Xem Cô đào là gì 2024
Hát ả đào và nỗi oan của các cô đầu xưa
Dấu tích ca trù Thăng Long trong thư tịch xưa
Lần giở sách xưa biết rằng tài liệu sớm nhất cho biết ca nhạc có mặt trong các phố xá ở Kinh đô Thăng Long là bài thơ Dạ du phỏng đào nương bất ngộ (Đang đêm đi tìm cô đào mà không gặp) của Trạng nguyên Hoàng Nghĩa Phú. Ông sinh năm 1480, đỗ Trạng nguyên khoa Tân Mùi – 1511. Bài thơ viết về một sinh hoạt phóng túng của văn nhân hỏi bấy giờ, đó là đang đêm đi chơi, tìm cô đào hát. Điều này cho thấy ca quán trong các phố xá ở Kinh đã xuất hiện và nhu cầu thưởng thức đàn ca của nho sinh đã bắt đầu.
Bài Đại nghĩ bát giáp thưởng đào giải văn cho ta mường tượng ra không khí đại lễ trang nghiêm, hào hùng của lễ hội đầu xuân cầu phúc của làng Đông Ngạc hồi cuối thế kỷ XV. Bài thơ cho ta biết, làng Đông Ngạc bấy giờ có ít nhất là 8 giáp, đã cùng nhau thưởng đào ở đình làng. Các cô đào hát những bài thơ ca ngợi thành hoàng làng và cầu phúc cho dân làng. Trong bài thơ này, chữ Ca trù xuất hiện hai lần: Thọ bôi kể chục, Ca trù điểm trăm; và: mừng nay tiệc Ca trù thị yến.
Ở câu thơ thứ nhất, Ca trù ở đây cho thấy đây là lối hát bỏ thẻ (trù). Trù là cái mảnh (thẻ) tre ghi chữ đánh dấu, được thả xuống một cái mâm để cuối buổi sẽ đếm thẻ mà tính tiền cho đào, kép.
Câu thơ ấy diễn giảng ra rằng: “mừng thọ – chén rói đến cả chục, Hát thờ – trù thưởng đến cả trăm để chỉ một ngày vui vẻ, trang trọng, thái bình. Ở câu thơ dưới cho thấy tiệc Ca trù được mở để thờ thần…
Trong tình hình tư liệu hiện nay, bài thơ là tư liệu sớm nhất mang hai chữ Ca trù. Và như vậy, đây thực sự là cái mốc quan trọng trong lịch sử Ca trù: bài thơ cổ nhất hiện còn trong đó có hai chữ Ca trù lần đầu tiên có mặt trong văn học viết.
Chúng tôi muốn nhắc đến Lỗ Khê – chốn tổ của ca trù và bản thần tích Giáo phường Tổ sư. Thần tích Tổ Ca trù Lỗ Khê là bản thần tích về ca trù duy nhất hiện biết trong kho Thần tích của Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Dòng lạc khoản cho biết thần tích do Đông các Đại học sĩ Đào Cử phụng soạn chính bản vào mùa xuân năm Hồng Đức 7 (1476). Về sau quản giám Bách thần tri điện Hùng lĩnh Thiếu khanh Nguyễn Hiền sao chính bản vào mùa thu năm Vĩnh Hựu thứ 6 (1740).
Truyền thuyết và di tích ca trù Thăng Long theo dọc dài lịch sử
Ở Thăng Long – Hà Nội, trong dân gian, cũng như trong các tộc phả, các thư tịch cổ cũng có ghi nhận nhiều câu chuyện về ca trù và các câu chuyện chung quanh các giáo phường. Xa xưa nhất phải kể đến người ca nhi họ Nguyễn, quê ở huyện Chương Đức kiếm sống bằng nghề đàn hát ở Thăng Long đã có công giúp tiền của để chàng thư sinh nghèo Vũ Khâm Lân đỗ Tiến sĩ. Chuyện rằng: Vũ Khâm Lân, quê xã Ngọc Lặc, huyện Tứ Kỳ (nay là huyện Tứ Lộc, Hải Dương), vì dì ghẻ độc ác hà hiếp nên phải bỏ nhà lang thang xin ăn độ nhật.
Khi đến làng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm xin ăn ở trường ông Hương cống thì được thương và chu cấp cho ăn học. Trong đêm hội làng Dịch Vọng, chàng đã lọt vào mắt xanh của nàng ca nhi họ Nguyễn, được nàng giúp ăn học và đỗ Tiến sĩ khoa thi năm Bảo Thái thứ 8 (1727).
Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Diện.Xung quanh các chúa Trịnh lưu truyền nhiều câu chuyện liên quan đến các ca nữ thanh sắc vẹn toàn từng phục vụ trong phủ. Đó là câu chuyện về nàng Nguyễn Thị Huệ ở giáo phường Cựu Lâu bên hồ Lục Thủy. Khi nàng 21 tuổi, trong một đêm hát ở phủ chúa nàng đã lọt vào mắt xanh của An Đô vương Trịnh Cương rồi được nhà chúa vời vào cung. Nàng rất được nhà chúa yêu vì ban cho nàng danh hiệu Ngọc Kiều phu nhân.
Vào một năm nọ, Kinh thành Thăng Long bị một trận dịch lớn, nàng đã tự bỏ tiền cân thuốc cứu được rất nhiều người. Về già, nàng xuống tóc đi tu ngay trong chùa làng Cựu Lâu, sống cuộc sống yên tĩnh như vậy cho đến khi qua đời, thọ 71 tuổi. Dân trong vùng đã xây một ngôi đền thờ nàng ở phố Hàng Trống, trên mảnh đất có ngôi nhà mà chúa Trịnh Cương xây tặng mẹ nàng khi bà còn sống.
Nay đền toạ lạc ở số 82 phố Hàng Trống. Tục ở phố Hàng Trống từ xưa đến nay không riêng ở đền mà ngay các tư gia có việc vui mừng cũng không tìm ả đào về hát. Vì một năm, nhân ngày tiệc, dân phố tìm ả đào về hát thờ, một cô đương hát tự nhiên ngã lăn ra, miệng sùi bọt mép mê man bất tỉnh. Dân làng sợ hãi kêu khấn.
Nữ thần ứng vào bà đồng già lên bảo rằng: “các ngươi đem ả đào về đây hát là làm điều vô lễ với ta, nếu lần sau còn như thế nữa ta sẽ vật chết ngay”. Một lúc người ả đào dần dần tỉnh lại, khỏe mạnh như thường. Từ đấy dân phố Hàng Trống không ai dám tìm ả đào về hát ở đền hoặc ở nhà nữa.
Nàng là Huệ – tên một loài hoa đẹp, trắng tinh khôi, thơm ngan ngát và thanh tịnh. Để tỏ lòng thành kính trước người ca nữ tài danh, nhân hậu và hào hiệp, những người đến lễ đền Hàng Trống từ xưa đến nay đều không mang hoa huệ vào đền, dù là để dâng lên nàng với tất cả sự thành tâm nhất.
Nhiều thư tịch xưa còn chép được những câu chuyện về các chúa Trịnh mê hát xướng.
Theo Việt Nam ca trù biên khảo dẫn sách Ca trù bị khảo cho rằng Chúa Trịnh đã đặt ra lối hát Thổng trong ca trù. Sách Vũ trung tùy bút và Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ cũng có nhiều trang viết về sinh hoạt hát xướng trong phủ chúa và các dinh quan thời Lê – Trịnh.
Theo chúng tôi, chính trong thời kỳ này, ca trù trong dân gian có điều kiện đi vào đời sống cung đình, nói cách khác đây chính là thời gian các yếu tố bác học đi vào ca trù một cách mạnh mẽ, làm cho ca trù trở nên tao nhã, cao sang trong cả lề lối thưởng thức, ca từ, làn điệu lẫn âm nhạc.
Thời Tây sơn, qua bài Long thành Cầm giả ca của Nguyễn Du ta biết quan quân nhà Tây sơn cũng rất thích ca trù….
Ca trù là một bộ môn nghệ thuật, cũng là một lối chơi mà ở đó, thơ là chủ đạo, đáp ứng nhu cầu giãi bày tâm sự của một tầng lớp trí thức bình dân trong xã hội. Gắn với văn học, nhưng không phải là lối văn chủ đạo. Hát nói là lối văn hướng đến mục đích giải trí. Một thể thơ có khả năng dung nạp lớn cả về nội dung và hình thức như hát nói đã được rất nhiều người ưa thích.
Họ đến với Hát nói và chơi trong lối chơi phóng khoáng ấy với sự buông lơi, thả lỏng, và tự tôn cá nhân. Phải nói rằng vào thời kỳ đầu này sinh hoạt ca trù tuy là vượt ra khỏi cái thông thường, với một chút bay bổng hưng phấn, nhưng dù sao vẫn còn giữ được mực thước cổ truyền.
Vào cuối thế kỷ XIX đẳu thế kỷ XX, người Pháp đã đặt xong nền đô hộ lên Bắc Kỳ, Trung Kỳ. Sự phân hóa giai cấp diễn ra nhanh chóng trong toàn bộ xã hội. Luân lý cổ truyền cùng các giá trị đạo đức truyền thống rạn nứt trước sự xâm thực của văn minh phương Tây. Nhiều tỉnh lỵ, huyện lỵ được mọc lên bên cạnh những trục đường giao thông lớn nhỏ. Một số giáo phường di chuyển ra tỉnh để mở nhà hát.
Ở Hà Nội trước thì ở Hàng Giấy, ấp Thái Hà, sau đến Khâm Thiên, Ngã Tư Sở, Vạn Thái, Chùa Mới, Cầu Giấy, Kim Mã, Văn Điển, Gia Quất đều là những nơi cô đầu tụ tập.
Còn theo tác giả sách Cuộc thử nghiệm về hát ả đào thì vào những năm hai mươi của thế kỷ này ở xung quanh Hà Nội có hơn hai nghìn nhà hát cô đầu.
Theo ký giả Hồng Lam trên tờ Trung Bắc chủ nhật số 129, năm 1942, trang 18 cho biết, năm 1938, ngoại ô Hà Nội có 216 nhà hát và gần 2.000 cô đầu.
Nhà hát, quan viên, đào kép đều tăng lên ngày một nhiều. Bên cạnh đào hát là đào rượu. Đào rượu không biết hát, không biết gõ phách, chỉ biết ngồi tiếp rượu và giao đãi với quan viên.
Khi sinh hoạt Hát nói, với không gian là ca quán, mà khách nghe là các tay tài tử, thạo các ngón ăn chơi ở đời và mang đến cả một bầu tâm sự thì không khí của cuộc hát còn có một sức hút khác, ngoài việc thưởng thức thơ nhạc. Quan viên đến nghe hát không chỉ là những người yêu thơ và nhạc nữa mà còn có cả nhũng người đến đây để tìm thú vui lạ của những buông thả.
Hát cô đầu (hát ả đào, hát nhà tơ) do thế mà bị mang tiếng. Cô đầu hát là cái người thanh lịch, trang nhã, thanh sắc đủ đầy: Mặt tròn thu nguyệt Mắt sắc dao cau. Vào, duyên khuê các. Ra, vẻ hồng lâu. Lời ấy gấm – Miệng ấy thêu – Tài lỗi lạc chẳng thua nàng Ban – Tạ. Dịu như mai – Trong như tuyếr – Nét phong lưu chỉ kém bạn Vân – Kiều. Cô đầu hát dễ bị đánh đồng với cô đầu rượu. Tiếng oan của các cô đầu hát, của lối chơi ca trù tao nhã, của một nghệ thuật cổ, vì thế đã kéo dài suốt 100 năm nay, cho đến tận bây giờ.
Ấy thế nhưng, mặc cho miệng tiếng thế gian, với người tri kỷ, với kẻ tri âm, vàng thau vẫn chẳng lộn. Nhũng tiếng chim hoạ mi của nhạc cổ Việt Nam vẫn cất lên từ Thăng Long – Hà Nội. Tên tuổi của những danh ca Quách Thị Hồ, Chu Thị Năm, Thương Huyền, Kim Đức, Chu Thị Bốn, Đàm Mộng Hoàn…; những danh cầm Chu Văn Du, Phó Đình Kỳ… đã làm rạng danh cho ca trù, cho nền cổ nhạc Việt. Cả những khách nghe tài hoa như Tản Đà, Trúc Hiền, Nhất Linh, Thế Lữ, Trần Tiêu, Nguyễn Tường Bách, Huyền Kiêu, cả Nguyễn Tuân nũa. Họ đã tô điểm cho câu, cho chữ, cho phách, cho đàn, đã cùng giữ ca trù cho ngày sau…
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Cô đào là gì 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.