Có nên cai sữa khi bé đi học 2024

Xem Có nên cai sữa khi bé đi học 2024

Đối với các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, cột mốc cai sữa cho con thực sự là một thử thách tốn nhiều thời gian, nước mắt và tâm sức của cả hai mẹ con. Cũng xuất phát từ những điều như vậy, ngày càng có nhiều bà mẹ lựa chọn cho con bú mẹ vô thời hạn.

  • Bà mẹ từng nuôi 5 con bằng sữa mẹ chia sẻ những bài học quý giá không mẹ nào muốn bỏ qua
  • Không sợ ngực bị chảy xệ, các sao Việt này được mẹ bỉm sữa ngưỡng mộ vì nuôi con bằng sữa mẹ

Một  trong những bà mẹ lựa chọn cho con bú mẹ vô thời hạn và nuôi bú song song truyền  cảm hứng nhất trong cộng đồng những bà mẹ đang nuôi con nhỏ đó là mẹ Trần Thị  Ánh Phương, một Huấn luyện viên sức khỏe và một bà mẹ toàn thời gian.

Ánh  Phương là mẹ của hai em bé 5 tuổi và 1 tuổi, 5 năm cũng là quãng đường đã đi  qua của Phương trên hành trình nuôi con bằng sữa mẹ(NCBSM). Hiện đang sống cùng gia đình  tại Thủ đô Viêng Chăn, CHDC ND Lào, những chia sẻ của Phương trong bài viết này,  hay trong những chia sẻ hàng ngày của chị vẫn luôn mang lại rất nhiều cảm hứng,  niềm tin và sự động viên tới những người mẹ đã, đang và sẽ cùng con tận hưởng hành  trình NCBSM đầy ấm áp và ngọt ngào.

Quan điểm nuôi dạy con/làm cha mẹ mà bạn tâm đắc nhất?

Tôi không cố làm cho con mình trở thành em bé ngoan, mà tôi có niềm tin mạnh mẽ rằng mọi em bé trên đời sinh ra đều là những cô cậu bé ngoan. Hay nói cách khác, với niềm tin đó, tôi đã trở thành mẹ của những em bé ngoan từ trước khi các em bé ấy ra đời.

Trong  hành trình nuôi con sữa mẹ của mình, bạn đã trải qua những cột mốc nào đáng  nhớ, không thể nào quên?

5  năm là một chặng đường ngắn trong cuộc đời của con người, nhưng là một chặng  đường dài khi gắn liền với thời gian “Nuôi con bằng sữa mẹ”. Trong 5 năm ấy,  biết bao cột mốc đáng nhớ đã ghi dấu những thử thách và thành công trên chặng  đường sữa mẹ của cả ba mẹ con Phương: 72 giờ vàng sữa non, 6 tháng sữa mẹ hoàn  toàn, 12 tháng sữa mẹ song song với ăn dặm, 24 tháng sữa mẹ tối thiểu theo WHO,  36 tháng, 60 tháng rồi nuôi bú song song. Nhưng sự kiện mà Phương hàm ơn nhiều  nhất chính là biến cố về sức khỏe buộc Phương phải đi cấp cứu và sau đó điều  trị suốt gần 11 tháng nhưng vẫn có thể cho con bú mẹ.

Thời  điểm nằm ở phòng cấp cứu, không biết mình bị bệnh gì và liệu ngày mai mình còn  sống nữa hay không nhưng Phương vẫn nhờ đồng nghiệp lấy giúp máy hút sữa mang  vào viện; đó là lúc Phương hiểu một cách sâu sắc nhất giá trị của sức khỏe và  giá trị của sữa mẹ. Chính  thời khắc đó đã dẫn đến quyết định lớn này của Phương: Nếu tôi không chết, tôi  sẽ chọn sống một cuộc sống khác. Nếu vẫn còn được sống để cho con bú, tôi sẽ  cho con bú đến khi nào con muốn thôi. Tôi quyết định sứ mệnh của mình từ nay sẽ  là giúp cho nhiều hơn nữa các em bé được bú mẹ và giúp cho thế giới này khỏe  mạnh và hạnh phúc hơn.

Những chiếc huy chương sữa mẹ ghi lại hành trình nuôi con bằng sữa mẹ của Ánh Phương. (Ảnh: NVCC)

Nuôi  bú song song vẫn còn là một khái niệm khiến nhiều mẹ hoài nghi và cảm thấy áp  lực. Là một người mẹ nuôi bú song song, đồng thời là người có am hiểu về sữa  mẹ, theo bạn, điều gì là yếu tố cốt lõi có thể giúp các mẹ nuôi bú song song  thành công?

Nuôi  con sẽ mãi mãi là áp lực với tất cả các bà mẹ, dù cách nuôi con như thế nào,  nếu họ không tin vào bản thân mình và không tin vào lập trình tự nhiên của tạo  hóa. Cơ thể con người hết sức kỳ diệu và không bao giờ mắc lỗi. Một người mẹ có  thể thường xuyên quên điện thoại ở nhà nhưng trái tim người mẹ ấy không bao giờ  quên đập và phổi không bao giờ quên thở trong suốt cuộc đời.

Khi  hiểu được sự kỳ diệu đó và có niềm tin vào cơ thể của mình, mẹ sẽ thấy việc  nuôi bú song song thực ra vô cùng tự nhiên và giản đơn như chính hơi thở của  mình. Muốn có niềm tin thì bản thân người mẹ phải có kiến thức vững vàng và để  củng cố niềm tin đó, mẹ nên tham gia những nhóm cùng nền tảng kiến thức, cùng  chí hướng để được hỗ trợ về mặt tinh thần.

Em bé Min (5 tuổi) và em bé Mimi (1 tuổi) là những em bé sữa lớn lên hoàn toàn bằng dòng sữa ngọt lành của mẹ Ánh Phương. (Ảnh: NVCC)

Với  thực tế hầu hết các bà mẹ hiện nay nuôi con sữa mẹ đến khi em bé tròn 2 tuổi, bạn  có nghĩ rằng “không bao giờ cai sữa cho con” có thể trở thành một  khẩu hiệu biến việcNCBSMtrở thành một áp lực vô hình đối với  rất nhiều người mẹ không thể thực hiện được điều này?

Năm  năm rồi mình chưa bao giờ ngừng nuôi con bằng sữa mẹ, ngay cả trên giường bệnh  hay lúc chuẩn bị chuyển dạ bé thứ hai. Bản thân mình thấy việc “cai sữa cho con  khi con được 2 tuổi” mới là một áp lực lên cả mẹ lẫn con.

Phương  đồng ý rằng NCBSM là một điều không đơn giản (bản thân việc nuôi  con chưa bao giờ đơn giản); nhưng nếu không làm điều đó thì sẽ còn vấp phải  nhiều khó khăn hơn. Chẳng hạn như, WHO khuyến cáo NCBSM đến tối  thiểu 24 tháng tuổi và không có tối đa, trong khi thực tế ở Việt Nam có nhiều  em bé đã bị cai sữa từ trước đó. Mốc 24 tháng này rất gần với thời điểm em bé  vào mầm non, tiếp xúc với môi trường mới nhiều mầm bệnh hơn hẳn so với ở gia  đình và những thay đổi tâm sinh lý của bé mới đi học cũng có thể trở nên rất  gay gắt nếu cùng với nó là sang chấn tâm lý khi “bị cai sữa đột ngột”.

Phương  biết nhiều bé cứ đi học lại ốm bệnh phải nghỉ hàng tháng trời rồi lại đi học,  lại ốm, lại nghỉ, rất mệt mỏi. Tất nhiên các em bé sữa mẹ cũng có quyền được  ốm, nhưng thời gian tự chữa lành và tự phục hồi của các bạn ấy nhanh hơn nhiều.  Bạn 5 tuổi nhà Phương học trường Quốc tế ở đây, cuối năm trước cô giáo chủ  nhiệm nói rằng cô rất ngạc nhiên khi cả năm học bạn ấy chỉ nghỉ học có duy nhất  1 ngày; trong khi độ tuổi mầm non này thì ốm “lai rai” là chuyện thường. Phương  cũng rất vui khi cô nói thêm rằng sau này khi cô sinh em bé, cô cũng sẽ cho con  bú mẹ hoàn toàn như Phương.

Các  mẹ đều biết ở hơn 80% người trưởng thành không còn men tiêu hóa bất kỳ loại sữa  nào (men lactase). Các men này chỉ tồn tại trong thời thơ ấu, cụ thể là từ sau  sinh và giảm dần đến khoảng 7 tuổi. Chính vì sự giảm dần một cách tự nhiên các  men này, cùng với việc tiếp cận thế giới thức ăn phong phú của người lớn và  hoàn thiện kỹ năng ăn nhai, các bé sẽ giảm dần lượng sữa mẹ bé cần, tương ứng  với sự giảm dần lượng sữa mẹ tạo ra theo cơ chế cung – cầu. Nếu cứ để tự nhiên  như vậy, sẽ đến lúc cơ thể bé cảm thấy không còn cần sữa mẹ như một loại dinh  dưỡng thiết yếu nữa, cộng với sự trưởng thành về tâm lý, trẻ có thể tự ra quyết  định dừng bú mẹ ở thời điểm bé cảm thấy thích hợp.

Trở  lại với áp lực đề cập ở câu hỏi, Phương dám chắc rằng áp lực đó thực ra không  nghiêng về sự vất vả trong việc NCBSM dài lâu, mà thực chất nghiêng  về định kiến của xã hội, của người thân, của chồng, của chuyên viên y tế, của  đồng nghiệp hay thậm chí của người lạ tình cờ gặp ngoài đường, về việc cho bé  lớn bú mẹ. Sự can thiệp thô bạo của ý thức xã hội hiện đại và quan niệm của  người trưởng thành vào quá trình tự nhiên này có thể để lại những hậu quả đáng  tiếc, thậm chí là sang chấn tâm lý đối với tâm hồn non nớt của trẻ. Một ngày,  thứ ấm áp dịu dàng thân quen vẫn nuôi em từ bé đến giờ bỗng trở thành một thứ  không tốt và đáng xấu hổ; vị sữa ngọt ngào lâu nay bỗng trở nên cay, đắng (mẹ  bôi thuốc đắng để cai sữa); người mẹ vẫn ngủ với em hàng đêm, người mà em tin  tưởng nhất trong cuộc đời này từ khi sinh ra, bỗng bị cách xa (mẹ tách con để  cai sữa), những gì em cố gắng nói với người lớn đều không được ai lắng nghe, Đây  mới là ÁP LỰC thực sự, kéo dài và để lại hậu quả khủng khiếp nhưng lặng thầm  nên không phải ai cũng để ý tới.

“Khi nằm trên giường bệnh, trên ranh giới của sự sống và cái chết, Phương hiểu một cách sâu sắc nhất giá trị của sức khỏe và giá trị của sữa mẹ và đi tới quyết định sứ mệnh của mình sẽ là giúp cho nhiều hơn nữa các em bé được bú mẹ”, Ánh Phương chia sẻ về sự lựa chọn trở thành người đi nhặt sao biển của mình. (Ảnh: NVCC)

Hành  trình “học làm cha mẹ” và “học ăn khoa học” đã thay đổi  cuộc đời bạn như thế nào?

Hai  khóa học mà Phương đã học nghiêm túc nhất trong cuộc đời mình chính là Học làm  Cha mẹ và Học Ăn. Điều thú vị nhất của hai khóa học này là nó không bao giờ kết  thúc và mỗi ngày là một hành trình trải nghiệm mới. Đứa trẻ con mình ngày hôm  nay không còn là đứa trẻ hôm qua nữa, cơ thể của mình cũng vậy, thức ăn tốt cho  mình hôm qua có thể không còn tốt cho mình ngày mai nữa.

Điều  giá trị nhất Phương học được là LẮNG NGHE sự thay đổi để luôn hạnh phúc với  hành trình riêng của mình. Người thầy của Phương trong hành trình đó chính là  Con, nhờ làm mẹ của con mà Phương được học làm cha mẹ, rồi được học về ăn uống  và sức khỏe như một con đường tự nhiên sau đó để lựa chọn nghề nghiệp và cuộc  sống hiện nay.

Những giá trị mà bạn tin tưởng khi nuôi dạy con là gì?

Một là, mọi em bé trên đời này đều từng là một đứa trẻ ngoan, chỉ đôi khi có những hành động không phù hợp. Hai là, đằng sau một hành động có vẻ sai trái của con, luôn luôn có một động cơ tốt ẩn giấu – Hãy đi tìm cái bánh. Ba là, bạn đang có đứa con như thế nào, là do bạn xứng đáng với điều đó. Bốn là, lời nói của bạn, con có thể quên nhưng hành động của bạn, con sẽ nhớ và làm theo. Cuối cùng là, tập trung vào điều gì, điều đó sẽ phát triển.

Thế  giới của một em bé “sao biển” (cách cộng đồng nuôi con bằng sữa mẹ gọi  các em bé lớn lên bằng sữa mẹ) sẽ thay đổi lớn lao như thế nào nếu được nuôi  dưỡng bằng nguồn sữa mẹ dài lâu?

Có  lẽ không cần phải nói những lợi ích về sức khỏe khi được nuôi dưỡng bằng những  thực phẩm tự nhiên, trong đó có sữa mẹ, đối với một đứa trẻ nữa; bởi các tổ  chức trên thế giới đã nói quá nhiều rồi. Nhưng trên phương diện là một Huấn  luyện viên sức khỏe tổng hợp, Phương luôn lưu ý các mẹ rằng Nuôi con bằng sữa  mẹ không đơn thuần là cung cấp cho con thức ăn với dưỡng chất tốt và thuần  khiết, mà quan trọng hơn là giá trị TINH THẦN của việc đó.

Bú  mẹ không phải chỉ là uống sữa mẹ, mà còn là được mẹ ôm ấp vỗ về, được cười với  mẹ, được nghe giọng nói của mẹ, ngửi mùi thơm của mẹ, da tóc của mẹ, Đó là  dinh dưỡng vô giá không gì thay thế được cho sự phát triển toàn diện của trẻ.  Không có gì lạ khi sau này lớn lên, bản thân em bé đó sẽ có xu hướng yêu thích  các thực phẩm tự nhiên dễ dàng hơn và thường có chỉ số EQ cao hơn.

“Bạn đang có đứa con như thế nào, là do bạn xứng đáng với điều đó. Lời nói của bạn, con có thể quên nhưng hành động của bạn, con sẽ nhớ và làm theo”, là một trong những điều Phương luôn tự nhắc nhở mình khi làm mẹ. (Ảnh: NVCC)

Là  một trong những người “nhặt sao biển” tiên phong trong cộng đồng nuôi  con bằng sữa mẹ, bạn suy nghĩ thế nào trước những luồng thông tin cho rằng  “việc nuôi con bằng sữa mẹ đã bị thần thánh một cách thái quá” khiến  cho nhiều mẹ cảm thấy tổn thương và day dứt khi không thể nuôi con trọn vẹn  bằng sữa mẹ?

Quá  khứ là điều đã qua và không thể làm lại được, nhưng hiện tại nằm trong tay mình  và nó có sức mạnh thay đổi tương lai. Không kể xuất phát điểm của bạn là gì,  nhưng một khi bạn đã chuyển hóa được nhận thức của mình về NCBSM, bạn hoàn toàn có thể làm tốt hơn. Quan điểm của Phương là chỉ cần “Làm  tốt hơn”, không cần “làm tốt nhất” hay “Làm hoàn hảo”. Ngay cả những người đã  qua thời NCBSM, không thể làm lại được nữa, nhưng vẫn hoàn toàn có thể truyền  đạt các kiến thức đúng cho mọi người xung quanh, góp phần vào phong trào NCBSM  đang ngày một lớn mạnh.

Còn  cảm giác tổn thương day dứt có thể không tránh khỏi với những người lần đầu làm  mẹ, cảm giác là rất quan trọng và cần những sự đồng cảm, nhưng đừng để cảm giác  chi phối hành động. Kinh nghiệm của Phương là nếu khi nào có những cảm giác  không tốt, hãy ra ngoài và giúp đỡ một ai đó, giúp thêm một em bé được bú mẹ  chẳng hạn, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy khá hơn lên. Đó là lý do vì sao nhiều mẹ  không thể NCBSM hoàn toàn vẫn thành công trong việc tiếp tục NCBSM và lan  truyền đến cộng đồng.

Cảm ơn bạn về những chia sẻ đầy  tâm huyết này!

Từng cạn kiệt sữa mẹ nhưng chỉ làm 1 điều duy nhất, mẹ Việt lại tràn trề sữa cho 2 con bú cùng lúc

Bạn đang tìm hiểu bài viết Có nên cai sữa khi bé đi học 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)