Chức năng của tai ngoài 2024

Xem Chức năng của tai ngoài 2024

Tai là một bộ phận quan trọng của cơ thể chúng ta. Đây là cơ quan có cấu trúc phức tạp. Ở phía ngoài, chúng ta chỉ quan sát được một phần của tai, gọi là loa tai. Trên thực tế, tai là một hệ thống có 3 phần gồm tai ngoài, tai giữa, tai trong. Chức năng của nó không chỉ là nghe mà còn là giữ thăng bằng cho cơ thể. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc phức tạp này.

Nội dung bài viết

  • 1. Tai người được cấu tạo thế nào?
  • 2. Phôi thai học
  • 3. Tai ngoài
  • 4. Tai giữa và hệ thống không bào
  • 5. Tai trong
  • 6. Chức năng sinh lý của tai
  • Tài liệu tham khảo

1. Tai người được cấu tạo thế nào?

Tai là một cơ quan đảm nhiệm chức năng nhận cảm âm thanh và điều chỉnh thăng bằng cho cơ thể. Do đó tai còn được gọi là cơ quan tiền đình ốc tai. Về mặt cấu tạo, tai được chia làm 3 phần:

  • Tai ngoài từ ngoài tới màng nhĩ, được chia thành loa tai và ống tai ngoài. Tai ngoài có nhiệm vụ thu nhận âm thanh từ môi trường và dẫn truyền tới màng nhĩ.
  • Tai giữa nằm phía trong màng nhĩ cho tới thành xương ngoài của tai trong. Tai giữa giống như một khoang chứa khí trong xương thái dương. Nhờ có chuỗi các xương con mà nó đảm nhận nhiệm vụ dẫn truyền âm thanh từ màng nhĩ tới tai trong.
  • Tai trong là phần trong cùng, gồm có ốc tai, các ống bán khuyên và tiền đình. Chức năng của tai trong là chuyển xung động âm thanh thành xung động thần kinh và góp phần điều chỉnh thăng bằng cho cơ thể.

Xem thêm bài viết về Vành tai: Cấu tạo và các chức năng quan trọng tại đây!

Tai được chia thành tai ngoài, tai giữa và tai trong.

2. Phôi thai học

Tai người bắt đầu hình thành từ các cung mang, túi mang và khe mang từ tuần lễ thứ 4 của thai kỳ. Tai ngoài được hình thành từ khe mang thứ nhất. Các xương búa và xương đe phát sinh từ cung mang thứ nhất. Xương bàn đạp hình thành từ cung mang số hai.Túi mang thứ nhất phình to tạo thành hòm tai giữa và hang chũm. Xương chũm bắt đầu phát triển sau khi trẻ ra đời như một củ nhỏ. Sau đó được khí hóa cùng đồng thời với sự lớn lên của hang chũm. Các cơ quan cảm giác về nghe và thăng bằng phát triển từ ngoại bì.

Phôi thai học: cung mang, khe mang, túi mang

3. Tai ngoài

Tai ngoài gồm có loa tai và ống tai ngoài:

Loa tai có những nếp lồi lõm để có thể thu nhận âm thanh từ nhiều phía vì tai người không cử động được về nhiều hướng như tai động vật. Các cấu trúc này được đặt tên là gờ luân, gờ đối luân, bình tai, gờ đối bình tai. Các chỗ lõm được gọi là gò xoắn tai, gò thuyền, gò hố tam giác, hố đối luânLoa tai được cấu tạo bởi da, sụn, dây chằng và các cơ. Thực tế thì các cơ của tai người kém phát triển và không giúp tai cử động được như những cơ khác trên cơ thể.

Ống tai ngoài có đi từ ngoài vào theo hướng từ trước xuống dưới thành một đường cong chữ S. Chiều dài của ống tai ngoài khoảng 2.5cm ở người lớn, giới hạn bên trong là màng nhĩ. Ở người lớn, 1/3 ngoài cấu tạo bởi sụn, được lót bởi da có phủ lông. Còn 2/3 trong là xương, được lót bởi lớp da mỏng hơn, không phủ lông, dính chặt vào màng xương.

Một số cấu trúc của loa tai

4. Tai giữa và hệ thống không bào

Tai giữa gồm hòm nhĩ và vòi tai (hay còn gọi là vòi nhĩ), nối hòm nhĩ với họng mũi. Tai giữa còn thông nối với các tế bào khí của mỏm chũm xương thái dương

Hòm nhĩ

Là một khoang chứa không khí nằm trong xương thái dương, có dạng hình hộp chữ nhật với 6 thành:

  • Thành trên là một vách xương mỏng, ngăn cách tai giữa với hố sọ giữa
  • Thành dưới hay còn gọi là sàn, ngăn cách tai giữa với tĩnh mạch cảnh trong
  • Thành ngoài là màng nhĩ, là ranh giới với ống tai ngoài.
  • Thành trong là thành ngoài của tai trong. Thành này có nhiều chỗ nhô lên tương ứng các cấu trúc của tai trong
  • Thành trước là một vách xương có hai lỗ cho cơ căng màng nhĩ và vòi nhĩ. Ngay phía trước thành này là động mạch cảnh trong, một cấu trúc quan trọng cấp máu cho vùng đầu và mặt.
  • Thành sau có một cấu trúc gọi là ống thông hang, nối hòm nhĩ với các tế bào khí của mỏm chũm xương thái dương

Trong hòm nhĩ chứa chuỗi 3 xương con được đặt tên theo những vật có hình dạng tương tự là xương búa, xương đe và xương bàn đạp. Xương bàn đạp là xương nhỏ nhất trong cơ thể. Xương búa là gắn liền với màng nhĩ. Ba xương này nối liền tạo thành một hệ thống giống đòn bẩy.

Vòi nhĩ

Vòi nhĩ hay vòi tai nối hòm nhĩ với họng mũi. Nó có dạng ống với 1/3 ngoài là xương và 2/3 trong là sụn. Vòi nhĩ giúp áp lực khí trời ở hòm nhĩ cân bằng với tai ngoài. Bình thường vòi này sẽ đóng. Khi chúng ta ngáp hoặc nuốt vòi nhĩ sẽ mở ra nhờ cơ căng màn khẩu cái và cơ vòi hầu.

Khối thông bào xương chũm

Gồm khối tế bào chứa không khí nằm ở phía sau hòm tai giữa. Trong đó, tế bào chũm lớn nhất nằm ở trung tâm gọi là hang chũm (hay sào bào). Bao quanh hang chũm là các đám tế bào chũm phía trước, phía sau, phía trên và dưới. Hang chũm thông với hòm tai giữa (tầng trên hòm tai giữa) qua ống thông hang (gọi là sào đạo). Do đó nhiễm trùng ở hòm tai giữa có thể đi vào hang chũm gây nên viêm xương chũm.

Xem thêm bài viết về:

Viêm tai giữa và các lưu ý cần phải đến Bác sĩ

Những lưu ý cần biết trước khi đi khám khi bị Viêm tai giữa

Viêm tai giữa ở trẻ và các lưu ý khi điều trị

Chuỗi 3 xương con của tai giữa

5. Tai trong

Tai trong có thể chia thành 3 phần chính:

  • Ốc tai có hình dạng giống vỏ ốc sên, xoắn 2,5 vòng. Bên trong chứa đầy dịch, gọi là nội dịch và ngoại dịch. Ốc tai có các cấu trúc vi thể gọi là cơ quan Corti với cấu trúc quan trọng nhất là các tế bào lông. Toàn bộ cấu trúc này hoạt động giống như một microphone, chuyển âm thanh thành tín hiệu điện.
  • Ba ống bán khuyên trước, sau, ngoài nằm vuông góc từng đôi một. Các ống bán khuyên cũng chứa dịch và các tế bào lông giống như trong ốc tai. Khác biệt là những tế bào này cảm nhận sự chuyển động của cơ thể chứ không phải là âm thanh.
  • Tiền đình là phần nằm giữa ốc tai và các ống bán khuyên, chứa các cấu trúc nối với các ống bán khuyên gọi là soan nang và cầu nang. Cấu trúc này tương tự ở ống bán khuyên, chứa dịch và các tế bào lông để cảm nhận các chuyển động lên xuống hoặc tiến lùi.
Các cấu trúc của tai trong Nguồn ảnh:Anatom Note.

6. Chức năng sinh lý của tai

Tai người có các chức năng sau:

  • Hai chức năng chính là dẫn truyền âm thanh và giữ thăng bằng sẽ được đề cập chi tiết bên dưới.
  • Vòi tai có chức năng dẫn lưu không khí từ họng mũi vào hòm tai giữa và ngược lại. Do đó làm thay đổi không khí ở hòm tai giữa. Duy trì sự cân bằng áp lực khí quyển ở bên trong và bên ngoài màng nhĩ.
  • Tai người có chức năng định hướng âm thanh khi hai tai nghe bình thường hoặc nghe bằng nhau.

Đường dẫn truyền âm thanh

  • Loa tai giống như một cái phễu giúp hứng âm thanh từ môi trường xung quanh để vào ống tai ngoài
  • Âm thanh đi qua ống tai ngoài vào trong làm rung màng nhĩ
  • Màng nhĩ rung làm chuyển động chuỗi 3 xương con của tai giữa
  • Sự rung động này tạo này các sóng của lớp dịch trong ốc tai ở tai trong
  • Lớp dịch chuyển động làm tế bào lông ở cơ quan Corti uốn cong và di chuyển. Nhờ cấu tạo đặc biệt, các tế bào này tạo nên tín hiệu điện theo dây thần kinh thính giác đi tới não giúp chúng ta nghe được
Đường dẫn truyền của âm thanh ở tai Nguồn: Britannica

Chức năng thăng bằng của tai

Chức năng thăng bằng của tai được đảm nhận bởi tai trong, cụ thể là phần tiền đình và các ống bán khuyên.

Khi đầu của bạn chuyển động, dịch bên trong các ống bán khuyên và tiền đình cũng chuyển động theo, làm uốn cong các tế bào lông. Sau đó các tín hiệu điện được hình thành và truyền qua thần kinh tiền đình về não. Não phân tích các chuyển động này và đưa ra các chỉ dẫn để cơ thể lấy lại thăng bằng.

Thông thường khi nói về tai, chúng ta mới chỉ hình dung được một phần ngoài cùng là loa tai. Thực tế thì tai là một hệ thống phức tạp về cả cấu tạo và hoạt động. Chức năng của tai ngoài cảm nhận âm thanh còn là điều chỉnh thăng bằng của cơ thể. Đây là những chức năng thiết yếu của con người. Do đó, nếu bạn cảm thấy nghe kém, đau trong tai hoặc chóng mặt thì có thể tai đã bị bệnh. Khi đó, hãy đi khám để kiểm tra và đảm bảo giữ cho tai được toàn vẹn về cấu trúc và chức năng nhé.

Bác sĩ SỬ NGỌC KIỀU CHINH

Tài liệu tham khảo

  1. Nguyễn Văn Long, Giải phẫu ứng dụng và sinh lý tai, Tai Mũi Họng quyển 1, NXB Y Học.
  2. Nguyễn Quang Quyền, Cơ quan tiền đình ốc tai, Giải phẫu học tập 1, nhà xuất bản y học.
  3. com, EAR, https://www.kenhub.com/en/library/anatomy/the-ear, accessed on 24 September 2020.

Bạn đang tìm hiểu bài viết Chức năng của tai ngoài 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)