Nội dung chính
Xem Có nên cho trẻ ngủ dậy muộn 2024
Con ngủ không đủ giấc khiến mẹ lo lắng. Nhiều trường hợp chỉ vì một số lý do nào đó khiến bé bị mất ngủ ban đêm. Điều mẹ mong muốn lúc này là con thức giấc muộn hơn vào buổi sáng hôm sau.
Nếu bé yêu ở nhà cũng đang gặp tình trạng trên, mẹ hãy áp dụng các mẹo đơn giản sau để giúp con thức dậy trễ hơn mọi ngày một chút để cả mẹ và bé đều có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn nhé!
Khi nào bé cần dậy muộn hơn vào buổi sáng?
Nhiều trường hợp chỉ vì một số lý do nào đó khiến bé bị mất ngủ ban đêm. Điều mẹ mong muốn lúc này là con thức giấc muộn hơn vào buổi sáng hôm sau.
Trẻ mới sinh đến 1 tháng tuổi (trẻ sơ sinh) gần như ngủ suốt ngày đêm, chỉ thức dậy để bú (khoảng 2 đến 3 giờ bú một lần). Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể tích dạ dày nhỏ nên mau đói, vì vậy phải thức dậy sau vài giờ để bú . Trẻ sơ sinh cũng chưa phân biệt được ngày đêm nên có những bé sẽ ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm.
Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ ngủ tổng cộng khoảng 8 đến 9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm. Hầu hết trẻ nhỏ sẽ bắt đầu ngủ suốt đêm (6 đến 8 giờ) không thức giấc khi được 3 tháng tuổi hay khi được khoảng 6 ký.
Nhiều cha mẹ muốn bị ngủ dậy muộn hơn vào buổi sáng để đêm con có giấc ngủ dài
Tìm hiểu nguyên do vì sao trẻ thức giấc
Tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh, bé mất ngủ ban đêm bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như nguyên nhân sinh lý, nguyên nhân bệnh lý hoặc các nguyên nhân liên quan đến chế độ sinh hoạt.
Nguyên nhân sinh lý
Giấc ngủ của con người được chia thành hai giai đoạn là REM (Rapid Eye Movement) và Non-REM (Non Rapid Eye Movement). Ở trẻ nhỏ thì giai đoạn REM chiếm đến 50% thời gian giấc ngủ.
Ở giai đoạn REM, hơi thở và nhịp tim của trẻ thường nhanh hơn bởi lúc này não bộ và các cơ quan hô hấp lại tăng hoạt động mặc dù trẻ đang ngủ. Do đó, trẻ sơ sinh thường khó ngủ và rất dễ giật mình, tỉnh giấc khi có tác động từ bên ngoài.
Trẻ sơ sinh khó ngủ đôi khi cũng là do bú quá no hoặc chưa đủ no. Khi trẻ lớn hơn, vận động vào ban ngày tăng do trẻ đã biết bò, biết đi, cũng khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ.
Nguyên nhân bệnh lý
Trẻ sơ sinh khó ngủ có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như hiếu canxi, còi xương. Đây được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh khó ngủ. Việc thiếu các vi chất dinh dưỡng như kẽm, magie hay sắt khiến trẻ gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ. Đặc biệt, hội chứng chân không yên thường thấy ở trẻ thiếu sắt làm trẻ mệt mỏi và hay ngủ ngày, từ đó khó ngủ sâu giấc khi về đêm.
Trẻ bị sốt, quấy khóc khiến bé khó ngủ và dậy sớm hơn vào buổi sáng
Trẻ mắc một trong những bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc đường mũi họng như viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản, viêm mũi xoang, viêm phổi, thường bị khó mở và phải thở bằng miệng, ngủ ngáy khiến trẻ khó ngủ.
Trẻ mắc một trong các bệnh lý nội khoa như viêm tai giữa, trào ngược dạ dày thực quản hoặc các bệnh về tâm thần,
Đặc trưng của tình trạng mộng du ở trẻ là hay gặp ác mộng và có thể bật dậy, đi lại, nói chuyện trong khi vẫn đang ngủ. Rối loạn giấc ngủ dạng này khiến trẻ hay vặn mình, quấy khóc và ngủ không sâu giấc.
Nhóm cơ đường thở ở những trẻ bị béo phì thường bị phì đại gây khó khăn cho trẻ khi thở hoặc nuốt. Do đó, trẻ hay phải thở bằng miệng nên rất khó đi vào giấc ngủ.
Nguyên nhân liên quan đến chế độ sinh hoạt
Ngoài 2 nhóm nguyên nhân kể trên, chế độ sinh hoạt không hợp lý cũng có thể khiến trẻ sơ sinh khó ngủ, hay quấy khóc đặc biệt khi về đêm.
- Trẻ sơ sinh đã quen được cha mẹ đưa võng nôi hoặc bế bồng khi ngủ. Do đó, nếu không có dụng cụ hỗ trợ như võng nôi hoặc nếu không được bế ẵm thì trẻ sẽ không ngủ được.
- Thời gian ngủ của trẻ không hợp lý, ban ngày nếu giấc ngủ của trẻ quá dài sẽ khiến trẻ sơ sinh khó ngủ về đêm.
- Phòng ngủ của trẻ quá ồn ào hoặc có quá nhiều ánh sáng cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ và dễ thức giấc.
- Do điều kiện vệ sinh không sạch sẽ như tã bỉm ướt, giường chiếu, quần áo không sạch làm cho trẻ có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy.
Biện pháp giúp bé dậy muộn hơn vào buổi sáng
Cho bé bú no trước khi giấc ngủ đêm
Để có giấc ngủ ban đêm dài mà không bị gián đoạn, mẹ hãy cho con bú no vào buổi tối trước khi đưa con vào giấc ngủ. Dạ dày của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thể tích đang còn bé nên việc bé nhanh đói là hoàn toàn bình thường. Nếu bị đói, bé có thể thức giấc giữa đêm hoặc ngủ dậy sớm hơn thường lệ.
Cho bé bú no trước khi đi ngủ giúp con ngủ sâu hơn, dậy muộn hơn
Nhận biết dấu hiệu cho thấy bé buồn ngủ
Trong sáu đến tám tuần đầu sau sinh, bé không thể thức lâu hơn hai giờ liên tục. Nếu bạn để bé thức lâu hơn hai giờ, bé sẽ quá mệt mỏi và lại trở nên khó ngủ.
Vì vậy, bạn nên nhận biết những dấu hiệu buồn ngủ của bé như chớp mắt liên tục, lim dim, kéo tai, ngáp hay quầng dưới mắt thâm lại. Bạn đừng lo, bạn sẽ mau chóng có giác quan thứ sáu nhận ra con mình đang buồn ngủ. Nếu bạn nhận thấy bé buồn ngủ thì nên đặt bé vào nôi hay giường.
Dạy bé phân biệt giữa ngày và đêm
Vài bé sơ sinh có thói quen thức đêm ngay từ trong bụng mẹ. Bạn có thể nhận biết điều này khi nhận thấy bé quẫy đạp trong bụng mẹ nhiều hơn vào ban đêm. Khi chào đời, bé cũng vẫn duy trì thói quen này và làm mẹ mệt mỏi vì không chịu ngủ khi mẹ đã ríu mắt rồi. Trong vài ngày đầu sau sinh, bạn không thể thay đổi bé ngay được mà chỉ có thể bắt đầu dạy bé khi bé đã được hai tuần tuổi.
Ban ngày, khi bé còn thức mẹ hãy tích cực chơi với bé càng nhiều càng tốt. Khi cho con bú vào cữ ban ngày mẹ nên hát hoặc trò chuyện với bé và đặc biệt thấy bé thiu thiu ngủ thì nhẹ nhàng đánh thức bé dậy. Cho bé tiếp xúc với âm thanh, ánh sáng xung quanh vào ban ngày.
Ban đêm mọi việc lại diễn ra hoàn toàn ngược lại, tuyệt đối hãy giữ yên lặng và nói khẽ khi cho bé bú cữ đêm. Không gian nơi bé ngủ hãy luôn đảm bảo ít ánh sáng hoặc ánh sáng dịu nhẹ. Cần phải dạy bé nhận biết ban đêm là lúc ngủ ngay từ khi bé được hai tuần tuổi, đừng để quá muộn.
Rút ngắn thời gian ngủ của bé vào ban ngày
Để chuẩn bị cho kế hoạch giúp bé dậy muộn hơn vào sáng hôm sau, mẹ hãy chú ý vào thời gian ngủ ban ngày của con. Cụ thể là cho con ngủ ngắn và ít thời gian hơn trong khoảng thời gian ban ngày. Điều này giúp có một giấc ngủ ban đêm dài hơn cho trẻ. Ví dụ bình thường mẹ để con ngủ trưa đến 3 giờ chiều thì kể từ nay thay vào đó mẹ hãy điều chỉnh giờ dậy của bé sớm hơn.
Chuẩn bị một giấc ngủ đêm hoàn hảo
Hãy thử cho con ngủ vào cùng một thời điểm mỗi tối, ngày nào cũng vậy, lặp lại như một thói quen cho bé.
Một việc làm rất tốt cho giấc ngủ của bé nữa, đó là mẹ cho bé thư giãn trước khi đi ngủ bằng những việc như hát ru, đọc một cuốn sách nội dung nhẹ nhàng để dễ dàng đưa bé vào giấc ngủ sâu và ngon vào ban đêm.
Để con ngủ ngon và sâu giấc hơn vào ban đêm cho tới sáng, hãy chắc chắn rằng ánh sáng phòng nơi con ngủ đủ dịu nhẹ, không có ảnh hưởng trực tiếp từ ánh nắng mặt trời buổi sáng sớm cũng như là những ánh sáng bên ngoài chiếu thẳng vào, khiến con rất dễ thức giấc.
Mẹ hãy đặt bé ở phòng riêng của mình nếu việc làm này có thể giúp giảm bớt tiếng ồn hoặc những phiền nhiễu ít hơn hẳn so với địa điểm khác trong nhà.
Đặt cạnh con một tấm chăn yêu thích hoặc món đồ chơi mềm mại bên cạnh cũng là cách giúp bé có cảm giác ấm áp hơn khi ngủ. Điều này sẽ giúp có giấc ngủ dài cho con.
Kiểm tra bất cứ vật dụng, âm thanh trong nhà không cần thiết có thể tác động làm bé dậy sớm hơn.
Luôn theo sát tình trạng sức khỏe của con, chắc chắn rằng bé đang không bị ốm, không cảm thấy khó chịu trong cơ thể.
Thiết lập thời gian cụ thể cho giấc ngủ của bé
Nếu muốn con ngủ dậy muộn vào buổi sáng hôm sau thì mẹ nên thiết lập thời gian cụ thể cho giấc ngủ bình thường của bé sơ sinh là khoảng 9 10 giờ.
Đây là số giờ kể từ thời điểm bạn muốn con ngủ cho đến khi con thức dậy. Sau khi đặt ra thời gian cụ thể cho giấc ngủ của bé, hãy cố cho con thử nghiệm để thích ứng với lịch trình giấc ngủ này. Luôn chắc chắn con bạn được nghỉ ngơi khỏe mạnh.
Tập thói quen ngủ ngoan cho bé
Đến tuần thứ 6, bé yêu đã có thể học cách ngủ ngoan. Trong độ tuổi này, bố mẹ có thể bắt đầu dạy bé tự ngủ. Cách bố mẹ dỗ bé ngủ trong tám tuần đầu sau sinh rất quan trọng.
Việc nên làm khi tập cho bé ngủ
Đặt bé vào nôi hay xuống giường khi bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức.
Tập cho trẻ những thói quen tốt trước khi ngủ như vệ sinh cá nhân sạch sẽ, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Khi ngủ cho bé như hát ru, nghe nhạc nhẹ, vỗ nhẹ mông, gãi nhẹ đầu tùy thuộc vào sự thích thú của bé và khả năng thực hiện lâu dài đối với người lớn, bởi vì để tạo thói quen cần sự kiên trì và thời gian lâu dài.
Nếu có một âm thanh ru dương nhẹ nhàng, bé sẽ ngủ nhanh và sâu hơn.
Cho bé ngậm một núm vú giả để giúp bé tiếp tục ngủ trở lại nếu thức dậy quá sớm.
Việc không nên làm khi tập cho bé ngủ
- Không nên đung đưa bé, nằm võng hay nằm nôi lắc thì bé sẽ quen và bé sẽ không thể ngủ nếu không được rung lắc, đu đưa như vậy.
- Không nên để bé ngủ trên tay mình rồi mới đặt xuống vì sẽ tạo nên thói quen xấu là phải được bế mới ngủ và bé sẽ thức dậy ngay khi đặt bé xuống giường.
- Không cho bé ngậm núm vú giả để dỗ bé ngủ ngay từ sau sinh.
- Không nên cho trẻ vận động quá nhiều.
- Không nên cho trẻ ăn.
- Không nên cho trẻ sử dụng các loại thuốc có tác dụng kích thích thần kinh.
Thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển trí tuệ của trẻ nhỏ trong những năm đầu đời. Chính vì vậy nếu con không được ngủ đủ giấc thì bố mẹ hãy nhanh chóng tìm biện pháp khắc phục tình trạng này để con không phải mệt mỏi vì thiếu ngủ, sinh hoạt vui chơi bình thường vào ngày hôm sau.
Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích.
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Có nên cho trẻ ngủ dậy muộn 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.