Xem Câu hỏi trắc nghiệm về nhân cách 2024
Trắc Nghiệm Tâm Lý – Trắc Nghiệm Về Nhân Cách
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.75 KB, 91 trang )
NHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP 2: TRẮC NGHIỆM VỀ
NHÂN CÁCH
NHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ
TẬP 2
TRẮC NGHIỆM VỀ NHÂN CÁCH
Ngô Công Hoan (Chủ biên)
Phần 1: CÁC TRẮC NGHIỆM NGHIÊN CỨU KIỂU NHÂN CÁCH
SỐ 1: TRẮC NGHIỆ NGHIÊN CỨU KIỂU NHÂN CÁCH CỦA H.J.EYSENOK
1. Cơ sở lí luận
Theo E.ysenok nhân cách của con người có thể phân loại theo sự biểu
hiện và đặc tính của hành vi, ông đưa ra một sơ đồ vòng tròn, một mô hình
mô tả một số những đặc trưng của nhân cách như sau:
a. Hướng ngoại.
Đó là loại nhân cách quan tâm chủ yếu về thế giới xung quanh thường
cởi mở, năng nổ, thích hoạt động, dễ dàng rung cảm với thành công và thất
bại, nhanh chóng tiếp thu cái mới, say mê với công việc bên ngoài…
* Kiểu phản ứng:
– Tốc độ nhanh chóng của cử chỉ, hành động.
– Các quá trình tâm lý diễn ra nhanh, mạnh.
– Nóng nảy, đôi khi gay gắt, dễ bị kích thích không kiềm chế được bản
thân (dễ có xung đột trong tập thể)
– Thẳng thắn, kiên quyết, nói và làm đi đôi với nhau.
– Thô bạo, gay gắt cục cằn.
* Xúc cảm
– Hào hứng mê say, vui vẻ trong công việc và quan hệ người.
– Dễ rung cảm đối với thành công, thất bại trong công việc.
– Vui vẻ yêu đời, xúc cảm thường không ổn định, mạnh mà không sâu.
– Dễ đồng cảm, dễ thiết lập các mối quan hệ người.
– Cởi mở, thiện chí.
Ở hướng ngoại đầu hai cực là sự ổn định và không ổn định của xúc
cảm, chi phối phản ứng, hành vi.
b. Kiểu hướng nội.
Đó là kiểu nhân cách tập trung ý nghĩ và xúc cảm vào nội tâm, ít quan
tâm đến sự vật xung quanh, ít chú ý đến mọi người, thiên về phân tích những
tâm trạng, diễn biến đời sống tâm lý của bản thân, thường đa cảm, trầm mặc.
* Kiểu phản ứng, hành vi:
– Chậm chạp, điềm tĩnh, không vội vàng hấp tấp.
– Hành động có căn cứ lý luận, kiên trì, thích ngăn nắp, gọn gàng, hành
động đến cùng theo mục đích.
– Đôi khi phản ứng mạnh một cách khó khăn, vụng về.
– Dễ mệt mỏi.
* Xúc cảm:
– Trong quan hệ với mọi người điềm đạm, bình thản.
– Tình cảm sâu sắc, dễ đồng cảm với mọi người (tuy nhiên không dễ
dàng rung cảm ngay trước những biến cố trong đời sống).
– Đôi khi có thái độ dửng dưng, thụ động, lười biếng, có tính uể oải, tính
ỳ, thụ động.
– Xúc cảm nảy sinh, chậm chạp nhưng có cường độ mạnh và lâu bền;
tính nhạy cảm khi bị xúc phạm, chịu đựng giận dỗi một cách nặng nề.
– Đôi khi u sầu buồn bã (nếu ở cực không ổn định về cảm xúc).
– Ít giao tiếp với mọi người, thậm chí còn né tránh, sợ gặp người lạ;
không thích nơi đông người, ồn ào, nhốn nháo.
– Vụng về, lúng túng ứng xử trong hoàn cảnh mới.
– Hay lo lắng, dấu diếm, nghi ngờ, bi quan khi công việc thất bại.
Ở đầu hai cực của kiểu hướng nội là sự ổn định và không ổn định xúc
cảm chi phối phản ứng hành vi.
Tóm lại, Eysenok chia Nhân cách của con người theo tính chất của
phản ứng hành vi và mức độ ổn định và không ổn định của xúc cảm.
2. Yêu cầu của trắc nghiệm.
Để thực hiện tốt các trắc nghiệm này mong các bạn đáp ứng đầy đủ
các yêu cầu sau:
a. Phản ánh thật trung thực, chân thành tâm trạng của bạn trong thời
điểm này.
b. Hãy đánh dấu (+) nếu đồng ý. (-) nếu không đồng ý.
c. Hãy trả lời (đánh dấu) càng nhanh càng tốt, những ý nghĩ xuất hiện
ngay sau khi đọc và hiểu câu hỏi.
d. Hãy ghi chép đầy đủ những yêu cầu của trắc nghiệm (họ và tên,
ngày tháng năm sinh…).
3. Nội dung trắc nghiệm
Bao gồm 57 câu hỏi tình huống được ghi sau đây:
Họ và tên: Tuổi: Lớp:
Ngày tháng ghi trả lời:
Nghề nghiệp:
Ngày tháng năm sinh:
Trình độ văn hoá:
1. Bạn có thường xuyên bị lôi cuốn vào những cảm tưởng, những ấn
tượng mới mẻ hoặc đi tìm nguồn cảm xúc mạnh mẽ để giải buồn và làm cho
mình phấn chấn lên không?
2. Bạn có thường xuyên cảm thấy cần có những người ý hợp tâm đồng
để động viên và an ủi mình không?
3. Bạn là người vô tư không bận tâm đến điều gì phải không?
4. Bạn có cảm thấy khó khăn khi phải từ bỏ những ý định của mình
hoặc phải trả lời “không” với người khác không?
5. Bạn có cân nhắc suy tính trước khi hành động không?
6. Khi đã hứa làm một việc gì bạn có luôn giữ lời hứa không? (bất kể lời
hứa đó có thuận lợi cho mình hay không)
7. Bạn có thường hay thay đổi tâm trạng lúc vui, lúc buồn không?
8. Bạn có hay nói năng hành động một cách bột phát, vội vàng không
suy nghĩ không?
9. Có khi nào bạn cảm thấy mình là người bất hạnh mà không có
nguyên nhân rõ ràng không?
10. Bạn có xếp mình vào loại người không bao giờ phải lúng túng, ấp
úng, mà luôn sẵn sàng đối đáp với mọi nhận xét hoặc bất chấp tất cả để tranh
cãi đến cùng hay không?
11. Bạn có cảm thấy rụt rè, ngượng ngùng khi muốn bắt chuyện với
một bạn khác giới dễ mến chưa quen biết hay không?
12. Đôi lúc bạn không tự kìm hãm được, nổi nóng?
13. Bạn thường hành động do ảnh hưởng của một cảm xúc bồng bột ?
14. Bạn thường ân hận với những lời bạn đã nói, việc bạn đã làm mà lẽ
ra không nên nói, không nên làm?
15. Bạn thường thích đọc sách hơn là gặp gỡ con người?
16. Bạn có dễ phật ý không?
17. Bạn thích thường có những buổi gặp mặt bạn bè thân thích không?
18. Thỉnh thoảng bạn có những ý nghĩ mà bạn muốn dấu không cho
người khác biết?
19. Có đúng là đôi khi bạn cảm thấy mình đầy nghị lực nhiệt tình làm
mọi chuyện, nhưng cũng có lúc lại thấy hoàn toàn uể oải?
20. Bạn có thích thà ít bạn đi mà thân hơn?
21. Bạn có hay ước mơ không?
22. Khi người ta quát tháo với bạn, thì bạn phản ứng lại ngay?
23. Bạn thường day dứt khi thấy mình phạm sai lầm?
24. Có phải tất cả những thói quen của bạn đều tốt và đúng đắn không?
25. Bạn có khả năng đưa hết tâm trí và vui đùa thoải mái trong những
cuộc họp mặt bạn bè?
26. Bạn tự hào cho rằng bạn là một con người nhạy cảm và dễ phản
ứng?
27. Người ta cho rằng bạn là một con người hoạt bát vui vẻ?
28. Thường sau khi làm một công việc quan trọng gì đó, bạn có mặc
cảm rằng đáng lý có thể làm tốt hơn thế?
29. Khi ở trong một tập thể đông người, bạn thường thiên về im lặng?
30. Bạn cũng có lúc tán chuyện tào lao?
31. Đã có lúc bạn không ngủ được vì có những ý nghĩ khác nhau trong
óc?
32. Nếu bạn muốn biết một điều gì đó, bạn thường thích tự đọc lấy
trong sách hơn là đi hỏi người khác?
33. Có bao giờ bạn hồi hộp không?
34. Bạn có thích những công việc đòi hỏi sự chú ý thường xuyên
không?
35. Bạn có hay run sợ không?
36. Nếu không bị kiểm tra thì bạn có chịu mua vé tàu hay xe không?
37. Bạn có thấy khó chịu khi sống trong một tập thể mà mọi người hay
diễu cợt nhau không?
38. Bạn có hay bực tức không?
39. Bạn có thích những công việc phải làm gấp không? 40. Bạn có hồi
hộp trước một sự việc không hoặc có xảy ra không?
41. Bạn đi đứng ung dung thong thả phải không?
42. Có khi nào bạn đến chỗ hẹn hoặc đi làm, đi học muộn hay không?
43. Bạn có hay thấy những cơn ác mộng không?
44. Có đúng bạn là người thích nói chuyện đến mức không bao giờ bỏ
lỡ cơ hội nói chuyện với những người không quen biết không?
45. Có nỗi đau nào đó làm bạn lo lắng không?
46. Bạn có cảm thấy mình bất hạnh nếu như trong một thời gian dài
không được tiếp xúc rộng rãi với mọi người không?
47. Bạn có thể gọi mình là người dễ xúc động, dễ phản ứng không?
48. Trong số những người quen, có người mà bạn không ưa thích một
cách công khai không?
49. Bạn có cho mình là người hoàn toàn tự tin không?
50. Bạn có dễ phật ý khi mọi người chỉ ra những lỗi lầm của mình trong
công tác hay những thiếu sót riêng tư của mình hay không?
51. Bạn cho rằng khó có được niềm vui thật sự trong buổi liên hoan
phải không?
52. Cảm giác thấp kém hơn người khác có làm bạn khó chịu hay
không?
53. Bạn có dễ dàng làm cho nhóm bạn bè của mình đang buồn chán
trở nên sôi nổi, vui vẻ được không?
54. Bạn có thường hay nói về những điều mà bạn chưa hiểu kỹ không?
55. Bạn có lo lắng về sức khoẻ của mình không?
56. Bạn có thích trêu trọc người khác không?
57. Bạn có bị mất ngủ không?
4. Cách xử lý số liệu nghiên cứu
a. Các câu hỏi tình huống sau đây thuộc về hướng ngoại (24 câu hỏi
HNg): 1, 3, 5, 8, 10, 13, 17, 20, 22, 25, 27, 29, 30, 32, 34, 37, 39, 41, 44, 46,
49, 51, 53, 56.
– Các câu hỏi tình huống sau đây thuộc về hướng nội (24 câu HN): 2, 4,
7, 9, 11, 14, 16, 19, 21, 2 3, 26, 28, 31, 33, 35, 40, 43, 45, 47, 50, 52, 55, 57.
– Một số câu hỏi trung tính không phân biệt kiểu loại: nghĩa là vừa có
tính hướng nội vừa có tình hướng ngoại (9 câu trung gian): 6, 12, 15, 18, 24,
36, 42, 48, 54.
b. Mỗi một dấu (+) cho 1 điểm. Tổng cộng các câu hỏi hướng nội,
hướng ngoại sẽ có điểm như sau:
Điểm lý thuyết (lý tưởng) có thể xảy ra như sau: Hướng ngoại (HNg) 24
câu: 24 điểm (mỗi câu 1 điểm).
Hướng nội (HN) 24 câu: 24 điểm (mỗi câu 1 điểm) Mỗi dấu (-) cho 0
điểm:
Hướng ngoại: 24 câu = 0 điểm (tất cả các câu đều mang dấu -).
Hướng nội: 24 câu = 0 điểm (tất cả các câu đều mang dấu -).
Có 9 câu hỏi trung tính (trung gian) giữa hướng nội và hướng ngoại
cũng cho 1 điểm vào các câu có dấu + cho 0 điểm vào các câu có dấu Điểm lý thuyết cao nhất là 9 (9 câu đều mang dấu +); Điểm lý thuyết
thấp nhất là 0 (9 câu đều mang dấu -).
c. Sự phân bố vào các kiểu nhân cách được xếp như sau (theo điểm):
– Trước hết nếu số điểm của toàn bộ (tổng cộng) các câu hỏi tình
huống hướng ngoại ký hiệu HNg > HN thì kiểu nhân cách này thiên về hướng
ngoại.
– Nếu số điểm HNg < HN thì kiểu nhân cách này thiên về hướng nội.
– Có thể trong hướng ngoại và hướng nội được chia theo mức độ xúc
cảm theo số điểm như sau: * Hướng ngoại HNg có số điểm 12 – 24 điểm. Đó
là HNg nóng nảy, hoạt bát.
* Hướng ngoại HNg có số điểm 0 – 11 điểm. Đó là HNg lầm lì.
* Hướng nội HN có số điểm 12 – 24 điểm. Đa cảm, u sầu, ưu tư.
* Hướng nội HN có số điểm 0 – 11 điểm. Bình thản, điềm tĩnh.
Nếu số điểm hướng nội và hướng ngoại không chênh lệch bao nhiêu
12 + 2 thì Nhân cách này rất linh hoạt, ứng xử hợp lý, tuỳ theo hoàn cảnh có
thể gọi Nhân cách trung tính.
SỐ 2: TRẮC NGHIỆM NGHIÊN CỨU KIỂU NHÂN CÁCH
1. Cơ sở lý luận
Theo cơ sở lý luận của Eysenok, nhiều nhà tâm lý học phương Tây đã
xây dựng nhiều trắc nghiệm phân loại kiểu nhân cách. Sau đây chúng tôi tiếp
tục giới thiệu trắc nghiệm số 2.
2. Mục đích nghiên cứu: Phân loại nhân cách.
3. Nội dung trắc nghiệm
Bạn hãy đọc kỹ những câu hỏi tình huống dưới đây, nếu phù hợp với
tâm trạng, tư tưởng tình cảm và hành vi phản ứng của bạn thì đánh dấu cộng
(+). Nếu không đúng, không phù hợp thì ngược lại bạn đánh dấu trừ (-).
Hãy đánh dấu một cách thật trung thực và chân thành, có như vậy mới
có kết quả đúng, khách quan.
Họ và tên: Tuổi:
Nghề nghiệp:
Trình độ văn hoá:
Nơi công tác:
1. Thường trong một ngày làm việc bạn đã thực hiện được rất nhiều
công việc, giặt quần áo, chuẩn bị cho con đi học, tập thể dục, viết sách báo,
tạp chí, đến cơ quan làm việc, v.v… ít nhất trong ngày bạn thực hiện 5 công
việc trở lên?
2. Có những sự kiện không đáng kể xảy ra ở gia đình, cơ quan nơi làm
việc cũng có thể làm bạn suy nghĩ? 3. Bạn cảm thấy buồn bã, chán nản, cô
đơn nếu vợ con đi về quê, hoặc bè bạn không đến chơi chuyện trò với bạn
vào ngày chủ nhật?
4. Bạn thường có ấn tượng rất lâu về một vở kịch, cuốn phim, câu
chuyện hay đã xem?
5. Số bè bạn, những người quen biết của bạn tăng lên hàng tháng?
6. Bạn rất khó làm quen với người lạ, trước đám đông bạn cảm thấy
khó nói, khó tiếp thu?
7. Bạn dễ dàng nhớ mặt, tình huống xảy ra trong quan hệ người và khó
nhớ công thức toán, vật lý cũng như ý nghĩ của người khác?
8. Bạn không thích gần người kín đáo, trầm lặng, sợ nỗi cô đơn, thích
liên hoan, trò chuyện vui vẻ với bè bạn? 9. Bạn dễ nhớ tình huống nào đó về
tổng thể hơn là những chi tiết cụ thể của nó?
10. Bạn không thích sự ầm ĩ, ồn ào của đám đông hoặc vui đùa nhốn
nháo của một tập thể?
11. Bạn thích đọc diễn văn, phát biểu trong cuộc họp. Khi ngồi họp
hoặc liên hoan bạn chọn cho mình một vị trí để có thể mọi người dễ dàng
nhìn thấy?
12. Bạn thường biết nhiều thông tin mới qua đài, báo chí, vô tuyến
truyền hình và cũng có thói quen giới thiệu với nhiều người khác cùng biết?
13. Bạn dễ dàng tiếp xúc với người chưa quen biết, dễ dàng định
hướng cho mọi người vào công việc, dễ tìm được lối thoát trong những tình
huống phức tạp?
14. Trong gia đình không cần nhiều đồ đạc lủng củng không gọn gàng
ngăn nắp, chỉ cần những đồ đạc cần thiết phù hợp với mình?
15. Đi tham quan, du lịch hoặc đi thăm bảo tàng bạn thích chụp ảnh kỉ
niệm. Nếu phải chia tay với bạn bè đã sống với nhau một thời gian bạn thích
có kỉ niệm cho bạn dù chỉ là một vật nhỏ?
16. Nếu có thì giờ bạn thích tự mình nấu lấy để ăn hợp khẩu vị? 17.
Nếu có trường hợp phải quyết định nhanh chóng, thì dù chưa đủ thông tin cần
thiết bạn cũng không do dự? 18. Trong tình huống phức tạp bạn có khả năng
suy nghĩ, phản ứng nhanh chóng chín chắn tất cả các vấn đề? 19. Bạn có
cảm thấy dễ chịu trong tập thể, mà mọi người để cho mình yên tĩnh không
cần mọi người phải chú ý đến mình?
20. Mỗi khi chuyển đơn vị, chuyển nơi công tác bạn cảm thấy bâng
khuâng, hẫng hụt như “mất mát cái gì đó”, phải mất một thời gian bạn mới
quen được nơi làm việc mới? 21. Khi tranh luận, bạn kiên trì bảo vệ những ý
kiến của mình khi bản thân cho là đúng?
22. Trong đầu bạn có nhiều phương án làm ăn, nhiều kế hoạch hành
động nhưng bạn chỉ thực hiện được một phần trong số đó?
23. Bạn không muốn mọi người luôn lo lắng cho sức khỏe củamình,
thậm chí bạn không thích như vậy?
24. Bạn luôn băn khoăn, áy náy về kết quả công việc của mình, đáng ra
kết quả đó có thể tốt hơn nếu mình cố gắng thêm một chút nữa?
25. Bạn có khả năng suy nghĩ một thời gian dài để tìm kiếm những điều
kiện, phương tiện đi đến quyết định một hành động cụ thể nào đó?
26. Đôi khi mọi người nói rằng, bạn là người không biết sống thực dụng
trong tình huống đổi mới hiện nay. Nhưng bạn không cho là như vậy?
27. Khi hành động, bạn luôn nghĩ rằng ấn tượng mà bạn gây ra cho mọi
người xung quanh sẽ ra sao?
28. Bạn có tính cách dễ gần gũi mọi người bằng lời lẽ hóm hỉnh kể
chuyện hài hước, dễ bắt chước điệu bộ của người khác?
4. Cách xử lý số liệu
– Mỗi một dấu cộng cho 1 điểm, mỗi dấu trừ cho 0 điểm.
– Điểm lý thuyết có thể cao có nhất là 28 điểm. thấp nhất là 0 điểm.
Sự phân bố các câu hỏi tình huống như sau:
* Các câu hỏi thuộc về kiểu nhân cách hướng ngoại (viết tắt HNg): 1, 3,
5, 7, 8, 11, 12, 13, 17, 18, 22, 23, 27, 28.
* Các câu hỏi thuộc về kiểu nhân cách hướng nội (HN): 2, 4, 6, 9, 10,
14, 15, 16, 19, 20, 21, 24, 25, 26.
– Điểm tổng cộng lý thuyết của kiểu hướng ngoại: HNg: 14 điểm (nếu cả
14 tình huống đều đánh dấu +); HNg – 0 điểm (nếu tất cả 14 tình huống đều
đánh dấu -).
– Điểm tổng cộng lý thuyết của kiểu hướng nội: HN = 14 điểm (nếu tất
cả 14 tình huống đều đánh dấu +); HN = 0 điểm (nếu tất cả 14 tình huống đều
đánh dấu -). Nếu tổng số điểm hướng ngoại HNg lớn hơn tổng số điểm
hướng nội HN thì nhân cách thuộc về kiểu hướng ngoại.
HNg > HN (1)
Tổng số điểm hướng ngoại nhỏ hơn tổng số điểm hướng nội thì nhân
cách thuộc về kiểu hướng nội.
HNg < HN (2)
Nếu tổng số điểm của hướng nội và hướng ngoại không chênh lệch
nhau 6 + 2 thì kiểu nhân cách là trung gian cả mẫu người hướng nội và
hướng ngoại, phản ứng tuỳ thời, tuỳ hoàn cảnh – Đó là số đông người trong
chúng ta.
Phần 2: TRẮC NGHIỆM GIAO TIẾP
SỐ 1: TRẮC NGHIỆM GIAO TIẾP V.P. DA-KHA-RỐP
1. Cơ sở lý luận
Giao tiếp là một hoạt động đặc thù của con người, chỉ có trong giao tiếp
nhiều đặc trưng tâm lý của con người mới được hình thành như: ngôn ngữ,
tư duy trừu tượng, ý thức và tín ngưỡng… Giao tiếp vừa là nguồn gốc để hình
thành nhân cách, vừa là kết quả của các quan hệ người, các quan hệ xã hội.
Thông qua giao tiếp con người lĩnh hội được các giá trị tinh thần của xã hội
người như đạo đức, lương tâm, lòng tự trọng… nhiều tri thức khoa học tự
nhiên, xã hội, con người được hình thành. Những xu hướng nghề nghiệp,
quan điểm về thế giới tự nhiên, xã hội được hình thành phát triển trong giao
tiếp.
Giao tiếp khẳng định được cái “tôi” trong cái chúng ta, khẳng định nhiều
khả năng, năng lực của con người trong cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội. Giao
tiếp trong tâm lý học hiện đại, được coi như một phạm trù quan trọng nhờ đó
ta nhận ra được sự khác biệt giữa người với động vật. Giao tiếp chứa trong
mình nhiều khả năng cụ thể của cá nhân.
Trắc nghiệm giao tiếp của nhà tâm lý học Liên Xô V.P. Da-kha-rốp sẽ
giúp chúng ta phân định được khả năng giao tiếp của con người một cách cụ
thể qua 80 câu hỏi tình huống. Những câu hỏi tình huống này đã được sử
dụng trong nghiên cứu giao tiếp ở sinh viên sư phạm, trong tuyển chọn sinh
viên vào trường Đại học An ninh.
2. Mục đích nghiên cứu
Trong trắc nghiệm giao tiếp mà chúng tôi giới thiệu sau đây nhằm
nghiên cứu những năng lực giao tiếp cụ thể của cá nhân, nhằm phát hiện
những khả năng tiềm tàng trong giao tiếp của mỗi người. Trên cơ sở đó có
định hướng phù hợp vào nghề nghiệp, vào các quan hệ người. Mỗi người qua
trắc nghiệm giao tiếp này thấy được cái mạnh, cái hạn chế của mình trong
quan hệ người.
3. Yêu cầu khi thực hiện trắc nghiệm
Đọc kỹ các tình huống theo thứ tự lần lượt từ trên xuống dưới hãy đánh
dấu cộng (+) vào các cách phản ứng trả lời phù hợp với những thói quen giao
tiếp của bạn, với những suy nghĩ và phản ứng của bạn một cách chân thành,
trung thực.
– Thời gian thực hiện trắc nghiệm là 30 phút.
4. Nội dung cụ thể của trắc nghiệm giao tiếp V.P. Dakharốp
Trắc nghiệm giao tiếp V.P. Da-kha-rốp
1. Sau khi đọc kỹ lần lượt từng câu hỏi và câu trả lời tương ứng a, b, c;
nếu câu trả lời phù hợp với bạn sẽ được đánh dấu (+) trên bản ghi kết quả
tương ứng.
2. Không gạch, xoá và ghi gì trên câu hỏi, chú ý kiểm tra số thứ tự câu
hỏi và trả lời trên bàn ghi kết quả cho phù hợp tránh nhầm lẫn, bỏ sót.
3. Trắc nghiệm này còn nghiên cứu năng lực tự đánh giá của mỗi
người trong quá trình giao tiếp. Vì vậy mong các bạn trả lời đầy đủ, chính xác,
trung thực.
Chúng tôi đề nghị các bạn thực hiện đầy đủ các hướng dẫn trên để trắc
nghiệm thu được kết quả tốt.
CÂU HỎI
1. Tôi tiếp xúc, quan hệ với mọi người dễ dàng và tự nhiên.
a. Đúng
b. Đôi khi
c. Không đúng
2. Khi giao tiếp tôi biết kết hợp hài hoà nhu cầu, sở thích của mình và mọi
người.
a. Đúng
b. Không hoàn toàn
c. Không
3. Tôi hay suy nghĩ việc riêng và ít chú.ý nghe khi tiếp xúc nói chuyện với
người khác.
a. Đúng
b. Đôi khi
c. Không
4. Không dễ dàng tự kiềm chế mình khi người khác trêu chọc, khích bác, nói
xấu tôi.
a. Đúng
b. Hiếm khi
c. Không
5. Tôi cảm thấy áy náy khi xen vào câu chuyện của người khác.
a. Đúng
b. Còn tuỳ người
c. Không
6. Mọi người cho rằng tôi nói hấp dẫn, có duyên.
a. Đúng
b.Không hoàn toàn
c. Không
7. Tôi gặp khó khăn khi phải tiếp thu ý kiến, quan điểm của người khác.
a. Đúng
b. Gần như thế
c. Không
8. Trong tiếp xúc tôi không cố dùng tình cảm để tranh thủ sự đồng tình, ủng
hộ của người khác.
a. Đúng
b. Không hoàn toàn
c. Không
9. Tôi không thể tự mình duy trì được nề nếp trong cơ quan, trong tổ của
mình.
a. Đúng
b. Đôi khi
c. Không
10. Tôi rất áy náy khi làm phiền người khác.
a. Đúng
b. Đôi khi
c. Không
11. Tôi thường cúi đầu hoặc quay mặt hướng khác khi tiếp xúc với người lạ.
a. Đúng
b. Đôi khi
c. Không
12. Nói chuyện với bạn bè không cần chú ý đến nhu cầu sở thích của họ.
a. Đúng
b. Đôi khi
c. Không
13. Tôi cảm thấy có thể nhắc lại bằng lời của mình những gì mà người tiếp
xúc đã nói.
a. Đúng
b. Đôi khi
c. Không
14. Tôi khó giữ được bình tĩnh khi người tiếp xúc có định kiến, chụp mũ cho
tôi.
a. Đúng
b. Đôi khi
c. Không
15. Không phải ai cũng biết rõ ngay là mình phải làm gì, khi nào và làm như
thế nào vì thế cần phải chỉ dẫn, khuyên bảo họ ngay.
a. Đúng
b. Không hoàn toàn
c. Không.
16. Tôi thường diễn đạt ngắn gọn ý kiến của mình.
a. Đúng
b. Đôi lúc
c. Không
17. Thậm chí khi người nói chuyện đưa ra những lý lẽ mới tôi cũng không chú
ý và thường bỏ ngoài tai.
a. Đúng
b. Đôi khi
c. Không
18. Tôi thường “nói có sách mách có chứng” khi tranh luận. a. Đúng b. Còn
tuỳ lúc c. Không 19. Khi tôi tin điều gì đó 100% tôi cũng không nói như đinh
đóng cột.
a. Đúng
b. Đôi khi
c. Không
20. Không phải lúc nào tôi cũng biết được thái độ đối xử của người khác đối
với tôi.
a. Đúng
b. Không hoàn toàn
c. Không
21. Tôi không đồng tình với những người niềm nở ngay lập tức tiếp chuyện
với người chưa quen lắm.
a. Đúng
b. Khó trả lời
c. Không
22. Tôi thấy thú vị khi quan tâm tới việc riêng của người khác.
a. Đúng
b. Tuỳ lúc
c. Không
23. Tôi có thể diễn đạt chính xác ý đồ của người nói chuyện khi họ tiếp xúc
với tôi.
a. Đúng
b. Tuỳ lúc
c. Không
24. Tôi thường không bình tĩnh lắm trong khi tranh cãi.
a. Đúng
b. Đôi khi
c. Không
25. Kinh nghiệm cho thấy rằng tôi biết cách an ủi người đang có điều gì lo
lắng, buồn phiền.
a. Đúng
b. Không hoàn toàn
c. Không
26. Tôi không thích nhiều lời vì đằng sau những lời lẽ ấy chẳng có gì đáng
chú ý cả.
a. Đúng
b. Không hoàn toàn
c. Không
27. Nhiều vấn đề không giải quyết được vì mọi người không chịu nhường
nhịn nhau trong khi tranh luận.
a. Đúng
b. Không hoàn toàn
c. Không
28. Tôi chưa học được cách thuyết phục có hiệu quả người khác.
a. Đúng
b. Không hoàn toàn
c. Không
29. Tôi biết cách xây dựng bầu không khí tin tưởng, giúp đỡ lẫn nhau trong cơ
quan
a. Đúng
b. Không tin tưởng lắm
c. Không
30. Ngay lập tức tôi có thể thờ ơ lãnh đạm khi nhìn thấy đứa trẻ khóc.
a. Đúng
b. Hiếm khi
c. Không
31. Trong giao tiếp, mở đầu câu chuyện đối với tôi rất khó khăn.
a. Đúng
b. Tuỳ lúc
c. Không
32. Tôi ít khi có ý định tìm hiểu ý đồ của người tiếp xúc với tôi.
a. Đúng
b. Trung bình
c. Không
33. Tôi hay để ý đến chỗ ngập ngừng, lưỡng tự, khó nói của người nói
chuyện vì những chỗ đó cho tôi nhiều thông tin quan trọng về họ hơn cả
những gì họ đã nói ra.
a. Đúng
b. Không hoàn toàn
c. Không
34. Mọi người nói rằng tôi không có khả năng tự chủ cảm xúc khi tranh luận
a. Đúng
b. Đôi khi
c. Không
35. Tôi có cách ngăn cản người hay nói.
a. Đúng
b. Đôi khi
c. Không
36. Tôi luôn sẵn sàng học cách nói gọn gàng, sáng sủa, dễ hiểu.
a. Đúng
b. Không hoàn toàn
c. Không
37. Không nên giữ khư khư ý kiến nếu biết rằng nó sai lầm trong khi tranh
luận.
a. Đúng
b. Không hoàn toàn
c. Không
38. Nếu người khác có ý kiến trái ngược tôi không phí thời gian thuyết phục
họ.
a. Đúng
b. Không hoàn toàn
c. Không
39. Tôi thường tổ chức, đề xướng các hoạt động tập thể và các cuộc vui của
bạn bè.
a. Đúng
b. Đôi khi
c. Không
40. Tôi rất nhạy cảm với nỗi đau của bạn bè, người thân.
a. Đúng
b. Trung bình
c. Không
41. Tôi cần nhiều thời gian để thích nghi với đơn vị mới.
a. Đúng
b. Đôi khi
c. Không
42. Nhiều việc mà người khác quan tâm tôi cũng để ý tới.
a. Đúng
b. Đôi khi
c. Không
43. Thường xảy ra trong thực tế là người nói chuyện nói một đằng, còn tôi
biết ngụ ý về vấn đề khác.
a. Đúng
b. Không hoàn toàn
c. Không
44. Mọi người đã làm cho tôi mất cân bằng cảm giác.
a. Đúng
b. Đôi khi
c. Không
45. Tôi không biết cách nào ngăn cản người hung hăng trong khi tranh luận.
a. Đúng
b. Không hoàn toàn
c. Không
46. Tôi chưa có kỹ năng diễn đạt nguyện vọng của mình một cách ngắn gọn.
a. Đúng
b. Không hoàn toàn
c. Không
47. Nhiều khi tôi nhận thấy đại đa số người ta giữ nguyên ý kiến của mình
đến cùng khi tranh luận.
a. Đúng
b. Không hoàn toàn
c. Không
48. Thực tế cho thấy thuyết phục lại người nói chuyện với tôi không khó khăn
lắm.
a. Đúng
b. Không hoàn toàn
c. Không
49. Trong khi nói chuyện tôi thường giữ vai trò tích cực, sôi nổi.
a. Đúng
b. Không hoàn toàn
c. Không
50. Điều khó chịu của người thân làm tôi áy náy, băn khoăn khá lâu.
a. Đúng
b. Đôi khi
c. Không
51. Tôi không bao giờ từ chối tiếp xúc với người lạ.
a. Đúng
b. Không hoàn toàn
c. Không
52. Nếu quan tâm, để ý tới tất cả những gì mà người khác làm thì chỉ tốn thời
giờ vô ích mà thôi.
a. Đúng
b. Không hoàn toàn
c. Không
53. Đôi khi mọi người nói rằng tôi không quan tâm tới bạn bè lắm.
a. Đúng
b. Khó trả lời
c. Không
54. Tôi biết tự kiềm chế mình.
a. Đúng
b.Đôi khi
c. Không
55. Khi người nói chuyện càng lúng túng bối rối tôi càng ít tác động vào họ.
a. Đúng
b. Không hoàn toàn
c. Không
56. Không phải lúc nào tôi cũng diễn đạt suy nghĩ của mình dễ hiểu, ngắn
gọn.
a. Đúng
b. Đôi khi
c. Không
57. Tiếc rằng nhiều người hay thay đổi quan điểm khi nghe ý kiến của người
khác (gió chiều nào, che chiều ấy)
a. Đúng
b. Không hoàn toàn
c. Không
58. Người ta cho rằng tôi hơn hẳn họ trong việc thuyết phục người khác.
a. Đúng
b. Không hẳn thế
c. Không
59. Khi giải quyết việc gì trong cơ quan tôi cũng cố gắng hướng mọi người tập
trung dứt điểm việc đó.
a. Đúng
b. Không hoàn toàn
c. Không
60. Nhiều lần người ta nói rằng tôi không nhạy cảm đến thái độ tiếp xúc của
người khác.
a. Đúng
b. Không hoàn toàn
c. Không
61. Tôi không gặp khó khăn khi tiếp xúc với (đại đa số mọi người) đám đông.
a. Đúng
b. Đôi khi
c. Không
62. Khi không hiểu người khác muốn gì thì không thể nói chuyện với người đó
có kết quả được.
a. Đúng
b. Không hẳn thế
c. Không
63. Tôi khó tập trung theo dõi lời người khác nói chuyện.
a. Đúng
b. Đôi khi
c. Không
64. Mọi người khó lòng làm tôi mất bình tĩnh.
a. Đúng
b. Tuỳ lúc
c. Không
65. Khi người nói chuyện bị (tình cảm) xúc động chi phối, tôi không làm họ
ngừng lời.
a. Đúng
b. Tuỳ lúc
c. Không
66. Tôi cảm thấy nhiều người nói chuyện rời rạc, không chính xác cần phải
uốn nắn cho họ ngay.
a. Đúng
b. Không hoàn toàn
c. Không
67. Tôi rất ngạc nhiên vì nhiều người không để ý đến thái độ phản ứng của
người nói chuyện.
a. Đúng
b. Khó trả lời
c. Không
68. Nếu tôi cần thuyết phục người nào đó thì tôi thường thành công.
a. Đúng
b. Không hoàn toàn
c. Không
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Câu hỏi trắc nghiệm về nhân cách 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.