Xem Cấm nhập khẩu xe ô tô cũ 2024
Tình huống pháp lý: Những điều cần biết khi nhập khẩu ô tô về Việt Nam không nhằm mục đích thương mại?
Tôi muốn nhập khẩu ô tô cũ từ Đức về Việt Nam (không nhằm mục đích thương mại) thì cần phải làm gì? Trình tự, thủ tục được thực hiện ra sao? Mong Quý Công ty Luật FDVN có thể tư vấn cho tôi được biết
Tôi nhập xe mang nhãn hiệu MINI, kiểu loại xe COOPER và có thể tích làm việc 1,5, có giá 1299 USD đây là loại xe ô tô chở người từ 5 chỗ trở xuống, loại có dung tích xi lanh trên 1000 cm3 đến dưới 2.500 cm3
Trả lời:
Cảm ơn Qúy Khách đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật FDVN (FDVN). Đối với các yêu cầu tư vấn của Qúy Khách, sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, FDVN có một số trao đổi như sau:
[1]. Đối tượng được áp dụng:Trong trường hợp Quý Khách nhập khẩu ô tô về Việt Nam không nhằm mục đích thương mại thì được áp dụng đối với các đối tượng được nêu tại Điều 2 Thông tư 143/2015/TT-BTC:
Thứ nhất, người Việt Nam định cư tại nước ngoài là trí thức, chuyên gia, công nhân lành nghề về nước làm việc trong thời gian từ một năm trở lên theo lời mời của cơ quan Nhà nước Việt Nam.
Thứ hai, chuyên gia nước ngoài tham gia quản lý và thực hiện các chương trình, dự án ODA tại Việt Nam đảm bảo điều kiện được tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy
Thứ ba, tổ chức, cá nhân được nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy theo quy định tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
Thứ tư, các đối tượng khác được nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy không nhằm mục đích thương mại theo quy định của pháp luật có liên quan
Thứ năm, cơ quan hải quan, công chức hải quan thực hiện thủ tục hải quan và quản lý xe ô tô, xe gắn máy của các đối tượng được phép nhập khẩu, tạm nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại.
Thứ sáu, tổ chức, cá nhân Việt Nam nhận chuyển nhượng xe ô tô, xe gắn máy tạm nhập khẩu, nhập khẩu miễn thuế của các đối tượng quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này và xe ô tô nhập khẩu miễn thuế của đối tượng quy định tại khoản 4 (dưới đây gọi tắt là người mua xe).
Như vậy, khi Quý Khách thuộc các đối tượng nếu trên thì sẽ được phép nhập khẩu ô tô vào Việt Nam. Đồng thời Quý Khách đáp ứng các điều kiện, chuẩn bị hồ sơ tài liệu và các trình tự thực hiện dưới đây.
1.2. Điều kiện để nhập khẩu:
- Căn cứ vào Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 143/2015/TT-BTC quy định về điều kiện xe ô tô nhập khẩu nêu: “Đối với xe ô tô: Thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành đối với xe ô tô đã qua sử dụng”.
Hiện nay chế độ nhập khẩu oto đã qua sử dụng được quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP. Theo đó:
- Chỉ áp dụng đối với xe oto đã qua sử dụng trên 05 năm tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu;
- Thuộc nhóm oto và các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người kể cả xe chở người có khoanh hành lý chung và oto đua nêu tại chương 87, nhóm 8703 Phụ lục IX Nghị định 69/2018/NĐ-CP;
- Không thuộc các trường hợp cấm nhập khẩu nêu tại Phần II Phụ lục I Nghị định 69/2018/NĐ-CP, gồm:
- Phương tiện vận tải tay lái bên phải (kể cả dạng tháo rời và dạng đã được chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam), trừ các loại phương tiện chuyên dùng có tay lái bên phải hoạt động trong phạm vi hẹp và không tham gia giao thông gồm: xe cần cẩu; máy đào kênh rãnh; xe quét đường, tưới đường; xe chở rác và chất thải sinh hoạt; xe thi công mặt đường; xe chở khách trong sân bay; xe nâng hàng trong kho, cảng; xe bơm bê tông; xe chỉ di chuyển trong sân golf, công viên.
- Các loại ô tô, xe bốn bánh có gắn động cơ và bộ linh kiện lắp ráp bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ.
- Các loại rơ moóc, sơ mi rơ moóc bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung.
- Các loại mô tô, xe máy chuyên dùng, xe gắn máy bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ.
(ii). Trường hợp việc nhập khẩu hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến quốc phòng, an ninh thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục IV Nghị định này nhưng không phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh thực hiện theo giấy phép của Bộ Công Thương trên cơ sở ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Theo đó, Ô tô và các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người (trừ các loại thuộc nhóm 87.02), kể cả xe chở người có khoang hành lý chung (station wagons) và ô tô đua (Loại có bọc thép không gắn vũ khí quân dụng, trừ dạng CKD) thuộc nhóm 8.3. Chương 87 được quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP.
(iii). Không nằm trong Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu – Nghị định số 69/2018/NĐ-CP [điểm b mục 8, điểm c, điểm d mục 9].
(iv). Đồng thời, oto chở người dưới 16 chỗ ngồi chỉ được nhập khẩu về Việt Nam qua các cửa khẩu cảng biển: Quảng Ninh (Cái Lân), Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu.
1.3. Quy định của pháp luật hiện hành đối với việc nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng
a) Chính sách về thuế
- Thuế nhập khẩu
Chính sách thuế đối với xe ô tô nhập khẩu thực hiện theo chính sách thuế hiện hành tại thời điểm nhập khẩu, tạm nhập khẩu quy định đối với từng đối tượng.
Căn cứ vào Điều 7 Nghị định số 122/2016/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 125/2017/NĐ-CP quy định về việc thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xe ôtô đã qua sử dụng như sau:
Xe ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) có dung tích xi lanh trên 1.000cc thuộc nhóm hàng 87.03 và xe ô tô chở người từ 10 đến 15 chỗ ngồi, kể cả lái xe thuộc nhóm hàng 87.02 áp dụng mức thuế hỗn hợp quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 125/2017/NĐ-CP
Trường hợp xe ô tô của Quý Khách chở từ 09 người trở xuống tính cả lái xe có dung tích trên 1.000cc thuộc nhóm hàng 87.03 thì áp dụng mức thuế hỗn hợp được ban hành theo Phụ lục III Nghị định nêu trên.
Tại Phụ lục III, áp mức thuế hỗn hợp được tính như sau:
Đối với xe ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) có dung tích xi lanh trên 1.000cc:
Mô tả mặt hàng
Thuộc nhóm mã hàng trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi
Đơn vị tính
Mức thuế (USD)
– Ô tô (kể cả ô tô chở người có khoang chở hành lý chung, SUVs và ô tô thể thao, nhưng không kể ô tô van)8703Chiếc200% hoặc 150% + 10.000USD, lấy theo mức thấp nhất– Xe khác:+ Trên 1.000 cc nhưng không quá 2.500cc:8703ChiếcX + 10.000USD+ Trên 2.500 cc:8703ChiếcX + 15.000USD
Trong đó, X được xác định như sau:
X = Giá tính thuế xe ô tô đã qua sử dụng nhân (x) với mức thuế suất của dòng thuế xe ô tô mới cùng loại thuộc Chương 87 trong mục I Phụ lục II – Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Nghị định số 125/2017/NĐ-CP tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan
Danh mục (mô tả hàng hóa và mã hàng 08 chữ số) của các mặt hàng có mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi bằng 0% quy định tại mục I, mục II Phụ lục II Nghị định số 125/2017/NĐ- sửa đổi, bổ sung Nghị định số 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
ii. Về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô đã qua sử dụng
- Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống loại có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 trở xuống thì có mức thuế suất là 45 (%).
- Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất. Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.
Số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt
==
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của xe ôtô, xe mô tô
xx
Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt
- Đối với hàng nhập khẩu tại khâu nhập khẩu, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định như sau:
- Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = (Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu) x Thuế suất
- Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo các quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm.
iii. Về thuế giá trị gia tăng đối với ô tô đã qua sử dụng
- Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008.
- Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.
Số tiền thuế giá trị gia tăng
=
Giá tính thuế giá trị gia tăng của xe ôtô, xe mô tô
x
Thuế suất thuế giá trị gia tăng
– Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng (+) với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
– Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm.
Thuế GTGT = (giá nhập khẩu + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt) x 10%
iv. Lệ phí trước bạ được xác định như sau:
Ô tô chở người từ 09 chỗ trở xuống nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 10%. Trường hợp cần áp dụng mức thu cao hơn cho phù hợp với điều kiện thực tế tại từng địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định điều chỉnh tăng nhưng tối đa không quá 50% mức quy định chung.
Số tiền lệ phí trước bạ phải nộp (đồng)
=
Giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ (đồng)
x
Mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%)
- Đối với tài sản thuộc đối tượng chịu lệ phí trước bạ đã qua sử dụng (trừ nhà, đất và tài sản đã qua sử dụng được nhập khẩu và đăng ký sở hữu lần đầu có giá tính lệ phí trước bạ được xác định căn cứ vào cơ sở dữ liệu đối với tài sản nhập khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 20/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ) thì giá tính lệ phí trước bạ là giá trị còn lại tính theo thời gian sử dụng của tài sản.
- Giá trị còn lại của tài sản bằng giá trị tài sản mới nhân với (x) tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản, trong đó:
- Giá trị tài sản mới xác định theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ về lệ phí trước bạ, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 20/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ và điểm b khoản này.
- Tỷ lệ (%) chất lượng còn lại của tài sản trước bạ được xác định như sau:
- Tài sản mới: 100%.
- Thời gian đã sử dụng trong 1 năm: 90%
- Thời gian đã sử dụng từ trên 1 đến 3 năm: 70%
- Thời gian đã sử dụng từ trên 3 đến 6 năm: 50%
- Thời gian đã sử dụng từ trên 6 đến 10 năm: 30%
- Thời gian đã sử dụng trên 10 năm: 20%
- Đối với tài sản đã qua sử dụng, thời gian đã sử dụng được tính từ năm sản xuất đến năm kê khai lệ phí trước bạ.
- Trong trường hợp của Quý Khách đối với ô tô Mini Cooper D được sản suất năm 2016 thì tỷ lệ % chất lượng còn lại của chiến xe là 70%
Ví dụ tính thuế phải nộp:
Quý Khách nhập xe mang nhãn hiệu MINI, kiểu loại xe COOPER và có thể tích làm việc 1,5, có giá theo giá hải quan là 900 USD e ô tô chở người từ 5 chỗ trở xuống, loại có dung tích xi lanh trên 1000 cm3 đến dưới 2.500 cm3
Đối chiếu với các quy định pháp luật về thuế hiện hành thì:
- Thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với loại xe này là: 45%
- Thuế suất giá trị gia tăng đối với loại xe này là: 10%
- Giá tính lệ phí trước bạ đối với loại xe này là: (1.189.000.000 x 70%) và mức thu lệ phí trước bạ là 10%
- Do đó, các loại thuế, lệ phí và mức thuế, lệ phí phải nộp khi nhập khẩu 01 chiếc xe ô tô có thông tin nêu trên về Việt Nam theo diện hồi hương, gồm:
- Thuế nhập khẩu là = 10.000 (USD)
- Thuế tiêu thụ đặc biệt = (giá tính thuế + thuế nhập khẩu) x 45%
- = (1.299 + 10.000 ) x 45% = 5.084 (USD)
- Thuế giá trị gia tăng = (giá tính thuế + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt) x 10% = (1.299 +10.000 + 5.084) x 10% = 1.638,3 (USD)
- Lệ phí trước bạ lần đầu là: 1.189.000.000 x 10%= 118.900.000 (VNĐ)
Trên đây là các quy định của pháp luật về các loại thuế mà Quý Khách phải nộp khimuốn nhập khẩu ô tô về Việt Nam
1.4. Hồ sơ và trình tự thực hiện
Căn cứ vào Điều 5 Thông tư 143/2015/TT-BTC thủ tục nhập khẩu xe ô tô vào Việt Nam được thực hiện như sau:
a) Hồ sơ nhập khẩu
- Giấy phép nhập khẩu xe ô tô: 02 bản chính.
- Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương: 01 bản chụp;
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (đối với ô tô): 01 bản chính;
- Giấy ủy quyền của đối tượng quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 2 Thông tư này ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe (nếu có): 01 bản chính.
b) Trình tự thực hiện
- Thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu ô tô
- Văn bản đề nghị nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy có xác nhận của cơ quan chủ quản về thân phận của người đề nghị (đối với đối tượng là người Việt Nam định cư tại nước ngoài là trí thức, chuyên gia, công nhân lành nghề về nước làm việc trong thời gian từ một năm trở lên theo lời mời của cơ quan Nhà nước Việt Nam [Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 143/2015/TT-BTC]; Chuyên gia nước ngoài tham gia quản lý và thực hiện các chương trình, dự án ODA tại Việt Nam đảm bảo điều kiện được tạm nhập khẩu xe ô tô [Khoản 2 Điều 2]; Tổ chức, cá nhân được nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy theo quy định tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập [Khoản 3 Điều 2]; hoặc có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức về các thông tin trong văn bản đề nghị (đối với các đối tượng khác được nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy không nhằm mục đích thương mại theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc có xác nhận về địa chỉ thường trú của Công an xã, phường, thị trấn [Khoản 4 Điều 2]; trong đó ghi rõ nhãn hiệu xe, đời xe (model), năm sản xuất, nước sản xuất, màu sơn, số khung, số máy, dung tích động cơ, tình trạng xe và số km đã chạy được (đối với xe ô tô đã qua sử dụng): 01 bản chính;
- Hộ chiếu [đối với cá nhân quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 2]; Hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép thành lập văn phòng [đối với tổ chức Việt Nam, nước ngoài quy định tại khoản 3, 4 Điều 2]; Hoặc Sổ hộ khẩu [đối với cá nhân Việt Nam quy định tại khoản 4 Thông tư]: 01 bản chụp;
- Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương: 01 bản chụp;
- Giấy tờ khác liên quan đến xe ô tô nhập khẩu, tạm nhập khẩu đối với trường hợp nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng như: giấy tờ chứng minh quyền sở hữu xe ở nước ngoài hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoặc giấy chứng nhận lưu hành xe hoặc giấy hủy đăng ký lưu hành xe: 01 bản dịch tiếng Việt có chứng thực từ bản chính;
- Quyết định hoặc thư mời của cơ quan Nhà nước mời [đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2]: 01 bản chụp;
- Văn bản xác nhận chuyên gia nước ngoài của cơ quan chủ quản dự án [đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2]: 01 bản chính;
- Văn bản xác nhận thời hạn công tác, làm việc, làm chuyên gia của cơ quan chủ quản [đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 2] được cử đi công tác, làm việc tại nước ngoài: 01 bản chính;
- Văn bản thông báo hoặc xác nhận hoặc thỏa thuận cho, tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài: 01 bản dịch tiếng Việt có chứng thực từ bản chính [đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 2] nhận quà cho, tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài).
- Địa điểm làm thủ tục
- Thủ tục nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy thực hiện tại Chi cục Hải quan
- Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập khẩu có trách nhiệm kiểm tra đối chiếu thông tin trên giấy phép với thực tế hàng hóa. Trường hợp hàng hóa thực nhập có sai lệch với nội dung ghi trên giấy phép (trừ trường hợp sai lệch về số lượng xe), Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập khẩu có văn bản gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi cấp giấy phép (kèm các chứng từ liên quan). Căn cứ văn bản của Cục Hải quan nơi cấp giấy phép xem xét để điều chỉnh nội dung giấy phép, thời hạn điều chỉnh nội dung giấy phép không quá 5 ngày kể từ ngày Cục Hải quan tỉnh, thành phố nhận được đầy đủ thông tin, hồ sơ.
- Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập khẩu chỉ thông quan khi có giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (đối với xe ô tô) và giấy kiểm tra chất lượng xe gắn máy nhập khẩu của cơ quan kiểm tra chất lượng và không cấp tờ khai nguồn gốc đối với xe ô tô, xe gắn máy nhập khẩu, tạm nhập khẩu.
- Kết thúc thủ tục thông quan đối với xe ô tô Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu trả cho người nhập khẩu các loại giấy tờ tài liệu sau: 01 giấy phép nhập khẩu; 01 tờ khai nhập khẩu hoặc 01 tờ khai in từ hệ thống (đối với trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử) có xác nhận, đóng dấu đã hoàn thành thủ tục hải quan của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập khẩu để làm các thủ tục đăng ký lưu hành xe theo quy định; 01 bản sao phiếu ghi kết quả kiểm tra;
- Chi cục làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập khẩu xác nhận và sao gửi tờ khai hàng hóa nhập khẩu, tạm nhập khẩu cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi cấp giấy phép nhập khẩu, tạm nhập khẩu trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thủ tục thông quan để theo dõi và cập nhật đầy đủ dữ liệu thông tin về tờ khai nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy.
1.2.1 Trình tự, thủ tục nhập khẩu hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến quốc phòng, an ninh thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục IV Nghị định này nhưng không phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh thì hồ sơ, trình tựxin giấy phép được thực hiện như sau:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân: 1 bản chính
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật.
Trên đây là ý kiến pháp lý của FDVN dựa trên các tài liệu, hồ sơ đã được cung cấp, tiếp cận. Ý kiến pháp lý có thể thay đổi phụ thuộc vào các tài liệu, thông tin được cung cấp thêm, tiếp cận và phát sinh về sau.
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Cấm nhập khẩu xe ô tô cũ 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.