nhưng công việc không ổn định lâu dài, thu nhập thấp và phúc lợi xã hội cho chuyện chăm sóc sức khỏe, giáo dục cho thế hệ trẻ tương lai vẫn còn hạn chế…
Hành trình nuôi con thứ
Em gái tôi quyết định sinh thêm con thứ hai vì gia đình chồng mong có cháu đích tôn, hai vợ chồng muốn con gái mình “có chị có em” để nương tựa nhau, cùng chăm sóc cha mẹ khi về già. Rồi mẹ của hai đứa trẻ phải nghỉ ở nhà từ thai kỳ thứ 5 bởi công ty cũ đóng cửa, không nơi nào nhận nhân viên mới chắc chắn sẽ nghỉ sinh 6 tháng.
Sinh xong, em tôi tiếp tục làm nội trợ, “ôm” hai con nhỏ vì chẳng đành gửi con ở tháng thứ 6. Mặt khác, nếu em “nghiến răng” gửi đứa nhỏ, đưa đứa lớn đi học mầm non, lương của mẹ chúng sau khi đóng học phí cho hai con sẽ chẳng còn dư mấy. Ba của hai trẻ ngày đi dạy, tối đi làm thêm, đêm thức canh con…
Nhà không có ông bà, với một đứa trẻ mới bước sang tháng tuổi thứ 2 cùng một đứa 5 tuổi, dường như không chỉ có mỗi mình mẹ của chúng kiệt sức. Người lớn chúng tôi nhìn nhau và động viên nhau về hành trình gian khó vừa chỉ bắt đầu trong lựa chọn sinh thêm con.
Trẻ sơ sinh ở một bệnh viện – Ảnh: TTO
Nhìn ra xung quanh thấy không ít trường hợp tương tự: mẹ nghỉ việc chăm con nhỏ, con lớn cũng ở nhà theo mẹ vì tiền lương của cha chẳng đủ để chi tiêu nếu có khoản học phí của con. Không ít người chọn cách gửi con về quê cho ông bà hoặc rước ông bà lên ở cùng, nhà có điều kiện hơn chút thì thuê người giúp việc kiêm vú em để mẹ được đi làm.
Nhiều người nghĩ thời gian khó khăn này rồi sẽ qua, trẻ sẽ lớn nhanh, chỉ cần cố gắng một chút. Và rồi tình trạng con trẻ không theo mẹ, chỉ bám bà hoặc người làm thành chuyện phổ biến.
Với những gia đình phụ nữ bận rộn công việc cơ quan, trẻ lớn lên trong vòng tay người giúp việc, cô bảo mẫu, thiếu vắng những cái ôm ấm áp, cái nựng nịu cùng với sự quan sát cẩn thận của mẹ. Đây là điều nhiều người ngại ngần khi sinh thêm con. Có người còn lo lắng đến những vất vả thai nghén, sinh nở, nuôi và dạy con đến trưởng thành. Nên ngày càng nhiều người chỉ sinh một con vẫn không thấy thiếu.
Thôi thì mình ngưng…
Chuyện sinh con ở các nước châu Á được coi là trọng trách của phụ nữ. Không ít chị phải “hi sinh” thời gian, tuổi trẻ, cơ hội công việc vì điều này với quan niệm để có người thờ cúng hay dựa dẫm lúc tuổi già… Nhưng trong nhịp sống gấp gáp, vội vã hiện nay, nhiều người chỉ sinh khi đủ điều kiện nuôi con và cho con sống một cuộc sống tốt về thể chất và tinh thần, nhân cách.
Trẻ sơ sinh – Ảnh: TTO
Tôi có những người bạn Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…, nhiều người phải nghỉ việc vài ba năm để toàn tâm toàn ý chăm sóc con cái, nhà cửa, chăm cả cha mẹ chồng. Rất nhiều người phải nhờ đến bác sĩ tư vấn tâm lý vì bị trầm cảm sau sinh, suy nhược cơ thể.
Việc quẩn quanh trong nhà với tã, sữa, cơm nước, tiếng khóc của con nhỏ, thói ương bướng của đứa lớn, thái độ không hài lòng của người già khiến họ, những người phụ nữ vốn có vị trí trong xã hội, trở nên đổi tính, tự ti. Họ trăn trở với câu hỏi vì sao phải hi sinh sự nghiệp, công việc đời mình cho bổn phận sinh con, chấp nhận thụt lùi trong xã hội không ngừng tiến bộ.
Áp lực kiếm tiền để nuôi gia đình cũng khiến đàn ông trở nên sợ có con. Họ vốn đã đủ mệt mỏi khi phải là trụ cột, nay lại còn phải chia sẻ việc chăm con nếu có nhiều con.
Thực tế cho thấy mức chi phí để nuôi một đứa trẻ hiện nay quá cao so với bình quân thu nhập của một cặp vợ chồng công nhân, công chức. Hai vợ chồng ở đô thị, thu nhập 10 triệu đồng (hoặc thấp hơn) nuôi một con đã chật vật, nói chi đến sinh thêm con.
Đó là chưa kể đến những áp lực phải tích cóp mua nhà ở khi giá của một chỗ chui ra chui vào tăng vùn vụt… Ở nông thôn, chi tiêu có thể thấp hơn nhưng công việc không đều, mùa màng thu hoạch trồi sụt cũng không ai dám sinh nhiều.
Phải nhìn thẳng xu hướng hiện nay sinh nhiều con không phải là một yếu tố hàng đầu trong một gia đình hiện đại. Con cái không phải là “của để dành” khi về già có người chăm. Trong khi trước mắt sinh con và nuôi con như ý muốn vốn không dễ khi công ăn việc làm, thu nhập và phúc lợi xã hội vẫn còn thấp.
Vì ngại con mình sẽ khổ
Tôi nghĩ ở nước ta, khuyến khích người dân sinh đủ 2 con như vậy đã đủ và đã khó với không ít người. Phụ nữ thời nay đã thôi chịu đựng cảnh “chui góc bếp”, đã muốn và cần có sự nghiệp của riêng mình, họ yêu thương bản thân, tìm kiếm niềm vui sống cho mình hơn trước nhiều. Nhiều người bước vào trung niên đã tận hưởng hiện tại, từng bước chuẩn bị cho tuổi xế chiều của cuộc đời bằng những khoản hưu trí, dịch vụ dưỡng lão, chứ không trông chờ vào con cái.
Không ít cặp đôi quyết định chưa, thậm chí không sinh con, có thể vì một trong hai không yêu trẻ con, hoặc có cả kiểu nghĩ “đã có quá nhiều người sống chen chúc trên trái đất này rồi!”. Và môi trường sống ngày một xấu đi, bằng những nỗ lực vô cùng nhỏ nhoi, quá chậm chạp của con người, sinh con ra trẻ sẽ sống khổ với những gì thế hệ trước để lại.
Vì sao họ chọn không sinh con?
TTO – Họ tự nguyện chọn cách sống này và rất hiếm khi, thậm chí không bao giờ hối tiếc, về sự lựa chọn này dù có thể rơi vào cô đơn lúc tuổi già.
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Có nên đẻ nhiều con 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.