Câu hỏi và bài tập nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2024

Xem Câu hỏi và bài tập nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2024

CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  (433.71 KB, 77 trang )

CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
MÔN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.So sánh tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Giống nhau : + Đều là hình thức huy động vốn của ngân hàng.
+ Chỉ được rút vốn khi đến hạn.
+ Sinh lợi , an toàn
+ Phương thức trả lãi giống nhau.
Khác nhau :
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Đối tượng : cá nhân
Được xác nhận trên sổ tiết kiệm.
Lải suất có thể cao hơn.
Tiền gửi có kỳ hạn
Đối tượng : Cá nhân và tổ chức
Tài khoản được mở trên hệ thống quản
lý tài khoản khách hàng.
Lãi suất thường thấp hơn
2. Nhân viên ngân hàng phải làm gì sau khi cho vay?
Nhân viên tín dụng phải giám sát tín dụng sau khi cho khách hàng vay.
Mục tiêu nhằm:
– Bào đảm cho tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết.
– Kiểm soát rủi ro tín dụng,
– Kiểm tra khả năng trả nợ, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai
phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu nợ sau này, cũng như qua đó
nắm bắt được hiện trạng tài sản thế chấp của khách hàng.
Các phương pháp giám sát tín dụng:
– Giám sát tài khoản của khách hàng tại ngân hàng.
– Phân tích báo cáo tài chính của khách hàng theo định kì.
– Giám sát khách hàng thông qua việc trả lãi định kì.
– Viếng thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động kinh doanh sản xuất

hoặc nơi cư ngụ của khách hàng đứng tên vay vốn.
– Kiểm tra các hình thức bảo đảm tiền vay.
– Giám sát hoạt động của ngân hàng thông qua mối quan hệ với khách
hàng khác.
– Giám sát khách hàng thông qua những thông tin thu thập khác.
Kiểm tra TSĐB ,nếu ts bị xuống cấp, giảm giá trị thì phải đề xuất
đánh giá lại TS và có biện pháp xử lí nó. Mỗi lần kiểm tra phải có biên bản
kiểm tra.
3. so sánh cho vay dự án và cho thuê tài chính
Giống nhau:
_Đều là hình thức cấp tín dụng trung dài hạn của ngân hàng.
_Là sản phẩm mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.
_Đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng
_Quy trình đánh giá thẩm định ,giải ngân , thu nợ như nhau.
_Mục đích vay phục vụ sản xuất kinh doanh
_Đều tài trợ một dự án và kết quả tạo ra TSCĐ
_Đa số là khách hàng doanh nghiệp.
_Giao dịch thỏa thuận qua Hợp đồng.
_có tài sản thế chấp
Khác nhau
Cho thuê tài chính
-ít phổ biến,hạn chế
-cấp tín dụng bằng tài sản
-thời gian thuê >= 75% thời gian sử
dụng tài sản
-công ty cttc chịu khấu hao
-Khách hàng chỉ có quyền sử dụng tài
sản
-có thể được tài trợ 100% vốn
-khi kết thúc có thể có quyền chọn mua.
4. Trình bày những hạn chế trong cho thuê tài chính. Biện pháp khắc phục.
HẠN CHẾ:
– Thị trường CTTC ở Việt Nam còn khá trẻ, chỉ mới xuất hiện cách hơn 10
năm, sự quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến các doanh nghiệp, nhất là những
doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế.
– Các công ty CTTC tập trung tại các trung tâm thành phố lớn, chưa trải rộng
trong cả nước.
– Sự phối hợp giữa các công ty CTTC và NHTM chưa chặt chẽ trong việc
quảng bá và bán sản phẩm.
– Cán bộ của công ty CTTC còn thiếu sự chuyên nghiệp, chưa năng động
trong việc tiếp cận, tư vấn, cũng như tiếp thị những thế mạnh của CTTC với
khách hang.
– Luật pháp về CTTC ở Việt Nam chưa
hoàn chỉnh, quy định đối tượng CTTC
còn hạn chế, chỉ bao gồm động sản, đối
với dây chuyền sản xuất thì yêu cầu tỷ
lệ tham gia vốn lớn.
– Các doanh nghiệp nhỏ còn yếu kém về
năng lực sản xuất, chế độ kế toán, trình
độ quản lý, tính thuyết phục của dự
án  gây khó khăn trong việc tìm
kiếm nguồn vốn
– Thói quen của doanh nghiệp: nghĩ NH
là kênh tín dụng tốt nhất.
GIẢI PHÁP:
– Tăng cường tiếp thị, quảng bá về
CTTC, những ưu điểm , thế mạnh của
CTTC đến với doanh nghiệp như một
kênh tín dụng mới đáng tin cậy bên
cạnh tín dụng truyền thống
Cho vay dự án
-Phổ biến rộng hơn.
-Hình thức cấp tín dụng bằng tiền.
-Thời gian vay <= thời gian sử
dụng dự án.
-DN chịu chi phí khấu hao
-chuyển quyền sở hữu vốn cho
Khách hàng
-VTC phải tham gia một tỷ lệ nhất
định
-khi kết thúc hợp đồng khách hàng
– Hướng mục tiêu vào những khách hang tiềm năng là những doanh nghiệp
vừa, nhỏ, mới thành lập
– Mở rộng đối tượng cho thuê tài chính
– Phối hợp với NHTM để giới thiệu sản phẩm với Doanh nghiệp, đặc biệt với
những doanh nghiệp không đủ điều kiện vay ngân hang thì CTTC là một
phương án khả thi.
5. Nội dung kiểm tra một HĐTD
Kiểm tra một HĐTD:
– Ký HĐTD : 15/2
– Ký HĐ thế chấp tài sản : 12/2
– Đăng ký GDBĐ : 18/2
– Giải ngân : 14/2
Bình luận vấn đề trên
Trả lời:
– Theo quy trình tín dụng thì ký HĐTD trước HĐ thế chấp tài sản nhưng trong
thực tế vẫn có thể ký HĐ thế chấp tài sản trước HĐTD nhằm tránh mất thời
gian xóa đăng ký GDBĐ, xóa HĐ thế chấp cũ rồi lại tiến hành đăng ký giao
dịch, ký HĐ thế chấp tài sản mới.
– Trong HĐ trên, giải ngân trước đăng ký GDBĐ sẽ xảy ra tình trạng đảo
nợ. Tuy nhiên nếu trong trường hợp ngày đăng ký GDBĐ trước ngày giải
ngân nhưng biên lai nhận được sau ngày giải ngân thì vẫn có thể chấp nhận
được.
=> Tình huống trên vẫn hợp lệ
6/ So sánh uỷ nhiệm chi và séc
Giống nhau :
1) Đều là phưong thức thanh toán qua ngân hàng , thanh toán không
dùng tiền mặt , có thể thanh toán qua 2 ngân hàng cùng hệ thống
khoặc khác hệ thống hoặc qua một ngân hảng
2) Đều có sự tham gia ít nhất của 3 chủ thể : người phát hành , người
thụ hưởng và ngân hàng tham gia thanh toán
3) Ngân hàng chỉ thực hiện thanh toán khi số dư trên tài khoản của
người phát hành lớn hơn nghỉa vụ phải chi trả
4) Người lập uỷ nhiệm chi và séc đều là người mua , người nhận cung
ứng hàng hoá và dịch vụ
5) Có thể dủng để thanh toán hàng hoá , nộp thuế .
Khác nhau
Uỷ nhiệm chi Séc
Trên tờ uỷ nhiệm chi phải ghi tên
đơn vị thụ hưởng
Trên tờ séc có thể có ghi tên đơn
đơn vị thụ hưởng (séc đích danh )
hoặc không ghi tên đơn vị thụ
hưởng (séc vô danh )hoặc séc trả
theo lệnh
Người nộp uỷ nhiệm chi cho ngân
hàng là người mua , người nhận
cung ứng hàng hoá và dịch vụ
Người nộp séc cho ngân hàng là
người bán ( đơn vị thụ hưởng )
Không có thời hạn xuất trình ,
ngân hàng sau khi kiểm tra tờ uỷ
nhiệm chi hợp lệ sẽ tiến hành chi
trả cho đơn vị thụ hưởng trong
ngày
Theo luật séc Việt Nam QD30/2006
thì thời hạn xuất trình séc tối đa là
30 ngày sau ngày ký phát
Không thể chuyển nhượng Có thể chuyển nhưng thông qua
hình thức ký hậu , hạn chế chuyển
nhượng với loại séc đích danh
Phổ biến ở Việt Nam, nhanh và
tiện lợi
Ít phổ biến do người phát hành rát
hay phát hành quá số dư
Khi nào có nhu cầu thanh toán thì
người mua mới lập uỷ nhiệm chi
Hình thức phát hành séc chủ tài
khoản phải đăng ký mua séc tại
ngân hàng
Về mặt hạch toán thì kế toán ngân
hàng tại VN đối với uỷ nhiệm chi
thì hạch toán CÓ trước NỢ sau
Về mặt hạch toán thì kế toán ngân
hàng tại VN đối với séc thì hạch
toán NỢ trước CÓ sau
7/ Đối với nguyên tắc cho vay phải hoàn trả lãi và gốc đúng hạn thì khách
hàng có được trả nợ gốc trước hạn hay không ?
Tuỳ theo tửng trừơng hợp nếu lãi suất trong giai đoạn đó cao thì ngân
hàng mong mõi khách hàng trả nợ gốc trước hạn để ngân hàng cho vay với lãi
suất cao hơn để tạo ra lợi nhuận . Trong trường hợp lãi suất giai đoạn
khách hàng trả tiến thấp hơn lãi suất lúc ngân hàng cho khách hàng vay
thì khi khách hàng trả tiền thì ngân hàng sẽ tính lãi phạt đối với khoản vay đó
8/ Giới thiệu một sản phẩm tiền gửi cùa một ngân hàng thưong mại trong thời
gian hiện nay
Trong giai đoạn hiện nay ngân hàng thương mại cổ phần sải gòn thưong
tín (SACOMBANK) đã phát triển một sản phẩm tiền gửi tiết kiệm linh hoạt
nghỉa là khi khách hàng đến ngân hàng gửi tiết kiệm với kỳ hạn trên 3 tháng
nếu khách hàng rút tiền trứoc hạn thì ngân hàng sẻ tính lải tiết kiệm đến ký
hạn gần nhất phần dôi ra ngân hàng sẽ tính lãi tiết kiệm không kỳ hạn cho
khách hàng
Bằng cách tính này khách hàng sẽ có lợi hơn khi gửi tiền tại một tổ chức
tín dụng khác nếu khách hàng rút trước hạn thì chỉ được tính lãi không kỳ
hạn
VD Một khách hàng gửi 100 triệu kỳ hạn 3 tháng tại SACOMBANK
(10/3/2009-10/6/2009), lãnh lãi cuối kỳ
Ngày 20/5/2009 khách hàng xin rút trước hạn thì lãi tại SACOMBANK
sẽ tính như sau
Lãi tiết kiệm 2 kỳ = 100*2*(11.2%/12)=1.8667
Lãi tiết kiệm không kỳ hạn (11/5-19/5)=100*9*(3%360)=0.075
Tỗng lãi khách hàng được nhận =0.075+1.8667=1.9417
Nếu khách hàng gửi tiết kiệm tại một tổ chức tín dụng khác :
Lãi khách hàng nhận được ngày 20/5/2009= 100*71*(3%/360)= 0.59
Hơn thế nữa nếu khách hàng duy trì số dư tiền gửi thanh toán tại
SACOMBANK ở một mức tối thiểu cho phép thì sẽ được ngân hàng tặng
them lãi suất cho tứng thời kỳ
9.Thế nào là nhóm khách hàng có liên quan ?
Nhóm khách hàng có liên quan bao gồm hai hoặc nhiều khách hàng có
quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng, thuộc một trong các trường hợp sau
đây:
a) Công ty mẹ với công ty con và ngược lại; tổ chức tín dụng với công ty
con của tổ chức tín dụng và ngược lại; các công ty con của cùng một công ty
mẹ hoặc của cùng một tổ chức tín dụng với nhau; người quản lý, thành viên
Ban kiểm soát của công ty mẹ hoặc của tổ chức tín dụng, cá nhân hoặc tổ chức
có thẩm quyền bổ nhiệm những người này với công ty con và ngược lại;
b) Công ty hoặc tổ chức tín dụng với người quản lý, thành viên Ban
kiểm soát của công ty hoặc tổ chức tín dụng đó hoặc với công ty, tổ chức có
thẩm quyền bổ nhiệm những người đó và ngược lại;
c) Công ty hoặc tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức sở hữu từ 5% vốn
điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên tại công ty hoặc tổ chức
tín dụng đó và ngược lại;
d) Người có quan hệ thân thuộc với nhau, bao gồm vợ, chồng, cha, cha
nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của mình và vợ, chồng của
những người này;
đ) Công ty hoặc tổ chức tín dụng với người có quan hệ thân thuộc theo
quy định tại Điểm d Khoản này của người quản lý, thành viên Ban kiểm soát,
thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần
có quyền biểu quyết trở lên của công ty hoặc tổ chức tín dụng đó và ngược lại;
e) Cá nhân được ủy quyền đại diện cho tổ chức, cá nhân quy định tại
các Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d và Điểm đ Khoản này với tổ chức, cá
nhân ủy quyền, các cá nhân được ủy quyền đại diện phần vốn góp của cùng
một tổ chức với nhau;
g) Nhóm cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt
động của công ty hoặc tổ chức tín dụng thông qua Đại hội đồng cổ đông hoặc
Hội đồng thành viên của công ty hoặc tổ chức tín dụng đó.
10/: Hiện nay một số NHTM cho rằng TSBĐ là điều kiện tiên quyết để được
vay vốn NH. Bạn bình luận vấn đề này như thế nào?
Khi xét duyệt cho vay, theo qui định hiện hành khách hàng phải thỏa mãn 5 điều
kiện:
– Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân
sự theo qui định của pháp luật
+ Đối với khách hàng vay vốn là tổ chức, điều kiện này được thể hiện qua quyết
định thành lập, giấy phép, hoặc giấy đăng kí kinh doanh các quyết định bổ nhiệm,
chuẩn y và các chức danh lãnh đạo (tổng giám đốc, giám đốc, kế toán trưởng ).
Có trụ sở và văn phòng kinh doanh, có con dấu và tài sản riêng, đang hoạt động
bình thường, không bị phong tỏa tài sản, không bị liên đới trách nhiệm trong các
quan hệ kinh tế, dân sự.
+ Đối với khách hàng vay vốn là thể nhân, điều kiện này được chứng minh bằng
hộ khẩu thường trú, chứng minh nhân dân. Thể nhân này không bị tiền án, tiền sự,
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trạng thái thần kinh bình thường
– Người vay vốn có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
+ Đây là điều kiện rất quan trọng đối với bất kì một khách hàng nào, kể cả pháp
nhân và thể nhân. Khả năng tài chính của khách hàng phải được chứng minh qua
nguồn thu nhập, qua năng lực tài chính hiện tại và tương lai.
– Người vay vốn có mục đích sử dụng vốn hợp pháp.
+ Mục đích sử dụng vốn hợp pháp là điều kiện bắt buộc và có ảnh hưởng rất lớn
đến khả năng trả nợ của khách hàng. Sử dụng vốn hợp pháp thể hiện sự tuân thủ
pháp luật trong hoạt động kinh doanh, đồng thời khẳng định tính nguyên tắc trong
tài trợ tín dụng của các tổ chức tín dụng.
– Có phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư khả thi có hiệu quả.
+ Hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư là yếu tố quan trọng
để ra quyết định tài trợ. Về nguyên tắc, không một NH nào tài trợ cho phương án
sản xuất kinh doanh không có hiệu quả. Tuy nhiên, việc xác định chính xác hiệu
quả của phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư thật khó chỉ mang tính
tương đối, nhưng phải có căn cứ, và phải được cân nhắc kỹ lưỡng.
– Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo qui định của chính phủ và
hướng dẫn của thống đốc NHNN Việt Nam.
+ Đảm bảo tiền vay không phải là điều kiện bắt buộc đối với mọi khách hàng; tùy
điều kiện cụ thể của từng khách hàng, NH có thể yêu cầu có tài sản đảm bảo hoặc
cho vay bằng tín chấp.
Vì vậy mà hiện nay, các NHTM khi giải quyết cho khách hàng vay vốn luôn đặt
tính hiệu quả của dự án/phương án lên hàng đầu và xem đó là điều kiện tiên quyết
để cán bộ tín dụng thẩm định trình duyệt cho vay vốn. Tuy nhiên, tùy theo điều
kiện khách hàng, chính sách cấp tín dụng từng thời kì, từng thời điểm  mà NH
phải dựa vào hiệu quả của dự án/phương án.
Về mặt thực tế, sau nhiều năm thực hiện, việc lấy dự án/ phương án làm căn cứ
cho vay vốn đã bộc lộ những khó khăn nhất định, vì có một số ít doanh nghiệp và
cá nhân khi xây dựng dự án/phương án đã không trung thực. Họ luôn đưa ra những
“con số ảo, số ma” làm ngân hàng rất khó tính toán, xác định cho vay vốn. Vì thế,
các NHTM ngoài việc xem xét dự án/phương án còn ràng buộc khách hàng vay
vốn phải có thêm tài sản bảo đảm (TSBĐ).
Vậy TSBĐ là gì? TSBĐ cho khoản vay có thể là của chính khách hàng vay
vốn/hoặc do của bên thứ ba/hoặc hình thành trong tương lai. Sở dĩ có qui định này
là vì các NHTM muốn áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở
pháp lý và kinh tế để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay, lãi
vay và các khoản phí (nếu có).
Khi không thể nhìn vào những cái vô hình và khó phân tích như giá trị vô
hình của doanh nghiệp, giá trị của vốn chủ sở hữu, giá trị thực của các khoản
phải thu, các khoản tồn kho Nhất là lần đầu tiên thiết lập quan hệ tín dụng
thì việc này càng khó khăn hơn. Các NHTM Việt Nam chọn việc làm đơn giản
nhất là xem xét những cái gì hiện hữu nhất. Đó chính là các tài sản hữu hình
mà chủ yếu là tài sản cố định dùng để đảm bảo cho các khoản vay. Các tài
sản hữu hình là thứ dễ xác định giá trị nhất. Việc cấp tín dụng sẽ cảm thấy
yên tâm hơn rất nhiều nếu nó được đảm bảo bằng tài sản, nhất là các loại
tài sản có tính thanh khoản và giá trị cao. Việc quản lý các loại tài sản cũng
sẽ dễ dàng hơn khi các NHTM nắm giữ tài sản hoặc giữ những giấy tờ sở
hữu chúng và được nhà nước xác nhận.
Đây chính là nguyên nhân giải thích tại sao các NHTM coi tài sản đảm
bảo là yếu tố rất quan trọng trong quyết định cấp tín dụng của mình.
Nhưng đây cũng là trở ngại chính đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng
khi không có tài sản đảm bảo hoặc các tài sản chưa đủ các giấy tờ hợp lệ.
Vì vậy mà chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ cho vay có đảm bảo bằng tài sản đang được
xem là tiêu chuẩn quan trọng của các NHTM hiện nay.
Trong khi về mặt nguyên lý, tài sản đảm bảo chỉ là một yếu tố có giá trị tham
chiếu trong các quyết định cấp tín dụng. Tài sản bảo đảm có vai trò rất lớn
trong quyết định cấp tín dụng của các NHTM Việt Nam hiện nay không đơn
giản vì nó là chỗ dựa tin cậy trong việc đưa ra quyết định cấp tín dụng mà hơn
thế nữa, tài sản bảo đảm có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa sự xuất
hiện của tâm lý ỷ lại sau khi cho vay.
Tác dụng của tài sản bảo đảm nằm ở điểm này. Khi những khoản tín dụng
được cấp mà không có tài sản bảo đảm, phần vốn của bên vay tham gia rất ít
hoặc không tham gia vào dự án đầu tư, thì xu hướng tất yếu là bên vay sẽ
thực hiện các dự án có mức độ rủi ro cao để đem lại lợi nhuận cao vì nếu dự
án thất bại thì cái mà họ mất là không đáng kể, ngược lại nếu dự án thành
công thì lợi ích của họ là rất lớn. Hành vi của bên vay sẽ hoàn toàn ngược
lại khi họ phải đem thế chấp các tài sản hiện có của mình để được cấp tín
dụng. Khi tài sản được thế chấp, cấm cố tại các tổ chức tín dụng thì người vay
sẽ bị mất nó nếu khoản vay của họ được đầu tư không cẩn thận và xảy ra
rủi ro. Chính vì vậy mà họ phải thận trọng hơn khi thực hiện quyết định đầu
tư của mình.
Điều này cũng xảy ra đối với các doanh nghiệp có giá trị thực của vốn chủ sở
hữu lớn, hoạt động trong môi trường tương đối tốt với luật phá sản được
thực thi hiệu quả. Trong trường hợp này, mặc dù được vay vốn không cần đảm
bảo, nhưng người vay vẫn rất thận trọng trong quyết định đầu tư của mình vì
nếu xảy ra rủi ro, dẫn đến tình trạng phá sản thì họ sẽ bị mất nhiều nhất vì họ
là đối tượng cuối cùng được nhận những gì còn lại sau khi thực hiện tất cả các
nghĩa vụ nợ cho các đối tượng khác trong quá trình thực hiện phá sản doanh
nghiệp.
Chính điều này đã đặt các NHTM vào lựa chọn coi tài sản bảo đảm là một
trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất trong quyết định cấp tín dụng của
mình. Vì trong điều kiện thị trường tài chính chưa đạt được độ hoàn hảo
cần thiết, tài sản bảo đảm là cơ chế tốt nhất để giảm thiểu rủi ro và tâm lý ỷ
lại do thông tin bất cân xứng gây ra, nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động
của các NHTM Việt Nam hiện nay.
Theo quan điểm của mình, TSBĐ là điều kiện tiên quyết để được vay vốn NH cũng
chưa phải là điều kiện tuyệt đối hoàn toàn. Vì mình cho rằng: nếu xem TSBĐ là
điều kiện tiên quyết thì ta sẽ dễ dàng xem nhẹ các điều kiện khác. Bên cạnh đó khi
NH nắm TSBĐ trong tay nhưng chưa chắc là NH đã thu hồi được nợ. Do vậy cần
phải có sự kết hợp hài hòa giữa các điều kiện và việc lựa chọn những loại tài sản
nào làm TSBĐ cũng là điều hết sức quan trọng.
11.Bài tập:
Công ty XNK Hưng Thịnh xuất khẩu 1 lô hàng theo L/C:
– Tên sp: Tiêu đen VN
– Sl: 3000 MT (+-10%)
– Đơn giá: 200 USD/MT, FOB cảng SG
– Thanh toán 90 ngày kể từ ngày giao hàng
15/01/2007 giao hàng, số lương ghi trên B/L là 2980 MT
18/01/07 công ty xuất trỉnh chứng tử cho NH X để chiết khấu
Sau khi kiểm tra hợp lệ, 20/1/07 NH đồng ý chiết khấu 98% giá trị hối phiếu với
điều kiện như sau:
– LSCK LIBOR (USD) + 2%
– Phí chiết khấu 0.05% số tiền chiết khấu
1. Hãy xác định số tiền công ty Hưng Thịnh nhận được.
2. Xác định số tiển còn lại của công ty Hưng Thịnh khi đến hạn thanh toán
Điện phí đòi nợ: 10 USD
Phí chuyển chứng từ bằng DHL là 34 USD
Sau 2 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, NHX nhận được điện chuyển tiền
từ NH nước ngoài, NHX tiến hành thu nợ, lãi và phí phát sinh.
LS LIBOR (USD) 6%/năm
Thời hại CK tối thiểu 15 ngày.
Bài giải:
Giá trị hối phiếu: 2980 * 200 = 596 000 USD
Số tiền chiết khấu = 596000 * 98% = 584080 USD
Phí chiết khấu = 0.05% * 584080 = 292 USD
Số tiền công ty Hưng Thịnh nhận được:
584080  292 – 10  34 = 583 744 USD
Thời hạn chiết khấu từ 20/01/2007 đến 17 /04/2007 có 87 ngày
Lãi chiết khấu = 584 080 * 8% * 87 / 360 = 11292.21 USD
Số tiền còn lại của Hưng Thịnh khi đến hạn thanh toán:
596000  (584080 + 11292.21) = 707.79 USD
12 BÀI TẬP
. Một khách hàng vay 1 tỷ đồng, thời gian 10 tháng, giải ngân vào ngày 15/1/2010,
lãi suất 14.4%/năm. Hãy xác định lịch trả nợ của khách hàng trong trường hợp nợ
gốc trả 2 tháng 1 lần, lãi thu từng tháng.
Bài làm:
LỊCH TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG
ĐVT: nghìn đồng
Kỳ hạn Ngày Số ngày Dư nợ đầu kỳ
Mức trả nợ
Dự nợ cuối kỳ
Nợ gốc Lãi Tổng cộng
1 15/2 15/114/2: 31 1,000,000 0
12,40
0
12,400 1,000,000
15/3 15/214/3: 28 1,000,000
200,00
0
11,20
0
211,200 800,000
2 15/4 15/314/4: 31 800,000 0 9,920 9,920 800,000
15/5 15/414/5: 30 800,000
200,00
0
9,600 209,600 600,000
3 15/6 15/514/6: 31 600,000 0 7,440 7,440 600,000
15/7 15/614/7: 30 600,000
200,00
0
7,200 207,200 400,000
4 15/8 15/714/8: 31 400,000 0 4,960 4,960 400,000
15/9 15/814/9: 31 400,000
200,00
0
4,960 204,960 200,000
5 15/10 15/914/10: 30 200,000 0 2,400 2,400 200,000
15/11 15/1014/11: 31 200,000
200,00
0
2,480 202,480 0
Với:
Nợ gốc trả 2 tháng 1 lần:
Lãi =
Tổng cộng = Nợ gốc + Lãi
Dự nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ – Nợ gốc
13.BÀI TẬP
Ngày 14/08/2009, ngân hàng nhận tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng với nội dung như
sau :
– Số tiền gửi 5.000.000.000 VND
– Kỳ hạn 12 tháng (từ ngày 14/08/2009 đến 14/08/2010)
– Lãi suất : 12%/ năm
– Cơ sở tính lãi 360 ngày
– Điều kiện thanh toán : Gốc và lãi được thanh toán 1 lần vào thời điểm đáo hạn,
nếu đáo hạn mà khách hàng không đến nhận tiền thì toàn bộ tiền gốc và lãi sẽ
được chuyển sang tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng được hưởng lãi không kỳ
hạn kể từ ngày đáo hạn đến ngày khách hàng rút tiền.
Yêu cầu :
1. Xác định giá trị thanh toán cho khách hàng vào thời điểm đáo hạn
2. Giả sử đến ngày 20/09/2010 khách hàng mới nhận tiền, xác định số tiền phải thanh
toán cho khách hàng vào thời điểm này. Biết rằng lãi suất huy động không kỳ hạn là
0.3%/tháng.
3. Giả sử trong hợp đồng tiền gửi thoả thuận lãi trả định kỳ mỗi tháng, gốc trả vào
thời điểm đáo hạn. Hãy tính số tiền phải thanh toán cho khách hàng ở mỗi kỳ hạn.
4. Giả sử trong hợp đồng tiền gửi thoả thuận trả lãi định kỳ mỗi tháng, gốc trả vào
thời điểm đáo hạn. Nagỳ 20/03/2010, khách hàng thoả thuận rút tiền trước hạn, hãy
xác định số tiền thanh toán cho khách hàng vào thời điểm này, lãi suất không kỳ hạn
là 0.25%/tháng.
1. Với :
– Nợ gốc : 5.000.000.000 VND
– Lãi suất : 12%/năm
– Thời hạn : 1 năm = 365 ngày (từ 14/08/2009 đến 14/08/2010 )
Ta có giá trị phải thanh toán cho khách hàng vào thời điểm đáo hạn :
5.000.000.000 x [ 1 + (12%*365)/360 ] = 5.608.333.333 VND
2. Ngày 20/09/2010 khách hàng mới đến nhận tiền.
– Lúc này số dư trên tài khoản vào ngày 14/09/2010 là = 5.608.333.333 VND
– Ta tính số tiền lãi từ ngày 14/09/2010 đến ngày19/09/2010, 37 ngày
– Với lãi suất huy động không kỳ hạn 0.3%/tháng
– Lãi nhập gốc
Ta có số tiền phải thanh toán cho khách hàng vào ngày 20/09/2010 :
5.608.333.333 x [ 1 + (0.3%*37)/30 ] = 5.629.084.166 VND
3. Với lãi định kì trã mỗi tháng, gốc trả vào thời điểm đáo hạn
Ta có bảng thể hiện tiền lãi phải trả mỗi kì:
Đơn vị tính : VND
Số kỳ Ngày Số ngày Lãi
1 14/08/2009 – 13/09/2009 31 51666666.67
2 14/09/2009 – 13/10/2009 30 50000000
3 14/10/2009 – 13/11/2009 31 51666666.67
4 14/11/2009 – 13/12/2009 30 50000000
5 14/12/2009 – 13/01/2010 31 51666666.67
6 14/01/2009 – 13/02/2010 31 51666666.67
7 14/02/2009 – 13/03/2010 28 46666666.67
8 14/03/2009 – 13/04/2010 30 50000000
9 14/04/2009 – 13/05/2010 31 51666666.67
10 14/05/2009 – 13/06/2010 30 50000000
11 14/06/2009 – 13/07/2010 31 51666666.67
12 14/07/2009 – 13/08/2010 30 50000000
Riêng kỳ thứ 12 ta phải công thêm phần vốn gốc : 5.000.000.000 VND
4. Ngày 20/03/2010 nằm trong kỳ thứ 8, nên ngân hàng đã trả cho khác hàng
được 7 kỳ
Số tiền đã trả :
số kỳ ngày sồ ngày lãi
1 14/08/2009 – 13/09/2009 31 51666667
2 14/09/2009 – 13/10/2009 30 50000000
3 14/10/2009 – 13/11/2009 31 51666667
4 14/11/2009 – 13/12/2009 30 50000000
5 14/12/2009 – 13/01/2010 31 51666667
6 14/01/2009 – 13/02/2010 31 51666667
7 14/02/2009 – 13/03/2010 28 46666667
Tổng
353333333
Vậy số tiền thực trả vào ngày 20/03/2010 : tính từ ngày 20/03/2010 đến
13/08/2010 (218 ngày ) với lãi suất 0.25%/tháng :
5.000.000.000 x [ 1 + (0.25%*218)/30 ]  353.333.333 = 4.737.483 VND
14/Bài tập:
tại ngày 25/08/2010 NHTM A có các nghiệp vụ phát sinh như sau:
1 trái phiếu 200 triệu , thời gian 1 năm (18/10/09 -> 18/10/2010) trả lãi sau 11.5% /
nămYêu cầu: hãy tính toán số tiền khách hàng có được biết rằng lãi suất không kỳ
hạn là 3% / năm.
Trả Lời: do trái phiếu chưa đến hạn thanh toán nên Ngân hàng không cho phép
rút.
15.BÀI TẬP
15/5 : Đến hạn trả nợ. Nợ gốc và lãi : 209.000
Ngày trả nợ tối đa ( 5 ngày) : 20/5
23/5 : Khách hàng trả 109.600
30/5 Khách hàng trả 100.000
Tính lãi quá hạn
15/5  22/5 : 8 ngày.
Lãi quá hạn: 209.600*14,4%/360*8*150% = 1.006,08
23/5  29/5 : 7 ngày.
Lãi quá hạn: 100.000*14,4%*150%/360*7=420
Tổng số lãi quá hạn phải trả: 1.426,08
16/ BÀI TẬP
Khách hàng có sổ tiết kiệm 180 triệu thời gian 1 năm từ 24/9/2009 -24/9/2010
lãi suất 11%/năm,trã lãi sau.25/8/2010 rút tiền.Tính số tiền khách hàng nhận
được.Biết rằng lãi suất không kì hạn 3%/năm.
Bài làm
Do khách hàng rút trước hạn nên ngân hàng áp dụng lãi suất không kì hạn 3%/năm
Từ 24/9/2009-25/8/2010 là 335 ngày
Số tiền khàch hàng nhận được là:
180000000*(1+335*3%/360)=185025000đ
17/BÀI TẬP
– Số tiển vay:150.000.000 triệu đồng
– Thời hạn 6 tháng
– Ngày phát vay: 18/01/2009
Lãi suất: 1,5%/tháng
YC TÍNH:
1) Số tiền phải thu khách hàng vào thời điểm đáo hạn( 18/07/2009)
2) 20/09/2009 khách hàng yêu cầu trả hết nợ.Số tiền phải thu khách hàng vào
20/09/2009
3) Lập bảng kế haọch trả nợ

1. Số tiền phải thu khách hàng vào thời điểm đáo hạn( 18/07/2009):
150.000.000
150.000.000*(18/01/2009  17/07/2009)* 1,5%/30
=150.000.000*181*1,5%/30 = 13.575.000
Số tiển phải thu khách hàng là: 150.000.000+13.575.000=163.575.000 đ
2. 20/09/2009 khách hàng yêu cầu trả hết nợ
Số tiền phải thu khách hàng vào 20/09/2009:
150.000.000
13.575.000
163.575.000*(18/07/2009  19/09/2009)*1,5%/30*150%=
163.575.000*64*1.5/30*150% = 7.851.600
Số tiền khách hàng phải trả là:
150.000.000 + 13.575.000 + 7.851.600 = 171.426.600 đ
3. ĐVT: 1000đ
KH Ngày trả
Dư nợ đầu
kỳ
Mức hoàn trả
Dư nợ
cuối kỳ
Số
ngày
Gốc Lãi Tổng
1 18/02/2009 150.000 25.000 2.325 27.325 125.00
0
31
2 18/03/2009 125.000 25.000 1.750 26.750 100.00
0
28
3 18/04/2009 100.000 25.000 1.550 26.550 75.000 31
4 18/05/2009 75.000 25.000 1.125 26.125 50.000 30
5 18/06/2009 50.000 25.000 775 25.775 25.000 31
6 18/07/2009 25.000 25.000 375 25.375 – 30
18/ So sánh séc nội địa và séc quốc tế
Giống nhau:
– Là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản ra lệnh cho ngân
hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả
theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định
bằng tiền mặt hay chuyển khoản.
– Là một phương tiện thanh toán được sử dụng rộng rãi trong các nước có hệ
thống ngân hàng phát triển.
– Có giá trị thanh toán trực tiếp như tiền tệ. Do đó, séc nội địa hay séc quốc tế
đều phải có những quy định về nội dung và hình thức theo luật định như:
tiêu đề, địa điểm, ngày tháng phát hành séc, tên địa chỉ của người yêu cầu
trích tài khoản, ngân hàng trả tiền
– Đối tượng sử dụng: pháp nhân và cá nhân.
– Cách thức thanh toán: chuyển khoản hoặc tiền mặt.
– Người phát hành séc: phải có tài khoản tại ngân hàng phát hành séc ( TK
tiền gửi tiết kiệm không kì hạn hoặc tiền gửi thanh toán). Không được phát
hành séc quá số dư tài khoản.
– Có thể chuyển nhượng cho nhiều người bằng hình thức ký hậu.
– Trao trực tiếp cho người thụ hưởng

Khác nhau:
Séc nội địa Séc quốc tế
– Không gian: Là phương tiện chi trả
về hàng hóa và cung ứng dịch vụ
trong nước.
– Đơn vị tiền tệ: sử dụng đồng tiền
nội địa
– Thời hạn: ngắn hơn (~ 30 ngày).
Theo nghị định 159.
– Ngân hàng chi trả: NH trong nước
có tham gia thanh toán bù trừ.
– Người mua hoặc người bán không
chịu rủi ro do tỷ giá
– Không gian: Là phương tiện thanh
toán quốc tế về hàng hóa, dịch vụ, du
lịch và các chi trả phi mậu dịch khác
– Đơn vị tiền tệ: sử dụng tiền quốc tế
(thông thường: USD, EUR, AUD,
CAD, JPY).
– Thời hạn: lâu hơn (120 ngày  180
ngày).Theo công ước Geneve 1931
và luật séc Anh  Mỹ
– Ngân hàng chi trả: NH nước ngoài
có tham gia thanh toán bù trừ
– Người mua (NK) chịu rủi ro khi tỷ
giá tăng. Người bán (XK) chịu rủi ro
khi tỷ giá giảm.
– Phân loại séc: chưa rõ ràng, chưa
phù hợp với quốc tế ( séc đích danh,
séc vô danh).
– Cách hạch toán: Nợ trước  Có sau.

– Phân loại séc: rõ rang (séc đích
danh, séc vô danh, séc theo lệnh, séc
gạch chéo)
– Cách hạch toán: Có trước  Nợ sau

19/ BÀI TẬP BÀI TẬP: LẬP BẢNG KẾ HoẠCH TRẢ NỢ THEO PHƯƠNG
THỨC 2:KỲ KHOẢN TĂNG DẦN
Dư nợ vào thời điểm nghiệm thu:6450. LSCV:12%/năm.
Thời hạn trả nợ 3 năm kể từ thời điểm nghiệm thu(30.10.2009)
GIẢI
Dư nợ vào thời điểm nghiệm thu:6450. Dịnh kì trả nợ 3 tháng/1 lần kì khoản trả nợ
đầu tiên là 30.01.2010

NGÀY TRẢ
NỢ
SỐ
NGÀY DNDK
MỨC HOÀN TRẢ
DNCK
GỐC LÃI TỔNG
1 30/01/2010 91 6450 537.5
16.3041666
7
553.804166
7 5912.5
2 30/04/2010 90 5912.5 537.5 32.25 569.75 5375
3 30/07/2010 91 5375 537.5 48.9125 586.4125 4837.5
4 30/10/2010 92 4837.5 537.5 65.93333333 603.433333
5 30/01/2011 92 4300
3762.5
3
537.5 82.41666667 619.9166667
6 30/04/2011 90 3762.5 537.5 96.75 634.25 3225
7 30/07/2011 91 3225 537.5 114.1291667 651.6291667 2687.5
8 30/10/2011 92 2687.5 537.5 131.8666667 669.3666667 2150
9 30/01/2012 92 2150 537.5 148.35 685.85 1612.5
10 30/04/2012 90 1612.5 537.5 161.25 698.75 1075
11 30/07/2012 91 1075 537.5 179.3458333
716.845833
3 537.5
12 30/10/2012 92 537.5 537.5 197.8 735.3 0
20/ BÀI TẬP
Ngày 25/08/2010 tại NHTM A có các nghiệp vụ phát sinh như sau:
KH.A mang sổ tiết kiệm 80 triệu thời gian 3 tháng, từ ngày 12/03/2010 đến ngày
12/06/2010 ,lãi suất 11,1%/năm, trã lãi trước.
KH.B có sổ tiết kiệm 180 triệu thời gian 1 năm từ ngày 24/09/2009 đến ngày
24/09/2010 , lãi suất 10,9%/năm, trã lãi trước.
KH.C có sổ tiêt kiệm là 400 triệu, kỳ hạn 1 tháng từ 26/05/2010 đến 26/06/2010,
lãi suất 11,4%/năm, trã lãi trước.
Giải
KH.A
Lãi nhận trước: 80 × 11,2%/360 × 92 = 2,27 triệu
KH nhận : 80 × ( 1 + 3%/360× 74) – 2.27 = 78,22 triệu
KH.B

Bạn đang tìm hiểu bài viết Câu hỏi và bài tập nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)