Nội dung chính
Xem Chẩn đoán thiếu máu ở phụ nữ có thai 2024
Việc đề phòng thiếu máu khi mang thai nên được chú trọng bằng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, thực đơn giàu dinh dưỡng kèm theo viên bổ sung sắt đều đặn hàng ngày để mẹ tròn, con vuông.
1. Vấn đề thiếu máu ở phụ nữ mang thai là gì?
Giống như người bình thường, để xác định có thiếu máu hay không là phải nhờ vào xét nghiệm nồng độ hemoglobin (Hb) trong máu. Phụ nữ có thai được chẩn đoán là thiếu máu khi Hb dưới 11g/dl.
Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu máu, ở phụ nữ mang thai, nguyên nhân thiếu máu thường gặp nhất là do thiếu sắt. Đây là hệ quả của tình trạng cơ thể không được cung cấp đủ lượng sắt cần thiết để tạo hemoglobin, một thành phần có bản chất là protein, đảm nhiệm chức năng chủ yếu của hồng cầu.
Phụ nữ trong lứa tuổi sinh sản vốn dĩ là đối tượng có nguy cơ thiếu máu rất cao, khi mang thai, nhu cầu chất sắt còn tăng lên gấp nhiều lần nhằm cung cấp cho bào thai. Lúc này, tình trạng thiếu máu càng bị thúc đẩy nặng nề.
Chính vì thế, phụ nữ bị suy dinh dưỡng trước khi mang thai kèm theo chế độ dinh dưỡng không khoa học, không được nghỉ ngơi hợp lý trong khi mang thai sẽ càng gây thiếu máu nhiều hơn.
2. Mối nguy hiểm của thiếu máu đối với thai kỳ như thế nào?
Vai trò của hemoglobin là mang oxy theo dòng máu đi đến cung cấp cho các chuyển hóa tạo năng lượng tại từng tế bào, đặc biệt là các cơ quan quan trọng như não, tim. Trong giai đoạn có thai, các quá trình này còn diễn ra tích cực hơn nữa, vừa đảm bảo năng lượng dự trữ cho mẹ, vừa giúp hình thành và phát triển bào thai.
Vì vậy, thiếu máu ở sản phụ sẽ gây những biến chứng nguy hiểm không chỉ bản thân người mẹ mà còn ở cả thai nhi.
Đối với sản phụ, sảy thai dễ xảy ra trong tam cá nguyệt đầu hay thai lưu hoặc vỡ ối sớm, nhau bong non, sinh non trong tam cá nguyệt cuối. Đồng thời, giai đoạn thai kỳ cũng phải đối diện với nguy cơ cao bị tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật sản giật, nhiễm trùng ối, ối vỡ sớm; giai đoạn chuyển dạ dễ bị chuyển dạ kéo dài, băng huyết sau sanh, nhiễm trùng hậu sản. Khi trẻ chào đời, bà mẹ có thể bị thiếu sữa nuôi con, dễ suy kiệt…
Đối với bào thai, tình trạng suy thai trường diễn do suy dinh dưỡng thường gặp. Trẻ sinh ra hay bị nhẹ cân, sinh non tháng, vàng da sau sinh, thời gian điều trị dưỡng nhi kéo dài. Bên cạnh đó, con của những bà mẹ thiếu máu trong thai kỳ sẽ bị tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cao hơn trẻ khác về sau này. Mặt khác, nếu chế độ ăn uống còn thiếu acid folic kèm theo có thể gây dị tật ống thần kinh ở thai nhi như tật vô sọ, cột sống chẻ đôi; thiếu i-ốt làm con sinh ra bị suy giáp bẩm sinh, chậm phát triển tâm thần trí tuệ…
Theo đó, việc duy trì hemoglobin trong giới hạn sinh lý là rất quan trọng ở dân số bình thường nói chung, các phụ nữ mang thai nói riêng. Đồng thời, thai kỳ có thiếu máu thiếu sắt sẽ được xem là một thai kỳ nguy cơ cao.
3. Dấu hiệu thiếu máu khi mang thai
3.1. Da niêm nhạt
Màu sắc của da niêm phản ánh rất nhiều về tình trạng sức khỏe nói chung, số lượng và chất lượng tế bào máu nói riêng. Đây là dấu hiệu nhanh nhất để bác sĩ nhận biết một bệnh nhân thiếu máu.Sản phụ không chỉ bị thiếu máu do chế độ ăn không đầy đủ và còn có nguy cơ mất máu do các tai biến trong thai kỳ. Khi đó, da dẻ trông nhợt nhạt, lòng bàn tay bớt hồng hào hơn người bình thường, môi tái hơn và niêm mạc khi lật mi mắt dưới cũng thưa thớt mạch máu hơn, lưỡi hay vòm miệng cũng nhạt màu…
3.2. Móng tay khô, tóc gãy và dễ rụng
Các thành phần phụ của da, do bị thiếu máu, thiếu sự nuôi dưỡng nên cũng sẽ trở nên yếu ớt hơn. Sản phụ sẽ thấy nền móng tay của mình nhạt màu hơn so với trước kia, có khi bề mặt nổi sọc, bẹt hoặc lõm, mất bóng, màu đục, giòn và cực kỳ dễ gãy mặc dù chẳng làm việc gì nặng nề. Bên cạnh đó, tóc cũng sẽ khô hơn và dễ rụng thành từng mảng khi chải tóc.
3.3. Giảm khả năng gắng sức
Nếu thiếu máu mới khởi đầu, sản phụ thấy mạch nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực liên tục, khó thở nhẹ và có thể có cảm giác đè nặng vùng trước tim do thiếu máu cơ tim. Nếu diễn tiến nặng hơn, sản phụ sẽ thấy ù tai, hoa mắt, chóng mặt thường xuyên hay khi thay đổi tư thế hoặc khi gắng sức; có thể ngất lịm nhất là khi thiếu máu nhiều.Một số nghiên cứu quan sát cho thấy, thiếu máu khi mang thai có thể dẫn đến suy tim sau này. Chẳng những thế, các đứa trẻ sinh ra từ thai kỳ có thiếu máu cũng có nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch cao hơn dân số chung.
3.4. Rối loạn tiêu hóa
Các mẹ bầu thường xuyên thấy chán ăn, buồn nôn hay nôn ói, đầy bụng, đau bụng. Ngoài ra, tình trạng đại tiện xen kẽ giữa tiêu lỏng và táo bón cũng vô cùng khó chịu. Tuy nhiên, các dấu hiệu này lại hay bị bỏ sót nghĩ là các dấu hiệu bình thường của thai nghén.
3.5. Dễ bị nhiễm trùng
Thiếu máu làm khả năng đề kháng của cơ thể cũng bị suy giảm. Sản phụ dễ bị nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa, da niêm thoáng qua hay tái đi tái lại nhiều lần.
Ngoài ra, quan sát trên da của các mẹ bầu bị thiếu máu hay xuất hiện các vết nứt trên môi, gót chân; niêm mạc lưỡi dễ bị các nốt phỏng, rộp loét, rách hãm lưỡi…, nhất là trong các trường hợp thiếu vitamin B2, PP, C, E… kèm theo với thiếu sắt.
3.6. Rối loạn chức năng tâm thần kinh
Người bình thường bị thiếu máu cũng đôi khi biểu hiện gián tiếp qua các triệu chứng tâm thần kinh mơ hồ như nhức đầu, giảm trí nhớ, mất ngủ hoặc ngủ gà, thay đổi tính tình (hay cáu gắt), tê tay chân, giảm sút sức lao động trí óc và chân tay. Ở sản phụ, các dấu hiệu này đôi khi còn rõ nét hơn và hay vô tình bị gắng kết với chứng trầm cảm khi mang thai.
Khi các triệu chứng trên xuất hiện là tình trạng thiếu máu đã trở nên nặng nề. Việc xét nghiệm máu khi thăm khám định kỳ sẽ giúp phát hiện thiếu máu sớm.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Chẩn đoán thiếu máu ở phụ nữ có thai 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.