Chỉ số HCT thấp khi mang thai 2024

Xem Chỉ số HCT thấp khi mang thai 2024

Thông thường trong quá trình mang thai, tủy sẽ tăng sản dòng hồng cầu và khối lượng hồng cầu (RBC) sẽ tăng lên. Tuy nhiên, sự gia tăng không cân xứng về thể tích huyết tương dẫn đến tình trạng loãng máu (loãng máu khi mang thai): hematocrit (Hct) giảm từ 38% đến 45% trên những phụ nữ khỏe mạnh không mang thai đến khoảng 34% trong giai đoạn cuối của đơn thai và 30% trong giai đoạn cuối của đa thai. Do đó, trong quá trình mang thai, thiếu máu được xác định khi huyết sắc tố (Hb) < 10 g/dL (Hct < 30%). Nếu Hb < 11,5 g/dL khi bắt đầu mang thai, phụ nữ có thể được điều trị dự phòng vì loãng máu sau đó thường làm giảm Hb đến < 10 g/dL. Mặc dù loãng máu, nhưng khả năng mang ô-xi vẫn bình thường trong suốt thai kỳ. Hct thường tăng ngay sau khi sinh.

Thiếu máu xảy ra ở tối đa một phần ba số phụ nữ trong ba tháng cuối của thai kỳ. Các nguyên nhân phổ biến nhất là

Thiếu sắt

Thiếu folate

Các bác sĩ sản khoa, cùng hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa chu sản, cần phải đánh giá thiếu máu trên bệnh nhân có thai theo đạo Nhân chứng Jêhôva (những người có khả năng không muốn truyền máu) càng sớm càng tốt.

Triệu chứng và dấu hiệu

Các triệu chứng ban đầu của thiếu máu thường không có hoặc không đặc hiệu (ví dụ: mệt mỏi, yếu, choáng váng, khó thở nhẹ khi gắng sức). Các triệu chứng và dấu hiệu khác có thể bao gồm xanh xao và nếu thiếu máu nặng, nhịp tim nhanh hoặc hạ huyết áp.

Thiếu máu làm tăng nguy cơ

Sinh non

Các bệnh nhiễm trùng ở bà mẹ sau sinh

Chẩn đoán

Công thức máu (CBC), sau đó là xét nghiệm dựa trên giá trị thể tích trung bình của hồng cầu (MCV)

Chẩn đoán thiếu máu bắt đầu bằng công thức máu; thông thường, nếu phụ nữ bị thiếu máu, xét nghiệm tiếp theo dựa theo MCV thấp (< 79 fL) hay cao (> 100 fL):

Đối với các trường hợp thiếu máu hồng cầu nhỏ: Việc đánh giá bao gồm xét nghiệm kiểm tra thiếu sắt (đo ferritin huyết thanh) và các bệnh huyết sắc tố (sử dụng điện di huyết sắc tố). Nếu các xét nghiệm này không đưa ra chẩn đoán và không có đáp ứng với điều trị theo kinh nghiệm, thì thường cần phải hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa huyết học.

Đối với thiếu máu hồng cầu to: Việc đánh giá bao gồm nồng độ folate và nồng độ vitamin B12 huyết thanh.

Đối với thiếu máu do nguyên nhân hỗn hợp: Cần phải đánh giá cả hai loại.

Điều trị

Điều trị để đẩy lùi thiếu máu

Truyền máu khi cần thiết đối với các triệu chứng nặng

Điều trị thiếu máu trong quá trình mang thai theo định hướng đẩy lùi tình trạng thiếu máu (xem bên dưới).

Truyền máu thường được chỉ định cho bất kỳ tình trạng thiếu máu nào nếu có các triệu chứng thể tạng (triệu chứng toàn thân) nặng (ví dụ: choáng váng, yếu, mệt mỏi) hoặc có các triệu chứng hoặc dấu hiệu tim phổi (ví dụ: khó thở, nhịp tim nhanh, nhịp thở nhanh); quyết định không dựa trên Hct.

Điểm mấu chốt & sai lầm

Các quyết định truyền máu không dựa trên Hct mà dựa trên mức độ nặng của các triệu chứng.

Các điểm chính

Loãng máu xảy ra trong quá trình mang thai, nhưng khả năng mang ô-xi vẫn bình thường trong suốt quá trình mang thai.

Các nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu trong quá trình mang thai là thiếu sắt và thiếu axit folic.

Thiếu máu làm tăng nguy cơ sinh non và các bệnh nhiễm trùng ở mẹ sau sinh.

Nếu Hb < 11,5 g/dL khi bắt đầu mang thai, thì cần cân nhắc việc điều trị dự phòng cho nữ giới.

Điều trị nguyên nhân gây thiếu máu nếu có thể, nhưng nếu bệnh nhân có các triệu chứng nặng thì thường có chỉ định truyền máu.

Thiếu máu thiếu sắt khi mang thai

Khoảng 95% số trường hợp thiếu máu trong quá trình mang thai là thiếu máu thiếu sắt. Nguyên nhân thường là

Ăn uống không đầy đủ (đặc biệt là ở trẻ gái vị thành niên)

Mang thai trước đây

Mất sắt tái diễn bình thường theo máu kinh nguyệt (gần bằng lượng sắt thường ăn vào mỗi tháng và do đó ngăn không cho tích lượng sắt dự trữ) trước khi nữ giới mang thai

Chẩn đoán

Đo lượng sắt huyết thanh, ferritin và transferrin

Thông thường, Hct  30% và MCV < 79 fL. Giảm sắt và ferritin huyết thanh và tăng nồng độ transferrin huyết thanh xác định chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt.

Điều trị

Thường là sắt sunfat 325 mg uống một lần/ngày

Uống một viên thuốc sunfat sắt có hàm lượng 325 mg vào giữa buổi sáng thường có hiệu quả. Liều cao hơn hoặc thường xuyên hơn làm tăng tác bất lợi ở đường tiêu hóa, đặc biệt là táo bón và một liều sẽ ngăn chặn sự hấp thụ của liều tiếp theo, do đó, làm giảm tỉ lệ sắt đưa vào.

Khoảng 20% số phụ nữ mang thai không hấp thụ đủ lượng sắt uống bổ sung; một số người cần phải được điều trị bằng đường tiêm, thường là sắt dextran 100 mg tiêm bắp cách ngày một lần với tổng số là  1000 mg trong 3 tuần. Đo Hct hoặc Hb hàng tuần để xác định đáp ứng. Nếu bổ sung sắt không hiệu quả, cần nghi ngờ khả năng đồng thời bị thiếu folate.

Trẻ sơ sinh của bà mẹ bị thiếu máu thiếu sắt thường có Hct bình thường nhưng tổng lượng sắt dự trữ bị giảm và cần phải bổ sung sắt sớm vào chế độ ăn uống.

Phòng ngừa

Mặc dù thực tế còn nhiều tranh cãi, nhưng phụ nữ mang thai thường được cho dùng bổ sung sắt (thường là sắt sulfate 325 mg uống một lần/ngày) thường xuyên để phòng ngừa trường hợp hết lượng sắt dự trữ trong cơ thể và ngăn ngừa thiếu máu, có thể là kết quả của tình trạng chảy máu bất thường hoặc do lần mang thai tiếp theo.

Thiếu sắt thiếu máu khi mang thai

Thiếu folate làm tăng nguy cơ bị khiếm khuyết ống thần kinh và có khả năng là hội chứng rượu bào thai. Thiếu hụt xảy ra ở 0,5 đến 1,5% số phụ nữ mang thai; nếu thiếu ở mức độ vừa hoặc mức độ nặng thì có thể xuất hiện thiếu máu hồng cầu to nguyên hồng cầu khổng lồ.

Hiếm khi xảy ra thiếu máu nặng và viêm lưỡi.

Chẩn đoán

Đo lượng folate huyết thanh

Nghi ngờ có thiếu folate nếu công thức máu cho thấy thiếu máu kèm theo các chỉ số hồng cầu to hoặc độ rộng phân bố hồng cầu cao (RDW). Nồng độ folate huyết thanh thấp xác định chẩn đoán.

Điều trị

Axit folic 1 mg uống hai lần mỗi ngày

Điều trị là axit folic 1 mg uống hai lần mỗi ngày.

Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ nặng có thể cần phải kiểm tra tủy xương và điều trị thêm trong bệnh viện.

Phòng ngừa

Để phòng ngừa, tất cả phụ nữ mang thai và phụ nữ đang có kế hoạch thụ thai đều được cho dùng axit folic từ 0,4 đến 0,8 mg uống một lần/ngày. Phụ nữ đã từng có thai nhi bị tật nứt đốt sống cần phải dùng 4 mg một lần/ngày, bắt đầu trước khi thụ thai.

Các bệnh huyết sắc tố khi mang thai

Trong quá trình mang thai, các bệnh huyết sắc tố, đặc biệt là bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh huyết sắc tố S-C và thalassemia beta và thalassemia alphaThalassemias có thể làm trầm trọng thêm kết cục ở bà mẹ và kết cục trong giai đoạn chu sinh. Sàng lọc về di truyền có sàng lọc về di truyền đối với một số các tình trạng bất thường này.

Bệnh hồng cầu hình liềm có từ trước, đặc biệt là nếu bệnh nặng sẽ làm tăng nguy cơ bị các vấn đề sau đây:

Nhiễm trùng ở mẹ (thường gặp nhất là viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu [UTI] và viêm nội mạc tử cung)

Tăng huyết áp do mang thai

Suy tim

Nhồi máu phổi

Hạn chế tăng trưởng bào thai

Sinh non

Cân nặng lúc sinh thấp

Thiếu máu hầu như luôn bị nặng hơn khi thai phát triển. Bệnh hồng cầu hình liềm làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu nhưng không liên kết với các biến chứng nặng liên quan đến thai kỳ.

Điều trị bệnh hồng cầu hình liềm trong quá trình mang thai rất phức tạp. Các cơn đau đớn cần phải được điều trị tích cực. Truyền máu thay thế dự phòng để giữ Hb A ở mức  60% làm giảm nguy cơ bị các cơn tan máu và các biến chứng ở phổi, nhưng không nên truyền máu thường xuyên vì sẽ làm tăng nguy cơ bị các phản ứng truyền máu, viêm gan, lây truyền HIV và miễn dịch đồng loại nhóm máu. Truyền máu dự phòng dường như không làm giảm nguy cơ ở giai đoạn chu sinh. Truyền máu điều trị được chỉ định cho các vấn đề sau đây:

Thiếu máu có triệu chứng

Suy tim

Nhiễm trùng nặng do vi khuẩn

Các biến chứng nặng của chuyển dạ và sinh nở (ví dụ: chảy máu, nhiễm trùng huyết)

Bệnh huyết sắc tố S-C trước tiên có thể gây ra các triệu chứng trong quá trình mang thai. Bệnh làm tăng nguy cơ nhồi máu phổi do đôi khi gây ra thuyên tắc do gai xương. Ảnh hưởng đến bào thai là không phổ biến, nhưng nếu xảy ra thì thường bao gồm hạn chế sự tăng trưởng bào thai.

Bệnh thalassemia beta hồng cầu hình liềm tương tự như bệnh huyết sắc tố S-C nhưng ít phổ biến và lành tính hơn.

Bệnh thalassemia alpha không gây bệnh cho mẹ, nhưng nếu thai nhi đồng hợp tử thì phù tích dịch và thai chết xảy ra trong ba tháng thứ 2 và đầu ba tháng thứ 3 của thai kỳ.

Bạn đang tìm hiểu bài viết Chỉ số HCT thấp khi mang thai 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)